Bệnh sỏi thận gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn và phiền toái. Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh sỏi thận khá dễ thực hiện. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu bài thuốc chữa sỏi thận cũng như 1 số bệnh khác bằng dâm bụt.
Cây dâm bụt cũng dễ trồng đặc biệt ở các vùng nông thôn nó thường được trồng để làm hàng rào. Nhụy hoa dâm bụt có vị ngọt, trẻ em thường lấy nhụy hoa để ăn. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh và trong Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông có ghi như sau :”dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ, giải khát”.
Lá cây dâm bụt có màu xanh thẫm, vị nhạt và có nhớt, có tác dụng làm dịu, an thần, nhuận tràng và chữa viêm niêm mạc dạ dày. Đối với mụn nhọt, ghẻ lở thì lấy lá cây dâm bụt vò nát hoặc nhai nhỏ rồi đắp lên vết thương. Ngoài ra dâm bụt còn là thảo dược chữa bệnh đại tiện ra máu, mộng tinh, đới hạ.
Hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình. Nó có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể rất tốt. Ngoài ra vỏ rễ cây dâm bụt được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm đường tiết niệu và viêm cổ tử cung.
Hoa dâm bụt rất quen thuộc với mọi người, nhưng ít ai có thể biết đến công dụng chữa sỏi thận của nó. Trên thực tế đã có nhiều người dùng hoa dâm bụt để chữa các loại sỏi thận san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Sau khi sử dụng bài thuốc hoa dâm bụt thì sỏi nhỏ dần, tan ra và theo đường tiết niệu ra ngoài.
Nguyên liệu:
Hoa dâm bụt 9 cái;
Đường phèn 1 cục bằng đầu ngón tay.
Cách dùng :
Hoa dâm bụt rửa sạch, bỏ cuống hoa cho vào bát ăn cơm đổ đầy nước và cho đường phèn vào. Sau đó đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút thì bắc ra ăn cả nước lẫn hoa, mỗi ngày 1 lần.
Hoặc đơn giản hơn chúng ta có thể dầm nát hoa dâm bụt, cho thêm ít muối , thêm nước lạnh, vắt lấy nước ngày uống 2 lần, uống liên tục trong vòng 15 ngày sẽ tiêu ra hết sỏi thận.
Dâm bụt trị mất ngủ:
Cách dùng dâm bụi trị mất ngủ rất đơn giản: lấy hoa dâm bụt phơi khô, mỗi lần dùng một nhúm 15- 20g, dùng thay trà hàng ngày bằng cách hãm uống. Hoặc có thể dùng 15g lá dâm bụt cùng với 12g hoa nhài, sắc uống trong từ 7 – 10 ngày.
Dâm bụt trị mụn đang mưng mủ:
Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc dùng lá và hoa một nắm, rửa sạch, giã với một ít muối hạt, đắp lên chỗ nhọt đang sưng mưng mủ sẽ đỡ đau nhức, đỡ sưng nóng và chóng vỡ mủ.
Dâm bụt trị đau nhức, tê mỏi tay chân:
Mỗi khi bị đau nhức, tê mỏi thay chân do thay đổi thời tiết bạn có thể dùng bài thuốc sau để chữa : 30g mỗi loại lá dâm bụt, lá si, lá mận, lá đào, lá thài lài tía phơi khô, sao qua, thái nhỏ và ngâm với rượu, dùng xoa bóp hằng ngày.
Dâm bụt chữa rong kinh, di tinh:
Rễ dâm bụt 40g, lá huyết dụ 30g, sắc uống ngày 1 thang. Uống trong 7 ngày là một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị di tinh: Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.
Dâm bụt trị kinh nguyệt không đều:
Với các bạn gái bị chứng kinh nguyệt không đều có thể dùng bài thuốc sau, uống chỉ từ 3 – 5 ngày kỳ kinh 7 ngày : Vỏ rễ cây dâm bụt 30g, ngải cứu 10g, huyết dụ 25g sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần/ngày.