Cách dạy con của bà mẹ Pháp khôn ngoan, linh hoạt

Cách dạy con của bà mẹ Pháp khôn ngoan linh hoạt. Sau khi sinh, phụ nữ Pháp không dành toàn bộ thời gian để chăm con, bởi họ nghĩ rằng, đó là lúc họ cần “tút” lại cơ thể và đặc biệt là chăm sóc đời sống tình dục của mình.




CÁCH DẠY CON CỦA BÀ MẸ PHÁP

Học cách dạy con ngoan của bà mẹ Pháp

Có con ư, chuyện nhỏ!

Pamela dần nhận ra sự khác biệt đầu tiên giữa mẹ Pháp và mẹ Mỹ qua một nghiên cứu của đại học Princeton.

Nghiên cứu này so sánh kinh nghiệm chăm sóc trẻ của các bà mẹ có hoàn cảnh tương tự nhau tại hai thành phố Columbus (Mỹ) và Rennes (Pháp). Kết quả cho thấy mức độ mệt mỏi vì con cái của các bà mẹ Mỹ cao gần gấp hai lần so với mẹ Pháp.

Thậm chí, theo một nghiên cứu khác thì những bà mẹ công sở ở Texas cho rằng thà phải ở nhà làm công việc nội trợ còn dễ chịu hơn chăm sóc lũ trẻ.

Sau khi tìm hiểu thêm, Pamela nhận thấy rằng các bà mẹ của hai nước khác nhau ngay trong quan điểm về chuyện có con. Trong khi mẹ Mỹ coi đó là một sự kiện lớn, không ngừng lo lắng về việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của một đứa trẻ thì mẹ Pháp lại coi việc đó là hết sức bình thường. Đến ngày sinh, họ vẫn thấy rất bình thản và nhún vai cho rằng: Chuyện gì đến sẽ đến. Nếu có gì không may xảy ra, chúng ta vẫn có thể có em bé khác nữa cơ mà.

Pamela và 3 đứa con của mình


Bản thân các ông bố Pháp cũng chẳng bao giờ nhặng xị lên khi nghe tin vợ sinh. Nếu trên tivi có một trận bóng đá, thì họ sẽ ở nhà xem thay vì chạy vội vào viện. Và dường như, chính sự bình thản này đã được truyền vào những đứa trẻ từ khi chúng ở trong bụng mẹ.

Bởi vậy, người Pháp không bị ám ảnh chuyện con cái. Quan điểm của họ rất rõ ràng rằng: Họ sẽ không đánh mất cuộc sống của chính mình chỉ vì nghĩa vụ làm cha mẹ.

Khi Pamela than thở với một người bạn Pháp về việc con mình quấy khóc suốt đêm, cô đã được chia sẻ rằng: “Các bà mẹ Pháp thường không cho con bú, vì điều đó sẽ làm xấu vòng một của họ.

Thế nên tôi thường cho một chút xíu rượu cô nhắc (cognac) vào bình sữa. Và … alê hấp, thế là xong, con bé ngủ một mạch tới sáng. Còn nếu nó vẫn bị tỉnh dậy giữa chừng, thì mình chỉ cần… bịt lỗ tai lại.”

Sau khi sinh, phụ nữ Pháp không dành toàn bộ thời gian để chăm con, bởi họ nghĩ rằng, đó là lúc họ cần tút tát lại cơ thể và đặc biệt là chăm sóc đời sống tình dục của mình. Đây cũng là lý do tại sao các bà mẹ Pháp thường thuê người trông hoặc gửi con đi nhà trẻ từ rất sớm.

Họ cho rằng, làm cha mẹ tốt không có nghĩa là phải thường xuyên phục dịch con cái của mình. Có lẽ vì vậy, người mẹ Pháp lúc nào cũng chỉn chu, sang trọng. Không bao giờ chúng ta thấy cảnh họ phải tất tả vì lũ trẻ.

Để con cái tự phát triển

Thực ra, các bà mẹ Pháp không hoàn toàn để mặc con cái mình. Họ giải thích rằng, họ không muốn lúc nào cũng bao bọc con cái, biến chúng thành những con thú nhồi bông. Họ hướng cho bọn trẻ tự do phát triển. Như vậy sẽ đỡ mệt mỏi cho bố mẹ, mà lại tốt hơn cho con cái.



Các bậc cha mẹ Pháp ít khi an ủi, dỗ dành con mình. Một ví dụ cụ thể mà Pamela đưa ra là khi con gái của cô gặp ác mộng, cô đã lao ngay tới vỗ về, cưng nựng con bé. Trong khi đó, rơi vào một hoàn cảnh tương tự, bà mẹ Pháp sẽ bình tĩnh nói với con mình rằng: Cuộc sống này là thế đấy. Rồi con sẽ gặp nhiều chuyện kinh khủng hơn nhiều. Và kết quả là, những đứa trẻ Pháp rất dễ chấp nhận và thích nghi với những điều tồi tệ của cuộc sống.

Phụ nữ Pháp vẫn rất quan tâm tới con cái. Họ biết rõ về các chứng bệnh trẻ nhỏ thường gặp và có biện pháp phòng tránh hợp lý. Họ không tỏ ra quá hoảng sợ, lo lắng về tình hình sức khoẻ của con mình. Sự bình tĩnh này giúp họ thoải mái hơn và tạo cho con cái sự tự lập.

Một so sánh khác là trong khi cha mẹ Mỹ thường có xu hướng ca ngợi, để khuyến khích con mình mỗi khi chúng làm được điều gì đó, dù chỉ là rất nhỏ, thì mẹ Pháp lại bình thường hoá những chuyện đó. Thậm chí, khi đứa trẻ khoe một bức tranh vừa mới vẽ, họ có thể cười nhạo và đùa rằng: Còn lâu mới được bằng Picasso!

Mẹ Mỹ luôn mong muốn con mình phải được học nhiều, biết nhiều. Còn mẹ Pháp không quá chú trọng đến chuyện đó. Họ không khuyến khích con cái đọc sách trước khi lên sáu tuổi. Thay vào đó, họ để trẻ tự do phát triển trí não với những trò chơi thông minh, phù hợp lứa tuổi. Họ luôn nhiệt tình khi nói chuyện với con và dạy chúng nhận biết thế giới xung quanh.

Giải thích về sự khác biệt này, Pamela cho rằng người Pháp có được sự bình thản đó là vì đất nước họ có nhữg dịch vụ công hết sức ưu việt. Phụ huynh Pháp không phải lo trả tiền cho giáo dục mầm non, không phải lo lắng về bảo hiểm y tế hoặc các khoản tiết kiệm trang trải cho chuyện học hành.

Thậm chí nhiều người còn được nhận tiền hàng tháng để khuyến khích có con cái. Thế nên, so với các nước châu Âu, một khu vực có rất nhiều cặp vợ chồng sợ đẻ, thì tỷ lệ sinh của nước Pháp vẫn cao thứ 2, sau Ailen.

Trong khi đó, ở Mỹ, do khoảng cách giàu nghèo lớn nên lúc nào các bậc cha mẹ cũng muốn con cái mình trở thành người ưu tú. Hơn nữa, họ cho rằng xã hội có quá nhiều mối nguy hiểm, nên luôn thấy bất an và nghĩ rằng cần phải bảo vệ, che chở con cái mình. Chính những kỳ vọng và lo lắng thái quá đó làm cha mẹ Mỹ thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Tuy nhiên, đây không hẳn là lý do chính. Bởi lẽ, ở Pháp dù người giàu hay người nghèo, ở thành phố hay tỉnh lẻ thì các bậc phụ huynh vẫn có rất nhiều điểm tương đồng trong cách dạy con. Thế nên Pamela kết luận rằng: Các bà mẹ Mỹ chỉ tự quan trọng hoá vấn đề rồi tự làm khổ mình. Và việc họ mệt mỏi vì con là điều không thể tránh khỏi.

Cách nuôi dạy con kiểu Pháp

Thứ ba 09/04/2013 13:04

(VTV News)- Trẻ em Pháp có tính tự lập cao. Đó là do cách giáo dục của các bà mẹ. Vậy bí quyết của họ là gì? Chúng ta có thể tham khảo ngay sau đây.
Không ngắt lời

Cha mẹ Pháp tin rằng khi con trẻ ngắt lời bạn một cách vô lễ, bạn nên bình tĩnh nói “Mẹ đang bận nói chuyện. Con hãy chờ một lát và mẹ con mình sẽ gặp nhau sau nhé”.

Các bà mẹ nên nhớ: Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua tình huống này. Rõ ràng, không ai thích bị làm gián đoạn. Nhưng bạn nên bình tĩnh, kiên quyết và bạn biết những gì sẽ xảy ra.

Thư giãn với việc đọc

Các trường học của Pháp không đặt nặng áp lực học hành cho trẻ mẫu giáo mà tập trung vào việc giảng dạy các kỹ năng xã hội và tự kiểm soát.

Bạn có nhận thấy rằng người lớn chúng ta đôi khi không kiểm soát được thời gian không? Bạn muốn con gái mình biết đọc lúc 4 tuổi chỉ vì mẹ chồng bạn từng kể bố của bé đã đạt được thành tích đó? Không cần thiết phải như vậy! Bé sẽ biết đọc (một cách tự nhiên mà dường như không có sự giúp đỡ thường xuyên từ bạn) khi con 6 tuổi.

Rèn thói quen tự lập từ nhỏ

Trẻ em Pháp bắt đầu đi học bán trú tại trường 24h/24h từ lúc 5 tuổi và nhiều bé được gia đình đưa đến ở nhà họ hàng khoảng 1-2 tuần trong các đợt nghỉ lễ. Trong khi đó, các bà mẹ nước khác dường như quá lo lắng về sự an toàn của trẻ và không yên tâm để con xa tầm tay khi còn quá ít tuổi.

 

Tuy nhiên, bạn hãy thử nghĩ xem, trước bất cứ điều gì khó khăn nếu vượt qua được sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Và đối với trẻ em cũng vậy. Thế nhưng, đó là một việc khó để các bậc phụ huynh học tập.

Không nấu riêng đồ ăn cho trẻ

Các bà mẹ Pháp không nấu món ăn riêng cho con cái như gà viên hoặc xúc xích.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em cần để được ăn món mới từ 15 đến 20 lần trước khi chúng thích nó. Vì vậy, bạn đừng ngại đa dạng hóa chế độ ăn cho trẻ.

Không theo sát trẻ ở sân chơi

Các bậc cha mẹ người Pháp tin rằng một khi con có thể tự đi bộ và leo lên cầu trượt một cách an toàn thì công việc của họ chỉ là để ý chúng từ xa.

Điều này có vẻ hơi nghi ngại nhưng đó là cách giúp con biết cách tự kiểm soát bản thân và dạn dĩ hơn.

Không có đồ chơi trong phòng khách

Người Pháp không để đồ chơi của trẻ trong khu vực sinh hoạt chung.

 

Lý do mà họ đưa ra là nếu bố mẹ không để ý, đồ chơi của con có thể lấn át không gian cho các hoạt động chung khác của gia đình. Vì thế, hãy để con chơi trong phòng của bé dù ban đầu con không thích và rèn cho con thói quen thu dọn gọn gàng sau khi chơi xong.

Phòng ngủ của bố mẹ là nơi bất khả xâm phạm

Một đứa trẻ không được phép vào phòng ngủ của bố mẹ bất cứ khi nào bé muốn. Bé phải học cách gõ cửa khi muốn vào và chỉ được làm khi bố mẹ đồng ý.

Ngoài ra, cửa phòng ngủ phải kín và có chốt để đảm bảo không gian riêng tư của bố mẹ không bị xâm phạm vào những thời điểm nhạy cảm.

- See more at: http://vtv.vn/Doi-song/Cach-nuoi-day-con-kieu-Phap/64566.vtv#sthash.eSPUmpN3.dpuf

Túi khôn của mẹ Pháp


Rất hiếm khi trẻ con Pháp dám mè nheo, đòi mua đồ chơi một cách bột phát. Vì đơn giản, chúng được 'huấn luyện' ngay từ nhỏ.

Khi họ nói “non” (không) là trẻ con nghe lời răm rắp. Rất hiếm khi trẻ con Pháp dám đòi mua đồ chơi một cách bột phát. Chúng được dạy ngay từ đầu là một năm chỉ có hai dịp được nhận quà là: sinh nhật và noel.

Buổi sáng hôm ấy, khi tôi vẫn còn thong thả dắt tay con đến lớp thì Myriam đã ra khỏi trường mẫu giáo.

Nhìn thấy tôi, cô cười tươi, chỉ vào tờ báo 20 minutes (nhật báo được phát miễn phí) trên tay: “Chốc qua métro, nhớ cầm một bản về đọc nhé. Các nàng cứ kêu tôi nghiêm khắc và bảo thủ đi… Thôi, a-lô sau nhé!”.

Nói rồi cô cuống quýt chạy ra bến xe buýt để đi làm. “Các nàng” mà Myriam nhắc đến là tôi và nhóm bạn người nước ngoài ở quanh đây.

Lát sau, tôi gặp Jung-Yeon, cô bạn người Hàn Quốc. Chúng tôi khởi đầu ngày mới không vội vàng như Myriam. Capuccino nóng, croissant và 20 minutes trong một quán cà phê nhỏ.

Thì ra, số báo hôm nay có bài “Mẹ Pháp tuyệt vời nhất thế giới”, để nói về cuốn sách “Bringing up bébé – One American mother discovers the wisdom of French parenting” của Pamela Druckerman, một mẹ Mỹ sống ở Paris.

Jung-Yeon nhún vai rồi nói: “Cũng đúng thôi! Ngoài những gì khác với chúng ta thì đúng là thế”.

Ngay từ lúc trẻ lọt lòng, các mẹ Pháp cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp con. (Ảnh minh họa).

Mẹ Pháp có nhược điểm gì?

Trong khi người nước ngoài chúng tôi đều nuôi con bằng sữa mẹ thì Myriam ngay từ đầu đã chọn sữa công thức. Karine, một cô bạn Pháp khác, cho con bú được 7 ngày thì bỏ cuộc.

Pháp luôn là một trong số những nước dẫn đầu Châu Âu về tỷ lệ sinh con hàng năm nhưng lại bị liệt vào danh sách các nước chậm chạp trong việc nuôi con bằng sữa mẹ (chỉ khoảng 56% trẻ sơ sinh sau khi xuất viện được bú mẹ hoàn toàn).

Có thể nói, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, giữa chính các mẹ Pháp với nhau. Những mẹ thuộc phe “sữa ngoài” không thích bị phê phán, so sánh, hay áp đặt.

Họ cho rằng, trẻ bú mẹ thường khó rời mẹ, bị phụ thuộc, các bữa ăn không theo giờ giấc cố định. Hoặc là, cho con bú dễ bị stress và điều này không có lợi cho cả mẹ lẫn con.

Không ít người có quan điểm giống Myriam: “Tại sao cứ phải sữa mẹ mới là tốt nhất? Pháp đâu phải là nước lạc hậu. Sữa bột của chúng tôi được sản xuất từ nước sạch và chứa đủ các loại vitamin cần thiết…”.

Còn Karine, cô bỏ cuộc vì thấy bất tiện. Cô không thích cho con bú ở nơi công cộng: “Đừng nói những người mẹ tồi chỉ vì chúng tôi nuôi con bằng sữa ngoài. Quyền tự do chọn lựa của mỗi người cần được tôn trọng”.

Lý do “sợ hỏng vòng một” như Pamela Druckerman đề cập trong cuốn sách thì sao? Cách đây vài năm, chúng tôi đã đặt câu hỏi cho Myriam nhưng cô phủ nhận: “Chả phải… Đằng nào thì sau khi sinh ngực chả xấu đi. Vì cũng giống bụng, ngực giảm độ lớn và kèm theo đấy là các vết rạn nứt”.

Và, tôi thấy Jung-Yeon dùng từ rất khách quan khi nói về các mẹ Pháp. Chúng tôi nghĩ rằng tỷ lệ phụ nữ Pháp cho con bú thấp bởi đấy không phải là thói quen của người Pháp.

Hay nói cách khác, đó là sự không giống nhau về văn hóa. Nếu như tôi chỉ nhìn thấy điều này như một “nhược điểm” của các mẹ Pháp, thì ngược lại, họ có rất nhiều ưu điểm.

Rất kiên định nhưng luôn linh hoạt

Ngay từ lúc trẻ lọt lòng, các mẹ Pháp cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp con. Cũng như Myriam, khi con gái vừa bước sang tháng tuổi thứ ba, cô đã tuyên bố việc bắt đầu tập giấc ngủ đêm dài cho con. Trẻ con Pháp ngủ trọn giấc đêm (6 – 10 tiếng) vào độ tuổi 4 – 5 tháng.

Người Pháp rất coi trọng giờ giấc sinh hoạt chung của gia đình. Đặc biệt là đối với những nhà cả hai vợ chồng đều đi làm thì giấc ngủ đêm yên tĩnh càng phải được đảm bảo. Karine từng kể rằng, cậu con trai của cô lần đầu tiên khóc rất lâu khi được tách riêng khỏi bố mẹ, nhưng cô cương quyết không bế. Và rồi, đứa trẻ cũng tự ngủ thiếp đi.

Theo cô, chỉ một vài ngày đầu vất vả nhưng sau đó, mọi thứ sẽ đi vào nề nếp rất nhanh. Trẻ nhỏ nhanh chóng hiểu rằng không phải cứ khóc là được áp dụng. Các mẹ Pháp thường cho rằng, họ có thể phân biệt giữa khóc “bệnh tật” và khóc “làm nũng hay vòi vĩnh”.

Cứ như vậy, trẻ con Pháp từ nhỏ đã được đưa vào nề nếp, giờ giấc quy củ. Chả thế mà tôi thấy các mẹ Pháp nuôi con nhẹ tênh. Họ có thời gian chăm chút cho bản thân và vẫn duy trì được các thói quen đi xem phim, đi tập thể thao, và gặp gỡ bạn bè…

Đặc biệt là trong việc chăm sóc con hàng ngày, mẹ Pháp khá nhàn. Họ không hề vất vả với việc cho con ăn. Đến bữa, trẻ con ngồi vào ghế, cùng bàn với người lớn. Chúng cũng khá dễ ăn và ăn uống rất cân bằng.

Trẻ con Pháp còn được người lớn rèn cho cách sống độc lập và tự chơi. Khi chơi xong, chúng biết tự cất dọn đồ chơi. Tôi thán phục các mẹ Pháp ở chỗ họ biết thể hiện cái uy của mình. Khi họ nói “non” (không) là trẻ con nghe lời răm rắp. Rất hiếm khi trẻ con Pháp dám đòi mua đồ chơi một cách bột phát. Chúng được dạy ngay từ đầu là một năm chỉ có hai dịp được nhận quà là: sinh nhật và Noel.

Có lần, tôi bảo Myriam nghiêm khắc quá thì cô bạn nói: “Ôi cũng giống như quả dừa thôi mà. Vỏ ngoài thì cứng, nhưng cùi dừa thì mềm”. Theo cô, phải cứng thì một đứa trẻ mới ngoan.

Người Pháp không muốn nghe thấy ai đó chê trách con mình hư. Trẻ con Pháp nói chung rất lịch sự và lễ phép. Chúng có thói quen dùng các từ “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” từ khi bắt đầu biết nói.

Mẹ Pháp tuy vậy lại rất linh hoạt và không độc đoán. Họ thích để con cái phát triển tự nhiên. Họ không nặng nề về chuyện điểm số hay xếp hạng của con cái. Họ cũng không định hướng cho con theo những cái mình thích mà chỉ quan sát rồi giúp trẻ tiến bộ hơn trong lĩnh vực của chúng.
Nếu như mẹ Pháp vẫn dạy con về những giới hạn mà chúng được phép thì bản thân họ cũng tôn trọng “thế giới riêng của con”. Đặc biệt, họ dành rất nhiều thời gian để nói chuyện hay thảo luận cùng với con cái. Việc đầu tư cho đời sống tinh thần của trẻ con, phải nói là mẹ Pháp làm cực kỳ tốt. Họ rất khuyến khích con đọc sách đi, đi viện bảo tàng, làm các công việc sáng tạo như thủ công, vẽ…Có thể nói, mẹ Pháp rất khôn khéo và thông minh trong việc rèn giũa con cái. Đây quả là những năm tháng trải nghiệm thú vị của tôi hay Jung-Yeon. Bởi lẽ, chúng tôi được chọn lọc và kết hợp các kỹ năng nuôi dạy con tốt nhất của hai nền văn hóa.

THAM KHẢO THÊM:

Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi


Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc, họ luôn phải chạy theo dỗ dành, và dù mắng chúng như thế nào thì chúng cũng cứ nũng nịu đòi hỏi, khó nghe lời bạn. Bạn nhìn thấy đứa trẻ nhà hàng xóm thật ngoan, biết nghe lời, và có cử chỉ hành động thật ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói một câu nhẹ nhàng nhưng chúng lại nghe lời một cách vui vẻ, còn con bạn thì ngược lại. Họ có phương pháp dạy con ngoan là gì vậy? hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi các bạn nhé.


Hãy biết nói “không”

Bạn thấy không, những bà mẹ tây luôn nói với con họ là “No, no” và bọn trẻ ngay lập tức vui vẻ và chấp nhận không làm trái điều bố mẹ chúng đã nhắc, còn con bạn thì ngược lại, dù bạn nói không nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục làm những điều chúng muốn. Bạn biết vì sao không? cùng là một cách từ chối đòi hỏi của con cái nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với bọn trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, không phải cứ nói mắng to tiếng với trẻ con thì chúng mới nghe theo, hãy thay đổi cách từ chối, nói “không” với một giọng điệu vừa phải, chắc chắn, đanh thép, dù chúng đòi hỏi, nũng nịu bạn cũng cần cương quyết từ chối và tỏ thái độ rõ ràng như vậy bọn trẻ mới nhận ra nếu bố mẹ đã nói “không” thì phải chấp hành.

Tôn trọng trẻ

Bạn nên biết, trẻ con như một tờ giấy trắng, bạn vẽ gì lên đó thì tờ giấy sẽ có hình như vậy, nếu như bạn không muốn sau này con bạn nói “bố/mẹ tránh ra” nếu bạn làm vướng đường chúng, thì lúc này bạn nên nói với trẻ một cách tôn trọng với giọng điệu nhẹ nhàng”con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với”, trẻ sẽ học theo bạn ngay lập tức, lần sau nếu một việc tương tự xảy ra trẻ sẽ biết cách cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.

Dạy trẻ tính kiên nhẫn

Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.

Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.

Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.

Giáo dục trẻ ngoan thì bản thân phải làm đúng

  • Trẻ con sẽ dễ dàng học theo những gì nó biết, bạn phải biết dạy trẻ những câu nói xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt, và ngay bản thân bạn cũng nên nói những từ đó đúng lúc để trẻ học theo.
  • Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.
  • Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ mới là người có quyền quyết định.
  • Nói “không” khi cần thiết để trẻ biết cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối.




Dạy con tự lập
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy con từ thuở lên 3
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Làm sao dạy con biết vâng lời
Dạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khó
Dạy con chào hỏi



(ST)