Cách dạy con bướng bỉnh cho con thay đổi ngoan ngoãn, vâng lời


Cách dạy con bướng bỉnh cho con thay đổi ngoan  ngoãn, vâng lời . Trẻ em càng thông minh, nhanh nhẹn thì càng bướng bỉnh. Dưới đây một số gợi ý cho bạn vài cách để đứa con bướng bỉnh của bạn trở nên dễ dạy bảo và gần gũi hơn.




Con bướng bỉnh phải làm như thế nào?





Khi trẻ lớn lên, bạn có thể nhận thấy con đã hình thành một số thói quen, hành vi xấu mà bạn gọi là “cứng đầu”. Con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của bạn.

Là cha mẹ, để đối phó với những đứa con cứng đầu quả thực là vấn đề khó khăn. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn vài cách để đứa trẻ bướng bỉnh của bạn trở nên dễ dạy bảo hơn.

1. Động viên và khen ngợi con

Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ coi thường, quát mắng… với mình. Những cảm xúc cũng như phản kháng của trẻ lúc đó sẽ là giận dữ, quyết liệt chống lại người lớn.

Chính bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi một đứa con “cứng đầu” bạn cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt – cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu. 


 

2. Có sự kiên nhẫn

Nếu bạn muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rang, sẵn sàng giúp bạn. Bố mẹ cũng nên tránh “chen ngang” việc mình muốn con làm khi chúng đang mải miết với những vấn đề riêng mình.

Bất cứ việc gì bạn muốn con làm mà khiến trẻ bị gián đoạn chắc chắn chúng sẽ khiến bạn nổi điên vì không thèm để tâm đến việc bạn yêu cầu. Trong trường hợp bạn có việc gấp, hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn ngược lại, nếu bạn dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.

3. Đừng áp đặt

Bạn là cha mẹ và bạn biết điều gì là tốt nhất cho con của mình. Tuy nhiên bạn thường không để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ của con, bắt con làm những việc mà chúng không muốn. Bạn thường không cần hỏi hoặc luôn ra lệnh mỗi khi bạn muốn con làm điều gì đó.

Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con, thậm chí là cho con lãnh luôn hậu quả khi chúng không thực hiện những việc bạn nói sẽ khiến trẻ không phục. Nếu bạn lúc nào cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn.

Vì thế bạn nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con. Đừng để con thấy rằng bạn là cỗ máy cứng nhắc chứ không phải là bố mẹ mình.

4. Giữ bình tĩnh

Bạn không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ vì con không lắng nghe hay làm theo những điều bạn muốn. Bởi vì có thể việc bạn muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con.

Ở những tình huống như vậy, bạn cần phải kiên nhẫn và hiểu con của mình. Hãy khiến con hiểu rằng việc bạn làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình. Tuyệt đối không nên nổi nóng, đánh mắng con. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.


5. Phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét… một khi chúng không được đáp ứng. Chính vì vậy, bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con có thể là một chiến lược hữu ích.

Ngoài ra, có những trẻ thường hành động bướng bỉnh bởi vì chúng thèm được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ nên làm thế nào để trẻ nhận thấy được cha mẹ yêu thương và quan tâm.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Là cha mẹ, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. Bạn cần phải nhìn nhận ra vấn đề, đừng cho rằng đó là hành vi bình thường mà đứa trẻ nào cũng có. Bởi vì như thế sẽ rất dễ hình thành thói quen xấu, sai lầm trong lối sống…, ảnh hưởng đến bạn và con mai này.

Nếu bạn nhận thấy con bướng bỉnh ngoài vòng kiểm soát của mình, hãy đưa con tới gặp một nhà tâm lý học hoặc nhờ đến một chuyên gia tư vấn - họ sẽ có cách giúp bạn.

Tham khảo thêm:  Biện pháp "điều trị" những trẻ quá bướng bỉnh

Thực tế, đứa trẻ nào cũng có lúc tỏ ra cố chấp. Đó là điều bình thường vì trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu, khám phá và khẳng định bản thân. Vai trò của cha mẹ là luôn sát cánh bên con và hướng dẫn, khuyên bảo con những điều đúng đắn nhất, ngay cả răn đe cũng là biện pháp nên làm nếu cần thiết.
Cha mẹ cần làm sao để đối phó khi bé quá ương bướng?

Chọn thời điểm thích hợp để dạy con

Không phải lúc nào những yêu cầu của cha mẹ truyền đạt ra cũng được bé nghe theo tắp lự. Cha mẹ hãy lựa chọn lúc thích hợp để nói con nghe những yêu cầu và mong muốn của mình. Nếu bé đang làm việc mình yêu thích thì cha mẹ đừng nên buộc bé ngưng lại ngay mà hãy đợi đến khi bé kết thúc việc làm đó.

Nếu khăng khăng bắt bé dừng việc đang làm lại để làm theo ý cha mẹ thì sẽ khiến bé khó chịu, làm việc miễn cưỡng, không tập trung và có vẻ khó chịu với cha mẹ. Khi đã kết thúc việc mình thích, tâm lý bé sẽ thoải mái hơn, dễ nghe lời cha mẹ và ngoan ngoãn làm theo yêu cầu của cha mẹ hơn.

Nắm được nhu cầu của bé

Bé còn nhỏ tuổi nhưng không phải là không có tâm tư và nhu cầu riêng. Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của bé trong một vài trường hợp sẽ thấy ngay là bé không thích bị ép buộc nhiều, không thích làm những điều mà mình không muốn.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên lắng nghe và hiểu rõ tâm tư của bé, mạnh dạn cho bé làm theo ý muốn của mình dưới sự kiểm soát của người lớn. Sau đó phân tích cho bé thấy nếu biết vâng lời cha mẹ, kết quả sẽ tốt hơn. Khi muốn bé làm gì, cha mẹ cũng cần giải thích tại sao muốn bé làm điều đó để bé tự giác hơn.

Kiên quyết nói “không” khi cần thiết

Cha mẹ chiều chuộng con cái quá mức, bé sẽ coi đó là điều đương nhiên và coi như mình muốn gì là được cái đó, khi đòi hỏi không được đáp ứng bé sẽ sinh ra mè nheo, khóc lóc, hờn dỗi, nổi xung, phá phách…

Do vậy, nói “không” với con cái là điều hết sức cần thiết. Cha mẹ không nhất thiết phải từ chối tất cả yêu cầu của con, nhưng với những yêu cầu “không hợp lý” thì nên nói “không” một cách dứt khoát và cương quyết. Điều này sẽ giúp bé hiểu rằng không phải bất cứ đòi hỏi nào của bé cũng được chấp nhận, từ đó bé sẽ học được cách thích nghi và bớt vòi vĩnh.

Nếu cha mẹ nói “không” mà bé vẫn không nghe, lăn ra “ăn vạ” thì lúc này cha mẹ nên tảng lờ những đòi hỏi của bé, đồng thời điềm tĩnh giải thích ngắn gọn cho bé biết tại sao yêu cầu của bé không được đáp ứng. Sau đó bỏ đi chỗ khác, bé có thể khóc to hơn nhưng rồi sẽ tự nín. Nếu trong lúc này mà cha mẹ cáu gắt quát mắng bé thì sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn mà thôi.

Có thưởng có phạt hợp lý

Trẻ con vốn nhõng nhẽo và mau quên những buồn bực nếu được cha mẹ “ngọt ngào” dỗ dành. Vì vậy, bên cạnh việc phạt con khi không nghe lời, cha mẹ cũng nên có những hình thức động viên con cái, khen con khi con ngoan. Khi bé bướng bỉnh, bạn cần áp dụng hình phạt, có thể là không cho đi chơi, không chia quà, đứng vào tường để suy nghĩ việc đã làm…

Khi bị phạt bé cũng cần được biết lý do bị phạt là gì. Ngay lúc này cha mẹ không nên quát mắng hay đánh bé, đặc biệt trước mặt người lạ, vì bé sẽ cảm thấy xấu hổ và tự ti rất nhiều.

Còn khi bé ngoan, đừng tiếc lời khen con, ngay cả trước mặt người ngoài, vì bé sẽ cảm thấy mình giỏi, mình được quan tâm, tôn trọng và luôn muốn làm tốt hơn nữa để được khen.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần cân nhắc khen chê vừa phải và hợp lý, tránh để bé trở nên mặc cảm tự ti vì bị phạt quá nhiều hoặc trở nên tự cao tự đại, coi mình là nhất vì thường xuyên được khen.


Cách trị trẻ bướng bỉnh

Khi muốn phá tan sự bướng bỉnh của trẻ, tốt nhất cha mẹ hãy nhấn mạnh đến hậu quả.

Cách trị trẻ bướng bỉnh

Điệp khúc “Con không”
Cô con gái 3 tuổi đang ở giai đoạn thử thách bố mẹ mọi lúc mọi nơi. Khi bạn nói: “Đến giờ ngủ trưa rồi đấy”, con bướng bỉnh hét lên: “Không con không mệt”. Bạn đánh vào tâm lý thích xem phim hay chơi đồ hàng của con với hy vọng con thay đổi được thói qen ngủ dở dang vào cuối giờ chiếu suốt nhiều tháng nay. Nhưng đáp lại vẫn là thái độ ương ngạnh: ”Con không cần”. “Bài” này không hiệu quả, bạn lại tiếp tục áp dụng chiến lược rủ rỉ tâm sự. Nhưng tất cả những lời ngọt ngào dường như không ăn thua với sự ương ngạnh của cô bé.

Theo các nhà tâm lý, sự ngang bướng ở trẻ từ 3 – 5 tuổi gần như là một bản năng của con người. Ở độ tuổi này, trẻ có khuynh hướng hòa nhập vào thế giới người lớn, muốn chứng tỏ sự yêu – ghét, thích – không thích từ đó hình thành nên cá tính và sự độc lập. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cãi lời hay ngang bướng, bạn đừng vội buồn bã và bi quan rằng con mình đang có dấu hiệu hư. Hầu như đứa trẻ nào cũng muốn thể hiện sự độc lập, đây là một dấu hiệu trưởng thành cho thấy con bạn phát triển tốt. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn và uốn nắn trẻ thế nào để cây non mọc thẳng, không xiêu vẹo.

Nhấn mạnh đến hậu quả
Khi muốn phá tan sự bướng bỉnh của con, tốt nhất hãy nhấn mạnh đến hậu quả của sự ngang bướng đó. Thời điểm tốt nhất nên ngăn cản con là khi bé đang có tâm lý thoải mái.

Với trẻ con, khi hiểu được hậu quả, trẻ sẽ dễ dàng điều khiển hành vi của mình hơn. Ra lệnh và giải thích trong mọi tình huống đều không phát huy tác dụng với những trẻ ngang bướng. Tốt nhất, trong những trường hợp trẻ khăng khăng làm theo ý mình bạn hãy lựa lời để trẻ suy nghĩ đến hậu quả.

Quan trọng hơn nữa, bạn cần tìm hiểu lý do vì sao trẻ lại ngang bướng làm trái ý kiến bạn. Hãy hỏi con vì sao con không chịu ngủ trưa, vì sao con không chịu đánh răng, vì sao con không thích mặc quần dài… Và hãy giải quyết triệt để những thứ khiến bé ghét. Chẳng hạn như, bé không chịu đánh răng vì kem đánh răng cay thì bạn hãy giúp con đổi loại mới. Bé không chịu ngủ vì nằm một mình buồn, bạn hãy nằm cùng con. Bé ghét quần dài vì che mất đôi dép nhỏ xinh, bạn hãy lên gấu quần cho bé…

Đôi khi, việc lắng nghe ý kiến của trẻ và khuyến khích trẻ suy nghĩ sẽ giúp bạn giải quyết được thói ương bướng khó chịu của con. Tránh đánh mắng chửi con. Những biện pháp này không phải là cách giáo dục trẻ hiệu quả, nó chỉ khiến bé thêm lì và hủy hoại cá tính của mình đi.
 

Tránh sự chú ý
Đây là cách để “trị” cơn bướng bỉnh của bé. Nếu bạn nổi đóa, giận dữ, cuốn theo cơn giãy giụa, la hét của con, bé càng được nước lấn tới. Tốt nhất tảng lờ bé và dứt khoát nói: “Không là không”.

Tác giả bài viết: Diệp Minh


Bài học sâu sắc cho cách dạy con












Trong lĩnh vực làm cha mẹ, nhiều người cho rằng đó là thiên chức tự nhiên của con người, tự nhiên sẽ thành người cha, người mẹ tốt. Thực ra hoàn toàn không phải vậy. Muốn làm một người cha người mẹ tốt đều phải học.

Một cán bộ đi làm muộn sẽ bị phạt tiền, trừ vào lương để họ thấy "xót" tiền mà bắt buộc tuân thủ đi đúng giờ. Một đứa trẻ không làm bài tập về nhà sẽ bị cô giáo phạt phải làm bù trong giờ ra chơi để chúng hiểu được ý nghĩa của việc "giờ nào việc ấy"...

Trong gia đình cũng vậy nếu không có kỷ luật mọi quy tắc trong gia đình sẽ trở nên lộn xộn. Nhưng xin các ông bố bà mẹ cần phân biệt một cách rõ ràng đâu là kỷ luật, đâu là bạo hành. Xin viện chứng một vài ví dụ sau:

Kỷ luật hay bạo hành?

Một đứa trẻ đã được phổ biến quy định chỉ được xem tivi từ 6 - 8h nhưng lại cố tình vi phạm xem tivi đến tận 10h mà không chịu học bài. Khi bị phát hiện, bố của đứa trẻ đó đã đưa ra hình phạt không cho đứa trẻ đó xem tivi trong vòng 5 ngày. Đó là kỷ luật. Kỷ luật giúp cho đứa trẻ đó hiểu được rằng chúng cần phải tuân thủ những quy định mà bố đã đặt ra.

Cũng là tình huống đó, có ông bố đã lôi con ra đánh cho một trận cho chừa thói không biết nghe lời và vì cái lý thuyết "yêu cho roi cho vọt". Có những ông bố bà mẹ thì nhiếc mắng con cái rằng: "Không học thì lấy... mà ăn", "học thì ngu mà lại còn lười như hủi", "sao tao lại có đứa con khó bảo như mày"...Đó là những hình thức trừng phạt thân thể và trừng phạt về tinh thần. Nói một cách nặng hơn là bạo hành thân thể và bạo hành tinh thần.

Những hình thức trừng phạt đó thực tế không làm cho trẻ nhận ra những sai trái của mình để sửa chữa. Ngược lại trừng phạt về thân thể và tinh thần làm cho trẻ thấy đau đớn về thể xác, tủi nhục về tinh thần mà sinh ra trầm cảm, oán giận bố mẹ, không muốn gần gũi bố mẹ. Đó có phải là sự giáo dục hay chỉ là những hình thức trút giận của cha mẹ vào con cái?

Cha mẹ cần học những gì?

Đứa con đi học chẳng may bị lấy cắp xe đạp, bản thân nó cũng không muốn bị mất, nó cũng lo lắng bị mẹ mắng, bố đánh đòn, nó cũng xót xa tiếc của. Cha mẹ đã không động viên an ủi thì thôi lại bị bố lôi ra đánh đòn, mẹ "tổng xỉ vả" một trận, nó sẽ càng cảm thấy sợ hãi và cô đơn hơn.

Trẻ em nào đi học cũng mong được những điểm tốt để thi đua với chúng bạn, để khoe với bố mẹ, nhưng nếu chẳng may con bị điểm kém thì cũng đừng vì thế mà đánh, mà đem ra so sánh với chúng bạn rằng: "Người ta cũng ăn cơm ăn gạo mà học hành giỏi giang, còn mày ăn uống có thiếu thứ gì mà sao ngu thế", "học thì ấm vào thân sao không biết đường mà sướng", "anh chị mày sao học hành thông minh sáng láng mà sao đào đâu ra cái thứ ngu si như mày"....Cha mẹ xử sự vậy sẽ không làm cho con tiến bộ hơn, ngược lại luôn có tâm lý tự ti, sợ học, khi bị điểm xấu thì giấu diếm...

Cha mẹ hãy bớt giận và lắng nghe con.

Hãy cho con có cơ hội được nói, cha mẹ hãy bớt giận và lắng nghe con. Lắng nghe con nói sẽ giúp cha mẹ không mắng nhấm, mắng oan con, xử sự đúng mực. Con cái được giãi bày sẽ gần gũi bố mẹ mình hơn. Nhận lời động viên, khuyên nhủ của cha mẹ, chúng chắc chắn sẽ tiến bộ.

Đừng dùng con để "giận cá, chém thớt"

Cha mẹ giận nhau, đó là chuyện của người lớn, con cái chẳng có tội gì. Vậy mà có những đứa trẻ vẫn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của cha, những câu "nói kháy" của mẹ, nói con nhưng để nhằm vào bố. Liệu thế có công bằng?

Có ông bố giận vợ sao nhãng chuyện gia đình lại gộp luôn con vào để mắ̀ng cùng: "Mẹ con mày chẳng làm nên tích sự gì cả. Chỉ có nấu cơm mà ăn thôi cũng không xong". Có bà mẹ bực bội chuyện cơ quan, về nhà nhìn thấy con xem Tivi đã gắt gỏng: "Mày không còn việc gì à mà ngồi đó. Đứng dậy quét nhà, gập quần áo đi"...Lúc đó trẻ sẽ không hiểu vì sao mình bị mắng, không hiểu mình làm sai chuyện gì. Trong lòng nó sẽ nghĩ bố mẹ không yêu nó, nhìn thấy nó là thấy ghét nên mắng mỏ...

Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi mắng con xong rồi mới thấy mình sai, mình vô lý. Có người ngại xin lỗi con nên bỏ qua, có người thì chủ động xin lỗi con nhưng cũng không bù đắp được những tổn thương đã gây ra trong lòng chúng.

Sai đâu phạt đó, đúng người đúng tội

Có bà mẹ nọ sai con đi rửa bộ ấm chén. Đứa trẻ sơ ý đánh vỡ. Bà mẹ vì muốn con chừa thói vừa làm vừa chơi nên quất con túi bụi. Đứa trẻ bị đánh đòn đau lại không được mẹ giải thích cặn kẽ nên nghĩ mẹ "quý chén" hơn "quý con" cảm thấy tủi thân. Nhiều đứa có suy nghĩ tiêu cực nghĩ rằng mẹ quý đồ hơn quý người và cho rằng nếu "không có đồ thì mẹ sẽ quý mình hơn" nên càng bất cẩn hơn trong những lần sau.

Có ông bố vì thấy hai anh em đánh nhau thì đến quất cả hai. Không được phân xử công minh đứa đúng thì cảm thấy bị ấm ức, đứa hành động sai thì không thấy được cái sai của mình. Rõ ràng việc dạy con mà không phân biết rõ đúng sai, không phân biệt đúng người đúng tội không những không làm cho trẻ nhận ra lỗi lầm sửa chữa mà còn gây phản tác dụng.

Lấy công chuộc tội

Một kẻ phạm tội nếu thành khẩn khai báo sẽ được pháp luật khoan hồng. Một tù nhân nếu cải tạo tốt sẽ được giảm án. Vậy cớ sao con em chúng ta khi vô tình phạm lỗi lại bị đòn roi, sỉ nhục. Thay vì mắng và đánh trẻ hãy cho trẻ chuộc lỗi bằng việc giao cho chúng làm một việc gì đó để "lấy công chuộc tội". Chẳng hạn như giao cho trẻ lau nhà vào chủ nhật, dọn dẹp phòng mình sạch sẽ vào thứ bảy...

Khi giao việc cho trẻ cũng cần có nhiều việc khác nhau để cho trẻ lựa chọn. Đừng ép buộc trẻ làm những việc chúng không thích. Cha mẹ cũng cần giải thích cặn kẽ cho con hiểu con đã làm sai ở đâu, tác hại của những hành vi sai trái đó là gì để cho con hiểu.

Rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng người lớn có thể nóng giận, mắng và đánh con vì họ có quyền được thế. Con cái có nghĩa vụ phải nghe lời cha mẹ. Phần lớn trẻ em trong trường hợp này đều cảm thấy rất ức chế, cảm thấy cha mẹ mình rất vô lý và không tâm phục, khẩu phục thậm chí càng có biểu hiện chống đối, "chọc tức" cha mẹ.

Cha mẹ nên nhớ rằng khi con mắc lỗi nếu cha mẹ chỉ biết đánh mắng chúng, chúng sẽ chỉ sợ mà không "tâm phục, khẩu phục", không hình thành ý thức tự sửa lỗi.



Phạt trẻ như thế nào
Cắn móng tay ở trẻ
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ
Bệnh Tự Kỷ ở trẻ em
Trẻ sinh non sau này dễ hung bạo
Cách cư xử trong giao lưu của trẻ




(ST)
Con trai tôi được hơn 3 tuổi,cháu rất ngang bướng và lì lợm,nghịch ngợm,khi cháu đòi cái gi mà không được đáp ứng ngay là cháu tỏ ra khó chiu,nằm lăn ra nhà giẫy dụa,gào thet,khóc lóc; thậm chí cháu còn đánh lại,nhổ nước bọt,cấu véo,lại người lớn,xô đổ đồ đạc....tôi nhiều lúc cũng bó tay với cháu mặc dù tôi đã làm rất nhiều cách.Vậy cho tôi hỏi cháu có bình thường về tâm lý không?( cháu k có cha) và có cách nào cho cháu ngoan lại không? Tôi xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
tình hình là giống cháu gái em rồi, được chiều quá nên như vậy, mà phần lớn thì các bé nhỏ tuổi như vậy đều là do được chiều, cách khắc phục là từ từ uốn nắn thôi ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Trước hết, phải biết được nguyên nhân khiến bé trở nên khó bảo như hiện tại. Liệu có phải do bé được nuông chiều quá mức hoặc anh chị không đồng nhất trong cách dạy bé. Bé không có gương tốt để học tập, bị môi trường tác động.... Chị cũng nên cho bé đi khám tâm lý bởi những biểu hiện thái quá như trên!
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Con chi giong con e roi nhieu lúc muon khóc theo con luon chau dao nay li lom kinh khung doi lam theo y minh va doi lung tung hét.doi k duoc thi an va.khoc hoai k nin.nhieu lúc ba no buc wa danh no nhung cang danh cang chui no cang an va.co lúc dang choi k vua y la quay sang tat vào mat me.hoac ba.ca ngoai nua.chau nay 3tuoi roi.nhung lúc vui thi thoi den lúc ba gai thi thay met moi.e cung k biet fai lam sao day.chau cung hay danh ban lam minh k biet fai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích
Con em sinh non.nhung gio chau da duoc 6tuoi.em thay chau thi cung rat khoe manh nhu bao dua tre khac, nhung em khong hieu sao chau lai nghich qua muc va lai cung dau nua,em nói ngot co nang co nhung chi duoc thoi gian xong dau lai vao day chau cung van li va cung dau va doi co nhung hanh vi chong doi.em nho chuyen gia tu van giup em phai day chau va lam the nao de day bao chau tot hon a.em xin cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận