Cách điều trị bệnh mắt cá chân bằng phương pháp dân gian

Cách điều trị bệnh mắt cá chân bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó cần thiết là nên điều trị càng sớm càng tốt.





TÌM HIỂU VỀ BỆNH MẮT CÁ CHÂN

Mắt cá chân - Corn and calluses


Da chúng ta có một lớp ở ngoài gọi là lớp sừng (stratum corneum); những tế bào lớp da này không có nhân (nucleus) mà lại có nhiều chất keratin, một chất tìm thấy trong các sừng thú vật (horny layer of the epidermis). Trong trường hợp một vùng da phải chịu đựng sức nặng, ma xát nhiều, stress cơ học, da vùng đó chống đỡ lại bằng cách dày ra, tăng trưởng thành nhiều lớp tế bào sừng để bảo vệ.

(Mechanical stress: ví dụ ngón chân vẹo, không đúng hướng làm vùng đó lồi lên, cọ xát nhiều với mặt trong chiếc giày, giày quá chật, bó ngón chân lại nhiều quá).

Da sừng dày lên lại càng làm cho chân bị chật hơn nữa, làm đau chân, gây vòng lẩn quẩn.

Trong y khoa, người ta phân biệt "corn" là một loại chai gia trong một vùng nhỏ, trong trung tâm có một cái cồi hình nón (central conical core) bằng chất sừng keratin gây viêm và đau.Tạm dịch là "hạt sừng", do từ "corn" có nghĩa gốc là hạt, mà cũng có nghĩa là sừng, như sừng trâu bò.

Corn có thể cứng (nằm trên lưng các ngón chân nhỏ 2-5, hoặc mềm (do nước ngấm vào, nơi ẩm do mồ hôi, có thể lở lói rất đau đớn.)

Callus, "vết chai" có vẻ lan toả ra hơn, bề dày đều hơn, nằm dưới gốc của các ngón chân, nhất là ngón chân cái, nơi bị áp lực (pressure), ma sát (friction) nhiều. Một cục chai nhỏ, có cồi cứng tựa như một cái nút bằng chất sừng keratin (keratin plug) ở giữa, cũng còn gọi là plantar corn (nút sừng lòng bàn chân).

“Hạt sừng” lòng bàn chân (plantar corn) cần phân biệt với mụt cóc (wart). Mụt cóc không phải do mủ da con cóc gây ra như một số người tưởng, mà do một con siêu vi/virus nhiễm vào da gây nên (human papilloma virus / HPV/ virus u nhũ). Ví dụ tắm hồ tắm có thể gây mụt cóc chân cũng như nơi khác trên cơ thể do tiếp xúc với virus HPV từ người khác (50% trẻ con ở Mỹ mang siêu vi này, nhưng để ý, đây là HPV type da (cutaneous), khác với các type HPV niêm mạc gây ung thư cỗ tử cung ).

Mụt cóc khác với nút sừng lòng bàn chân: bóp mụt cóc thì gây đau, trong lúc nếu là hạt sừng thì đè lên làm đau. lúc cắt tỉa hạt sừng, chỉ thấy những lớp mô sừng, trắng. Trong lúc nếu là mụt cóc, cắt tỉa các lớp da dày sẽ thấy những chấm đen, là những mạch máu li ti trong mụt cóc.

 

Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Hiền, chuyên khoa Da liễu, giúp bạn hiểu rõ hơn  về căn bệnh này.

Bệnh mắt cá là bệnh gì?

Đây là một bệnh dày sừng khu trú ở bàn chân. Nhìn bằng mắt, mắt cá là khối sừng nhỏ, ít khi nổi cao hơn bề mặt da, bề mặt trơn bóng hoặc bong vẩy.

Bệnh hình thành do các  nguyên nhân:

- Sự xuất hiện của dị vật ở chân (dằm, đầu đinh) làm cho các tổ chức xung quanh bàn chân bị xơ hoá, hình thành mắt cá. Do đó, có thể ví von mắt cá giống như viên ngọc trai vì quá trình hình thành của chúng về cơ bản như nhau.

- Mắt cá đôi khi xuất phát từ mụn cóc ở bàn chân. Sau một thời gian bị đè nén, mụn cóc bị ấn sâu vào trong và hình thành một lớp sừng dày phía ngoài.

- Ngoài ra, thói quen đi giày quá chặt cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh mắt cá.

Mắt cá không phải là chai chân

Không như ngộ nhận của nhiều người, chai chân và bệnh mắt cá là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.

Chai chân cũng là một bệnh dày snừg khu trú ở bàn chân. Vị trí nốt chai chân cũng tương tự như mắt cá, thường xuất hiện ở những vùng bị ma sát, tỳ đè, dễ bị sang chấn như mười đầu ngón chân, gót, mu khớp bàn đốt…

Tuy nhiên, chai chân là những đám sừng dày màu ngà hoặc vàng, hơi nổi lên, hình tròn hay bầu dục , sờ vào thấy cứng nhưng không có nhân bên trong.

Trong khi đó, mắt cá gây đau khi đi lại hoặc có sự va chạm. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhói. Còn bản thân vết chai chân không gây đau. Nhưng vùng ranh giới của nốt chai chân với da lành có thể bị rạn nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn. Về cơ bản, để phân biệt bệnh mắt cá với bệnh chai chân, người ta có thể dựa vào hiện tượng bên ngoài như: bệnh mắt cá không có những đường vân trên da.

Bệnh mắt cá có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn.

Nguyên nhân: Các bé thường đi chân không khi chơi đùa nên dễ giẫm phải dằm hoặc các dị vật khác.

Những lưu ý trong khi điều trị

Mắt cá chân không có khả năng sinh sản như mụn cóc. Tuy nhiên, nếu mắt cá có nguyên nhân từ mụn cóc, nó sẽ có khả năng sinh sôi.

Khi này, nếu nhân mắt cá không được ra hết, nó sẽ tiếp tục phát triển và hình thành một mắt cá mới.

Bệnh có nhiều cách điều trị khác nhau:

- Dán axit salicylic 40% để làm tiêu sừng.

- Đốt điện hoặc đốt laser.

- Chấm Azote lỏng.

- Tiểu phẫu để lấy toàn bộ nhân mắt cá (dị vật). Đây là phương pháp triệt để nhất để điều trị bệnh mắt cá.

Sau khi phẫu thuật, bạn nên giữ vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, dùng ôxy già sát khuẩn tại chỗ và đến bệnh viện để được kiểm tra.

Để phòng ngừa tái phát, bạn có thể dùng đệm lót lên vùng bị mắt cá để làm giảm áp lực. Bạn có thể liên hệ bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và điều trị. Trường hợp bệnh không gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, bạn có thể chưa


Chữa trị:

•    Bác sĩ có thể dùng dao xén tỉa (debridement) bớt chỗ da quá dày, cộm lên.

•    Có thể ngâm nước cho da mềm, dùng loại đá xốp nhám (pumice stone) mài cho da mỏng.

•    Một số thuốc thoa dùng các acid nhẹ (salicylic acid cream, lotion, gel, ointment), để tiêu bớt lớp da dày.Tuy nhiên, nên cẩn thận, có thể làm hư da lành lặn vùng chung quanh, nhất là ở người bệnh tiểu đường máu lưu thông kém, có thể mất cảm giác, hay người bệnh HIV, có sức miễn nhiễm kém.Thuốc dán (salicylic acid plaster for calluses and wart): cắt miếng thuốc dán vừa đúng cở của vùng da bị chai, thường 48 tiếng phải làm lại, trong 2 tuần. Cần theo hướng dẫn của bác sĩ hay nhà bào chế thuốc

•    Có thể dùng những miếng nỉ lót giày: những chỗ đầu xương bàn chân bị dày sừng, chai, người ta cắt lõm những vùng tương ứng trong miếng lót (accommodative metatarsal pads) để chuyển sức nặng đè lên đầu xương bàn chân bị đau qua những vùng đầu xương không đau.

•    Dùng giày vừa với bàn chân, thường lưng giày phải mềm; nếu cần, bề ngang giày phải đủ rộng cho các ngón chân, phải giúp cho các ngón chân có chỗ để duỗi ra, kẻo nơi nhô lên bị cọ xát và đau. Tránh giày cao gót. Kiểm soát trong lòng giày có những mối may, nối cọ xát, đè lên chân lúc đi đứng hay không.

•    Trường hợp tối cần, có thể bác sĩ chuyên về chân (podiatrist, orthopedist) quyết định phải giải phẫu, chỉnh cho các khớp thẳng lại, hoặc gọt bớt đầu các bàn chân xương (metatarsal osteotomy). Tuy nhiên nói chung, cần thử đúng cách các phương pháp thông thường, bảo thủ trước.

Bạn bị " mắt cá bàn chân " là một dạng của bệnh  "Mục cóc ", cần phải được điều trị sớm để sang thương không phát triển thêm cả về kích thước lẫn số lượng.
 
Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Mụn cóc có thể phát triển trong nhiều tháng mới nhìn thấy được.

Cần phân biệt với 2 bệnh khác

Bệnh mắt cá chân là một tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân. Vị trí thường xuất hiện ở những nơi mà xương bàn chân tiếp xúc với giày dép như: mặt lòng của ngón chân thứ 5, cạnh bàn chân, gót chân, gò cái lòng bàn chân. Biểu hiện là trung tâm tròn chứa chất sừng, da xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong, ấn vào thì đau. Mắt cá có khi phẳng, có khi lồi lên khỏi mặt da, bề mặt láng hay có vảy. Mắt cá thường rất đau vì ở những vị trí dễ kích thích cọ sát. Mắt cá không lây lan nhưng có khả năng bị nhiễm trùng. Thông thường chỉ có 1-2 cái.

Cần chẩn đoán phân biệt với mụn cóc lòng bàn chân (Plantar wart). Mụn cóc lòng bàn chân thường ở sâu hơn, ít đau, khô hơn, xuất hiện thường có nhiều cái, nhìn kỹ có những gai nhỏ và thường có những chấm đen. Vị trí không nhất thiết phải ở vùng tỳ ép. Mụn cóc lòng bàn chân có thể lây lan sang những vùng khác trên cơ thể và có thể lây lan cho người khác. Và cũng cần phân biệt với chai chân (Callus), vốn là tổn thương dày sừng thường xuất hiện do sự ma sát, tỳ đè kéo dài; tổn thương là đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, hình trong hay bầu dục, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể, không có nhân ở giữa.

Điều trị

Mụn cóc lòng bàn chân

Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. Sau khi điều trị, mắt cá có thể tái phát, ấn vào vẫn đau nhói. Hoặc phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt chỉ). Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi. Hoặc chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần (hiện nay ở TP.HCM có một số bệnh viện lớn đang sử dụng phương pháp chấm này). Hoặc có thể sử dụng salicylic acid 40% để làm tiêu sừng...

Cần phải tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn. Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ, hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày có bán trên thị trường. Khi phát hiện mới bị bệnh mắt cá thì cần nên chữa trị sớm để có kết quả tốt hơn.

 


 
* Các dạng mụn cóc: Có hai dạng mụn cóc thường gặp
 
-Dạng mụn cóc thông thường (Common warts)
 
Là những cục sẩn cứng nhô trên da, mặt sần sùi, hình tròn, kích thước từ 2mm đến vài chục milimét, có màu xám. Có thể gặp mụn cóc này ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay do chung đụng nhiều. Mụn cóc có thể mọc ở một số vị trí đặc biệt:

- Ở dưới lòng bàn chân, dưới móng tay, dưới móng chân khi chạm vào thường gây đau nhói.
 
- Mụn cóc Mosaic (Mosaic Warts): Bao gồm nhiều mụn cóc nhỏ mọc thành chùm ở lòng bàn chân,gót chân.
 
- Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (Genital Warts): Gặp ở bộ phận sinh dục đàn ông, đàn bà, chung quanh hậu môn, có triệu chứng gần giống như bệnh mào gà. Trong trường hợp có quan hệ tình dục thì dễ bị lây.
 
-Dạng mụn cóc phẳng (plane warts)
 
Là những sẩn nhỏ hơi nhô cao trên mặt da, nhìn và sờ kỹ mới phát hiện được. Kích thước từ 1mm đến 5mm, màu vàng nâu, bề mặt trơn láng. Loại mụn cóc này thường lây lan nhanh nên thường có vài chục đến hàng trăm cái mọc trên da, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ.
 
* Cách lây lan
 
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giầy dép, quần áo. Thông thường phải mất 2-3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết có bị lây hay không.
 
-Tự lây nhiễm (“nhảy”) trên bản thân người bệnh: Từ vài mụn cóc lớn ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi, cầm nắm) và tạo ra nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân!
 
Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc bàn chân còn gây ra một số triệu chứng khác. Khi phát triển to hoặc nằm ở những vị trí bị đè ép khi đi bộ hay chạy (gót chân, đầu ngón chân cái…), chúng sẽ gây đau hay tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau.
 
Một số trường hợp mụn cóc bàn chân có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài. Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, to, đau, chảy máu khi va chạm, làm khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.
 

 

 

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH MĂT CÁ CHÂN

 
Tự điều chỉnh tại nhà
 
Chọn giầy dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá. Giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày-dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.
 
Chấm acid
 
Khi mụn dưới 0,5 cm sử dụng dung dịch acid Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack). Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể dùng những chế phẩm này tại nhà, nhưng để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng.
 
Cọ sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… để loại bỏ lớp tế bào chết (do lần thoa thuốc ngày hôm trước); thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống (mụn cóc hình dây) của mụn. Hạn chế tối đa việc để thuốc dính ra vùng xung quanh. Thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng. Đậy kín nắp chai thuốc ngay sau khi thoa và để chỗ mát, vì thuốc dễ bay hơi, thoa mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Tuy nhiên, không được tự sử dụng thuốc khi có các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim - mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm trùng...
 
Chấm Nitơ lỏng
 
Thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tuần sẽ cho kết quả tốt (có người khỏi hoàn toàn). Thuốc được sử dụng là khí Nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp  (-196oC). Thuốc ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu khi chấm, có thể gây phồng nước và gây đau nhiều ngày sau khi chấm.
 
Đốt điện (Electrosurgery)
 
Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1 cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ, ở kẽ ngón chân, tay). Mụn cóc sẽ được giải phẫu lấ đi bằng dòng điện cao tần. Ưu điểm của việc đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Khuyết điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn (tiểu phẩu), chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, dễ bị nhiễm trùng (vì vết thương hở), chảy máu ở những vết thương to và không được may cầm máu.
 
Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ)
 
Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn (vết thương kín) nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát vì không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo.
 
Tiêm Bleomycin tại chỗ hoặc tiêm Interferon  trong trường hợp mụn cóc khó điều trị.
 
Lưu ý:
 
- Không được làm bể, rút dịch… bóng nước trên bề mặt vết thương chấm nitơ lỏng. Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, tiết dịch hay mủ, mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh… thì có thể vết thương bị nhiễm trùng.
 
- Đôi khi mụn cóc tái phát nhanh do các mụn mẹ đã gieo rắc virus và tạo các mụn con ở những vùng da xung quanh trước khi chúng được điều trị. Các mụn cóc con này có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị mụn mẹ. Do đó, nên điều trị mụn cóc sớm ngay khi mới phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên.
 
- Để tránh tái phát nhiều lần, bệnh nhân phải được dặn dò và tự theo dõi hằng ngày trong 2-4 tuần tại những vị trí tổn thương cũ để phát hiện ngay bất kỳ biểu hiện tái phát nào. Điều trị lại (chấm acid, nitơ, đốt điện, tiểu phẫu…) càng nhanh càng tốt những tổn thương “tái phát”, trước khi virus kịp lây nhiễm ra những vùng da xung quanh.
 
Trường hợp đặc biệt, có khi chỉ cần điều trị “mụn cóc mẹ”, vài tuần sau các “mụn cóc con” bỗng nhiên tự biến mất không cần phải can thiệp.
 
Để đảm bảo điều trị an toàn và hiệu quả, bạn nên đi khám tại Viện Da liễu, các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

 

 

Lưu ý khi điều trị bệnh mắt cá chân

Không nên đụng dao kéo, xem lại nguồn nước
Tôi cũng đã từng bị như bạn nhiều lần. Đụng dao kéo vào không khỏi đâu, mà càng nặng thêm đấy. Để nó tự khỏi thôi.
Lần thứ nhất tôi tự khỏi là khi đi nước ngoài sống một thời gian. Lần thứ 2 tự khỏi cũng do đi nước ngoài sống. Lần thứ 3 thì khi tôi có gia đình và ở VN, lúc này tôi thường xuyên dùng nước sạch (đã qua máy lọc).
Bây giờ nghĩ lại, tôi nghi ngờ nguồn nước mà tôi dùng có nhiễm asen. Tôi có đọc một bài báo nói về nước nhiễm asen và biểu hiện bệnh tật của người dùng. Những lần tôi mắc bệnh và khỏi bệnh tôi đều thấy có liên hệ với môi trường sống và điều kiện sống.

Kết quả sau khi áp dụng chữa mắt cá chân bằng nước muối
Mình đã từng bị mắt cá chân do vết gai đâm lâu ngày tạo thành. Ban đầu mình đi tiểu phẫu, bác sĩ cắt bỏ phần mắt cá đó đi, phải gần 1 tháng chân mình mới liền sẹo. Thế nhưng sau đó chân mình lại xuất hiện thêm 7 cái mắt cá nữa ở các vết khâu và xung quanh ngón chân.
Mình rất đau và đã định đi tiểu phẫu lần nữa nhưng vì nhiều vết đau quá mình sợ lâu bình phục mà mình lại phải đi lại nhiều nên chưa dám đi. Mình thử lên mạng tìm thông tin và đã tìm thấy trang này.
Có rất nhiều phương pháp để mình áp dụng nhưng mình thử phương pháp đơn giản nhất là ngâm nước muối. Thật là không ngờ, vì chỉ sau một lần ngâm nước muối thôi (trong vòng khoảng 3h – vừa ngâm vừa ngồi học mà), đúng 4 ngày sau (hôm nay nè), mình không còn thấy đau nữa, định ngâm tiếp thì thấy các mắt cá đã đen lại và bóc ra được.
Vui quá nên mình lên mạng post bài này ngay  . Cám ơn mọi người thật nhiều!
PS: Mọi người nói ngâm nước nóng và lâu ngày nhưng mình dùng nước lạnh mà vẫn hiệu quả. Mình cho một nắm muối vào một cái chậu nhỏ xâm xấp nước thôi. Trước khi ngâm mình vệ sinh sạch dao lam và cắt bỏ phần da bị chai ở bên ngoài đi (có chảy máu). Đến hôm sau mình vẫn thấy đau và nghĩ rằng phương pháp này không công hiệu. Tuy nhiên mình xem lại các mắt cá thì thấy trên mặt cắt của các mắt cá này có các chấm đen nhỏ (có lẽ là các vết máu hôm trước chảy ra). Đến mấy hôm sau thì các mắt cá không còn bị chai cứng nữa mà bị thu nhỏ lại (co lại) thành các vảy đen.
Không thấy đau nữa nên mình thử lấy dao lam bóc các vảy này ra thì thấy rất dễ dàng (giống như bóc vảy các vết thương đã liền sẹo vậy). Trên đây chỉ là mình đã áp dụng thành công và mình chia sẻ lại kinh nghiệm của mình còn thực tế mình cũng không hiểu tại sao.
( Nguyễn Đăng Thoan -)

Có vài lời chia sẻ, mong bạn sớm khỏi bệnh.
Vết chai ở chân như bạn gặp, tôi đã từng bị, dân gian thường gọi đó là bệnh “mắt cá”. Ngày trước tôi bị cũng nhiều như bạn, nhưng theo lời chỉ dẫn của người trong gia đình, tôi dùng tỏi nướng nhẹ, sau đó bỏ thêm tí muối và giã ra rồi đắp lên vết chai và băng lại, mỗi ngày thay một lần (2 lần cũng được), sau đó nó sẽ tự động “rụng” tang vết chai…
Bạn có thể ngâm chân vào nước nóng mỗi ngày, sau khi da chân đã mềm, bạn dùng dao cạo mỏng chỗ bị chai, sau đó bạn lấy củ tỏi xát vào chỗ đó, làm đều đặn mỗi tối sẽ khỏi. Chúc bạn mau lành bệnh.
( Trần Đức )

Tôi đã khỏi vết chai bàn chân bằng mỡ trăn
Trước đây tôi cũng bị một số vết chai (thấy nhiều người gọi là “mắt cá”). Gây đau nhức lúc mới ngủ dậy hoặc khi ấn trực tiếp vào nốt. Nhiều người đã phẫu thuật nhưng có thể bị lại. Tôi đã dùng cách bôi mỡ trăn hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần bôi vào đúng vị trí nốt chai. Sau một tuần thì các nốt chai biến mất. Từ đó đến nay không bị lại vết nào. Không rõ do tác dụng của mỡ trăn hay cơ địa tự khỏi. Bạn thử cách đó xem sao.
( daovanhoa )

Mẹo chữa mà không cần mổ
Chào bạn tôi có một mẹo chữa bệnh chai chân hoặc tay như thế này bạn áp dụng theo nhé, vì cách chữa này chồng tôi và con trai tôi đã chữa rồi hiệu quả vô cùng.
Hàng ngày bạn rửa chân sạch sẽ rồi lấy nước cốt quả chanh vắt vào vết chai sau đó dùng lá tía tô sạch vò nát đắp vào vết chai, chỉ khoảng một tháng vết chai chính sẽ rụng chân và những vết chai nhỏ cũng sẽ biến mất. Lưu ý khi làm như vậy thỉnh thoảng bạn cậy vết chai cho nó rộng miệng ra là được. Có thể làm nhiều lần hoặc một lần trước khi đi ngủ cũng được, nhớ là cho cốt chanh nhiều vào một chút và không được rửa nước ngay nhé. Đảm bảo sẽ hết nếu thành công thì cho mình ý kiến nhé.
( Trang )

Chữa chai chân bằng nitơrát bạc
Hai năm trước tôi cũng bị chai chân. Đầu tiên khi phát hiện nó chỉ bé bằng hạt kê. Sau đó lớn dần, do chai dày lên đi đứng rất đau, vài ngày tôi phải cắt lớp sừng trên bề mặt tạo thành một vết thương nông, có bờ xung quanh, tấy đỏ, có lúc rớm máu. Sau 4-5 tháng nhân ở giữa to hơn hạt ngô. Qua đi khám và tìm hiểu, tôi được biết chai chân nhiều khả năng do một loại vius gây ra, có thể lây lan nhiều nơi ở lòng bàn chân và tay, phải đi khoét bỏ.
Nhiều trường hợp khoét rồi lại bị lại hoặc mọc chỗ khác. Tôi quyết định đến viện Saint Paul làm phẫu thuật, đau khủng khiếp luôn. Sau đó con gái tôi lại bị ở lòng bàn tay. Khi nó phát triển rất lớn, vợ chồng tôi đã định cho cháu đi viện phẫu thuật khoét bỏ. May mắn khi tìm hiểu trên internet thì có thấy một phụ huynh truyền đạt kinh nghiệm dùng nitơrát bạc chấm hàng ngày, chỉ chấm trong vùng bị chai, cho nó ăn mòn dần…. Vết chai thu nhỏ dần, không còn tấy đỏ. Kết quả sau nửa tháng gì đó (lọ nitơrát bạc mới vơi đi chút xíu) thì nó rụng ra hoàn toàn. Cả nhà hỉ hả vì may mắn con bé nhà tôi không phải khoét đau như bố nó. Tiện đây một lần nữa cho tôi gửi lời cảm ơn phụ huynh đã truyền kinh nghiệm quý báu này trên web trẻ thơ.

Tôi đã điều trị thành công
Trước đây tôi đã bị như bạn (tôi bị ở lòng bàn chân rất đau), bác sĩ bảo là bị kít hay là ke chân. Thường BS sẽ chỉ định mổ khi đã lớn, tuy nhiên, nếu BS làm ẩu tiểu phẫu không kỹ, lấy không hết sẽ bị nặng hơn. Lần đó tôi mổ mà không khỏi sau đó, nó lan ra rất nhanh và rất đau rất khó đi lại. Sau đó tôi được người bạn tư vấn dùng thuốc tên là Dolfim (dùng để trị mụn cóc), giống như một loại axít, bôi vào hàng ngày, nó sẽ ăn mòn dần, tới tận gốc luôn. Dùng cách này phải kiên trì, không được nản, tôi phải dùng kiên trì trong 4 tháng liên tục như vậy mới hết tận gốc. Từ đó về sau sợ không dám mổ nữa. Loại thuốc này có bán ở các hiệu thuốc giá khoảng 60.000đ, dây là thuốc nước ngoài nhập khẩu. Chúc bạn mau lành

Chữa vết chai chân bằng nước muối
Trước khi di ngũ bạn nên ngâm chân với nước muối pha bằng nước nóng ngâm khoảng 30 phút mỗi tối và ngâm khoảng một tuần.

Chữa trai chân bằng hương
Em gái tôi vừa chữa mụn cơm khô và những nốt chai nhỏ rất thành công với cách này. Bạn thử xem nhé: Dùng que hương đang đỏ nóng đốt vết trai đó. Sức nóng sẽ truyền vào khiến bạn bị đau, nhưng chịu khó đốt lâu một chút (hương hết than đỏ thì đốt lại) đến khi bạn cảm thấy nó đã thấu được vào sâu bên trong là được. Sau 1 đến 2 lần đốt như vậy nốt chai đó sẽ tự rụng. Nếu bạn thấy nốt đó vẫn còn chân thì đốt lại là sạch.
Chúc thành công!

Chữa chai chân bằng tỏi
Đập nát củ tỏi, đắp vào chỗ bị chai, để qua đêm và làm vài lần liên tục sẽ hết.

Chữa chai chân hoặc mắt cá chân bằng tía tô
Chua chai chan hoac mat ca chan bang phuong phap co truyen rat don gian va hieu qua. Nhung ban phai kien tri. Toi da chua khoi cho ban than va mach cho nhieu nguoi khac, ho deu chua khoi ca. Hang ngay, lay la tia to tuoi (la cang gia cang tot) xat vao vet chai hoac mat ca, xat deu hang ngay cho den khi no tham tim lai, tiep tuc xat cho den khi vet chai hoac mat ca kho cung, thu nho va bong ra. Neu vet do la moi thi can khoang 1 thang xat la tia to tuoi lien tuc. Neu vet do da co tu nhieu nam thi can khoang 2, 3 thang hoac co the lau hon, tuy vao vet to hay nho. Hay kien tri nhe. Chuc ban thanh cong. Neu ban thanh cong, xin hay mach nhung nguoi xung quanh lam theo de ho bot dau.

Ngâm chân nước muối để chữa vết chai
Bạn hãy làm theo cách đơn giản sau: Mỗi buổi tối hãy ngâm chân bằng nước muối ấm, ngâm luôn cả hai chân. Sau khi ngâm bạn dùng móng tay cạo đi cạo lại vào những chỗ bị chai. Cứ kiên trì như vậy trong vòng một tháng, các điểm bị chai sẽ dần hết. Hơn nữa các điểm bị chai do đi giày dép hoặc ở gót chân cũng mất đi và da chân bạn sẽ trở nên mềm mại hơn.

Chữa vết chai chân theo Đông y
Vết chai chân theo lý luận y học cổ truyền là do chứng thấp gây ra, nguyên nhân là do bộ máy tiêu hóa yếu không làm chủ được sự vận chuyển chất lỏng trong cơ thể người dẫn đến chất lỏng đặc thành chai chân.
Cách chữa:
1. Tăng cường bộ máy tiêu hóa để trừ thấp (biểu hiện của thấp là cảm giác người nặng nề, mệt mỏi khi sáng dậy, ăn lâu tiêu, ăn no đầy bụng, lưỡi phình to, rêu lưỡi dầy, nhớt, hằn răng, phân dính bồn cầu… hay gặp ở người béo bệu).
2. Làm mềm chai chân bằng cách ngâm thuốc, cắt bỏ lớp bên ngoài nhưng không làm chảy máu, đắp thuốc để tan dần lớp da dầy. Cụ thể muốn điều trị cần đến thầy thuốc Đông y để khám cụ thể như người bệnh thuộc thể khỏe hay yếu, nóng hay lạnh, ngoài ra còn có các triệu chứng nào khác liên quan đến bộ máy tiêu hóa như các nội tạng tim, gan, phổi, thận, thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học… rồi từ đó mới xác định được nguyên nhân chính, phụ mà đề ra hướng điều trị cụ thể. Chúc bạn sức khỏe.

Mình chữa vết chai bằng lá lốt
Mình mách nhỏ với các bạn bị vết chai ở chân: Lúc đầu bạn lấy thân và rễ cây lá lốt đun sôi lên, sau đó bạn cho một nắm muối vào. Khi nước còn ấm bạn ngâm chân khoảng 30 phút. Tiếp theo, bạn lấy nắm lá lốt trộn với một nắm muối sau đấy bạn lấy chân bị vết chai giẫm lên, đến khi nào lá lốt nát ra là được.
Lưu ý là sau khi giẫm lá lốt xong bạn không được rửa chân nhé. Mình cũng bị và làm khoảng 5 lần là khỏi, chúc các bạn thành công.

Chữa chai chân bằng vỏ bạch xà
Lúc trước tôi cũng bị chai chân, đi đau lắm nhưng bây giờ thì hết rùi. Cách trị như sau: bạn nên đi tìm cây bạch hoa xà ( bạch xà), sau đó lấy dao cắt lớp ngoài của chỗ bị chai, rồi lấy lá cây bạch xà chà lên, chỉ vài lần là hết, không đau và không cần phải mổ.

Dùng hỗn hợp mật ong, tỏi và vôi chữa chai chân
Vết chai chân mà bạn nói có phải là mắt cá chân như mọi người vẫn gọi không? Nếu đúng là mắt cá chân thì tôi đã nghe và làm theo kinh nghiệm của mọi người giới thiệu thì thấy hiệu quả và khỏi. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn đắp hỗn hợp gồm mật ong, tỏi giã nhuyễn và vôi rồi lấy miếng gạc buộc lại. Trước khi đắp thì lấy bấm móng tay bấm phần rộp lên. Bạn hãy thử làm xem có được không nhé. Chúc bạn thành công

Mẹo chữa chai chân bằng tỏi
Chào bạn! Có rất nhiều cách để chữa chứng bệnh của bạn. Tôi xin chỉ ra một cách chữa không cần sử dụng dao kéo. Bạn chuẩn bị một vài nhánh tỏi tươi, bóc bỏ vỏ, sau đó đập dập và đắp vào chỗ vết chai chân, dùng loại băng gì đó băng lại. Bạn cứ làm vài lần như thế rồi bẵng đi một thời gian bạn quên nó đi, khi nào bạn nhớ lại thì nó khỏi rồi bạn à. Cái này thực chất như một kiểu chữa mẹo dân gian ấy mà. Chúc bạn mau khỏi!

Có thuốc trị chai chân
Bạn thử đến hiệu thuốc hỏi loại thuốc nước có tên là Verrucid chuyên trị chứng mắt cá (các vết chai) và mụn cơm. Bạn chỉ cần bôi lên những vết chai khoảng 2-3 ngày rồi ngâm chân nước ấm, cạo bỏ lớp da chết bên ngoài rồi tiếp tục bôi thuốc mới lên, trong khoảng 2-3 tuần bạn sẽ khỏi hoàn toàn mà không gây đau đớn. Chúc bạn mau lành bệnh!

Củ khoai tây cũng chữa được vết chai
Bạn thử nha, rất hiệu quả đấy! Củ khoai tây sống, bạn cắt lát vừa phải, ép vào các vết chai và buộc lại vào mỗi tối đi ngủ. Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Dùng rượu ngâm gấc để trị vết chai chân
Một người bạn đã cho tôi một công thức chữa dân gian rất hiệu nghiệm mà tôi đã tẩy được những vết chai đau đớn đó trong đúng một lần đắp thuốc.
Thuốc đắp gồm có:
Hạt gấc, khoảng 5 hạt, (tuỳ theo vết chai – vết mắt cá – theo dân gian gọi) to hay nhỏ để thêm bớt lượng, rượu trắng 1/2 chén (loại cao độ một chút để ngâm rượu thuốc).
Hạt gấc bóc bỏ vỏ cứng, giữ lấy vỏ màng, cho vào cối giã thật nát, lấy ra bát, trộn rượu vào thành một thứ hỗn hợp sệt. Rửa sạch chỗ có vết chai mắt cá, dùng thìa múc thuốc đã giã đặt trùm lên chỗ chai, dùng khăn gạc băng lại.
Nên làm vào buổi tối, vì khi đó cơ thể ít hoạt động. sau 8 đến 10 tiếng đắp, tháo băng. Sau một ngày chỗ chai mắt cá phồng lên, sau 2 ngày bong ra, sau vài ngày thì long ra một cái mắt cá chai có lỗ chỗ như rễ cây. Sau đó một thời gian vết lõm ở chân do cục chai tạo ra sẽ đầy lên. Tuỳ theo từng người, có người đắp mấy lần mới khỏi hẳn. Miễn sao bạn có lòng kiên trì.

Chữa chai chân bằng các loại lá cây
Cách đây 6 năm tôi cũng bị một nốt mắt cá dưới lòng bàn chân, mỗi lần đi là nhói lên cả đầu. Đi trích ở bệnh viện huyện họ không làm. Về nhà tôi tự khoét thế là từ một nốt thành hành trăm nốt cả lòng bàn chân, không đi được. Sau đó tôi lấy lá xoan, lá tía tô, húng chó, cúc tần và muối ăn sắc nước ngâm chân bất cứ lúc nào rỗi (nước ngâm phải ấm). Tối đến lấy lá cà độc dược giã nhỏ trộn với mẻ non, một ít muối ăn, lấy nước cơm hồ lại, cho vào lá chuối đặt lên tro bếp cho ấm và đắp qua đêm. Trong vòng 5 ngày chân tôi trở lại bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra.

Cách chữa chai chân hiệu quả
Con gái tôi cũng bị chai chân và một hôm có một người mách cho cách là lấy lá tía tô dã nát rồi bôi vào chỗ bị chai chân ngày 2 lần . Bạn dùng thử chắc chừng 5 ngày liên tục là khỏi thôi . Chúc bạn mau lành bệnh . Hiện tại con gái tôi cũng hết bị chai chân rồi, tôi rất vui vì VnExpress.net đã cho bạn đọc gần xa một địa chỉ tiện lợi để trao đổi những khúc mắc trong cuộc sống . Chúc các anh chị một ngày tốt lành.

Chữa mắt cá chân bằng nước muối, rất hiệu quả
Tôi đã từng bị mắt cá chân đi đứng rất khó khăn vì thốn và đau, kéo dài hơn 2 năm sau khi tôi áp dụng thử cách nấu nước muối ngâm chân ( nước tương đối nóng) nếu nóng quá thì ngâm chỗ đau trước rồi dần dần ngâm nguyên chân, chỉ sau một tuần ngâm thì chỗ bị đau dãn ra và bưng mủ, nặn hết mủ là chân khỏi luôn đến nay. Hy vọng cách này sẽ giúp ích cho các bạn.

 

Cách chữa vết chai chân nhanh khỏi không tốn tiền
Tôi từng bị chai ở chân đi lại rất đau nhưng tôi đã tự chữa khỏi chỉ trong một tuần lễ. Nếu bị chai chân bạn chỉ cần củ hành và vài nhánh tỏi bóc vỏ rửa sạch đem giã nhỏ đắp vào vết chai chân trước khi đi ngủ. Để suốt đêm sáng dậy thì bỏ đi.
Chú ý bạn phải buộc cho cẩn thận kẻo khi ngủ thuốc dễ bị rơi ra. Bạn chỉ cần làm như vậy trong 1 tuần lễ là chai chân mềm ra và biến mất





(ST)
 

 

tôi rất rất cám ơn cả nhà vì đã cho thông tin mua biệt dược trị mụn cóc nay đã khỏi hơn 10 cái dưới bàn chân và mu bàn chân, tôi tìm mua thuốc này mãi mà không có họ bảo các nhà thuốc ngừng bán vì ko nhập được hơn 1 năm nay vừa rồi có bạn cho thông tin mua được 1 lọ duofiln nhưng bây giờ đắt quá 950,000đ/lọ chỉ có bán duy nhất trên trang thuocdactri.info thế mới ắc nhưng bỏ việc tiền bạc sang một bên khỏi bệnh là sướng rồi. cho cám ơn lần nữa nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Chua benh nay don gian thoi,chi can mua cao dan ve dan sau 1tuan khoi 100%
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
chúc mừng chị nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Bệnh đơn giản mà mua thuốc chi tới cả triệu lận, dùng thuốc dân gian 4 ngày sẽ khỏi
hơn 1 tháng trước - Thích
Chỉ cần mua 1 ngày vôi ăn trầu: Về lấy 1 ít bỏ vào nấp chai nước ngọt (sạch), tùy theo số mụn cóc nhiều hay it thì lấy ít hay nhiều vôi, thường thì khoảng 10 mụn cần 1/2 muỗng cafe vôi là được + với 1/2 muỗng xà bông bột giặt (tỷ lệ 1:1). Sau đó trộn đều, nếu hỗn hợp hơi khô quá thì cho vài giọt nước sạch vào và quấy đều. Rồi lấy bông tâm quét ít cở bằng hạt đậu xanh chét vào ngay mụn cóc, rồi để yên cho khô (thường làm vào ban đêm trước khi đi ngủ), sau đó đợi khoảng 30 phút, gở phần vôi đã chét ra, chét thêm phần mới vào. 1 Đêm làm chừng 3 lần. 1, 2 ngày sau thấy khi chét vô có cảm giác rát rát đau ở mụn cóc, thì chét thêm 2 -3 lần nữa, thì mụn cóc sẽ đen đi và khô lại, lúc đó lấy nhíp gắp ra k thấy đau. là hết rồi đó
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho mình hỏi cácch chữa mắt cá chân nhanh nhất ad
hơn 1 tháng trước - Thích
mình đã từng bị và đi đốt nhưng sau này lại tái phát.sau đó mình tìm đc một loại thuốc dán.rất đơn giản mà hiệu quả.chỉ sau 1 tuần là e nó đã khỏi hẳn. nếu bạn quan tâm thì ib mình nhé
hơn 1 tháng trước - Thích
tui bi mat ca chan tui da di tieu phau 1 lan nhung van bi lai bay gio tui ko biet phai lam sao de het mat ca day ? ca nha giup minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích
chào bạn. nếu bạn vẫn chưa khỏi thì email mình nhé duyqlnl@gmail.com . rất đơn giản mà hiệu quả.đảm bảo khỏi sau khoảng 1 tuần
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Bạn giúp mình trị chữa mắt cá chân nhé, cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận