Cách dạy con 7 tuổi giúp con vâng lời, ngoan ngoan
Phương pháp dạy con bắt đầu vào lớp 1
Những hình ảnh đẹp của đất nước Trung Quốc cổ kính, tráng lệ
Cách dạy con của các bà mẹ Trung Quốc . Không xem tivi, chơi điện tử; không được đạt điểm số dưới A; không chơi nhạc cụ nào khác ngoài violin hay piano..., đó là cách mà Amy Chua, 49 tuổi, giảng viên người Mỹ gốc Hoa dạy con. Có lẽ vì thế chị được nhiều người biết đến dưới tên "hổ mẹ".
CÁCH DẠY CON CỦA CÁCH BÀ MẸ TRUNG QUỐC
Cách dạy con khắc nghiệt của bà mẹ Trung Quốc gây xôn xao
Trong cuốn hồi ký của mình, Chua kể lại chính những kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy con. Chúng khắc nghiệt đến nỗi khiến nhiều người sốc và làm dấy lên một làn sóng tranh luận dữ dội.
Theo ABC, Chua là một người Mỹ gốc Hoa, hiện là giảng viên trường luật Yale (Mỹ) và là tác giả của hai cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất về dân chủ trong thị trường tự do và sự sụp đổ của các đế chế.
Chồng chị, anh Jed Rubenfeld, cũng là giảng viên luật tại trường Yale và là một tiểu thuyết gia. Cả hai vợ chồng thống nhất với nhau rằng con cái của họ sẽ được nuôi dậy theo cách của người Trung Quốc chứ không phải của người phương Tây. Điều đó đồng nghĩa với việc có những hình phạt nặng nề, và trẻ phải xuất sắc trong mọi lĩnh vực.
Hiệu quả do cách dạy của Chua có lẽ không cần phải tranh cãi. Cô con gái lớn của chị, Sophia, là một thần đồng piano. Còn Lulu, cô con gái thứ hai của chị lại là một nghệ sĩ violin tài năng. Chua lúc nào cũng theo sát hai cô con gái, luôn đảm bảo rằng các con luyện tập ít nhất 3 tiếng mỗi ngày, thậm chí là vào kỳ nghỉ.
|
Amy Chua và cô con gái đầu lòng Sophia. Ảnh: Chinadaily. |
Trong cuốn sách của mình cô giải thích: những ông bố, bà mẹ Trung Quốc có thể làm được những điều tưởng như không thể theo cách nghĩ của người phương Tây. Người Trung Quốc có thể nói với con gái của họ rằng: "Này con béo quá, cần phải giảm cân thôi". Ngược lại, các cặp cha mẹ ở phương Tây sẽ phải cân nhắc rất kỹ vấn đề này, mà thường nói vòng vo rằng tăng cân có hại cho sức khỏe, và không bao giờ nhắc đến chữ "f" (trong từ fatty nghĩa là béo).
Theo NPA, trong cuốn nhật ký của mình chị chia sẻ:
"Rất nhiều người tự hỏi làm thế nào các bậc cha mẹ Trung Quốc có thể đào tạo được những đứa con giỏi như thế: thần đồng toán học, âm nhạc. Tôi có thể nói cho họ biết vì tôi đã áp dụng cách dạy đó với hai con gái của mình.
Sau đây là một vài điều mà hai cô con gái của tôi không bao giờ được phép làm:
- Ngủ nhà bạn
- Tụ tập đi chơi với bạn
- Tham gia các hoạt động vui chơi ở trường
- Than vãn về việc không được tham gia các hoạt động vui chơi ở trường
- Xem tivi hoặc là chơi điện tử
- Tự chọn các hoạt động ngoại khóa
- Điểm số dưới A
- Không đứng thứ nhất trong tất cả các môn học, trừ thể dục và kịch
- Không chơi bất cứ nhạc cụ nào khác ngoài piano, violin
- Không chơi piano hay violin
Đa số cha mẹ phương Tây cho rằng mình đủ nghiêm khắc nhưng dù thế cũng không thể bằng các bà mẹ Trung Quốc. Chẳng hạn, những bạn bè ở châu Âu của tôi thường chỉ yêu cầu con họ tập chơi nhạc cụ mỗi ngày 30 phút, nhiều nhất là một giờ. Thế nhưng, nếu là một bà mẹ Trung Quốc thì một giờ vẫn còn là ít, thường trẻ phải luyện tập trong 2, 3 giờ mới được cho là nghiêm khắc.
Trong một nghiên cứu có sự tham gia của 50 bà mẹ Mỹ và 48 bà mẹ Trung Hoa nhập cư thì có đến 70% bà mẹ phương Tây nói rằng "yêu cầu thành thích học tập cao ở trẻ là không tốt" hay "cha mẹ cần thúc đẩy suy nghĩ ở con rằng học hành là niềm vui'.
Ngược lại, đa phần các bà mẹ Trung Quốc đều cho biết họ tin rằng con của họ có thể trở thành những học sinh ưu tú nhất, rằng "thành tích học tập của con cái phản ánh cách dạy con của cha mẹ" và nếu trẻ không đạt được thành tích xuất sắc ở trường học thì có nghĩa là cha mẹ đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Cha mẹ Trung Quốc nghĩ rằng để giỏi một việc gì đó thì phải làm việc, trẻ con muốn giỏi thì phải học. Và điều hiển nhiên là không trẻ nào muốn học, đó là lý do vì sao việc ép buộc trẻ học là một điều cực kỳ quan trọng.
Tổng kết lại, các bà mẹ Trung Quốc luôn tin rằng:
- Việc học là quan trọng nhất
- Điểm A - cũng là điểm kém
- Trẻ phải học trước 2 năm so với các bạn cùng lớp trong môn toán
- Không bao giờ được khen con ở nơi công cộng
- Nếu trẻ không đồng ý với giáo viên hoặc huấn luyện viên thì cha mẹ luôn phải đứng về phía của giáo viên, huấn luyện viện
- Những hoạt động mà con của bạn nên được phép tham gia là những cái mà trẻ có thể dành huy chương và phải là huy chương vàng".
Thực tế, rất nhiều người Trung Quốc tỏ ra đồng tình với cách dạy của Chua.
Trong số gần 1.800 người tham gia một khảo sát trên mạng được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Thanh niên Trung Quốc thì hơn 55% cho biết họ nhìn thấy những giá trị trong cách dạy con của Chua.
Một giáo viên trung học tại Bắc Kinh, tên là Liu, cho biết vợ của ông đã đăng ký lớp học violin và múa balê cho con ngay từ khi còn rất nhỏ và đã chửi mắng, đánh đòn khi con không muốn đi học. Cũng theo ông, các bà mẹ Trung Quốc thường rất nghiêm khắc và rằng điều đó rất cần thiết để đưa trẻ đến con đường thành công trong tương lai.
Có hơn 41% người được hỏi cho rằng cách dạy của Chua là sai lầm. 18% thì cho rằng chị đã tước đi tuổi thơ của các con và vì thế thiếu phẩm chất của một người mẹ.
Các nhà phê bình thì nói rằng một vài khía cạnh trong cuốn sách của Chua về những kinh nghiệm dạy con có phần quá khắc nghiệt, độc đoán. Tuy nhiên, Chua nói rằng cuốn sách của chị không phải là một hướng dẫn về cách dạy con cho các cha mẹ khác. Đó là một cuối hồi ký, chỉ để vui và rằng chị dạy con theo cách mình đã được dạy.
Nguồn gốc cách dạy con của mẹ Mỹ - mẹ Á
Lòng tự trọng của các bà mẹ Trung Quốc phụ thuộc vào thành tích của con mình nhiều hơn so với các bà mẹ châu Âu, hay Mỹ, một nghiên cứu mới cho biết.
|
Một bé trai đang chơi piano trước các khán giả người lớn tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: CFP |
Nghiên cứu khảo sát 215 người mẹ và trẻ em ở Trung Quốc và Mỹ 6 năm trước vừa được các nhà khoa học công bố trên Child Development Journal. Các gia đình được khảo sát hai lần mỗi năm, để xác định mức độ cha mẹ kiểm soát tâm lý con cái bằng các hình thức như la mắng, làm cho trẻ cảm thấy có tội hoặc lạnh nhạt với trẻ.
Các bậc cha mẹ được yêu cầu xác định mức độ tự trọng của họ dựa trên thành tích con mình đạt được. Ví dụ, họ có thể biểu đạt mức độ cảm thấy xấu hổ khi con mình thất bại.
Kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng lòng tự trọng của các bà mẹ Trung Quốc phụ thuộc vào thành tích của con mình nhiều hơn so với các bà mẹ châu Âu hay Mỹ, đây chính là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa người mẹ Trung Quốc và Mỹ.
Nghiên cứu cho biết mối tương quan giữa giá trị phụ thuộc vào con cái của phụ huynh và mức độ khắt khe của họ. Những bà mẹ có lòng tự trọng phụ thuộc vào con cái càng lớn, thì mức độ khắt khe của họ đối với con mình càng nhiều, Florrie Fei-Yin Ng, một giáo sư tâm lý tại Đại học Trung Quốc của Hồng Kông, cho biết.
"Giá trị của người mẹ càng phụ thuộc vào thành tích của con cái, người mẹ sẽ càng tạo nhiều áp lực để thúc đẩy ép buộc con", Ng nói.
Mặc dù nhiều gia đình nói rằng họ không muốn tạo nhiều áp lực cho con cái như cha mẹ họ từng làm, nhưng họ thừa nhận cảm thấy xấu hổ, mất mặt khi con thất bại hoặc học tập không tốt.
Mức độ nói dối con trẻ
Một nghiên cứu thực hiện kiểm tra mức độ nói dối của các bậc cha mẹ ở Mỹ và Trung Quốc cho thấy, phần lớn cha mẹ cả hai nước đều sử dụng lời nói dối, để tác động đến hành vi của con cái, nhưng gia đình Trung Quốc sử dụng "chiến thuật" này nhiều hơn.
Các nhà khoa học tại Mỹ, Trung Quốc và Canada mời 114 cha mẹ ở Mỹ và 85 cha mẹ ở Trung Quốc xem danh sách liệt kể các lời nói dối người lớn thường dùng để nói với trẻ em như “Ăn hết đi nếu không con sẽ bị lùn", hoặc "nếu con không nghe lời, mẹ sẽ ném con xuống biển cho cá ăn". Người tham gia sẽ xác định họ từng sử dụng lời nói dối nào và mức độ có thể chấp nhận của những lời này.
Kết quả, 84% cha mẹ Mỹ và 98% cha mẹ Trung Quốc thừa nhận từng sử dụng ít nhất một lời nói dối trong danh sách. Điều này chứng tỏ rằng các gia đình Trung Quốc nói dối con em nhiều hơn, và đối với họ đó là chuyện bình thường.
Một gia đình Trung Quốc trong thí nghiệm nói rằng, khi dạy con, nói dối cũng là một điều tốt để giúp chúng phát triển và khỏi hư hỏng.
Zou Hong, giáo sư tâm lý tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho rằng, niềm tin truyền thống của văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh nhiều đến thẩm quyền của cha mẹ, cũng như sự tôn trọng và vâng lời từ phía người con.
Xã hội cũng chịu một phần trách nhiệm trong lối ứng xử của các bậc phụ huynh. Các bậc cha mẹ Trung Quốc thường dựa vào con cái để chăm sóc trong tuổi già, vì vậy họ cố gắng mang lại cho con mình một tương lai tươi sáng nhất.
"Bởi vì không thể dựa dẫm vào chính phủ hay xã hội, tôi đành phải dựa vào con của mình. Tương lai con tôi càng sáng sủa, cuộc sống của tôi càng được đảm bảo an toàn", một người mẹ có con trai 4 tuổi ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cho biết.
Tác động tiêu cực của lối cư xử quá khắt khe
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, quá khắt khe sẽ gây tác hại tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ, dễ gây ra các bệnh như trầm cảm hoặc tự kỷ.
"Nhiều gia đình, đặc biệt là ở Trung Quốc, thường quan tâm quá mức đến con cái của họ. Điều này không tốt trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vì thế nên có khoảng cách phù hợp giữa cha mẹ và con cái", Florrie Fei-Yin Ng cho biết.
Tuy nhiên, quan tâm đến con cái không phải là xấu, nhưng nó phụ thuộc vào cách ứng xử của cha mẹ với con mình.
“Ý định của cha mẹ là tốt, nhưng họ không biết cách dạy dỗ và giao tiếp với con cái. Nhiều người chỉ bắt con mình vâng lời, mà không hề để ý đến suy nghĩ của chúng", Zou nhận định.
Zou đặt niềm tin và hy vọng các thế hệ sau sẽ bớt khắt khe hơn cha mẹ của họ.
"Thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện học nhiều hơn kiến thức về tâm lý và cách làm cha mẹ, họ sẽ suy nghĩ về cách cha mẹ của họ đã dạy dỗ họ và có lẽ sẽ thay đổi phương pháp giáo dục con em", Zou nói.
THAM KHẢO THÊM:
Mẹ Pháp - "bậc thầy" dạy trẻ tự lập
Dù mẹ có là người tốt nhất thế giới thì cũng không phải thứ dịch vụ hễ con cần là có.
Có thể học từ các mẹ Pháp những gì?
Đầu tiên, có thể học mẹ Pháp để dạy con về tính tự lập. Trong khi mẹ Anh, mẹ Mỹ hay rất nhiều người mẹ khác trên thế giới suốt ngày cưng nựng con và gần như nhảy dựng nên lo lắng khi thấy con khóc, con kêu, ngã, hay thậm chí không ăn, thì mẹ Pháp không làm như vậy.
Ngay từ lúc trẻ lọt lòng, các mẹ Pháp đã cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp. Nếu bé có khóc trong đêm thì mẹ Pháp cũng không lao tới vỗ về ngay lập tức, ngược lại, họ để con trẻ tự bình tĩnh lại và… tự nín.
Theo quan điểm của mẹ Pháp, dù có là người mẹ tốt nhất trên thế giới thì mẹ vẫn là mẹ chứ không phải thứ dịch vụ hễ cần là có của con trẻ và họ chọn vai trò đứng từ xa quan sát, khích lệ con, thay vì sà đến tận nơi nâng đỡ hoặc làm thay mọi thứ.
Cuốn sách cũng đề cập nết ăn rất tự lập của trẻ, ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ. Trẻ Pháp được khoảng 2 tuổi là đã có thể tự ngồi ăn cùng gia đình, tự xúc thức ăn và ăn hết phần thức ăn được phục vụ.
Đi đứng nếu có vấp ngã thì mẹ Pháp cũng để trẻ tự tìm cách đứng dậy trước khi chạy đến và đỡ lên. Vậy mới có chuyện, trong khi mẹ Mỹ phải vất vả dính lấy con bé khi tập đi thì ngược lại, cùng một đứa con trong độ tuổi ấy, người mẹ Pháp có thể ngồi yên trên ghế và một cách rất tự nhiên, để cho đứa trẻ tự xoay xở, tập tành.
Họ cho rằng, làm cha mẹ tốt không có nghĩa là phải thường xuyên phục dịch con cái của mình. Và vì thế, người mẹ Pháp lúc nào cũng gọn gàng, bình thản, vẫn đi làm bình thường và dành được khá nhiều thời gian cho “công tác” làm đẹp.
Thứ hai, có thể học mẹ Pháp để dạy con về tính kỷ luật. Theo quan điểm của mẹ Pháp, kỷ luật chính là nền tảng của việc dạy dỗ và chăm sóc con cái.
Mẹ Pháp không cảm thấy có vấn đề gì nếu từ chối những yêu sách của con trẻ và họ có cùng quan điểm về cách nói từ “không” với đứa bé. “Không” được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là “không được”, “không thể” và đứa trẻ nhất định phải nghe theo.
Điều thú vị là trẻ con ở rất nhiều nơi trên thế giới có thể đòi quà bất cứ khi nào bé muốn, thì trẻ con Pháp thường chỉ đòi quà duy nhất hai lần trong năm, là quà sinh nhật và Noel. Nếu chúng tham lam hơn thì thậm chí có thể bị phạt.
Mẹ Pháp cũng sẽ tét mông trẻ nếu bé hư và quan trọng nhất là cái uy trong câu nói “không” của cha mẹ.
Qua các bữa ăn, trẻ cũng được giáo dục về tính kỷ luật. Như mọi thành viên trong gia đình, trẻ Pháp có 4 bữa một ngày: bữa sáng lúc 8h, bữa trưa 12h, bữa chiều lúc 4h và 8h là bữa tối.
Và trong khuôn khổ những gì được làm và không được làm của trẻ, cha mẹ chính là người giám sát nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, bên trong khuôn khổ này, mẹ Pháp vẫn cho con mình được tự do, thoải mái làm những gì chúng thích.
Thứ ba, có thể học mẹ Pháp để dạy con lối cư xử lịch thiệp. Trong gia đình Pháp, trẻ con cũng chỉ là một thành viên như mọi thành viên khác. Chúng không phải trung tâm của tất cả mọi người, cũng không phải “cái rốn của vũ trụ”.
Điều đó đồng nghĩa với việc, trẻ cũng phải tôn trọng nhu cầu của các thành viên khác, cư xử một cách “biết điều” để nhu cầu của các thành viên khác trong gia đình không bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn, buổi tối trẻ có thể ở chung phòng với cha mẹ, nhưng đến giờ ngủ, trẻ phải về phòng mình và nhường lại không gian riêng tư. Với các mẹ Pháp, đó là điều hiển nhiên.
Nết ăn của trẻ Pháp cũng rất nhã nhặn. Chúng ngồi ngoan ngoãn và biết chờ đợi đến lượt được phục vụ. Mẹ Pháp thay vì la ó các con “trật tự” hay “đừng làm thế này, phải làm thế nọ”, họ thường chỉ cần nói “hãy đợi đến lượt”.
Nói chung, trẻ Pháp được dạy dỗ rất cẩn thận về lối cư xử lịch thiệp trước khi thưởng thức bữa ăn. Trẻ được giáo dục về cách nói “cảm ơn”, “xin chào”, “xin lỗi”, ngay từ khi mới bập bẹ những tiếng đầu đời.
Muốn trình bày vấn đề gì đó, trẻ cũng đợi cha mẹ (hoặc người lớn) kết thúc câu chuyện của họ trước khi mở lời. Điều đó lý giải tại sao, trẻ Pháp thường nhận được nhiều lời khen về thái độ lịch thiệp.
Ngoài ra, mẹ Pháp cũng rất tôn trọng thế giới riêng của con. Mẹ Pháp không bắt con học rộng, biết nhiều, điểm số cao chót vót. Mẹ Pháp muốn con phát triển tự nhiên và đầu tư nhiều cho đời sống tinh thần phong phú.
trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị
Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.
Mẫu giáo
Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.
Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).
Tiểu học và Trung học
Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.
Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.
Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.
(Ảnh: Internet)
Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...
Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...
Hoạt động ngoại khóa
Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.
Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.
Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.
Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.
Dạy con tự lập
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy con từ thuở lên 3
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Làm sao dạy con biết vâng lời
Dạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khó
Dạy con chào hỏi
(ST)