Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Cách điều trị bệnh mắt cá chân bằng phương pháp dân gian
Cách điều trị bệnh zona thấn kinh nhanh khỏi, tránh lây lan
Cách điều trị bệnh nấm candida đúng phương pháp rất nhanh khỏi
Suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi giãn tĩnh mạch chi dưới) là bệnh lý rất phổ biến của thế kỷ 21, nhưng chưa thực sự có được sự quan tâm chú ý của nhiều người và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
Bệnh hay xảy ra ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên , người bán hàng .v.. Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân , đau thần kinh - cơ..v…Người bệnh chỉ đi khám khi thấy các triệu chứng đau nhức , tê buốt , phù chân..v…ngày càng nặng hơn ; thậm chí có người để đến giai đoạn biến chứng nặng như loét chân mới đi khám.
1. Nguyên nhân của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?
Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khá nhiều như : yếu tố chủng tộc (bệnh lý này khá phổ biến ở người da trắng & da vàng; nhưng lại rất hiếm gặp ở người da đen), chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, ít ăn rau - trái cây , thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp .v… và thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
2. Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…
Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường.Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các biểu hiện thường gặp
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân giãn tĩnh mạch có thể thay đổi và nhiều bệnh nhân có thể không có hay biểu hiện triệu chứng rất ít. Các triệu chứng biểu hiện chưa rõ tại chỗ tĩnh mạch giãn như đau ngứa hay cảm giác nóng bỏng. Triệu chứng ở chân bị giãn tĩnh mạch như đau chân, mỏi chân, sưng chân. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết. Nam giới thường có triệu chứng khi búi tĩnh mạch giãn đủ lớn để chèn ép lên các dây thần kinh bản thể xung quanh. Các triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu.
Giãn tĩnh mạch và suy van trào ngược có thể gây ra những thay đổi ngoài da, thậm chí gây ra những vết loét trên chân, nhưng đây là bệnh lý tương đối lành tính ít gây ảnh hưởng đến tính mạng. Trong số những bệnh nhân loét chân, 17% có suy van trào ngược ở những tĩnh mạch nông.
Phần lớn các bệnh nhân đều bỏ qua các triệu chứng và chỉ phàn nàn chủ yếu do mất tính thẩm mỹ.
Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các màng loạn dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn… và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, trong lòng mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng.
Phù chân, biểu hiện của suy tĩnh mạch.
Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, loạn dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da. Ngoài ra, có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch hiển trong như: thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthes.
Cuối cùng, chẩn đoán được xác định bằng siêu âm Doppler màu mạch máu. Phương pháp này cho phép chúng ta xác định những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn.
Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm gồm:
- Nhóm giãn tĩnh mạch nguyên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.
- Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch. Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.
- Giãn tĩnh mạch ở người có thai do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.
- Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và rò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).
Biến chứng của giãn tĩnh mạch
Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm khuẩn rất khó điều trị.
Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Trên thực tế không phải người nào cũng có khả năng bị bệnh này, chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là hay bị. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, có một số người về di truyền dễ mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân do những thay đổi về enzym trong mô liên kết. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.
* Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về tim bị giảm và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.
* Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương,… Tuy nhiên gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.
* Những bệnh nhân ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng dễ bị giãn tĩnh mạch.
3. Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân?
Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mãn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, vớ ép, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẩu thuật. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là phòng bệnh bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ...hạn chế ăn nhiều thịt & chất bột đường.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Tỷ lệ người suy tĩnh mạch chân ngày càng tăng cao, đa số bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên thường tiến triển nặng, khó chữa.
5 tháng nay, chân của chị Thanh Hà, nhân viên thu ngân nhà hàng tại quận 5, TP HCM, có biểu hiện hay bị chuột rút, nhức mỏi về đêm và gần sáng. Nghĩ là mình thiếu canxi nên chị Hà tự ra tiệm thuốc tây mua về uống bổ sung. Thế nhưng chân không có dấu hiệu bớt nhức mỏi mà ngày càng trở nặng. Đến khi các mạch máu nổi li ti ở chân, chị mới đi khám và phát hiện mình bị suy tĩnh mạch chân.
Cũng bị suy tĩnh mạch chân, bà Kim, 57 tuổi ở Đồng Nai lại tưởng mình bị bệnh viêm khớp của tuổi già. Thời gian đầu, bà áp dụng các bài thuốc dân gian, châm cứu, đắp các loại thuốc chữa xương khớp mà mọi người mách bảo. Bệnh không những không thuyên giảm mà da chân dần dần có biểu hiện bị chàm. Bà tiếp tục đi khám và điều trị da liễu.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và khó chữa.
Sau một thời gian điều trị không hiệu quả, chân sưng phù, các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, bà mới vào TP HCM để thăm khám. Bà đang chuẩn bị để được phẫu thuật suy giảm giãn tĩnh mạch. "Nếu phát hiện và đi khám sớm hơn, tôi không phải chịu đau nhiều, tốn công, tốn tiền điều trị nhiều như bây giờ", bà Kim cho biết.
Theo các bác sĩ tại Viện Y Dược học Dân tộc, tình trạng bệnh nhân không nhận biết được bệnh của mình, hay có những lầm tưởng với các bệnh xương khớp khác là khá phổ biến. Khi họ đến khám, bệnh đã tiến triển nặng, phải tốn thời gian điều trị lâu dài và tốn kém.
Một số triệu chứng có thể cảm thấy như nhức mỏi, sưng chân, nặng chân, có cảm giác bị bứt rứt sau giờ làm việc; hay bị ê ẩm vào ban đêm, giống như kiến bò; chân thường có hiện tượng chuột rút trước khi đi ngủ. Bệnh thường trở nặng vào chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy. Một số dấu hiệu có thể nhìn thấy như mạch máu mạng nhện, nổi ngoằn ngoèo, phình to, lở loét; rối loạn biến dưỡng da, có biểu hiện chàm da, chân phình to.
Những người có nguy cơ mắc bệnh như người làm việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, nhân viên thu ngân, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát; phụ nữ có thai có nguy cơ suy tĩnh mạch sau sinh từ 3 đến 5 năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết nữ, quá trình thai nghén, sinh nở tác động lên tĩnh mạch.
Trong gia đình có người mắc bệnh, những người có quan hệ huyết thống cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Người béo phí, ít vận động, tập luyện có nguy cơ mắc bệnh cao. Người càng lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Một số thói quen dễ dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch như hút thuốc, ít vận động, mặc quần áo quá chật, mang giầy cao gót, chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước. Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống và tập luyện, vận động phù hợp, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ, thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội...
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý có ý nghĩa xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.
Việc điều trị đòi hỏi phải cân bằng giữa yếu tố thẩm mỹ và hạn chế các tái phát, biến chứng. Nhu cầu này làm phát sinh ngày càng nhiều những phương thức điều trị mới.
Ở Việt Nam, trên thực tế bệnh cũng rất thường gặp nhưng chưa được sự chú ý của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Cho đến nay chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.
Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh chủ xướng: đa số bệnh nhân (77,6%) không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Trong đó 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
Bệnh tĩnh mạch không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.
Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa
Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.
Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.
Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng. Bất lợi lớn nhất có thể làm cho phương thức điều trị này thất bại là khả năng chấp nhận và dung nạp của bệnh nhân.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ. Phương pháp cột tĩnh mạch hiển cao gần chỗ nối mà không lấy bỏ tĩnh mạch hiển có thể có nguy cơ tái phát cao. Do đó điều trị triệt để là giải quyết tình trạng trào ngược cùng với lấy bỏ búi trĩ tĩnh mạch giãn. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩmh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).
Bạn đã mắc chứng này nếu trên hai bắp chân có nhiều "gân xanh" nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có liên quan đến yếu tố di truyền, nữ thường mắc nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen và thai nghén (tử cung bị to ra chèn ép lên thành tĩnh mạch). Bệnh cũng liên quan đến một số yếu tố khác: béo phì, ít hoạt động, nghề nghiệp thường phải đứng lâu, dùng giày không thích hợp, mặc quần áo quá chật, nóng.
Về điều trị, có 3 phương pháp. Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý:
- Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.
- Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm.
- Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục.
- Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to... Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch).
- Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, căn bệnh này còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả lưu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội.
Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể có cảm giác như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê chân, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm...
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên....
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân...
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, căn bệnh này còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả lưu thông máu kém gây ra cơn đau dữ dội. Đáng lưu ý hơn, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến ở giới văn phòng.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách.
1. Kiểm soát cân nặng
Giảm trọng lượng của bạn là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.
2. Giảm thời gian đứng
Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành. Càng nhiều áp lực dồn lên trên đôi chân của bạn càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.
3. Đi tất đặc biệt
Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun để cải thiện lưu thông máu.
4. Tập thể dục
Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, những bài tập tập trung làm thon gọn chân hoặc các bài Yoga cũng rất tốt cho việc phòng và chữa chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
5. Cẩn thận với thuốc tránh thai
Nếu bạn là nữ, tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.
6. Thay đổi tư thế ngồi
Tránh bắt chéo chân của bạn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiền áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chúng suy tĩnh mạch.
7. Tạm biệt giày cao gót
Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắt nghẽn.
8. Gác chân cao
Đặt một chiếc gối dưới chân của bạn khi bạn ngủ trong tư thế nằm ngửa là một cách khác để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.
9. Chú ý tới các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác
Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì tĩnh một hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.
Ngoài ra nếu bạn thường xuyên ăn các loại gia vị như gừng, tỏi và ớt cayenne, bạn sẽ phá vỡ các fibrin- nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Điều này giúp hạn chế bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá hiệu quả.
(ST)