Cách dạy con 7 tuổi giúp con vâng lời, ngoan ngoan
Phương pháp dạy con bắt đầu vào lớp 1
Cách dạy con ngang bướng cha mẹ nên biết
Lí giải cho điều này người ta chỉ có thể đổ lỗi cho cái sự quá sung túc của người Singapore. Ngoài việc mang lại cho người dân một cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn, mặt trái của sự giàu có đã tác động sâu sắc đến đời sống của người dân nói chung, và giới trẻ nói riêng, tạo ra một tâm lý tiền là giải pháp cho mọi vấn đề.
Tuy vậy, cũng không thể trách giới trẻ Singapore bởi lẽ những câu chuyện về kiểu cư xử thực dụng và sòng phẳng như vậy từ lâu đã phổ biến ở đây. Ngay trong thời kì Singapore chưa giàu có và phát triển như hiện nay thì nhiều học sinh trung học đã là những tín đồ trung thành của các loại hàng hiệu như đồng hồ Rolex, túi Gucci hay nhiều loại hàng hoá tên tuổi khác.
Tiến sĩ Tony Tan, phó thủ tướng Singapore, đã từng kể về việc ông được chứng kiến một học sinh dám đốt một tờ 5 đô để “loè” chúng bạn về sự giàu có của bố mẹ. Không chịu thua bạn kém bè, một học sinh khác lập tức đốt ngay một tờ 50 đô để làm cậu bé kia lác mắt.
Suy nghĩ “nếu có vấn đề gì, chỉ việc ném tiền vào là giải quyết được” có vẻ ngày càng phổ biến. Nguy hiểm hơn, nó được chính các bậc cha mẹ truyền lại cho con cái mình.
Lấy trường hợp của cậu bé 9 tuổi Jeremy Tio làm ví dụ. Gần đây, cậu bé cùng 3 anh chị em họ bị lạc ở điểm tham quan Frasers Hill ở Malaysia. Khi được tìm thấy, cậu bé xúc động ôm lấy người đã cứu mình và nói: “Cháu yêu cô”. Tuy nhiên sau đó chú bé đã cho mọi người choáng váng khi nói với vị ân nhân của mình: “Nếu cháu đưa cô tiền, cô sẽ đưa cháu về nhà chứ?”
Câu chuyện đã làm dấy lên nỗi lo lắng về cách thức các bậc cha mẹ Singapore nuôi dạy con cái mình. Rất ít người chê trách Jeremy vì những lời nói của chú bé vì chú vẫn còn nhỏ và vì tình cảnh mà chú bé vừa mới trải qua. Tuy nhiên, những lời nói quá trần trụi của cậu bé con lại khiến toàn xã hội, hệ thống giáo dục và các bậc cha mẹ phải xem xét lại cách thức nuôi dạy các mầm non của đất nước.
Trên một diễn đàn trên Interrnet, có người đã viết rằng: “Đằng sau câu chuyện là một sự chua xót của toàn xã hội bởi chỉ mới ít tuổi như thế nhưng Jeremy đã hiểu được sức mạnh của đồng tiền”.
Một người khác trả lời: “Không thể trách Jeremy. Nó chỉ là nạn nhân của lối sống thực dụng, coi tiền là tất cả của chúng ta. Tôi nghĩ khi lớn lên, Jeremy sẽ trở thành một công dân Singapore điển hình. Nó đánh giá cao giá trị của đồng tiền”.
Những người khác thì ít phê phán hơn, họ lí luận: “Khi bạn tuyệt vọng, sợ hãi, đói rét... liệu bạn có nghĩ gì thông suốt? Huống chi là một đứa trẻ!”
Mặc dù vậy, ý kiến chung của mọi người là: “Nó nghĩ tiền có thể giải quyết được mọi vấn đề và tiền có thể sai khiến người ta làm bất cứ việc gì”.
Có lẽ, thái độ coi trọng đồng tiền đó cũng bắt nguồn từ chính sách dùng đồng tiền để chống tham nhũng của chính phủ. Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu vẫn thường nói rằng trả tiền nhiều là cách tốt nhất để các quan chức không tham nhũng và hối lộ.
Các bộ trưởng và công chức Singapore là những người có mức lương cao nhất thế giới. Chẳng hạn, một bộ trưởng của Singapore được trả lương hơn 1 triệu đô la một năm, còn lương của thủ tướng và các quan chức cao cấp hơn thì gấp đôi số đó. Trong khi đó, lương của tổng thống Mỹ thường chỉ dao động từ 400.000 đến 700.000 đô la.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, tiền bạc, sự sung túc không phải là cứu cánh cho tất cả. Đến một lúc nào đó, người Singapore sẽ phải xem lại cách giáo dục và thái độ đối với đồng tiền của giới trẻ. Chứ không, như nhiều người vẫn lo lắng, sẽ có ngày bọn trẻ con sẽ đòi bố mẹ tiền “bo” khi chúng hút bụi cái phòng của chúng!