Cách dạy con học tiếng anh hiệu quả trẻ hào hứng, yêu thích

Cách dạy con học tiếng anh hiệu quả trẻ hào hứng yêu thích. Bố mẹ không nên dạy con theo kiểu học dịch như Con mèo là gì, trời mưa là gì... Bé có thể thuộc nhiều từ, nhưng vẫn chưa biết tiếng đâu nhé!


 


CÁCH DẠY CON HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ TRẺ HÀO HỨNG YÊU THÍCH

Chia sẻ một số phương pháp dạy bé học tiếng Anh từ khi còn nhỏ!


 1. Thẻ tranh và từ: Mẹ chuẩn bị một số thẻ hình chiếc ô tô, con vịt, con hổ...  bằng tiếng Anh có một mặt là tranh và một mặt là từ. Mẹ có thể dạy con mỗi ngày 3 - 5 thẻ bằng cách gây sự tò mò chú ý bằng những câu diễn tả như:" I have an animal, it is very fierce" - It is a tiger... mẹ vừa nói vừa làm động tác gây sự chú ý cho con và sau đó thì cho con đoán và lật tranh cho con xem. Nếu bé đoán đúng thì bé sẽ rất vui khi được mẹ thưởng một cái thơm vào má hoặc một hình sticker nhé. .... Sau khi dạy con hết 3-5 tranh thì mẹ hãy lật từng trang và đọc rồi yêu cầu con đọc lại. Mẹ nhớ là mỗi lần dạy con chỉ yêu cầu con đọc 1,2 lần trong vòng 5 phút là tối đa thôi sau đó cất thẻ đi ngay để tới lúc khác lại lấy ra dạy con tiếp. Đừng bắt con phải nhớ các từ đó ngay trong lần đầu dạy sẽ khó cho con và nếu dạy con nhiều quá một lúc sẽ làm con nhanh chán sẽ không hiệu quả..../

Có thể dạy tiếng anh xung quanh cuộc sống của bé
 

2. Đồ chơi: Ngoài việc dùng thẻ tranh/từ để dạy con ra mẹ có thể tìm mua một số đồ chơi như chiếc ô tô nhựa, con vịt/gà... và mẹ giấu ở trong một chiếc hộp rồi cũng gây sự tò mò cho con rằng mẹ vừa mua được cái gì cho con này "I have an animal, it is very fierce". Cũng như trên mẹ chỉ dạy con đọc 1,2 lần thôi nhé rồi để lúc khác dạy tiếp con sẽ hứng thú hơn.

3. Trò chơi: Sau khi dạy con một số con vật, các loại quả,.. bẳng tranh/ đồ chơi thì đến một ngày khác mẹ hãy cho con tham gia chơi trò chơi ví dụ như trò "ai nhanh hơn" (nếu có 2 bạn chơi cùng là tốt nhất, nếu không thì cho 2 bố con cùng chơi cũng được). Mẹ chuẩn bị 3-5 bức tranh đã dạy con và đặt cách chỗ con đứng khoảng 1-2m. Sau đó mẹ đọc tên con vật nào thì ai chạy nhanh hơn tới nhặt đúng tranh đó đưa cho mẹ sẽ được thưởng. Ngày trước mình toàn bảo cu Ộp rủ thêm cậu bạn cùng tuổi ở hàng xóm sang học cùng để mẹ dạy cho dễ thôi. Dù sao trẻ con học cũng có bạn bè học cùng thì sẽ ganh đua học và học tốt hơn.

4. Bài hát: Dạy con học tiếng Anh qua các bài hát là phương pháp cực hay và giúp con nhớ lâu hơn. Nhất là khi mẹ cần dạy con học bài về các bộ phận cơ thể thì mẹ có thể dạy con bài "head, shoulders, knees and toes" trong đĩa "Singing all together 1" rất hay, trong đĩa đó lại có cả thầy giáo người bản xứ luyện cách phát âm từng bộ phận cơ thể nữa hay lắm.

Trên đây chỉ là một số phương pháp trong rất nhiều phương pháp khác nhau giúp mẹ cùng bé học tiếng Anh một cách tốt nhất. Như một mẹ có bạn Bo đang học tại trung tâm chia sẻ "Phương pháp thì có rất nhiều nhưng quan trọng bước đầu tiên vẫn là phải làm cho Bé yêu học tiếng anh, từ ngày cho bé đi học tại Trung tâm Popodoo việc học tiếng anh tại nhà của mình và Bo vui như Bo được đi siêu thị vậy, hơn thế nữa không phải mẹ phải nhắc Bo học mà Bo gặp chủ đề gì cũng hỏi mẹ tiếng anh nói như thế nào...mình vui lắm..!"Chúc các mẹ và các con sẽ có những buổi học và chơi với tiếng Anh thật hiệu quả nhé.

 Tư vấn cách dạy con học ngoại ngữ giỏi

Dạy con học ngoại ngữ

Khi bé con bắt đầu đi học lớp 1, ngoài việc tập đọc, tập viết tiếng Việt, hiện nay, bố mẹ nào cũng băn khoăn về việc học ngoại ngữ của con. Các bậc phụ huynh đều muốn con mình nhanh chóng biết và giỏi ít nhất là một ngoại ngữ ngay từ những bậc đầu tiên của tiểu học. Trong tương lai, nhiều người muốn cho con đi du học. Không kể những người cho con theo học các trường quốc tế, nhiều người sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn để con được học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ có giáo viên nước ngoài hoặc học bằng các phương pháp tiên tiến.

Tuy nhiên, bất luận cách tiếp cận vấn đề này thế nào, dù là gia đình khá giả hay bình thường, theo tôi, việc học ngoại ngữ của trẻ ở những lớp đầu tiên của bậc tiểu học vẫn cần có được một cách nhìn nhận đúng ở góc độ tâm lý của phụ huynh. Đó là:

- Ngoại ngữ, dù là thứ tiếng phổ biến nhất như tiếng Anh đi chăng nữa, cũng vẫn chỉ là … ngoại ngữ! Nó không phải là chìa khóa mở được hết thảy mọi tòa lâu đài kiến thức. Vì thế, chớ gây áp lực cho con, rằng bằng bất kỳ giá nào con cũng phải giỏi ngôn ngữ mà bố mẹ lựa chọn. Có thể bạn không tin, nhưng cũng như người lớn, đứa trẻ cũng có những thiên hướng khác nhau, thậm chí cả trong việc chọn môn ngoại ngữ nào hợp với mình. Hoặc đơn giản là bé thích.

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olimpya” có câu hỏi bắt buộc về tiếng Anh. Tôi lấy làm thắc mắc. Như vậy, những em chỉ học tiếng Nga hoặc Pháp đều không có cơ hội tham gia? Thực ra, điều này xuất phát từ tâm lý “Tiếng Anh ai cũng phải biết!”. Đối với một đứa trẻ, chớ nghĩ đến từ “phải”, mà hãy nghĩ đến từ “thích”. Đó là nguyên tắc đầu tiên quan trọng. Hãy làm sao cho con thấy hứng thú với môn học. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu “cua” dạy con hoặc đưa con đi học thêm ở nhóm nào đó, bạn hãy mua sách truyện, phim được xuất bản bằng tiếng Anh  cho bé đọc, xem một thời gian, kích thích sự tò mò của bé đối với môn học.

- Mỗi đứa trẻ có một năng khiếu khác biệt. Có bé tiếp thu về ngôn ngữ rất nhanh, có bé lại chỉ thích các con số…v..v.. Vì thế, đừng đòi hỏi con mình phải phát âm quá hay, nghe nói quá siêu. Hãy kiên nhẫn và … bình tĩnh với việc học ngoại ngữ của bé. Đừng đánh giá trình độ tiếp thu bài của bé chỉ qua việc học ngoại ngữ. Nếu con bạn chưa tỏ ra xuất sắc, chớ tỏ ra thất vọng một cách lộ liễu hay lấy thành tích của các bé khác ra làm gương.

Những nguyên tắc cơ bản về phương pháp dạy ngoại ngữ cho trẻ

1. Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình không lồng tiếng Việt. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học.

2. Khối lượng kiến thức mới đưa vào một buổi học không quá nhiều, theo một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuyễn có ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau. “Thời lượng” một buổi học cũng chỉ nên là 40-45 phút.

3. Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì? Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ câu: Hôm nay trời mưa…v…v”. Với kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, nhưng vẫn chưa phải là “biết tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.

Học bằng tình huống. Cô giáo hoặc bố mẹ đừng ngại ngần dùng ngoại ngữ trò chuyện với bé trong những khoảng thời gian định sẵn, độ 1, 2 tiếng một ngày chẳng hạn về một chủ đề nhất định. Mạnh dạn nói với trẻ nhiều điều, bé sẽ hiểu bạn chỉ qua một vài từ chìa khóa. Đây là nguyên tắc quan trọng.

Hãy tích cực dùng hình ảnh, màu sắc và xây dựng các tình huống, bé sẽ tiếp thu rất tự nhiên. Ví dụ, bé học tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên “rabbit” là con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!

4. Nếu có điều kiện, hãy cho con tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng con đang học để con tiếp thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Nhưng luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm vào đầu từ lúc nào chứ không nhất thiết phải kèm như kèm… kem, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến trẻ chán học.

Tuy vậy, bạn cũng đừng băn khoăn nếu ở lớp Mẫu Giáo, người dạy ngoại ngữ cho con bạn không phải là người nước ngoài. Cho dù cô giáo người Việt nói chuẩn hay chưa chuẩn, thì con bạn vẫn có cơ hội nắm bắt được cách phát âm chuẩn nếu ở nhà bạn cho bé nghe bài hát, xem phim hoạt hình… Bé sẽ biết cách tự điều chỉnh rất nhanh. Đó là cơ chế tiếp thu tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi này.

Rất nhiều các bậc phụ huynh cho con đi học tiếng Anh ở TT Quốc tế từ khi còn nhỏ (Ảnh: TH)

5. Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo và lớp 1, 2 tiểu học, hãy dùng các công cụ giảng dạy trực quan (các hình vẽ, các tấm ảnh, vật dụng, đồ chơi, các con bông…) và tăng cường các hoạt động tập thể. Không cần phải bắt trẻ ngồi viết vào vở với những nguyên tắc ngữ pháp khô khan như kiểu học của người lớn.

6. Thận trọng với việc đánh giá, chấm điểm. Đừng dùng điểm số hoặc các kiểu “sát hạch, truy bài” tạo áp lực cho trẻ và cho chính mình. Càng ít áp lực, trẻ học càng “vào”. Hãy kiểm tra bài bé bằng những hình thức khác vui nhộn. Tuyệt đối không chê bai, phê phán, so sánh bé với bạn khác.

7.  Bạn có thể dạy con cùng một lúc 2 ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình nói tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh) nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.

Một số trò chơi đơn giản bố mẹ và con có thể chơi ở nhà để củng cố kiến thức về ngoại ngữ.

Số lượng người chơi có thể rất ít, chỉ mẹ và con hoặc cả nhà:

-          “Đây là ai?”: Bạn đề nghị bé đoán thông qua hành động và việc bắt chước tiếng kêu của con vật. Ví dụ: Mẹ kêu: “Meo meo”, bé reo lên: “Đây là con mèo” (bằng tiếng nước ngoài). Đừng quên kêu lên “đúng” hoặc “ồ, sai rồi” bằng ngôn ngữ ấy. Có thể đổi vai, bé là người “ra đề”, mẹ đoán. Đôi lúc hãy thử nói sai để bé “chỉnh” bạn.

-          Học cùng bóng: (chơi 2 người hoặc nhiều người đều được) đề nghị các bé đứng xung quanh, cách vài bước, bạn đứng giữa, cầm một quả bóng nhỏ. Mỗi lần đặt câu hỏi, hãy tung cho một bé. Bé bắt được và nghe câu hỏi, sau đó ném quả bóng trả lại cho bạn, vừa ném vừa trả lời. Và cứ tiếp tục thế với những bạn khác. Tâm lý vui nhộn khi chơi kích thích trí não bé làm việc nhanh và hiệu quả hơn.

-          Kể chuyện nối từ: Khi bé chưa biết nhiều từ vựng để có thể nói cả câu dài, bạn có thể dùng tiếng Việt làm cầu nối. Ví dụ, chơi trò kể chuyện cổ tích để học tiếng Anh: Ngày xửa ngày xưa, có một… (đưa hình ảnh chú bé, trẻ nối” a boy”) “Chú bé ấy nuôi một… (đưa hình ảnh con chó, trẻ nối “a dog”)…

-          “Nhà vua cần…”: cho trẻ một số đồ vật như cái bút, quyển vở, các con bông. Sau đó bạn là nhà vua, đòi các “thần dân” đem đến cho mình những vật mình cần. Bạn nói: “I need a pen” chẳng hạn, bé sẽ lập tức đáp ứng. Có thể đổi vai với bé.

-          Trò chơi chỉ đường tìm đến kho báu: mục đích là củng cố các từ ngữ chỉ phương hướng. “Kho báu” có thể là một món đồ chơi mới nào đó, bạn giấu trong cái hộp để ở phòng ngủ. Hãy hướng dẫn bé qua hiệu lệnh (nói bằng ngoại ngữ mà bé học): đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, lùi lại. Cứ mỗi một lệnh phát ra, bé đi một bước. Hãy cố tình nói nhiều hướng để bé đi lung tung trước khi đến được đích, tạo một hành trình dài thú vị. Có thể đổi vai với bé.

Đơn cử một vài ví dụ như thế, tôi tin rằng, trong quá trình chơi với trẻ, các bậc phụ huynh sẽ nảy ra ý tưởng về nhiều trò chơi thú vị hơn khiến việc học ngoại ngữ của con trở thành niềm vui bất tận đối với cả nhà.

 

Dạy bé học tiếng anh ở nhà đúng cách và hiệu quả nhất

1

Trẻ em học tiếng Anh qua phương pháp vui học là chính, vì vậy Smart Kids Centre xin chia sẻ các phương pháp giúp cha mẹ dạy bé học tiếng anh ở nhà đơn giản mà cực kỳ hiệu quả nhé.

1.Nguyên tắc dạy trẻ học tiếng anh:

- Học ít nhưng học đều đặn mỗi ngày:
Bố mẹ thiết lập thói quen học tiếng Anh như một hoạt động đều đặn diễn ra hàng ngày và có tổ chức. Đặc biệt là học khoảng 30 phút trước khi ngủ là rất hiệu quả vì những gì bé nhớ được sẽ in vào tâm trí bé ngay cả khi bé ngủ.
- Không gây áp lực:
Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng khác nhau. Có đứa trẻ thích âm nhạc, có khả năng thẩm âm, tiết tấu nhanh. Nhưng cũng có đứa trẻ đam mê các hình khối hoặc có trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, nếu con bạn không thể nhớ được một từ tiếng Anh mà bạn đã nhắc đi nhắc lại thì đấy là chuyện bình thường. Bạn nên nhớ, gây áp lực phản tác dụng với trẻ trong trường hợp này.
- Dạy trẻ thứ trẻ thích:
Nếu trẻ chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh thì chẳng có lý do gì khiến trẻ ghét bỏ môn học này. Vì vậy, nếu có ý định dạy con tiếng Anh, bạn hãy tạo sự tò mò và thích thú cho bé bằng các loại sách, truyên, bài hát trẻ em được xuất bản bằng tiếng Anh. Nên nhớ, khi bé đã thích thì bạn không muốn con học cũng không được.
- Không so sánh:
Bạn đừng đem con mình ra so sánh với đứa A, đứa B - con của đồng nghiệp. Nhắc lại một lần nữa, con bạn khác với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy đánh giá trẻ với chính trẻ ngày hôm qua để xem bé đã tiến bộ hay chưa.

2.Phương pháp giúp trẻ học tiếng anh  tốt nhất:

- Nói tiếng anh với trẻ hàng ngày:
Dạy trẻ thông qua trò chuyện, qua các tình huống hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với con trong công việc hàng ngày thì theo một cách tự nhiên, trẻ sẽ hiểu được cái bạn muốn nói do liên hệ các từ, các câu với sự vật, sự việc hay hành động.
- Môi trường học tập lý tưởng: 
Cần tạo một môi trường học tập yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng tự nhiên, không bị ảnh hưởng bên ngoài.Bé được một góc học tập riêng gồm cả bàn, ghế thì tốt nhưng nếu chỉ để bé ngồi học ở đó thì đôi khi bé sẽ không thích, như mình thì mua cho bé một cái bàn gấp nhỏ, dùng xong lại tự gấp lại.
- Sử dụng mạng internet:
Hãy hướng con vào các game dùng tiếng Anh. Một web hay không chỉ dạy bé học từ mà cả toán, các câu đơn giản tiếng Anh. Đặc biệt là giọng đọc thì cực chuẩn rồi.
- Đọc sách, truyện cùng với trẻ:
Việc học tiếng Anh cần đa dạng mỗi ngày, có thể hôm nay xem chơi Internet, hôm sau đọc sách hay truyện tiếng Anh hoặc từ điển bằng tranh …
Trong khi đọc, có thể đặt câu hỏi cho con. Đọc sách giúp tăng niềm đam mê học tiếng Anh cho con và tăng vốn từ vựng nhanh chóng, tất nhiên bố mẹ cũng cần xem trước cách phát âm từng từ nhé, không thì lại thành phản tác dụng …
- Trẻ em học tiếng anh qua phương pháp vui học là chính:
Hãy biến tất cả những thứ bạn muốn dạy con thành trò chơi.Đó là cách "lừa" trẻ học thành công và đem lại nhiều niềm vui cho cả mẹ và con. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học.
- Giúp con ôn tập,làm bài tập về nhà:
Đưa ra một thời gian cố định dành cho làm bài tập hay ôn bài. Trong thời gian này bố mẹ cố gắng học cùng con, tránh đưa ra câu trả lời trực tiếp. Thay vì đó nên đặt câu hỏi giúp trẻ dần dần đưa ra câu trả lời.Ví dụ : thay vì hỏi con: Quả táo đọc là gì ? thì bố mẹ phải hỏi : what is this ? – vì đó là câu mà giáo viên dạy trên lớp và trẻ sẽ nhanh chóng có câu trả lời chính xác.

Với sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế giới trong thời kỳ mở cửa, nhu cầu học tiếng Anh cho trẻ em không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa.

Việc học và thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu  cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng  đầu để tiến vào tương lai.

Tuy nhiên, để giúp người học đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu yêu cầu. Bài báo này tập trung vào đối tượng người học là trẻ em và việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em. Dựa vào yếu tố tâm lý lứa tuổi và các đặc trưng riêng biệt của trẻ em, bài báo đề nghị áp dụng một số hoạt động vui chơi vào việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em như là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của người học.

Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho trẻ em học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ quan trọng hơn là làm sao để tìm được một môi trường tốt nhất và một phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho trẻ em.

Xin lưu với phụ huynh một số phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em:
- Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt.
- Nguồn tiếng Anh phải chuẩn (băng đĩa chuẩn, người nước ngoài – vì trẻ học phát âm sai từ đầu sẽ rất khó sửa)
- Khi cho trẻ học tiếng Anh tuyệt đối ko dịch nghĩa sang tiếng Việt. Hãy để trẻ hiểu bằng khái niệm.
- Bạn có thể cầm quả táo - hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với trẻ: "Apple" - nhưng tuyệt đối ko dịch "word by word" kiểu: "apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam, bus là xe buýt"
- Hãy dùng ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải chứ đừng là một môn học riêng biệt. Hãy cho con học bằng ngôn ngữ đó thay vì học ngôn ngữ riêng biệt.
- Đây là giai đoạn trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ 2: hãy cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh: nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát, khi trẻ vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào trẻ một cách tự nhiên nhất. Trẻ sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: "clap your hand" "turn around" "sit down".
Các bài hát nên có từ ngữ đơn giản, tiết tấu vừa phải để trẻ có thể nghe rõ lời và hát theo được.
- Cho trẻ làm quen với từ mới qua tranh ảnh, qua vật thể: chỉ vào quyển sách và nói " a book", chỉ vào bức tranh con chim và nói "a bird" nhưng tuyệt đối ko dịch nghĩa từ đó sang tiếng Việt – hãy để trẻ học bằng khái niệm. Ví dụ nó sẽ hiểu 1 vật có nhiều trang, có chữ, có tranh được gọi là "book", 1 con vật có cánh, có mỏ, có lông, đậu trên cây được gọi là "bird".

Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho trẻ em để việc dạy và học có hiệu quả.
1. Chơi hơn dạy.
Chính xác phải nói đây là phương pháp "Dạy mà không dạy", trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.
Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh cho trẻ em.
3. Học cụ hơn giáo trình.
Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.
Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích trẻ nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.
Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
4. Nói nhiều hơn nghe-viết.
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.
Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp trẻ phát âm chuẩn. Qua đó trẻ em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn.
Một cách hạn chế việc dạy tiếng Anh cho trẻ em phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...
5. Bắt chước hơn ngữ pháp.
Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ em, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để các em tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của trẻ, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.
6. Vui hơn cho điểm.
Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là "hôm nay được bao nhiêu điểm" hơn là "hôm nay học có vui không, có gì mới không" như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.
Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên trẻ nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, trẻ có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.

Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho trẻ em như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh cho trẻ em để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho trẻ học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh cho trẻ em


THAM KHẢO THÊM:

Cách mẹ Gấu dạy con học toán cực siêu

Gấu năm nay chuẩn bị vào lớp 1, mặc dù chưa biết viết nhưng đã làm toán rất siêu.

Gấu năm nay chuẩn bị vào lớp 1, mặc dù chưa biết viết nhưng đã làm toán rất siêu. Khi được hỏi thì mẹ Gấu chia sẻ, mình rất thích dạy con học toán để cháu sớm phát triển tư duy, nhưng các mẹ đừng nghĩ học toán là phải biết mặt số rồi cộng trừ nhân chia, mà với các bé trong độ tuổi mầm non thì chỉ đơn giản là các bước sau đây:

1.  Bắt đầu từ các thuật ngữ toán học đơn giản và cơ bản nhất

Ngay từ khi dạy Gấu tập nói, mẹ đã chỉ cho bé cách nhận biết các sự vật, hiện tượng và dùng đúng từ ngữ để mô tả các khái niệm cơ bản như to – nhỏ, nặng – nhẹ, cao – thấp, đầu tiên – cuối cùng, nhiều – ít, toàn bộ và không gì cả.

2. Dạy con tập đếm

Gấu biết đến khái niệm về các con số đầu tiên không phải thông qua cách nhận mặt số mà là qua cách mẹ dạy tập đếm. Ban đầu, mẹ Gấu cùng con chơi trò học thuộc lòng các con số từ 1 đến 10, đếm xuôi rồi đếm ngược. Sau đó thì nâng dần lên đến hàng chục. Với bước này, các mẹ không cần đòi hỏi trẻ phải hiểu được giá trị của các con số mà đơn giản trẻ chỉ cần thuộc lòng là đủ. Giúp trẻ dễ thuộc mẹ có thể dạy bé thông qua bài hát “Năm ngón tay ngoan” hoặc là luôn chỉ vào các đồ vật trong nhà và đếm cho vui. Điều này sẽ giúp trẻ học được tên và chuỗi các con số.

Gấu năm nay chuẩn bị vào lớp 1, mặc dù chưa biết viết nhưng đã làm toán rất siêu. (Ảnh minh họa).

3. Dạy trẻ đếm có ý nghĩa

Nếu bước tập đếm ở trên, mẹ chỉ cần con đếm thuộc lòng thì khi trẻ lớn hơn một chút mẹ hãy bắt đầu giúp trẻ hiểu khái niệm về các con số. Ở nhà, mẹ Gấu thường hay chơi trò đếm đồ vật với Gấu. Đồ vật tập đếm của Gấu có thể là các bạn thú nhồi bông hay những chiếc xe ô tô ngộ nghĩnh. Khi mới làm quen thì hai mẹ con vừa nhặt từng món đồ chơi bỏ vào giỏ vừa đếm. Lúc đầu đơn giản chỉ là khoảng 2 - 3 đồ vật, sau đó nâng dần lên các số lớn hơn. Dần dần mẹ Gấu để ý khi chơi một mình con cũng học đếm và không chỉ đếm đồ chơi nữa mà Gấu đếm tất cả các đồ vật trong nhà.

4. Nhận biết khái niệm về con số “tổng”

Kết thúc của trò chơi đếm đồ chơi trong giỏ, mẹ Gấu thường nhấn mạnh lại con số cuối cùng và nhắc Gấu: “Vậy là có tất cả 4 chiếc xe ô tô con nhé”. Thay đổi phương pháp, đầu tiên, mẹ dàn hàng 2 chiếc xe ô tô đồ chơi trên mặt sàn, thêm 1 và yêu cầu Gấu đếm lại từ đầu rồi hỏi con có mấy chiếc xe. Tiếp đó mình lại thêm một chiếc xe nữa và lặp lại câu hỏi tương tự.

5. Thêm và bớt đồ vật trong một tập hợp

Để việc dạy trẻ phép cộng, phép trừ khi trẻ mới 4 tuổi không cứng nhắc và khó khăn, mẹ hãy gắn những con số vào các đồ vật thực tế trước mặt trẻ cùng những câu chuyện để trẻ có những tưởng tượng lý thú.

Ví dụ, có lần mua được 1 túi cà rốt về thấy Gấu lăng xăng ra đòi mẹ cho chơi cà rốt. Thế là mẹ dùng luôn túi củ mới mua làm dụng cụ học cho con. Bài học bắt đầu với câu chuyện về thỏ mẹ và thỏ con, thỏ mẹ vào rừng kiếm được 3 củ cà rốt tươi ngon, về đến nhà lại được thỏ bà cho thêm 1 củ, rồi thỏ con ăn 2 củ, cuối cùng thì còn bao nhiêu củ cà rốt. Vì bé chưa thể hình dung ra các con số trong đầu và tính nhẩm ngay được nên mẹ cứ để bé làm các phép cộng trừ bằng cách đếm các củ cà rốt trước mặt.

Chơi với các con số giúp trẻ học toán tốt hơn (Ảnh minh họa).

6. Phân loại đối tượng

Để giúp bé tăng khả năng nhận biết các đồ vật đồng dạng hoặc có cùng đặc tính, mẹ nên hướng cho bé các trò chơi như sắp xếp các bút chì cùng màu vào cùng một nhóm hoặc xếp các miếng ghép hình có cùng hình khối vào một nhóm. Thông thường các bé cũng khá hứng thú với trò chơi này.

7. So sánh các đối tượng

Gấu rất thích khoe với mẹ mỗi khi nhận ra đồ vật này to lớn, cái kia nhỏ hơn, quyển sách này nặng, quyển sách kia nhẹ, đôi giày này cao, đôi dép kia thấp,… Giúp con có khả năng so sánh tốt như vậy là nhờ mẹ thường xuyên đặt hai đồ vật có sự chênh lệch rõ rệt trước mặt gấu rồi hướng dẫn con dùng các mẫu câu so sánh. Không dừng lại ở 2 đồ vật mình còn tăng thêm nhiều đồ vật khác nữa để con sắp xếp theo thứ tự tính chất tăng dần hoặc giảm dần.

8. Dạy con cách ước tính

Đây là một bài toán khá khó đối với trẻ, nhưng để kích thích khả năng phán đoán của con thì mẹ đừng ngần ngại hỏi trẻ: “Con có đoán được trong tay mẹ có bao nhiêu chiếc kẹo không?” hay “Đố con biết có bao nhiêu con búp bê trong tủ đồ trưng bày ở siêu thị?”. Ban đầu, bé có thể đưa ra những con số không tưởng, nhưng mẹ đừng cười bé mà hãy cùng trẻ khám phá ra con số thực và lặp lại câu hỏi này trong những hoàn cảnh tương tự để bé dần đưa ra những đáp án đúng nhất.

9. Dạy bé cách đo lường

Một “bài toán nâng cao” nữa cho các bé mà mẹ đừng bỏ qua đó là hướng dẫn con làm quen với các cách thức đo lường với 1 cây thước kẻ hoặc một chiếc cốc có đánh dấu thể tích nước.




 

Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học từ vựng Tiếng anh hiệu quả
Kinh nghiệm ôn thi đại học môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học phát âm Tiếng Anh cực chuẩn



(ST)
để nhỡ và nắm chắc ngũ pháp tiếng anh lớp 6,7,8,9 thì cần học như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Theo mình, kinh nghiệm học tiếng Anh tốt nhất là bạn phải quan tâm đến kỹ năng nghe nói, cố gắng tìm các phim, video để nghe,xem. trường hợp nghe không hiểu gì có thể nghe trước và đọc subtitle tiếng Việt, sau đó khi xem đoạn băng tiếng Anh thì có thể bật subtitle. Ngoài ra bạn cần phải giao tiếp không ngại ngần, ko sợ sai, cố gắng vận dụng những thành ngữ tục ngữ .. một cách native nhất có thể. Đối với ngữ pháp, bạm cố gắng hệ thống kién thức một cách khoa học và nên áp dụng các cụm động từ, danh từ vào trong văn nói, viết của mình. trước đây mình ngu tiếng anh lắm, học trung tâm cũng không theo kịp người ta rùi mình mày mò tìm chỗ học trên mạng, mình tìm được hellochao. Ở đây dạy bằng hình thức học có tương tác, giáo viên và học sinh nói chuyện với nhau qua webcam và tai nghe, ngoài học các cấu trúc câu, từ vựng. loại từ, cách đặt câu, nhấn âm mình còn được luyện thêm kĩ năng nghe và nói. Cho nên mình cảm thấy rất hài lòng về cách học này, Tiền học cũng hợp lý và phù hợp. Qua thời gian học, mình thấy page này có ưu điềm: Luyện theo phương pháp nghe-nói-đọc-viết. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phát âm theo người bản xứ. Luyện ngữ pháp theo ngữ cảnh, đơn giản, chi tiết. Hỗ trợ đọc,viết, sữa lỗi cho bạn sau mỗi bài học…. chỉ ngồi ở nhà vẫn có thể học av, với lại kiến thức dễ hiểu, cụ thể… nhờ vậy t/a của mình đã tiến bộ vượt bậc. Chỉ 200k/1 năm, trình độ tiếng anh của bạn sẽ tiến bộ vượt bậc! đăng ký học tại đây: https://www.hellochao.vn/index.php?_r=23748089 hoặc: Lớp học tiếng Anh giao tiếp 360: https://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/?_r=23748089 Từ điển Tách-Ghép Âm: https://www.hellochao.vn/tu-dien-tach-ghep-am/?_r=23748089 Lớp tiếng anh cho trẻ em: https://www.hellochao.vn/tieng-anh-cho-tre-em/?_r=23748089
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận