Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ khỏi chỉ bằng cách ăn uống
Bệnh máu khó đông và cách điều trị
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Cách điều trị mụn nhọt ở mông nhanh khỏi
Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay còn có những cách gọi khác như giãn tĩnh mạch chi dưới, suy tĩnh mạch mạn tính.…Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do các van trong lòng tĩnh mạch bị hở, làm dòng máu trong tĩnh mạch chảy ngược lại chiều thông thường, dẫn đến tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và kéo giãn các thành tĩnh mạch. Làm cách nào để các van khép lại nhằm chặn dòng máu chảy ngược, ngăn ngừa và chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch? Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn các cách điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.
Tham khảo sơ lược quá trình hoạt động của lá van
Dựa vào 2 hình ảnh minh họa trên ta thấy cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch
Cơ chế hoạt động bình thường của van tĩnh mạch là van tĩnh mạch mở cho dòng máu đi lên, sau đó van đóng lại ngăn không cho dòng máu chảy ngược xuống dưới.Khi van tĩnh mạch bị phình to, khi 2 van mở, máu vẫn đi về phía trên được, nhưng khi van đóng lại không kín, do đó dòng máu chảy ngược xuống dưới xuyên qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu "bẩn" sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị giãn, sẽ làm cho tình trạng hở van ngày càng nặng thêm nên dòng chảy ngược sẽ nhiều hơn.
Hình ảnh: Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng
ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN TỪ VẬN ĐỘNG
Không vận động nhiều, đôi chân đứng liên tục, ngồi lâu, mang dép cao gót, bắt chéo chân…là thói quen của nhiều người hiện nay. Thói quen tưởng chừng vô hại này đã gây tác hại không nhỏ cho tĩnh mạch chân: các tĩnh mạch bị đè nén làm dòng máu khó lưu thôngtrở về tim, gây áp lực lên các thành tĩnh mạch làm thành tĩnh mạch bị giãn dần ra.
Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân rất đơn giản: Chỉ cần bạn thay đổi những thói quen hằng ngày: không ngồi hoặc đứng quá lâu; nếu công việc bắt buộc phải ngồi lâu thì nên duỗi thẳng chân, nhịp chân hoặc đá chân xen kẽ kết hợp nhón gót; nếu công việc buộc bạn phải đứng lâu thì nên thay đổi tư thế đứng như chùn một chân. Nên mang giày mềm và gót thấp, hạn chế bắt chéo chân, không mặt quần quá chật, thư giãn nghỉ ngơi và kê chân cao hơn người khi ngủ khoảng 15cm, … sẽ giúp tĩnh mạch thực hiện quá trình đưa máu về tim thuận lợi hơn.