Cách dạy con ngoan bằng những kinh nghiệm cực hay

Cách dạy con ngoan bằng những kinh nghiệm cực hay. Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Những cách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không cần phải mất công quát mắng.




CÁCH DẠY CON NGOAN BẰNG NHỮNG CÁCH CỰC HAY

Những cách nói để bé nghe lời răm rắp

Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy bé nghe lời.

1. Hiểu tâm lý con là cách để bé nghe lời

Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Vì vậy khi muốn con làm một việc gì đó, thay vì hét lên: "Con phải dọn gọn chỗ đồ chơi này vào ngay cho mẹ", thì hay nói: "Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm".

Một lời khuyên hữu ích nữa là cha mẹ đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bé có thể trả lời bằng "không", ví dụ: "Con có nhặt quyển sách lên không?", mà hãy nói: "Con nhặt quyển sách lên giúp mẹ nhé".

2. Quy định những thói quen

Thay vì cứ đến bữa bạn lại phải hò hét ầm nhà để gọi con ngồi vào bàn ăn hay mỗi tối trước khi đi ngủ bạn phải dùng đủ mọi cách từ nịnh nọt đến dọa nạt để con đi đánh răng thì hãy tạo ra những thói quen. Và một cách đơn giản để những thói quen ấy trở thành thói quen thật sự thì mẹ hãy cùng bé đọc to những việc cần làm, ví dụ: "Phải rửa tay trước khi ăn", "Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày", "Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trên ghế"...

3. Hãy cho bé sự lựa chọn

Cuối tuần, bé rất thích đi chơi công viên nhưng bạn lại không thể đưa con đi. Thay vì cứ khăng khăng "Con không được đi công viên" thì hoặc là giải thích lý do hôm nay con không thể đi được, hoặc là đưa cho bé sự chọn lựa: "Con không thể đi công viên nhưng con có thể được sang nhà bạn Bin chơi hoặc đọc cuốn truyện tranh mà con yêu thích".

4. Kết thúc tranh cãi

Khi bé nhà bạn bướng bỉnh, cứ khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ và đưa ra những lý lẽ của riêng mình thì bạn hãy kết thúc tranh cãi bằng cách nói kiên định: "Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình đâu". Đến nước này, bé nghe lời mẹ tuy hơi có chút ấm ức. Khi mọi cảm xúc được lắng xuống, mẹ hãy lựa thời điểm để giải thích cho bé hiểu vì sao mẹ làm thế.

Ảnh minh họa

5. Những kiểu nói dễ được bé chấp nhận

"Khi nào... thì": “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.

"Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...": Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.

Thông báo trước: Thay vì đột ngột bắt con phải dừng chơi gì đó, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị bye-bye các bạn nhé”.

Hãy gọi tên bé: Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên con; chẳng hạn: “Nhím, lấy giúp mẹ quyển sách”.

6. Nguyên tắc từng câu một

Đừng yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ càng dông dài, bé càng có xu hướng giả điếc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con và muốn bé nghe lời.

Để bé chắc chắn hơn, cha mẹ nên để bé nhắc lại yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

7. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"

Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống". Thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi", bạn nói: "Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi". Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

8. Hướng dẫn bé cách giải quyết

Thay vì: "Đừng để bóng giữa nhà", bạn có thể thử: "Sam, con tìm chỗ cất quả bóng này cho gọn". Để bé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư duy lâu dài cho bé.

9. Nói đi – nói lại

Các bé tuổi mẫu giáo cần được nhắc nhở hàng nghìn lần cho cùng một việc. Bé dưới 2 tuổi gặp khó khăn khi ghi nhớ yêu cầu của mẹ. Hầu hết những bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé.

10. Phản ứng đối lập

Nếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng hơn. Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không được tốt, bạn có thể nhẹ nhàng: "Mẹ hiểu..." hoặc "Mẹ giúp được gì cho con?". Một thái độ mềm mỏng của mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghe lời mẹ hơn.

Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi



Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc, họ luôn phải chạy theo dỗ dành, và dù mắng chúng như thế nào thì chúng cũng cứ nũng nịu đòi hỏi, khó nghe lời bạn. Bạn nhìn thấy đứa trẻ nhà hàng xóm thật ngoan, biết nghe lời, và có cử chỉ hành động thật ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói một câu nhẹ nhàng nhưng chúng lại nghe lời một cách vui vẻ, còn con bạn thì ngược lại. Họ có phương pháp dạy con ngoan là gì vậy? hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi các bạn nhé.

Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi

Hãy biết nói “không”

Bạn thấy không, những bà mẹ tây luôn nói với con họ là “No, no” và bọn trẻ ngay lập tức vui vẻ và chấp nhận không làm trái điều bố mẹ chúng đã nhắc, còn con bạn thì ngược lại, dù bạn nói không nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục làm những điều chúng muốn. Bạn biết vì sao không? cùng là một cách từ chối đòi hỏi của con cái nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với bọn trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, không phải cứ nói mắng to tiếng với trẻ con thì chúng mới nghe theo, hãy thay đổi cách từ chối, nói “không” với một giọng điệu vừa phải, chắc chắn, đanh thép, dù chúng đòi hỏi, nũng nịu bạn cũng cần cương quyết từ chối và tỏ thái độ rõ ràng như vậy bọn trẻ mới nhận ra nếu bố mẹ đã nói “không” thì phải chấp hành.

Tôn trọng trẻ

Bạn nên biết, trẻ con như một tờ giấy trắng, bạn vẽ gì lên đó thì tờ giấy sẽ có hình như vậy, nếu như bạn không muốn sau này con bạn nói “bố/mẹ tránh ra” nếu bạn làm vướng đường chúng, thì lúc này bạn nên nói với trẻ một cách tôn trọng với giọng điệu nhẹ nhàng”con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với”, trẻ sẽ học theo bạn ngay lập tức, lần sau nếu một việc tương tự xảy ra trẻ sẽ biết cách cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.

Dạy trẻ tính kiên nhẫn

Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.

Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.

Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.

Giáo dục trẻ ngoan thì bản thân phải làm đúng

  • Trẻ con sẽ dễ dàng học theo những gì nó biết, bạn phải biết dạy trẻ những câu nói xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt, và ngay bản thân bạn cũng nên nói những từ đó đúng lúc để trẻ học theo.

  • Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.

  • Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ mới là người có quyền quyết định.

  • Nói “không” khi cần thiết để trẻ biết cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối.

Với những phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi, hi vọng các bà mẹ có thể dạy trẻ ngoan ngoãn hơn. Chúc các bà mẹ thành công.


5 cách dạy bé biết xin lỗi

Muốn bé học được cách xin lỗi thì trước tiên, cha mẹ cần làm gương cho bé.

Bạn nên xin lỗi khi bạn làm gì đó sai. Thậm chí đừng e ngại phải xin lỗi cả em bé mấy tháng tuổi nhà bạn. Đi kèm với đó là giải thích để bé hiểu tại sao mẹ lại phải xin lỗi. Tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể đưa ra những lý do xin lỗi dễ hiểu. Điều này giúp bé dần hiểu khi nào một lời xin lỗi là cần thiết.

4 gợi ý khác giúp mẹ dạy bé biết xin lỗi người khác:

2. Dạy bé phân biệt điều đúng - điều sai

Luôn nhất quán trong cách dạy con để bé có ý thức về việc đúng - việc sai. Điều này giúp hình thành phản xạ tự nhiên là biết nhận lỗi khi bé làm gì đó không đúng.

3. Hướng dẫn bé nhận lỗi

Bạn sẽ phải khuyến khích, thậm chí dỗ ngọt để bé chịu xin lỗi. Tuy nhiên không nên ép buộc bé làm việc này. Bạn cũng có thể để bé sang một bên, trò chuyện với bé và giúp bé tìm từ để nói trong trường hợp bé có lỗi như "Con buồn vì đã làm hỏng đồ chơi của em", "Con không cố ý làm vỡ cốc"... thay cho lời xin lỗi.

4. Dạy bé xin lỗi chân thành

Cần giảng giải về lỗi của bé để bé chịu nhận lỗi chứ không phải một lời xin lỗi lấy lệ, không xuất phát từ trái tim. Chẳng hạn, bé cần nhìn thẳng vào người đối diện, nói xin lỗi rõ ràng và chân thành.

5. Dạy bé những trường hợp giả định

Cùng bé chơi những hoạt động giả định, ví dụ nếu bé giẫm vào chân mẹ và hỏi xem lời xin lỗi của bé trong hoàn cảnh này là cần thiết hay không.

3 bí mật để dạy con ngoan





Với 3 kỹ thuật dạy trẻ dưới đây, bạn không cần la mắng hay đánh con nhưng phải luôn bình tĩnh và kiên định, để giúp con loại bỏ các hành vi tiêu cực và cuộc sống gia đình dễ chịu hơn. 

"Con muốn ăn bánh. Con muốn ăn bánh" cho dù chúng ta nghe thấy lời này từ con mình hay con người khác thì kèm theo đó thường là những tiếng gào thét có thể vang vọng khắp siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Khi trẻ bước vào tuổi teen thì những âm thanh này sẽ chuyển thành "Con muốn quần áo mới. Con muốn một chiếc ô tô...". Bố mẹ sẽ làm gì? Làm thế nào chúng ta dập tắt được những cuộc chiến này và làm cho cuộc sống của mình hòa bình hơn một chút?

Người Trung Quốc cổ có câu: "Bố mẹ nương tay dễ bị con cái lấn lướt". Rõ ràng, một số "khuôn khổ" cho trẻ là cần thiết để giữ hòa bình và hạn chế sự hỗn loạn.

Ảnh minh họa: Wikihow.com.

Nhất quán

Triết lý đằng sau kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này nên sử dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Nó có thể được sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.

Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ phải giữ được sự bình tĩnh và kiên định. 

Ví dụ:

Trước khi thực hiện kỹ thuật nhất quán:

Con: Con muốn kẹo! (gào lên)

Bố mẹ: Không, chúng ta đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo (khóc)

Bố mẹ: Thôi nào, không kẹo kiếc gì. Đặt nó xuống. (mức độ cáu tăng lên)

Con: Con muốn kẹo, con muốn kẹo!

Bố mẹ: Chúng ta cần về nhà ngay bây giờ. Nào, đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo này cơ. (giậm chân xuống đất)

Bố mẹ: Được rồi, được rồi, mẹ sẽ mua. (rất khó chịu)

Khi thực hiện kỹ thuật kiên quyết:

Con: Con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (giọng bình tĩnh)

Con: Nhưng con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh) 

Con: Con muốn kẹo! Con muốn kẹo cơ!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Và cuối cùng, trẻ phải từ bỏ. Qua thời gian, kỹ thuật này sẽ ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. 

Kỹ thuật nhất quán hiệu quả vì trẻ sẽ chán nản và học được rằng rên rỉ và mè nheo không giúp chúng có được điều mình muốn. 

Là người quyết định

Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương, vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có cách để biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.

Với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực - khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Một tình trạng khá phổ biến là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái, nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó. 

Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực. 

Chỉ cần đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất chỉ là thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ? 

Một thống kê cho thấy chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt, bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải "làm gì đó" để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt, và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.

Bằng cách sử dụng 3 bí mật nuôi dạy con trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hành vi tích cực và ít hành vi tiêu cực hơn ở trẻ. Hãy duy trì tính nhất quyết với 3 bí quyết trên và đừng bỏ cuộc.


THAM KHẢO THÊM:

Bật mí” cách dạy con ngoan của người mẹ trẻ

Còn trẻ, lại lần đầu nuôi con nên Huyền Trang gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Nhưng dần dần chị cũng đúc kết được những kinh nghiệm nuôi con quý báu.

Huyền Trang kết hôn và sinh em bé ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Vừa mới bị quăng ra ngoài cuộc sống với biết bao nhiêu bỡ ngỡ, lại kết hôn và sinh con luôn nên đôi lúc chị cũng cảm thấy bị áp lực. Tuy nhiên, bà mẹ trẻ cũng đã dần đúc kết được cho mình những cách chăm con rất hiệu quả nhé. Bé Ben của chị càng lớn càng đáng yêu. Cùng gặp gỡ cô giáo trẻ Huyền Trang để nghe chị tâm sự về những ngày nuôi con nhỏ.

- Chào chị, em thấy trẻ con thường rất hay quấy và hờn vào ban đêm. Vậy hồi mới sinh, cháu nhà mình có quấy nhiều lắm không chị?

- Huyền Trang: Ben của chị ngoan đáo để luôn ấy. Từ lúc sinh cho đến bây giờ hai tuổi rồi mà rất ít khi bé quấy khóc bố mẹ. Cứ khỏe mạnh, ăn ngoan và chơi giỏi. Nhưng mà phải cái cháu nghịch lắm. Không bao giờ có chuyện để yên tay chân một chỗ. Vậy nên nhiều lúc cũng cảm thấy hơi mệt. Cả ngày chỉ cứ phải chạy theo cháu để xem cháu đang ở đâu rồi. Bây giờ càng lớn càng quậy hơn. (cười)

- Có khi nào cháu nghịch đến nỗi mà khiến bố mẹ phải nổi giận rồi quát mắng chưa?

- Huyền Trang: Tức giận thì nhiều chứ, nhưng mà quát mắng hay đánh con thì chưa bao giờ.

Cháu thích nghịch nước nên cứ mỗi lần tắm hay thấy mẹ xả nước làm gì là lại chạy đến đòi chơi, có nhiều khi quần áo ướt hết. Lúc đấy mình giận lắm nhưng cũng chỉ nghiêm giọng lại và bế con lên. Lại ôm con đi thay quần áo. Vừa thay vừa thủ thỉ với con. Cháu còn nhỏ nhưng mà chắc là cháu hiểu, cứ níu lấy cổ mẹ nựng nựng. Vui lắm.

- Nhiều ông bố bà mẹ hay quát mắng thậm chí là đánh con, vì họ nghĩ phải nghiêm ngay từ đầu chứ không sau này con cái sẽ hư. Chị thấy phương pháp này thế nào?

- Huyền Trang: Thực ra vợ chồng mình đều không quan niệm như vậy. Chỉ nghĩ rằng, con đang còn bé, nó phân biệt được đúng sai, tốt xấu là do người lớn hết chứ có phải tự nó sinh ra đã ngỗ ngược, hư đốn đâu. Vì vậy mà dù chồng mình rất nóng tính nhưng anh cũng luôn tự nhủ phải biết kìm chế để không bao giờ đánh con đấy.

- Chị là một giáo viên, vậy chắc là có nhiều thời gian chăm con?

- Huyền Trang: Ngày trước học đại học có bao giờ nghĩ sẽ làm giáo viên đâu, nhưng rồi có con thì hai vợ chồng quyết định sẽ chọn nghề giáo viên. Không phải là giáo viên sẽ dạy con tốt đâu, mà ít ra làm nghề này mình có nhiều thời gian giành cho con. Lúc đó sẽ tạo được cảm giác thân quen, gần gũi cho cháu.

Nói thật lúc có con rồi, mình chẳng còn tham vọng gì ngoài việc nhìn thấy con khỏe và ngoan cả.

- Việc ăn uống của cháu chắc được chị chăm chút nhiều lắm?

- Huyền Trang: (cười) Phải chăm chứ. Được cái cháu nhà mình dễ ăn lắm chứ không bao giờ phải mất hàng tiếng đồng hồ để cho ăn như nhà khác đâu. Quan trọng là mình biết cách đổi thực đơn linh hoạt.

Thực đơn một ngày của cháu thường là: 6h45’ ăn một bát cháo cá hoặc lươn, uống 100ml sữa. 8h15’ ăn sữa chua hoặc váng sữa. 10h30’ ăn cháo (thường là cháo thịt). 11h ăn hoa quả. 14h30’ ăn phở hoặc cháo. 16h uống 150ml sữa. 18h ăn cháo tôm, tim hoặc ghẹ. 20h30’ uống 200ml sữa.

Nói chung là các bữa cháo thì thay đổi thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng và sự thích thú cho cháu. Thực ra quan trọng nhất vẫn là trông thấy con mình ăn ngon lành mà không hề bị trớ hay có vẻ chán ăn.

- Cháu được bao nhiêu cân rồi chị?

- Huyền Trang: 13 kg rồi đấy. Kháu lắm. Chẳng mấy khi ốm cả. Nhưng nói vậy, vẫn có những khi cháu ốm cũng hờn lắm. Nhưng mà cháu thích uống sữa nên chỉ cần nựng một tý rồi cho uống sữa là lại cười khì khì ngay.

- Có kỉ niệm nào khi cháu ốm mà chị nhớ nhất?

- Huyền Trang: Hồi cháu vẫn còn đang bú mẹ, cháu bị chân tay miệng nhưng vợ chồng mình đều không biết, chỉ nghĩ là cháu ốm sốt bình thường. Lúc đó cháu chỉ khóc, cho ăn gì cũng không ăn, cho bú sữa cũng không. Đến lúc đi khám bác sĩ mới biết là do miệng cháu bị nhiệt, đau quá nên không bú được. Con cứ nhìn ti mẹ mà khóc vì không được bú. Còn mình thì thương quá cũng khóc theo. Mãi sau mới lấy thìa bé, cố gắng múc từng ít sữa mẹ pha loãng cho con bú. Cháu nhớ sữa mẹ nên khóc suốt. Một ngày rưỡi sau là cháu mới đỡ, ăn được ít bột.

- Chuyện mặc bỉm cho cháu thì sao chị? Chị có nghĩ nhiều khi cháu hờn là do mình mặc bỉm khiến cháu khó chịu không?

- Huyền Trang: Cũng có nhiều trường hợp như thế đấy. Da bé Ben nhà chị lại nhạy cảm vô cùng nên hồi 1 – 2 tháng đầu chị không đóng được bỉm quần, mà chỉ toàn lót miếng bỉm bên dưới thôi. Từ tháng thứ 3 mới lót bỉm quần. Để tránh bị hăm thì nên rửa cho bé bằng nước chè đặc, vết hăm sẽ nhanh săn lại và khỏi. Cũng có thể dùng loại kem bôi chuyên trị hăm cho trẻ. Chị cũng chọn loại bỉm của Nhật nên cháu dùng rất thoải mái.

- Bây giờ điều mà chị mong muốn nhất về con là gì? Đã có định hướng gì cho tương lai của cháu chưa?

- Huyền Trang: Mình muốn con được lớn lên tự nhiên trong một không khí ấm cúng và tình cảm nhất. Còn thực sự đến giờ phút này, mình chưa nghĩ và cũng chưa hề mong muốn rằng con phải là người thế này, phải là người thế kia. Mình cũng bảo với chồng rằng, quan trọng nhất vẫn là để con được khỏe mạnh và biết yêu thương thôi.

- Lại nói chuyện biết yêu thương. Chị có nghĩ là tính cách này cũng phải do dạy dỗ không?

- Huyền Trang: Dạy dỗ nhưng phải tự nhiên. Đúng hơn là phải làm sao cho cháu cảm thấy mọi thứ bắt đầu từ những thứ tự nhiên nhìn thấy trong cuộc sống, chứ đừng nghĩ rằng phải lên tiếng dạy bảo con mình phải thế này, phải thế kia. Bắt con đọc sách này, xem phim nọ chỉ vì bố mẹ nghĩ, những thứ đó có tác dụng giáo dục rất tốt.

Hàng tối mình vẫn đọc truyện cho con nghe. Trong nhà lúc nào cũng tràn ngập không khí của âm nhạc (tất nhiên là nhạc thiếu nhi). Nếu cháu chơi đùa vui, thì có nghĩa là cháu thích, thoải mái. Nếu cháu khóc, mình tắt luôn, hoặc không đọc nữa, cho con chơi trò khác…

Bé Ben là tài sản quý giá nhất của mình, nhưng không phải vì thế mà bắt buộc con phải lớn lên theo áp đặt của mình đâu. (cười)

- Cảm ơn chị vì những chia sẻ vô cùng thú vị này. Chúc bé Ben hay ăn chóng lớn. Gia đình chị ngày càng hạnh phúc.

Phương pháp dạy trẻ tư duy kiểu Mỹ

Người mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi dạy con để con có thể tư duy độc lập, có bản lĩnh và biết ứng xử trong giai đoạn đầu đời quan trọng.

Người mẹ Việt: tất cả vì con, cho con

Tâm lý của nhiều thế hệ làm mẹ ở các nước phương Đông nói chung và các mẹ Việt Nam nói riêng là bao bọc và chăm sóc con cái nhiều nhất có thể trong khả năng của mình, bên cạnh đó các mẹ thường chú ý tập trung vào việc mang lại thật nhiều kiến thức cho trẻ dù là trong giai đoạn đầu đời. Các mẹ Việt hay hỏi han, chia sẻ với nhau cách ép trẻ ăn khỏe để tăng cân, nơi bán quần áo đẹp, mách nước nhau cho con đi học các lớp đàn, hát, bơi, các lớp viết chữ đẹp, các khóa học tiếng Anh… để con mình được bằng bạn bằng bè. 


Tuy nhiên, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính cách, khả năng, tố chất của trẻ, hạn chế trẻ “lớn và trưởng thành” theo cách tự nhiên và tốt nhất cho cuộc sống sau này. 

Cần dạy trẻ cách quan sát và tìm hiểu cuộc sống quanh mình một cách trực quan nhất

 Người mẹ Mỹ: “Tôi muốn con tôi đi bằng đôi chân của cháu”

Có một câu chuyện rất thú vị thế này: Một bà mẹ người Mỹ, chừng 35 tuổi, lững thững đi bộ. Đằng sau cô là một bé con khóc tức tưởi đi theo. Một bà người Việt chứng kiến sự việc, kéo tay cô, nhắc nhở: “Bé con đang khóc mẹ đừng lờ đi như thế!”. Bà mẹ trẻ quay sang giải thích cho bà người Việt: “Cháu 3 tuổi rồi, hôm nay trời nắng đẹp, không gắt, cháu ăn sáng no nê, tắm sạch, mặc đồ đẹp, không ốm đau gì, vậy không có lý gì phải khóc cả! Cháu nó hờn đòi bế vô cớ… không chiều được! Lúc nào cháu thực sự mệt thì mẹ con sẽ cùng nghỉ”.

Các bà mẹ Mỹ nuôi con với suy nghĩ rất rõ ràng: Con tôi lớn phải thành người tự lập, có bản lĩnh, suy nghĩ độc lập và ứng xử phù hợp. Còn muốn làm gì, trở thành ai, thành cái gì? Đó phải là quyết định của chính trẻ. Theo đó, việc dạy trẻ có nề nếp và tư duy tốt cần thực hiện song song ở nhà và ở trường. Ba mẹ và giáo viên cần có những phương pháp và quy tắc thống nhất.

Bé học cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc với người khác một cách rõ ràng, độc lập

Phương pháp dạy trẻ tư duy kiểu Mỹ

+ Lắng nghe và dành thời gian giải thích, hướng dẫn cho trẻ:

Chủ động lắng nghe những gì trẻ nói, bạn sẽ khám phá ra những gì trẻ biết, trẻ nghĩ như thế nào. Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của bé nhưng khuyến khích việc đào sâu suy nghĩ, dành thời gian giải thích, hướng dẫn cho bé thay vì nhận xét ngay rằng suy nghĩ đó đúng hay sai.

Trẻ con ở Mỹ khá ngoan và biết cái gì được phép và cái gì không được phép. Thông thường trẻ được quy định khá rõ ràng những gì được làm và những gì không được làm ngay từ đầu, trẻ con tuân thủ khá tốt những quy định này. Có một số việc phát sinh trẻ thường hỏi bố mẹ hay giáo viên trước có được phép không, nếu được đồng ý thì nó làm và nếu không đồng ý thì thôi. Ít thấy trường hợp trẻ con khóc và giận dỗi đòi bố mẹ dai dẳng để bố mẹ phải đồng ý. Tuy nhiên, trẻ con Mỹ lại rất hay hỏi tại sao lại không cho phép con làm điều đó và con cần những lời giải thích hợp lý. Điều này rất tốt và khoa học

+ Đặt câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ:

Đưa ra các câu hỏi cho trẻ theo cách hướng dẫn làm cho chúng hiểu rõ ràng và cụ thể để kích thích tư duy của trẻ: “Tại sao? Làm thế nào? Ai? Khi nào? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Luôn đặt những câu hỏi phù hợp với mức độ khả năng của từng lứa tuổi và nâng cao dần theo trình độ phát triển của trẻ. Tư duy tìm câu trả lời đặt ra sẽ phát triển quá trình suy nghĩ sáng tạo của trẻ. Não chúng ta tự động tư duy khi nhận được các câu hỏi. Trẻ em cũng thế, nếu muốn trẻ tư duy nhanh và nhạy bén hãy đặt câu hỏi thật nhiều với chúng. Nếu muốn chúng tư duy logic thì hãy đặt những câu hỏi logic với chúng.

Não chúng ta tự động tư duy khi nhận được các câu hỏi

+ Không làm nản chí trẻ từ việc chúng trả lời sai câu hỏi:

Nếu trẻ đưa ra câu trả lời sai, cần trò chuyện, thăm dò suy nghĩ của trẻ để tìm ra nơi chúng đã hiểu sai vấn đề. Không phủ nhận ngay câu trả lời của trẻ bởi quan trọng là quá trình mà chúng tư duy tìm câu trả lời. Điều này giúp trẻ khám phá và nghĩ về những ý kiến, giải pháp theo chúng là tốt và phù hợp nhất. Đôi khi người lớn cũng cần xem xét lại cách đánh giá câu trả lời của trẻ, chưa hẳn câu trả lời của con đã là sai, đó có thể là sự sáng tạo mới mà chúng ta nên xem xét xem điều mới mẻ này có thể chấp nhận được hay không và vì sao?

Quan trọng là quá trình trẻ tư duy khám phá tìm hiểu và có câu trả lời

Thông tin cho mẹ và bé:

FasTracKids là chương trình “Kỹ năng sống và làm giàu kiến thức” dành cho trẻ em từ 3 – 8 tuổi, được nhượng quyền từ Mỹ. CitySmart là đợn vị phát triển vùng chương trình FasTracKids tại Việt Nam được quốc tế chỉ định. Chương trình được thiết kế để giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng cần có làm nền tảng cho ước muốn trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.



Nuôi con khỏe dạy con ngoan -
Làm sao để trẻ ngủ ngon vào ban đêm
Cách dạy con của bà mẹ Pháp khôn ngoan linh hoạt\
Làm sao dạy con biết vâng lời
Cách dạy con bướng bỉnh cho con thay đổi ngoan ngoãn,
Cách chọn mua bếp điện từ khôn ngoan nhất



(ST)