Điều này nên làm ngay cả trước khi bé mọc răng. Đây là một thói quen tốt khi bạn tận dụng thời gian tắm cho bé để vệ sinh nướu răng. Chỉ cần dùng một miếng vải sạch, mềm, thấm ướt, quấn quanh đầu ngón tay và cọ nhẹ nướu cho bé. Không nên dùng kem đánh răng.
Vi khuẩn ở trong miệng bé thường không gây hại cho nướu của bé trước khi răng mọc. Tuy nhiên, nó sẽ xâm nhập gây các bệnh răng miệng khi răng bé bắt đầu nhú lên.
|
Khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên (thông thường là 6 tháng tuổi), bạn nên dùng một chiếc bàn chải đầu nhỏ, mềm, dễ cầm để chải răng cho bé (nếu con bạn khỏe mạnh nhưng vẫn chưa mọc răng khi được 6 tháng tuổi thì cũng không nên lo lắng. Một số trẻ bắt đầu muộn hơn là vào 15-18 tháng tuổi).
Vào độ tuổi này, chỉ nên dùng bàn chải chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng cho bé mà không cần dùng bất cứ một loại thuốc đánh răng nào. |
Cho tới tận khi bé được 3 tuổi bạn mới nên cho bé đi khám răng trừ những trường hợp có những vấn đề về răng miệng. Nếu trong gia đình có tiền sử sâu răng hoặc có những bệnh về răng khi bạn mang thai thì nên đưa bé sớm tới bác sĩ (ngay sau khi chiếc răng đầu tiên nhú).
Cho con đi khám răng thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra sâu răng (rất dễ gặp khi bé xung quanh độ tuổi lên 5).
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Mách mẹ mẹo chăm sóc răng cho bé thật tốt
Chăm sóc răng qua các giai đoạn mọc răng của trẻ
Chuẩn bị mọc răng: 0-6 tháng
Vệ sinh nướu giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng. Cho nên trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý vệ sinh nướu cho bé vài lần 1 ngày và nhớ vệ sinh cả hàm trên và hàm dưới.
Răng sữa có thể mọc trong khoảng từ 3 – 12 tháng, trung bình là gần 6 tháng. Răng được hình thành trong tử cung, do đó, những vitamin, khoáng chất như canxi và phốt pho được mẹ bổ sung từ khi mang thai đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển răng của bé.
Trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trước khi bé mọc răng sữa, bé thường chảy nước dãi nhiều và thích nhai bất cứ vật gì bé có được.
Lúc này, bạn nên vệ sinh chỗ mọc răng của bé bằng một miếng gạc, hoặc khăn sạch. Nên vệ sinh trước khi bé đi ngủ và sau bữa ăn sáng để tránh vi khuẩn phá vỡ bề mặt răng sữa của bé.
Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đến nha sĩ khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.
Giai đoạn trẻ chuẩn bị mọc răng mẹ cần chăm sóc thật cẩn thận để tránh vi khuẩn hình thành, gây hại cho nướu của trẻ
Từ 6-12 tháng
Kể từ lúc mọc chiếc răng đầu tiên, bé sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng nữa, chúng xuất hiện theo thứ tự: răng cửa trung tâm thấp hơn, răng cửa trung tâm trên và răng cửa phía dưới. Thời gian này, nếu bé cảm thấy ngứa lợi, hãy để bé ngậm núm vú giả để tránh việc bé mút tay, đụng chạm vào nướu, lợi gây đau.
Bạn nên vệ sinh răng cho bé bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp nướu bằng gạc hoặc khăn. Nếu trẻ cảm thấy đau trong thời kỳ mọc răng, hãy tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau cho con.
Từ 12 - 18 tháng
Nếu đã 15 tháng mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên, hãy đưa bé tới khám nha khoa để kiểm tra nướu răng, bác sĩ có thể kiểm tra xem răng có ở dưới bề mặt và chà nướu của bé để giúp chiếc răng có thể mọc. Một số bé ở giai đoạn này, có thể cảm thấy khó chịu bởi sử thay đổi của cơ thể, bé có thể bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, quá nóng hoặc quá lạnh.
Ở độ tuổi này, bạn đã có thể sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ. Nên chọn loại có chổi lông mềm mại, và sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ, đề phòng nếu trẻ có lỡ nuốt kem đánh răng trong khi vệ sinh răng miệng.
Một số lưu ý khác khi chăm sóc răng cho bé
Một số bé có thể bị chậm mọc răng, đây không phải dấu hiệu bệnh lý. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu hoặc do chế độ ăn uống. Khi trẻ được 1 tuổi, mà vẫn chưa mọc răng thì đây được coi là tình trạng bất thường, do bé thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bạn cần bổ sung cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Có một số triệu chứng khi mọc răng có thể làm bé khó chịu tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây là tình trạng sinh lý bình thường nhiều trẻ gặp phải. Đó là, khi mọc răng, trẻ có thể mệt mỏi, hay quấy khóc, ít ngủ, chảy nước miếng. Ngoài ra, khi mọc răng, một số trẻ còn bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân bị lỏng
Để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau cho trẻ và rất có thể nhiễm trùng răng miệng, điều này sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, lười ăn uống dẫn đến sút cân.
Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của trẻ nên khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên đã rất lo lắng và tự cho trẻ uống các loại thuốc bổ, vitamin… Những lúc như vậy, cha mẹ nên bình tĩnh và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ở các viện Nhi để được điều trị đúng tình trạng. Thường những dấu hiệu trên sẽ xuất hiện và tự hết trong vòng từ 3-7 ngày.
Chăm sóc trẻ mọc răng
Bạn có thể làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho trẻ vật nhẹ, mềm để trẻ cắn như vòng mọc răng, núm vú giả…
Nếu trẻ bị sốt cao và đau nhiều trong thời gian mọc răng sữa. có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lường theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không để trẻ sốt quá cao.
Chú ý tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Dùng miếng gạch hoặc vải mềm nhúng nước nhẹ nhàng lau và mat xa nướu.
Trong ăn uống hàng ngày, không nên cho trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh. Ngoài ra, bổ sung thêm hàm luợng can xi trong thành phần bữa ăn hàng ngày.
Nếu trẻ quấy khóc, không chịu ăn kéo dài nhiều ngày, sụt cân, hãy cho trẻ đến khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp.
6 sai lầm trầm trọng khi chăm sóc răng bé
1. Bé không cần đánh răng, chỉ cần súc miệng với nước lọc
Điều này hoàn toàn sai lầm. Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo: Ngay từ khi bé chưa có chiếc răng nào, bạn đã phải dùng gạc để rơ lưỡi và nướu cho bé.
Từ 1 tuổi, nên tập cho bé đánh răng và không uống sữa về đêm nữa. Những cữ sữa đêm sẽ làm bé bị gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, ngoài ra sẽ dễ làm bé bị sâu răng.
Thêm nữa, cần phải cho bé đánh răng với kem đánh răng trẻ em. Có thể ban đầu bé sẽ nuốt một ít, nhưng hoàn toàn không đáng lo, vì nhà sản xuất đã tiên lượng trước điều này rồi. Kem đánh răng sẽ diệt khuẩn, giúp cho răng bé chắc khỏe, điều mà nước lọc không thể làm được.
2. Răng sữa sẽ thay nên không đáng lo
Đây cũng là nhận định vô cùng sai lầm và nguy hiểm. Đúng là răng sữa sẽ được thay thế nhưng nền có vững thì nhà mới chắc. Nếu răng sữa bị tổn thương thì sẽ để lại hậu quả trên nướu răng và xương hàm khiến răng trưởng thành không khỏe mạnh như mong muốn.
3. Không cho trẻ ăn thức ăn cứng
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng răng sữa còn yếu, cho bé ăn thức ăn cứng sẽ hư răng trẻ. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Thức ăn cứng giúp tăng phản xạ nhai, nghiền, tiết nước bọt… sẽ có tác dụng giúp trẻ ngon miệng và ngừa sâu răng.