Cách dạy con khoa học nhất cho trẻ phát triển toàn diện

Cách dạy con khoa học nhất cho trẻ phát triển toàn diện. Cha mẹ là người luôn mong muốn con em mình phát triển toàn diện, trở thành người có tài có đức, nhưng không phải cha mẹ nào cũng thực sự hiểu con để có thể tìm ra phương pháp tốt nhất cho con mình.





CÁCH DẠY CON KHOA HỌC NHẤT CHO TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái








Phương pháp dạy con: Xã hội càng hiện đại thì giữa cha mẹ, con cái dường như càng xa cách và thậm chí rất phức tạp. Không ít các gia đình đã mất đi mối quan hệ tình cảm đạo đức tốt đẹp chỉ vì giữa cha mẹ và con cái không tìm thấy điểm tương đồng.

Có rất nhiều phụ huynh trong lúc tức giận mà quát mắng con : “ Tao đi guốc trong bụng mày”, “ Tao sinh ra mày chả lẽ tao lại không biết mày đang nghĩ gì chắc”, hoặc tiêu cực nói “ Tao là bố mẹ mày, chứ không phải người dưng….” Sự bất đồng giữa cha mẹ và con cái trong một gia đình là điều không tránh khỏi, nhưng nếu cứ tiếp tục để những bất đồng nhỏ lớn dần, nó có thể phá vỡ mối quan hệ truyền thống trong gia đình.  Thậm trí có nhiều em trở nên ghét về nhà, ghét chính những người đã sinh ra mình. Con cái càng lớn thì sự tương đồng trong suy nghĩ và lối sống với cha mẹ càng nhỏ. Sự phức tạp trong mối quan hệ ấy đang ngày càng trở nên nhức nhối đối với cả xã hội.

Những nguyên nhân gây ra sự phức tạp trong mối quan hệ cha mẹ và con cái

Do cha mẹ và con cái không hiểu nhau:

Về phía cha mẹ:

Cha mẹ đang đeo cặp kính của mình cho con cái mình. Những gì cha mẹ cho là tốt nhất thì làm cho con mà không hiểu rằng nó có phù hợp với con cái của mình hay không?

Cha mẹ luôn có suy nghĩ các con còn quá nhỏ, và không thích nghi được với sự lớn nhanh trong suy nghĩ của con cái, dẫn đến áp đặt làm các con có cảm giác ngột ngạt

Yêu thương con cái quá mức: Điều đó khiến các con bị động, thậm trí có những em cảm thấy xấu hổ vì cha mẹ cứ bao bọc ngay cả khi trước mặt bạn bè của con.

Nghiêm khắc quá mức: Bên cạnh việc yêu thương con, có những cha mẹ đang nghiêm khắc quá mức với con cái của mình. Cha mẹ quản lý khắt khe giờ giấc, bạn bè và việc học của con. Tất cả những điều đó khiến các em tìm cách thoát ra khỏi khuôn khổ của cha mẹ.

Về phía các con:

Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những tâm lý và tính cách đặc chưng, đồng thời sự tác động quá lớn của cuộc sống hiện đại khiến cho các em dễ dàng bị thay đổi, và ảnh hưởng.

Làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Xây dựng văn hóa gia đình bình đẳng giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ nên tôn trọng ý kiến cá nhân và tính cách của các con; tạo cho con cảm giác thoải mái và tin tưởng ở cha mẹ của mình.

Cha mẹ cần lắng nghe những tâm sự của con cái, chú ý tới những thời điểm bước ngoặt trong tâm sinh lý của các con. Cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con để nhìn nhận vấn đề. Khi ấy các con sẽ có tâm lý thoải mái và sẵn sàng chia sẻ, tâm sự với cha mẹ.

Cha mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của con cái và tạo cho con thói quen tự lập, độc lập trong suy nghĩ, hành động.

Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con:

Mọi hành động của cha mẹ đều khiến các con bị ảnh hưởng ít nhiều, do đó để tạo dựng hình ảnh cha mẹ mẫu mực, đáng kính và đáng tin trong lòng con cái, cha mẹ cần là một tấm gương trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như cách cư xử, hành động.

Cha mẹ cần phân tích cho con hiểu vấn đề: Bất cứ chuyện nhỏ hay lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến cha mẹ và con cái bất đồng nhau, những lúc như vậy cha mẹ nên kiên nhẫn phân tích cho con hiểu vấn đề và ngược lại cần nghe con nói về những điều bản thân các con trăn trở, ý kiến của các con.

Đáp ứng những nhu cầu vật chất và tình cảm vừa đủ cho con. Tránh tình trạng cha mẹ thiếu quan tâm, hoặc không chăm lo cho con cái khiến các con cảm thấy bị lạnh nhạt, chán nản. Sự quan tâm cả về vật chất và tình cảm của cha mẹ chính là động lực cho con cái trong học tập và rèn luyện đạo đức.

Gia đình là tế bào của xã hội, mối quan hệ đạo đức trong gia đình là nền tảng để hình thành nhân cách mỗi con người. Do đó hãy xây dựng tính cách cho con ngay trong chính quan hệ tình cảm gia đình.

Phương pháp dạy con tính kiên nhẫn








Muốn dạy con biết nhẫn lại thì phải căn cứ vào tuổi tác, Tính cách, sở thích của trẻ. Nắm được những điểm đó của trẻ thì bạn sẽ biết cách dạy cho trẻ bết nhẫn lại trong các trường hợp. Các bậc cha mẹ muốn trẻ có tính nhẫn nại thì chính cha mẹ cũng phải nhẫn lại trong mọi trường hợp để có thể làm gương cho con mình.

Bởi vì sẽ chẳng bao giờ có đứa trẻ nào có tính nhẫn lại trong khi thấy bố mẹ của chúng nóng nảy trong mọi trường hợp. Sau đây chúng tôi xin đưa ra các phương pháp để bạn có thể dạy cho con bạn tính.

Thứ nhất: Rèn kỹ năng giao tiếp

 Giao tiếp là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên được giao tiếp với mọi người bên ngoài. Lúc này, trẻ cần phải kiên nhẫn và học thói quen không được nôn nóng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để người lớn dạy trẻ cách giữ im lặng trong những lúc cần thiết.

Thứ hai: Để trẻ “học” cách chờ đợi

Chờ đợi đương nhiên là sẽ rất sốt ruột và đây là điều mà trẻ không bao giờ thích. Khi trẻ muốn có được một món đồ, bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó của con. Tuy nhiên, thay vì đưa ngay cho con thứ bé muốn thì người lớn hãy dạy trẻ học được một điều rằng “mọi thứ có được chẳng bao giờ là dễ dàng và cần phải chờ đợi”. Hãy để trẻ chờ trong một vài phút và tăng dần số thời gian đó lên. Ngoài ra, mỗi khi con yêu cầu có được thứ gì, bạn cũng hãy ra điều kiện ngược lại. Con sẽ phải hoàn thành bài tập, làm việc nhà hoặc một điều gì đó rồi mới nhận được thứ mình muốn. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học được cách có mọi thứ bằng chính năng lực của bản thân. Nó sẽ giúp trẻ biết chờ đợi là có ích. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của thời gian, nên nhẫn nại và biết mình cần phải chờ bao lâu.

Thứ ba: Biến thời gian chờ đợi thành thời gian sáng tạo

Khi đưa trẻ ra ngoài cùng đi dạo, bạn có thể gặp gỡ một người bạn và cùng trò chuyện với người đó. Lúc này, trẻ sẽ có được một khoảng thời gian tự do. Bạn có thể hướng dẫn con làm một điều gì đó và vờ như không để ý tới bé trong khoảng thời gian này. Hãy quan sát một cách khéo léo xem trẻ sẽ làm gì trong lúc đó. Đây là phương pháp giúp trẻ sáng tạo tư duy và biết tận dụng thời gian. Với những đứa trẻ từ 3 tới 4 tuổi, người lớn hãy thông qua việc làm này để dạy trẻ biết có trách nhiệm hơn với những hành động mình làm.

7 cách dạy con không cần roi dưới đây rất hữu ích cho các bậc cha mẹ:

1. Lùi lại: Hãy nói với con “Bây giờ ba mẹ đang rất cáu, chúng ta sẽ nói sau!” mỗi khi sắp không kìm được cơn giận.

2. Dạy con nghe lời: Thay vì phạt con vì không nghe lời, hãy tìm cách dạy cháu biết làm theo lời cha mẹ.

3. Luôn có tinh thần xây dựng: Luôn nhắc con chứ không phải trách con mỗi khi bé không nghe lời.

4. Giải thích nhưng không dọa nạt: Những nền tảng mà bạn cung cấp cho con luôn giúp con có những hành vi tốt hơn là lời quát mắng.

5. Cố gắng không nổi nóng: Thay vì thấy việc xấu con làm là quá nghiêm trọng, hãy coi đây là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt.

6. Đừng ra lệnh: Không có gì gây khó chịu và kém hiệu quả hơn việc ra lệnh cho con làm gì đó chỉ vì cha mẹ thấy mình là người có quyền ra lệnh.

7. Không xúc phạm khi mắng con: Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Cháu sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.

Phương pháp nuôi dạy trẻ khoa học

Có nhiều bé sở hữu những kỹ năng nghe có chọn lọc tuyệt vời - chúng chỉ nghe những gì chúng muốn và dường như phớt lờ phần còn lại. Nhưng "nghe" là một kỹ năng mà chúng ta có thể giúp con cái mình phát triển.
Cũng như cơ bắp, kỹ năng này cần luyện tập thường xuyên. Bởi vì mỗi đứa trẻ có một tính cách riêng nên chúng sẽ học theo những cách không giống nhau. Có những đứa trẻ chỉ cần đọc trên giấy đã có thể ghi nhớ được, có những bé cần nghe bài học mới tiếp thu tốt nhất, và có những bé cần học bằng hành động. Chúng tôi chia bài viết theo ba nhóm hoạt động phù hợp nhất cho ba nhóm trẻ ấy; tuy nhiên có thể nói bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ được lợi từ cả ba phương pháp:
1. Dành cho bé học bằng… tai
Bạn hãy trò chuyện với con bất cứ khi nào có thể, có thể là kể cho bé nghe một câu chuyện thú vị mà bạn đọc được trên báo hay những chuyện xảy ra trong ngày của bạn.
Thuật lại công việc hàng ngày. Ví dụ: Nếu bé đang ở trong bếp khi bạn đang chuẩn bị bữa ăn tối, bạn có thể nói: "Mẹ cần đong một chén nước vào nồi và đặt lên bếp. Khi nước sôi, mẹ sẽ đổ thêm nước súp vào... " Có vẻ như bé chẳng chú ý gì đến những lời bạn nói nhưng thực ra bé nhập tâm lắm đấy, vậy nên đừng ngạc nhiên nếu một lúc nào đó nghe thấy bé lặp lại những lời bạn đã nói. Và hãy nhớ rằng: Trẻ em bẩm sinh rất giỏi bắt chước, nên hãy cẩn thận trong cách hành ngôn của mình, bố mẹ nhé!

Biến đọc sách trở thành một hoạt động tương tác. Khi đọc sách cho con, bạn hãy đọc to thành lời và dừng lại trước khi sang trang, "Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?" Yêu cầu bé giải thích câu trả lời để biết được bé đã chăm chú lắng nghe câu chuyện bạn kể như thế nào. Nếu bé có vẻ không nhớ rõ về những gì đã nghe thì bạn hãy bắt đầu lại nhé. Dự đoán kết thúc của câu chuyện. Đọc sách cho bé nghe và dừng lại trước khi phần kết hé lộ. Bạn hãy hỏi con dự đoán như thế nào về kết thúc của câu chuyện dựa trên những gì bé đã được nghe trước khi kể nốt câu chuyện. Sau đó, bố mẹ và bé có thể cùng nhau thảo luận về kết thúc ấy. Bé dự đoán có chính xác không hoặc kết thúc có làm bé bất ngờ không? Nếu đó là một kết thúc bất ngờ, hãy cùng con thử điểm lại những manh mối đã được cài vào câu chuyện xem, cũng thú vị lắm đấy. Kể lại một câu chuyện cũ mà bé thích. Hãy kể lại cho con nghe một câu chuyện mà bé đã nghe đi nghe lại vô số lần nhưng vẫn thích. Có điều lần này, hãy ngừng lại trước các chi tiết quan trọng để bé kể tiếp diễn biến của chi tiết ấy. Bạn cũng có thể đọc các câu chuyện và cố tình thay đổi những chi tiết quan trọng để xem mức độ chú ý của bé như thế nào. Nếu phát hiện chi tiết nào không đúng thì bé sẽ không chần chừ mà sửa lại ngay cho xem. Nghe kể chuyện cùng con. Chúng ta dường như không bao giờ thôi thích thú khi được nghe đọc truyện cả, phải không nào. Bạn có thể chính mình đọc truyện cho con nghe; mượn hoặc mua những cuốn sách có băng kèm theo hoặc theo dõi các chương trình truyện kể bé nghe trên đài phát thanh hay các phương tiện truyền thông khác, cách nào cũng có những điểm thú vị riêng của nó.

2. Dành cho bé học bằng… mắt
Cùng "đọc" bài hát. Bạn hãy mua một đĩa / băng nhạc có kèm theo lời bài hát hoặc một quyển sách có nhiều lời bài hát, để cùng bé hát / đọc lời theo nhạc. Cùng xem đĩa / băng hay chương trình truyền hình cho trẻ em. Hiện nay đã có những chương trình thiếu nhi được xây dựng để phụ huynh cũng có thể tham gia. Còn nếu không, bạn vẫn có thể cùng con xem những chương trình phù hợp khác. Trong khi xem, bạn có thể giả vờ không nghe thấy một cái gì đó và nhờ bé kể lại cho bạn.

3. Dành cho bé học bằng… hành động

Nấu ăn cùng bé. Bạn hãy tìm một công thức, đọc các hướng dẫn cho bé nghe, và để bé giúp bạn làm các thao tác như lường, trộn, khuấy, và đổ. Nghe nhạc. Chúng tôi đã được một chuyên gia giáo dục ở Connecticut giới thiệu một loạt vận động sáng tạo, trong đó để nhớ được các động tác biên đạo cho mỗi bài hát, bé phải lắng nghe kỹ các lời bài hát. Không những giúp bé tập lắng nghe mà đó cũng là một dịp thể dục rất vui! Trò chơi lắng nghe. Bạn có thể tiếp tục những trò chơi mà bé yêu thích, như “Tôi bảo, tôi bảo”, tham khảo trang Activity Finder hoặc có thể tìm hiểu thêm về các trò chơi và quy tắc của chúng từ rất nhiều nguồn khác nhau – giáo viên, bạn bè, sách báo…Sử dụng máy ghi âm để chuyển tiếp nh��ng hướng dẫn. Bé có thể phớt lờ khi bạn yêu cầu bé dọn dẹp phòng, nhưng sẽ vui vẻ thực hiện nếu lời yêu cầu phát ra từ một trong những con búp bê mà bé yêu thích hoặc từ một cuộn băng mà bạn tự ghi âm lại. Bé có thể sẽ thấy thật li kỳ khi bật băng ghi âm và nghe thấy bạn nói, "Con hãy sắp xếp búp bê trên kệ lại. Rồi cất quần áo vào tủ. Sau đó dọn giường…"

Kể chuyện “nối”. Mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng hưởng ứng hoạt động này. Một thành viên sẽ mở đầu câu chuyện ("Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc kẹo ngọt nọ, có một nàng công chúa…") và sau đó, những người khác sẽ lần lượt kể tiếp câu chuyện. Bởi vì mỗi người phải lắng nghe diễn biến truyện trước đó để kể tiếp một cách hợp lý nên trò chơi này tăng cường hiệu quả kỹ năng nghe một cách đáng kể đấy.

THAM KHẢO THÊM:

Cách dạy con khi đến trường

Những ngày đầu đến trường là nền tảng để những “mầm non thân yêu” từng bước xây dựng “ngôi nhà ước mơ” của riêng mình trong tương lai. Nếu được chuẩn bị đúng cách thì nền tảng này là bệ phóng ước mơ, bằng không nó có thể là ác mộng cản trở cho bước đường học hỏi vạn dặm suốt đời.

Hiện nay, nhiều cha mẹ phải đón nhận sự phản kháng dữ dội, còn các bé thì trải qua một cú shốc nặng nề và “nhạt nhòa nước mắt” khi bắt đầu vào Mẫu Giáo và lớp Một. Đa số các em thường khóc một tuần hoặc vài tuần đầu tiên khi đến lớp. Một số trường hợp đã khóc suốt cả một năm vì sự ám ảnh của cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi … Thêm vào đó là những biểu hiện mà Cha mẹ không hiểu nổi như đái dầm, chán ăn, khó ngủ, buồn bã và thụ động. Điều đó, như một vết cắt xoáy sâu vào tận tâm can của những đấng sinh thành, khi mong muốn dành điều tốt đẹp cho con, giờ đây vô tình đẩy con đi lùi lại với sự phát triển tự nhiên của một đứa trẻ non nớt chỉ vì một cú shốc tinh thần. Những điều này có thể tránh được, và các bậc phụ huynh có thể làm nhiều điều để tặng cho con những “viên gạch kiến thức” đầu đời thật tươi đẹp và tràn ngập tiếng cười đó chính là chuẩn bị tinh thần cho trẻ vào Mẫu Giáo và Lớp Một.

Đối với trẻ chuẩn bị vào Mẫu giáo, cha mẹ chỉ cần dành một ít thời gian, cùng bé chơi trò “Đi học” thôi, là đã đạt được hiệu quả nhất định trong tâm lý của bé rồi. Ở đây, bố hoặc mẹ sẽ là giáo viên, bé là học sinh, và “lớp học” trò chơi này cũng có tiếng chuông, có sách vở, có bài hát, có bút chì màu, có những trò chơi và tất nhiên là cũng sẽ giòn tan những tiếng cười vui vẻ nữa. Đối với bé sắp vào lớp một, cả nhà hãy cùng đi chọn trường và bé sẽ giúp cha mẹ lựa chọn. Trong suy nghĩ của bé, thì đây sẽ là một chuyến đi chơi và chọn lựa nơi làm bé thoải mái và thích thú. Điều này, sẽ giúp xóa đi cảm giác lạ lẫm khi bé nhập trường sau này, đồng thời cũng là dịp cho bé tập tư duy và đưa ra ý kiến của riêng mình về một vấn đề. Về phía bố mẹ, hình ảnh “tình yêu bé nhỏ” nô đùa ngô nghê lại giúp giảm bớt sư lo lắng trong lòng về việc gởi con cho nhà trường.

Hai tuần trước khi vào trường, phụ huynh nên tạo cho trẻ cảm giác mong chờ, háo hức bằng cách đưa bé đi mua sắm những vật dụng cho ngày đi học (cặp, vở, sách, bút thước, giầy dép…). Hãy để cho trẻ được tự lựa chọn những đồ dùng của mình, tạo nên một hiệu ứng thích thú như là một dịp lễ tết sắp diễn ra, từ đó, cảm giác ngóng trông và thích thú về việc đi học sẽ tự nảy sinh trong lòng bé.

Một điều cần lưu ý đó là, không nên cho con đi học thêm trước. Vì những lớp học này thường sẽ không đầy đủ cơ sở vật chất, thêm vào đó, các bé vào đây “chỉ có học và chỉ để học” nên sẽ nảy sinh một áp lực đè nặng lên vai khi còn quá sớm, từ đó làm trẻ mất đi hứng thú hay nghiên trọng hơn là sợ hãi việc học hành.

Các bậc sinh thành cũng nên chú ý trang bị cho con mình kỹ năng tự lập, bao gồm:

  • Tự chăm sóc: tự ăn khi đói, tự uống nước khi khát, tự mặc áo khoác lúc lạnh, tự mang giày khi ra ngoài, tự rửa tay 5 bước với xà phòng, tự đi vệ sinh…

  • Tự bảo vệ: biết nhận dạng người lạ; không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, không nói chuyện với người lạ, tuyệt đối không cho người khác động vào phần cơ thể phía trước từ cổ đến đùi, và phía sau thì quanh phần mông, và những nơi kín như nách, háng, cổ…; biết tránh xa những vật dụng và nơi nguy hiểm (điện, độ cao, tốc độ cao, nhiệt độ cao, vật nhọn, vật nặng trên cao, vật dễ rơi vỡ, vũng nước, bờ tường, …), không ra khỏi khuôn viên trường một mình, không nhận sự giúp đỡ của người lạ …

  • Kỹ năng giao tiếp: cách chào hỏi thầy cô, người lớn lễ phép; nhân nhượng, hợp tác, thân thiện với bạn bè; biết chia sẻ thức ăn, đồ chơi với mọi người; giúp đỡ người xung quanh;

Cha mẹ còn có thể giúp con vượt qua cảm giác bị bỏ rơi bằng cách, xin phép cô giáo ở lại lớp học cùng con trong vài ngày đầu, nhằm cùng con làm quen với lớp học mới, bạn bè và thầy cô mới nhanh chóng hơn. Hoặc các phụ huynh có thể lựa chọn cách để lại cho bé một tờ giấy, trên đó ghi rõ tên bố mẹ, số điện thoại, địa chỉ, và ngồi xuống, hôn lên mảnh giấy, rồi đưa tận tay cho bé và nói: “Trong đây có chứa nụ hôn bố mẹ dành cho con, khi nào con thấy nhớ bố mẹ, hãy xin phép cô giáo gọi số điện thoại này, bố mẹ sẽ chạy đến bên con ngay lập tức, con nhé !!!”. Mảnh giấy ấy, tuy nhỏ thôi, nhưng sẽ tạo cho bé một cảm giác bố mẹ luôn ở bên và con yên tâm học tập.

Sau khi kết thúc một ngày ở trường, hãy đón bé về nhà, và cùng bé thư giản bằng những câu chuyện trong ngày của mỗi người. Cùng khoe về ngày làm việc của mẹ, cùng khoe những bài học cô dạy, những lời khen, những điểm số, ngôi sao hay phần thưởng mà bé có được, những trò chơi, những món ăn,… trong một ngày học tập của bé. Trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, gần gũi, thêm vào đó là lòng tự hào, thích thú và mong chờ đến ngày đi học tiếp theo để có thêm nhiều câu chuyện mới để khoe với bố mẹ.

Những việc làm trên đây không quá khó. Hy vọng mỗi bậc phụ huynh sẽ cùng với “mặt trời bé con” của mình trải qua những “ngày đâu tiên đi học” thật suôn sẻ và biến khoảng thời gian ấy thành một vệt “ký ức hồng” tươi đẹp trong những ngày ấu thơ của bé cũng như gia đình.

Dạy con trẻ không cần roi vọt

Phải thừa nhận rằng đôi khi cha quá nghiêm khắc với con gái. Dù yêu con thật nhiều nhưng mỗi khi thấy con chạy đi chơi không chào hỏi, nghịch phá thức ăn, đùa quá trớn với em... là cha lại không kìm được hành động đi kiếm cây roi. Cha vừa giơ roi vừa buông những lời dọa thật nặng, để con phải nhớ và không được làm trước những hiểm nguy.

Song nhiều lần nhìn con đứng trước cây roi, tay chân run bắn, cha không thể vung roi lên. Không ít lần nước mắt con chảy tràn và... cái quần cũng ướt sũng. Cha bèn nghĩ đến hình thức phạt mới, cho con  úp mặt vào tường, tự suy nghĩ về những việc con đã làm. Ban đầu con làm theo ra vẻ hối lỗi lắm. Sau đó thì... con “nhờn thuốc” và việc tái phạm lại diễn ra. Vẫn biết việc dùng đòn roi là khi cha mẹ bất lực trong việc dạy con nhưng thói quen truyền nối từ bao đời này khiến cha chưa thể dừng biện pháp đòn roi ngay được.

Cha vẫn đòn roi con cho đến khi tình cờ nghe được câu chuyện của người bạn. Anh kể rằng anh luôn có những ký ức ám ảnh đòn roi của người cha. Anh sợ cha đến nỗi phải cố gắng học thật giỏi để thoát khỏi sự mắng chửi, đòn roi ấy. Nhiều năm sau, anh có được cuộc sống bình thường: có sự nghiệp tốt, có vợ con đề huề. Những ám ảnh về người cha cay nghiệt dần phôi pha nhưng anh vĩnh viễn không bao giờ thân mật, gần gũi được với cha mình nữa. Mỗi lần về thăm cha, dù nhìn cha đau ốm nhưng amh chỉ đứng xa nhìn, không âu yếm mà cũng không dửng dưng.

Nghe chuyện này mà cha giật mình, cha không sợ mình cô đơn lúc ốm đau nhưng sợ vết thương trong lòng con thành sẹo vĩnh viễn. Và biết đâu những ác mộng bắt đầu được dệt trong đầu con ngay từ lúc này...




Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Dạy con tự lập
Dạy con từ thuở lên 3
Dạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khó
Cách dạy con học chữ cái cho con học nhanh thuộc
Làm sao dạy con biết vâng lời
Cách dạy con học tiếng anh hiệu quả trẻ hào hứng yêu thích
Có nên cho con đi học thêm?


(ST)