Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn
Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Cách chữa sổ mũi cho bé nhanh khỏi. Mọi trẻ em bị sổ mũi đều có nguy cơ viêm xoang và viêm ngay từ khi còn nhỏ. Viêm xoang ở trẻ lại có những biến chứng nguy hiểm gấp nhiều lần so với người lớn.
CÁCH CHỮA SỔ MŨI CHO BÉ NHANH KHỎI
Nguyên nhân: Sổ mũi là một tình trạng quá nhiều nhầy nhớt ở mũi và họng.
- Có thể là hậu quả của một bệnh cảm cúm thường.
- Có thể xuất hiện cùng thời kỳ với chứng bệnh nhiễm trùng, như sởi chẳng hạn.
- Có thể là triệu chứng của bệnh cúm.
- Với chứng sổ mũi, chất nhầy nhớt chảy ra trong và lỏng.
Sổ mũi mùa:
Một trong những dạng nghiêm trọng nhất của chứng sổ mũi cấp xảy ra ở những người bị sổ mũi mùa, khi phản ứng chảy nước mũi đi kèm chảy nước mắt và hắt hơi.
Sổ mũi kinh niên:
Có thể bắt nguồn từ bệnh viêm xoang. Chất nhầy nhớt từ các xoang nhiễm trùng chảy xuống phía sau cuống họng, khiến trẻ ho, đặc biệt là khi trẻ nằm xuống. Việc thở trở nên khó khăn và nếu có nhiều chất nhầy bị nuốt vào thì dẫn tới cảm giác khó chịu, muốn ói mửa. Thỉnh thoảng trẻ có thể sổ mũi kèm viêm tai giữa, sùi vòm họng hay polip mũi.
Triệu chứng:
- Có thể sốt hoặc không.
- Nghẹt mũi, ngứa mũi.
- Chảy nước mũi, nước trong.
- Ho, nhất là về đêm, trẻ ngủ không yên giấc.
- Khó cho bú.
- Ói mửa nếu chất nhầy nhớt bị nuốt vào nhiều.
Một số trẻ hay bị sổ mũi lặp đi lặp lại thì nên nghĩ đến V.A là nguyên nhân, có thể cần nạo V.A.
Bạn có thể làm gì?
- Không được cố làm thông mũi trẻ bằng một que quấn bông vì làm như vậy chỉ đẩy thêm chất nhờn vào sâu bên trong. Đối với trẻ nhỏ hãy hút sạch chất nhờn trong mũi, còn với trẻ lớn hãy cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi làm chất nhầy loãng ra.
- Cho trẻ hít hơi nước nóng giúp làm thông mũi.
- Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thể gây viêm tai và viêm xoang.
- Chứng sổ mũi kèm theo một bệnh nhẹ là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chứng sổ mũi kinh niên cần được chữa trị nghiêm túc.
- Nếu trẻ lớn, để trẻ nằm nghỉ trong buồng yên tĩnh. Chú ý phòng lây bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang. Cho trẻ cách ly với các thành viên khác trong gia đình và không nên để trẻ bị lạnh.
- Đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám bệnh nếu chứng sổ mũi khiến trẻ khó bú hoặc chứng sổ mũi bắt nguồn từ một phản ứng dị ứng, sổ mũi kéo dài mà không có nguyên nhân.
- Cho trẻ sử dụng thuốc làm thông mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có một số loại thuốc làm ráo chất nhớt đến mức cơ thể phải tiết ra nhiều thêm chất nhớt để bù trừ
Sổ mũi là bệnh thường gặp và dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đối với phần lớn các trường hợp thì sổ mũi là biểu hiện thông thường của thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết đã trở nên độc hơn lẫn với những thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường. Do vậy, sổ mũi không còn là câu chuyện “thò lò mũi xanh” của những trẻ nhỏ xưa kia nữa.
Mặc dù vậy, nhiều gia đình hiện nay vẫn coi thường bệnh sổ mũi ở trẻ nhỏ. Chị Thuý (Hà Đông) cho biết con trai chị được gần 3 tuổi, thỉnh thoảng cháu bị sổ mũi nếu không kèm theo sốt và ho thì chị chỉ hút mũi cho con mà không sử dụng thuốc mem gì.
Tương tự, chị Linh (Thanh Xuân) cho biết sổ mũi ở người lớn thì có thể lo do viêm xoang, viêm mũi dị ứng chứ ở trẻ nhỏ thì chỉ là hiện tượng bình thường. Mỗi lần con chị sổ mũi, chồng chị đều nói “ngày xưa anh quệt mũi nẻ hết hai bên má mà đến bây giờ cũng chẳng bị làm sao” nên cả 2 vợ chồng thường chỉ dạy con hỉ mũi, có đôi lần bị lâu khỏi thì chị mua thuốc kháng sinh về cho con uống.
Tự chữa hoặc mặc kệ khi trẻ bị sổ mũi là cách khá nhiều gia đình đang áp dụng
Theo khảo sát trên các diễn đàn dành cho cha mẹ thì việc chữa sỗ mũi cho trẻ thường tự phát hoặc làm theo cách dân gian, chữa khỏi lần này rồi lần sau lại áp dụng lại chứ không chữa dứt điểm.
Trên thực tế, sổ mũi ở trẻ được coi là một bệnh. Bệnh này có thể nói là nhẹ nếu chỉ đơn thuần là sổ mũi nhưng các biến chứng của nó thì lại rất tai hại như viêm VA, viêm xoang, viêm phế quản. Điều tai hại là các ông bố bà mẹ luôn có cách hiểu đơn giản: viêm VA thì cắt VA, viêm xoang thì chỉ có ở người lớn, viêm phế quản cũng không phải là một bệnh nặng. Đó là những suy nghĩ rất đáng lo ngại hiện nay.
Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi, khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương, nhiều người nghĩ bệnh xoang chỉ người lớn mới bị, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ từ 6 tuổi trở lên trong đó 50% số trẻ bị viêm xoang đều khởi đầu từ những biểu hiện như sổ mũi, cảm cúm thông thường do virus gây ra. Và cũng theo thạc sĩ Lợi, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như: áp xe mắt (có thể dẫn đến tử vong), viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm tai giữa...Trong đó, các biến chứng ở mắt là phổ biến. Mắt bị viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút.
Hiện nay, số lượng trẻ bị sổ mũi kéo dài, không chữa dứt điểm ngay từ nhỏ đều chuyển sang viêm xoang. Có những biểu hiện viêm xoang thông thường cũng làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh như đau đầu, khó tập trung trong công việc, giao tiếp không được tự tin … những biểu hiện đó ảnh hưởng tới sự nghiệp trong tương lai của trẻ.
Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần coi sổ mũi là một bệnh và chữa trị ngay từ lần đầu tiên trẻ gặp phải.
Dưới đây là các cách chữa dứt điểm sổ mũi ở trẻ ngay khi mới sinh:
- Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự tiện pha nước muối, tỏi để vệ sinh cho trẻ
- Mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, lông thú nhồi bông.
- Cho trẻ uống thuốc Cảm Xuyên Hương Yên Bái nay đã có dạng cốm dành riêng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi để điều trị tận gốc sổ mũi và giảm biến chứng viêm xoang. Theo đông y các triệu trứng nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi trong, ngạt mũi, có thể sốt nhẹ,...nguyên nhân là do phong hàn xâm phạm vào phần da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế kèm thêm vệ khí bị trở ngại. Để chữa sổ mũi có nhiều thuốc , các thuốc tân dược thường cho kết quả nhanh nhưng lại có tác dụng phụ độc trên gan không tốt cho trẻ. Còn trong đông y dùng các vị thuốc vị cay tính ấm nhằm phát tán phong hàn đưa tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi, chữa tận gốc căn nguyên của bệnh. Nên dự phòng trong nhà khoảng 3-5 hộp cốm cảm xuyên hương để khi thời tiết thay đổi, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi hoặc theo định kì thì cho trẻ uống. Cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của toa thuốc.
Cả đêm em và ông xã thay phiên nhau bế, cứ đặt xuống một cái là y như rằng Ben lại khóc thét lên. Vì mới sinh con lần đầu nên cả em và ông xã đều bối rối kinh khủng. Sau 3 hôm “vật vã” em đã phải gọi điện cầu cứu chị bạn đồng nghiệp đã có kinh nghiệm nuôi 2 con và được chị ấy “bật mí” cho một vài cách để chữa nghẹt mũi cho con. Nghe chị ấy nói thì tất cả các cách này đều rất hiệu quả, nhưng thú thực vì chưa thử bao giờ nên em cũng hơi lo. Thôi thì em cứ “mạnh dạn” nêu hết ra đây, có mẹ nào đã từng áp dụng cách nào cho con mà thấy hiệu quả thì mách gấp giúp em với nhé. Nhìn con ốm em thấy tội lắm.
Cách 3: Chữa nghẹt mũi bằng dầu tràm của Huế
Cách này thì phổ thông, cách làm như các mẹ vẫn hay bôi dầu thôi. Các mẹ đổ 1 ít ra tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Các này đơn giản nhưng em thấy bảo các loại dầu gió không được dùng cho bé sơ sinh.
Cách 4: Chữa nghẹt mũi bằng hành hoa
Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác. Nghe chị bạn nói đảm bảo nhiều lắm 2 mảnh là ngon lành.
Cách 5: Chữa nghẹt mũi bằng gừng và mật ong
Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.
Đây là mấy cách chị bạn đồng nghiệp đã chỉ cho em. Em cũng muốn thử cho con lắm nhưng vẫn còn run tay. Mong được các mẹ có nhiều kinh nghiệm tư vấn giúp em.
Bài thuốc chữa sổ mũi, nứt môi miệng đơn giản từ cây mía
Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt. Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía.
Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn:nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa:nước mía 150ml, nước gừng 5 - 10 giọt. Uống từng ngụm một.
Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.
Người gầy (hốc hác) da tóc khô:rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy:lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.
Trẻ em ra mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô:mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Giải say rượu:uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Ngộ độc cá nóc:nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ ho, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, cũng vì mức độ thường xuyên này mà cha mẹ có thể mắc những sai lầm trong điều trị bệnh, đặc biệt là ho….
Dưới đây là 4 sai lầm cha mẹ hay gặp khi chữa ho cho con:
Vội vàng dùng thuốc kháng sinh
Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.
Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm, đặc biệt là ở đường ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và hệ miễn dịch cân bằng ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng, có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, do đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị ứng.
Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ (không có phản xạ ho, khạc như người lớn nên dễ bị viêm tắc đờm, dẫn đến xẹp phổi), không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.
Dừng thuốc khi thấy đỡ
Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy con đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn, cha mẹ nghĩ con đã khỏi, liền dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Thậm chí ngay cả với các thuốc ho thảo dược, việc điều trị cũng nên duy trì ít nhất một tuần đối với trường hợp viêm đường hô hấp nhẹ. Ngay cả khi đã hết triệu chứng, trẻ vẫn cần được cho uống thêm 2-3 ngày nữa để đảm bảo hiệu quả đợt điều trị sau.
Kiêng ăn tôm, cua, gà khi con bị ho
Theo dân gian, trẻ bị ho cần phải kiêng khá nhiều thứ như cua, tôm, thịt gà, rau cải... . Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng ăn trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do cơ thể thiếu chất.
Thực tế, trẻ bị ho không cần phải kiêng ăn gì. Chỉ riêng trẻ bị ho do hen suyễn cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho, lên cơn hen như: trứng, tôm, cua, cá, sữa bò... Tuy nhiên nếu không dị ứng thì cũng không cần kiêng.
Nếu điều trị ho bằng Đông y, việc kiêng ăn tùy theo từng thang thuốc, vị thuốc.
Trong những thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị ho do viêm đường hô hấp, viêm phế quản…Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt cao, sổ mũi…cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những chẩn đoán, cách chữa trị chính xác nhất.
Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh
Trẻ bị chảy nước mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ
Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả
(ST)