Chữa bệnh đau mắt cho cá La Hán cho cá khỏi nhanh
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Triệu chứng của bệnh đau thần kinh liên sườn
Trong cac benh ve mat thì đau mắt hột Là căn bệnh nguy hiểm cướp đi ánh sáng của hàng triệu người trên thế giới, đau mắt hột luôn là căn bệnh làm đau đầu bệnh nhân, người nhà và cả những bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu ta nắm được phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh đau mắt hột hoàn toàn có thể được trị dứt điểm.
Tìm hiểu tổng quan cách điều trị bệnh đau mắt hột
Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra và thường xuất hiện ở trẻ từ 3 – 5 tuổi. Sau khoảng 5 – 12 ngày, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis xâm nhập vào mắt sẽ gây nên tình trạng viêm mí mắt với các biểu hiện đặc trưng là sưng đỏ mắt giống như triệu chứng dau mat do, mắt cộm như có cát, ngứa mắt dữ dội. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc không đúng cách, bệnh sẽ làm lông mi mọc lệch, mọc quặm vào bên trong cọ xát với mắt, trầy xước giác mạc gây sẹo giác mạc và có thể dẫn tới mù lòa.
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 1995, trên thế giới có khoảng 6 triệu người mù lòa do biến chứng của đau mắt hột. Bệnh đau mắt hột cần được điều trị toàn diện và lâu dài với điều kiện là phải phối hợp trị dứt điểm triệu chứng viêm trước. Được biết, vi khuẩn gây bệnh là Chlamydia Trachomatis khá nhạy cảm với một số loại thuốc kháng sinh như: Tetracyline, Sulfamide, Erythromycine, Doxycyline, Azithromycine,… Vì thế người ta sử dụng những loại thuốc kháng sinh này trong phòng và điều trị bệnh đau mắt hột.
Cách điều trị đau mắt hột phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc mỡ Tetracyline 1% tra 1 lần/ngày trong 3 – 6 tháng nếu điều trị liên tục. Trong trường hợp bệnh nhân phải điều trị ngắt quãng thì có thể tra thuốc mỡ Tetracyline 1% ngày một lần trong vòng 10 ngày/tháng, điều trị trong 6 tháng. Người tiêu dùng ưu tiên chọn thuốc mỡ tra mắt Tetracyline vì nó khá rẻ tiền, kết quả khỏi bệnh có thể đến 98%, dễ mua, sử dụng được cả cho trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này chính là thời gian điều trị quá dài.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kèm với thuoc nho mat có chứa Sulfamide từ 1 - 2 lần một ngày. Loại thuốc này chỉ được bác sĩ kê đơn cho những trường hợp bị đau mắt hột nghiêm trọng mà không được sử dụng rộng rãi. Để nhanh chóng khỏi bệnh, tốt nhất người bệnh đau mắt hột và người thân nên đến các địa chỉ chữa bệnh uy tín trước khi bắt đầu điều trị.
Ở những nơi có dịch, mọi người có thể phòng bệnh đau mắt hột bằng cách tra Tetracyline 1% 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày hoặc 1 lần/ngày trong vòng 10 ngày. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh nơi mình sống, tích cực diệt ruồi, côn trùng có hại,… là những cách phòng bệnh đau mắt hột đơn giản mà hiệu quả.