Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn
Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Hỏi:
Cháu đầu nhà mình hay bị sổ mũi, nhờ Ads cho mình vài lời khuyên, hoặc vài cách chữa sổ mũi an toàn với. Cám ơn Ads nhiều! (Mẹ bé Cao Minh).
Trả lời:
Chứng sổ mũi không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn dễ dẫn tới biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa. Cha mẹ không nên coi thường những đợt sổ mũi kéo dài và cần chú ý chữa trị dứt điểm ngay khi trẻ mới bị.
Bài viết khác: Bé bị sổ mũi uống thuốc gì an toàn mà mau khỏi?/ Ưu điểm nổi bật của Cotuf so với các loại siro sổ mũi khác là gì?/ 4 bài thuốc dân gian giúp trị ho, đau họng, khàn tiếng dứt điểm cho trẻ từ quất xanh
Ngay khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi trong, dạng lỏng… cha mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp sau đây. Đây đều là những cách chữa sổ mũi cho trẻ rất an toàn, có thể dùng cho cả bé sơ sinh:
Cách 1: Vệ sinh mũi bằng Nước muối sinh lý
Với trẻ sơ sinh, mẹ hút, rửa mũi cho con 4 lần/ngày bằng Natri Clorid 0,9% và dụng cụ hút mũi. Với trẻ lớn, cha mẹ xịt mũi cho con để làm loãng dịch mũi, sau đó hướng dẫn con tự xì/hỉ mũi từng bên một bằng giấy sạch, mềm, loại dùng một lần.
Ảnh 1: Không dùng tay bịt 2 bên mũi khi hỉ mũi
Lưu ý:
Nước muối dùng cho trẻ nên mua từ hiệu thuốc, mẹ không nên tự pha nước muối ở nhà vì dụng cụ không vệ sinh, tỉ lệ pha không chuẩn. Không tự ý thêm nước ép tỏi vì tỏi có thể làm bỏng niêm mạc của bé.
Không được dùng tay bịt hai bên mũi để hỉ mũi. Cách hỉ mũi như vậy sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, làm dịch mũi di chuyển lên tai, xoang…
Không dùng miệng hút mũi cho con vì khoang miệng người lớn nhiều vi khuẩn; hút mũi bằng miệng sẽ rất mất vệ sinh, làm con bị viêm mũi nặng hơn.
Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách rửa mũi cho bé hiệu quả nhất
Cách 2: Dùng hành hoa hoặc dầu mè, dầu oliu bôi vào mũi
Cắt hành hoa thành những đoạn 1cm rồi vò nát, dán mặt trong của lá hành vào mỗi bên cánh mũi của bé. Khi nào khô thì thay mảnh hành khác. Mẹ chú ý chọn loại hành hơi cay; nếu lá hành vò ra mà không thấy mùi thì không nên dùng (đây là loại hành phun nhiều phân đạm, vừa không hiệu quả vừa không an toàn).
Ngoài ra có thể dùng dầu mè hoặc dầu ô-liu được chế biến, bảo quản sạch sẽ để chấm vào phần mềm bên trong lỗ mũi 3-4 lần/ngày. Cách chữa sổ mũi này cũng cho tác dụng tương tự.
Cách 3: Cho con uống siro
Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ nên cho con uống thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi dạng siro như CottuF để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, dễ chịu, mau khỏi hơn.
Ảnh 2: Siro CottuF giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… giúp con dễ chịu hơn
CottuF có dạng siro và vị ngọt nên các bé rất thích, mẹ sẽ không tốn công ép con uống thuốc. Liều dùng 3-8ml, mỗi ngày 3 lần sẽ giúp đường thở của con thông thoáng, dễ chịu để con nhanh chóng chơi ngoan, ăn ngoan. Tối đa có thể cho con uống 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4h.
Cách 4: Dùng tinh dầu tràm
Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực… để giữ ấm cho con. Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.
Cách 5: Dùng gừng và mật ong
Lấy 1 miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng café.
Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.