Cách đánh răng đúng cách đơn giản nhất

 Ngày nào chúng ta cũng chải răng,nhưng liệu rằng mỗi chúng ta đã biết chải răng đúng cách,sau đây là một vài lời khuyên của bác sỹ





Chải răng đúng cách

Trước tiên bạn phải biết cách chải răng đúng. Chải răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, và viêm quanh răng.

1. Lựa chọn loại bàn chải chải răng

Nên sử dụng bàn chải có đầu ngắn, thấp với lông bàn chải mềm (hình 5). Hầu hết các phần mảng bám,thức ăn thừa đọng lại ở răng là do bề mặt lưỡi áp vào phần trong răng gây nên.Vì thế bàn chải có đầu ngắn và thấp sẽ chải sâu bên trong những vùng này. Lông bàn chải mềm sẽ loại bỏ những mảng bám còn lại ở răng sau khi ăn mà không làm tổn thương đến răng và lợi.Thay bàn chải mới theo định kỳ ba tháng một lần.


Kem chải răng có Fluor
Kem đánh răng (dùng với một lượng vừa đủ) cần có chất fluorua được chứng nhận bởi Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ để làm sạch các mảng bám răng và đồ ăn dính.
Với những trẻ không sâu răng sử dụng kem có nồng độ Fluor thấp (500 ppm) để phòng ngừa sâu răng và hạn chế nguy cơ nhiễm Fluor. Với những trẻ có sâu răng nên sử dụng kem có nồng độ Fluor ít nhất 1000 ppm. Khi trẻ lớn hơn 6 tuổi, có thể sử dụng kem giống người lớn, nồng độ Fluor là 1000 – 1500 ppm.

2. Số lần chải răng
Một ngày nên chải răng tối thiểu 2 lần (trước khi đi ngủ và sau khi ăn sáng) vì đây là thời gian chính diễn ra các hoạt động của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đối với trẻ thì tốt nhất là cho trẻ đánh răng ngày 3 lần sau 3 bữa ăn (sáng, trưa, tối).

 3. Chải răng đúng cách
Cần chải cả 3 mặt của răng: mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai

Ở mặt trong của các răng phía trước, nghiêng bàn chải hơi đứng và dùng đầu bản chải đánh nhẹ lên xuống. 
Khi chải răng đừng quên chải lưỡi. Chải lưỡi từ trong ra ngoài bằng động tác quét để lấy ra các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi.



  


B
ước 1:

Đầu tiên, bạn hãy bóp một số lượng kem đánh răng nhất định lên một bàn chải lông mịn. Bạn cũng lưu ý là lựa bàn chải lông mềm mại và phải có độ đàn hồi tốt để làm sạch răng một cách tốt nhất. Nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu răng đấy.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn kem đánh răng chứa fluor để tránh sâu răng và luôn chọn loại kem đánh răng đã được kiểm chứng chất lượng bởi Hiệp Hội Nha Khoa nhé!

Bước 2:

Tiếp đến là lúc bạn bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng, không loại trừ cả các bề mặt nhai nữa nhá.

Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các răng hàm trên nha.

Bước 3:

Nhắc bạn thêm một lưu ý nữa là, bạn chỉ nên đánh răng dọc theo đường viền nướu thui nhá. Điều này là cực kỳ quan trọng vì những bệnh nướu răng thường bắt đầu tại đây. Do đó, ở khu vực này, bạn nên chải răng nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại đến nướu răng của bạn.

Bước 4:

Hãy chắc chắn rằng bạn đang đưa bàn chải đánh răng của bạn đi đến tận chiếc răng hàm cuối cùng nhé. Điều này giúp làm sạch được hết mọi ngõ ngách khi vệ sinh răng miệng, loại trừ nguy cơ gây sâu răng.

Bước 5:

Đừng quên chải lưỡi của bạn để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Rất nhiều nhân hay quên bước này lắm đấy!

Bước 6:

Giờ thì đã đến lúc bạn có thể nhổ, khạc kem đánh răng ra khỏi miệng và súc miệng bằng nước sạch hoặc nước súc miệng.

Sau khi đánh răng xong, bạn cũng cần phải rửa sạch bàn chải đánh răng và tuyệt đối không để bàn chải đánh răng dính kem đánh răng hoặc các mảng bám của răng miệng nhé!

Bước 7:

Hãy xỉa răng ít nhất một lần một ngày, nhất là khi bạn đang bị sâu răng. Để xỉa răng, bạn nên hạn chế dùng tăm nhé mà nên sử dụng chỉ tơ
nha khoa để xỉa được kỹ càng giữa các kẽ răng và chà xát nhẹ nhàng bên cạnh mỗi chiếc răng mà không gây tổn thương cho nướu và lợi
Cách đánh răng đúng giúp ngăn ngừa sâu răng

 Chải răng đúng phương pháp sẽ giúp cho chúng ta ngừa được bệnh nha chu, bệnh nướu răng hơn là sâu răng. Chải răng đúng phương pháp là phải biết cách chải và biết cách giữ gìn răng miệng.
 Trước hết là cách lựa bàn chải răng cho thích hợp
Trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải, có nhiều kiểu dáng cho hấp dẫn và bắt mắt, nhưng trong chuyên môn bàn chải đúng tiêu chuẩn là bàn chải có kích thước vừa với miệng của bệnh nhân. Bàn chải thường có 3 hàng lông và mặt bằng phẳng, không lõm. Những kiểu dáng thương mại khác có thay đổi so với cơ bản, nhưng tác dụng vẫn như nhau có khi không bằng kiểu dáng tiêu chuẫn.
Trẻ con dùng bàn chải nhỏ, người lớn có miệng rộng sẽ lựa bàn chải lớn hơn người có miệng nhỏ. Lông bàn chải mềm vừa phải, chất liệu của cọng nhựa phải bền không bị toe ra, bị uốn cong, biến dạng khi khô quá hay khi gặp nước. Thời gian sử dụng phải trên 3 tháng. Muốn biết độ cứng của lông bàn chải ta dùng ngón tay quét lên bề mặt lông bàn chải và so sánh với nhiều loại khác nhau của nhà sản xuất mới biết được.

Thao tác khi chải răng

Chúng ta phải chia 2 hàm răng thành 6 phần hàm (sextants), phía trước gồm các răng cửa và răng nanh. Bên phải và bên trái từ răng tiền hàm trở vô trong các răng hàm. Mỗi phần hàm có 3 mặt để chải đó là:
+ Mặt ngoài hay mặt môi
+ Mặt trong hay mặt lưỡi
+ Mặt nhai.
Mỗi phần hàm chải tới lui hay lên xuống 15 lần để bảo đảm cho răng được sạch.
Với mặt ngoài của răng, tuyệt đối không được chải theo chiều ngang (horizontal brushing) mà phải chải theo chiều đứng (vertical brushing), chải phất từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, hoặc chải xoay (vertical rotation) để giảm bớt lực chải. Vì nếu chải theo chiều ngang các răng sẽ bị mòn khuyết vùng cổ răng, nơi không có men răng che chở. Chải ngang và thẳng góc sẽ tạo nên một lực ma sát lớn ở ngay vùng cổ răng của các răng từ răng nanh đến răng hàm phía trong. Bàn chải dù có mềm nhưng với thời gian kéo dài, lâu năm nó cũng như một lưỡi cưa để mài mòn cổ răng. Nếu từ nhỏ các em bé không được tập chải răng đúng cách, đến tuổi trung niên (Từ 20 đến 30 năm sau) sẽ thấy tai hại của việc chải răng sai phương pháp. Vùng cổ răng sẽ bị mòn khuyết hình chữ V sâu vào ngà gây ê buốt khi ăn chua hay lạnh.



Nếu bạn đã chải răng sai phương pháp trong một thời gian dài thì việc đổi cách chải là hơi khó vì bạn đã có thói quen chải răng theo kiểu cũ quá nhiều năm. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể sữa lại cách chải theo kiểu mới là chải răng theo chiều đứng cũng không khó lắm.
Chải răng sai phương pháp không làm răng sạch hơn mà chỉ làm mòn răng.

 

Nếu bạn đã chải răng sai phương pháp trong một thời gian dài thì việc đổi cách chải là hơi khó vì bạn đã có thói quen chải răng theo kiểu cũ quá nhiều năm. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể sữa lại cách chải theo kiểu mới là chải răng theo chiều đứng cũng không khó lắm.
Chải răng sai phương pháp không làm răng sạch hơn mà chỉ làm mòn răng.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Đánh răng đúng cách khi niềng răng

Tại sao vậy? Đó là bởi vì, khi bạn niềng răng, thì móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ thức ăn và mảng bám lại trên răng, dần làm hại men răng và gây viêm lợi nếu thức ăn không được chải sạch. Chính vì vậy, những người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, đảm bảo loại sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng.

Bạn dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Bạn nên đánh răng từ dưới lên và từ trên xuống ở mỗi răng với bàn chải lông mềm. Đặt bàn chải ở góc độ mà bạn cảm giác lông bàn chải ở ngay đường viền nướu, tốt nhất là nghiêng 45 độ và xoay tròn nhẹ.

Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắt cài, chải 10 nhịp ở mỗi mặt răng. Cách chải răng này tốn từ 2 đến 3 phút. Bạn nhớ chải các mặt trong và mặt dưới răng, làm sạch các mắc cài và đừng quên chải sạch mặt lưỡi.

Một bước nữa mà các nhà chỉnh hình khuyên thực hiện là sử dụng bàn chải kẽ dành cho người mang niềng răng, còn được gọi là bàn chải hình cây thông noel do hình dạng của nó. Bạn chải từ trên xuống, sau đó lại từ dưới lên trên mỗi răng mang mắc cài. Lặp lại trên mỗi răng cho đến khi tất cả các răng đều sạch.

Để làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, bạn sử dụng chỉ nha khoa, đưa chỉ qua dây niềng, sau đó chuyển động nhẹ nhàng sợi chỉ theo chiều từ trên xuống dưới nhưng cần cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm tổn thương lợi.

Những người mang mắc cài nên đánh răng vào buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ và sau bữa ăn. Bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng có flour để loại bỏ những mảnh thức ăn nhỏ mà bàn chải khó xử lý được. Quy trình đánh răng này có thể tốn thời gian hơn bình thường một chút, nhưng lại rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho bạn có được hàm răng và lợi chắc khỏe, ngay cả trong khi mang niềng.

10 sai lầm phổ biến khi đánh răng

Sử dụng bàn chải đánh răng không đúng kích cỡ

Xem xét các kích thước miệng của bạn khi chọn bàn chải đánh răng luôn là một việc nên làm - Richard, cố vấn tiêu dùng các Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo. Vì bàn chải có kích cỡ quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ khiến răng miệng bạn bị tổn thương.

Chưa kể đến việc, dùng bàn chải đúng kích cỡ sẽ khiến bạn thoải mái hơn khi đánh răng và giúp sử dụng nó đúng cách. Đối với trẻ em, nên chọn bàn chải có kích thước nhỏ hơn người lớn phù hợp với miệng và tay cầm của các em thì sẽ dễ đi vào các vùng khó chải.

Bạn có thế sử dụng bàn chải đánh răng điện hay bàn chải đánh răng cầm tay đều tốt nếu làm đúng theo hướng dẫn của nó. Dùng bàn chải nào, chỉ là một sở thích cá nhân của người sử dụng. Một người dùng bàn chải cầm tay làm đúng với hướng dẫn sử dụng cũng sẽ ngừa các bệnh về răng miệng tốt như một người sử dụng bàn chải điện vậy - ông Michael Sesemann, chủ tịch Học viện Nha Khoa Thẩm mỹ Mỹ nhận xét.

Chọn bàn chải đánh răng lông cứng

Lông quá cứng, đầu lông bàn chải không tròn và không có độ đàn hồi, dễ gây mòn răng và tổn thương lợi nặng hơn. Vì thế, bạn nên chú ý lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, đầu tròn….

Lông mềm nhưng phải có độ đàn hồi đủ để loại bỏ mảng bám nhưng không quá cứng gây thiệt hại cho răng khi sử dụng. Bạn nên sử dụng những bàn chải có lông tự nhiên làm từ động vật hoặc lông lợn lòi đực. 

Thời gian đánh răng quá ít
Thời gian đánh răng nên ít nhất là 2 -3 phút/ 1 lần đánh răng là tốt nhất. Và nên dành cho mỗi góc răng miệng khoảng 30 giây trong tổng số phút đó để có thể làm sạch tất cả các  mảng bám.



Đánh răng quá nhiều lần

Trong khi nhiều người đánh răng khoảng 3 lần/ngày là lý tưởng thì việc đánh răng 4 lần/ ngày bắt đầu có vẻ hơi quá đà – ông Michael Sesemann, chủ tịch Học viện Nha Khoa Thẩm mỹ Mỹ nhận xét.


Đánh răng quá nhiều lần/ ngày có thể khiến men răng bị mòn, răng dễ bị kích thích và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nướu. Đánh răng mạnh mẽ cũng có thể xói mòn men răng. Bí quyết là bạn nên đánh răng rất nhẹ nhàng chỉ trong 2-3 phút.

Không đánh răng đúng cách một góc 45 độ

Việc đánh răng không đúng cách của bạn có thể dẫn đến trầy xước trong miệng. Vì thế áp dụng một phương pháp đánh răng đúng cách không bao giờ là quá muộn cho bạn.

Đặt lông bàn chải tại cổ răng nghiêng một góc 45 độ về phía lợi cho lông bàn chải chui vào rãnh lợi, cử động tới lui nhẹ tại chỗ cho lông bàn chải đi vào rãnh lợi và đi vào kẽ răng. Đây là phương pháp có ưu điểm nhất, lấy sạch mảng bám ở vùng cổ răng và rãnh lợi , là nơi vi trùng trực tiếp tấn công vào mô lợi. Kích thích lợi tốt, dễ làm, mỗi lần chỉ chải một vùng nhỏ.

Không đánh răng cùng một địa điểm và thời gian


Bạn nên đánh răng cùng một địa điểm và cùng một thời gian để tạo thành thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên. Bắt đầu tại một nơi khác khiến bạn có thể dần trở nên lười biếng và cách làm sạch khác nhau trong khu vực miệng bạn cũng có thể bị thay đổi.

Không chú ý đến bề mặt răng

Hầu hết mọi người chỉ chăm chăm chải bên trong bề mặt răng  - bề mặt mà ép lưỡi của bạn mà quên chải bề mặt bên ngoài của răng.

Nhưng bạn biết không, các mảng bám bạn không nhìn thấy được cũng rất quan trọng để loại bỏ nó giống như các mảng bám bạn có thể nhìn thấy. 

Rửa bàn chải qua loa sau khi đánh răng

Vi khuẩn có thể phát triển trên bàn chải đánh răng sau khi bạn đánh răng nếu bạn không rửa bàn chải kỹ càng sau khi đánh răng. Vì thế bạn nên rửa bàn chải kỹ lưỡng, giúp loại bỏ kem đánh răng còn sót lại. Bởi nếu không, sau khi đánh răng, bạn thực sự có thể đưa vi khuẩn cũ trở lại trong miệng của bạn.

Không để bàn chải nơi thoáng mát

Nếu bạn có một bàn chải đánh răng thường xuyên bị ẩm ướt thì nó sẽ là môi trường nuôi dưỡng các vi khuẩn có thể gây hại cho răng miệng khi bạn sử dụng chúng để đánh răng.
Vì thế hãy rửa sạch bàn chải sai khi đánh răng và nhớ để bàn chải nơi thoáng mát sạch sẽ nhất.

Không thay bàn chải thường xuyên

Các bác sỹ nha khoa đều khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng mỗi 03-04 tháng/ lần hoặc thậm chí thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn.

Thay vì áp dụng một thời gian cứng nhắc trong việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên, bạn nên kiểm tra lông của bàn chải là tốt nhất. Một khi các sợi lông mất tính linh hoạt bình thường của nó và bắt đầu loe ra thì bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng. Ngoài ra, một số bàn chải còn có những chỉ số màu sắc cảnh báo cho bạn biết khi cần nào thay thế.



Sau khi sinh có nên đánh răng
Làm đẹp với kem đánh răng cực hiệu nghiệm
Chọn kem đánh răng phù hợp và hiệu quả nhất
Dùng kem đánh răng trị mụn bọc cực hiệu quả
Cách tập cho bé đánh răng không khó bằng những mẹo dễ
Chữa mụn đầu đen bằng kem đánh răng đơn giản mà hiệu quả
Sau khi ăn bao lâu thì nên đánh răng
Cách chọn kem đánh răng tốt nhất cho hàm răng khỏe mạnh



(ST)