Cách điều trị bệnh nấm candida đúng phương pháp rất nhanh khỏi

Cách điều tị bệnh nấm candida đúng phương pháp rất nhanh khỏi. Bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm rất hay gặp ở phụ nữ, nó đứng thứ hai sau viêm âm đạo do vi khuẩn và thường cao gấp 3 lần bệnh trùng roi âm đạo. Có tới trên 50%, thậm chí có tác giả cho rằng tới 3/4 số phụ nữ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong cuộc đời.

 


CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM CANDIDA

Thuốc chữa nấm Candida sinh dục


Nấm Candida nhìn dưới kính hiển vi

Ngày nay bệnh có xu hướng tăng do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể bị nhiễm nấm. Các yếu tố thuận lợi khác là khi có thai, sử dụng thuốc tránh thai có estrogen, bệnh tiểu đường và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bao gồm cả nhiễm HIV.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Candida albicans chiếm khoảng 90%, ngoài ra còn có các chủng candida khác và torulopsis glabrata.

Nhiễm các chủng nấm không phải C.albicans thường chữa khó khăn hơn. Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm nhưng không có biểu hiện bệnh, khi gặp điều kiện thận lợi như vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật, quần lót bằng vải ni-lông gây ẩm ướt và không thoáng khí dễ có biểu hiện bệnh lý. Nguồn lây nhiễm nấm có thể ở ngoài môi trường hoặc ở đường tiêu hóa lây nhiễm sang.

Khi mắc bệnh người phụ nữ thường có hai triệu chứng nổi bật là rất ngứa và ra khí hư. Triệu chứng ngứa âm hộ là thường gặp nhất và làm cho người bệnh rất khó chịu, nhiều người gãi gây trầy xước làm bội nhiễm tại chỗ. Khí hư thường không nhiều và có màu trắng như váng sữa, không có mùi hôi.

Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.

Đàn ông khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh cũng có thể bị viêm quy đầu, bao quy đầu gây đỏ, ngứa, cảm giác bỏng, rát và có chất nhày trắng. Bệnh thường xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp và thường khỏi sau khi rửa sạch.

Với các biểu hiện, triệu chứng trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm. Việc soi tìm bào tử nấm hiện nay có thể thực hiện được ở các cơ sở y tế tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế khác. Khi đã xác định bệnh cần điều trị ngay.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc mới có hiệu quả điều trị cao dùng đặt tại chỗ hoặc uống. Tuy nhiên chị em cần lưu ý việc vệ sinh tại chỗ, giữ cho vùng sinh dục không bị ẩm ướt, không mặc đồ quá chật, đồ ni-lông.

Điều trị bằng thuốc Tây Y

Một số loại thuốc điều trị:

- Miconazole 200mg viên đặt âm đạo, đặt 1 viên khi đi ngủ trong 3 ngày hoặc

- Clotrimazole 200mg viên đặt âm đạo, đặt 1 viên khi đi ngủ trong 3 ngày hoặc điều trị bằng thuốc uống như:

- Itraconazole (sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày hoặc

- Fluconazole (diflucan) 150mg uống liều duy nhất. Trường hợp bệnh mạn tính hoặc bị tái phát nhiều lần thì trước hết phải kiểm tra vì bệnh tiểu đường, các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng và làm thuận lợi cho nấm phát triển như dùng kháng sinh kéo dài, corticoid, thuốc tránh thai có estrogen, nhiễm HIV. Không mặc quần áo quá chật hoặc bằng sợi tổng hợp.

Trong trường hợp bệnh kéo dài và hay tái phát thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám nghiệm và có liệu trình điều trị phòng ngừa. Đối với nam giới thường không cần điều trị vì bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu bị viêm bao quy đầu thì có thể bôi các kem chống nấm như ketoconazole, clotrimazole, lamisil...

Điều trị nấm âm đạo bằng cách tự nhiên

Nghe thì có vẻ nhàm chán nhưng hãy thử các biện pháp điều trị nấm âm đạo tự nhiên trong ba tuần, bạn sẽ thấy dấu hiệu khó chịu ở “vùng kín” hoàn toàn có thể giảm đi nhanh chóng và hiệu quả.

Nhiễm trùng nấm men, hay còn được gọi là nhiễm nấm candida là bệnh rất dễ gặp ở cả phụ nữ và nam giới vì nó do loại vi khuẩn trú ngụ trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi có sự mất cân bằng trong các bộ phận này, nhiễm nấm candida có thể gây nhiễm trùng. Phát ban, viêm âm đạo, và bệnh tưa miệng là một số các biểu hiện có thể xuất hiện của nhiễm nấm candida.

Bởi vì candida có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể – thông thường nhất là miệng, tai, mũi, móng chân, móng tay, đường tiêu hóa, và âm đạo, nên nó có thể được đặc trưng bởi một loạt các triệu chứng.

Bao gồm táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, hơi thở hôi, ngứa hậu môn, bất lực, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng, viêm tuyến tiền liệt, lở loét thối, mệt mỏi cùng cực, viêm âm đạo, triệu chứng tiền kinh nguyệt, thận và các bệnh nhiễm trùng bàng quang, viêm khớp, trầm cảm, suy giáp, thượng thận vấn đề, hiếu động thái quá, và thậm chí cả bệnh tiểu đường…


Một số phụ nữ nhận thấy mình bị nhiễm nấm khi sử dụng thuốc tránh thai hoặc trong thời kỳ mang thai. Thuốc kháng sinh là một nguyên nhân phổ biến của nhiễm nấm vì thuốc kháng sinh “giết chết” các vi khuẩn có lợi. Bất cứ điều gì làm giảm chức năng miễn dịch thường dẫn đến các loại bệnh nhiễm trùng.

Trên thực tế, người ta nói rằng bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm nấm candida hiếm khi xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, những người có một chế độ ăn uống lành mạnh ít đường và ít men.

Bạn có thể tham khảo những mẹo trị nấm tự nhiên như dưới đây:

1. Bổ sung chế độ ăn uống: Chế độ ăn của bạn với acidophilus hay bifidus để giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm bổ sung chống nấm men.

2. Hạt bưởi, lá ôliu và nước trái cây lô hội, tỏi: Viên nang tỏi (2 viên nang uống 3 lần một ngày) có hiệu quả ức chế sự lây nhiễm. Axit caprylic là một chất kháng nấm phá hủy các sinh vật candida.

3. Ăn nhiều trái cây: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn là trái cây, không có đường và men. Nấm candida phát triển mạnh trong một môi trường có đường, vì vậy chế độ ăn uống của bạn nên ít carbohydrates và không chứa các sản phẩm men hoặc đường dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Tránh các loại pho mát, rượu, bánh, sô cô la, trái cây khô, thực phẩm lên men, tất cả các loại ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, yến mạch, lúa mạch và lúa mạch đen), giăm bông, mật ong, hạt bơ, dưa chua, khoai tây, nấm liệu, nước tương, giá, và giấm.

5. Loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa, trong chế độ ăn uống của bạn trong một tháng. Sau đó chỉ ăn một hoặc hai lần trong tuần. Bởi những loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.

6. Ăn rau, cá, và gluten các loại ngũ cốc như gạo nâu và kê.

7. “Giết” ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể nuôi dưỡng nấm men. Vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế để “làm sạch” ký sinh trùng ít nhất 3 tuần hai lần một năm.

8. Ăn và bôi sữa chua có chứa các men tiêu hóa là các vi khuẩn sống: Nếu bị nấm candida ở âm đạo, bạn có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào âm đạo hoặc kết hợp với nước và sử dụng nó để rửa âm đạo một hoặc hai lần trong ngày cho đến khi có sự tiến triển tốt.

9. Mặc đồ lót sáng màu bằng cotton. Sợi tổng hợp giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida.

10. Tránh thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid.

11. Tránh tiếp xúc các sản phẩm hóa chất trong gia đình và chất tẩy rửa, nước khử trùng có clo, băng phiến, quần áo bằng vải dệt tổng hợp, và tránh những nơi ẩm ướt và mốc, chẳng hạn như tầng hầm.

Vì vậy, về cơ bản, bạn có thể ăn rau và thịt trong khi bạn đang cố gắng để loại bỏ nấm candida … Nghe thì có vẻ nhàm chán những hãy thử điều này trong ba tuần. Nếu bạn có cảm giác thèm ăn đường, nên tiêu thụ một muỗng cà phê của cinnnamon một ngày.

Nếu bạn làm theo những gợi ý này, bạn sẽ có thể để có được lại là sự cân hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.

Điều trị nhiễm nấm bằng chế độ ăn

Phụ nữ dễ bị nhiễm nấm hơn nam giới và chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Ngoài việc giữ vệ sinh thân thể, vùng kín luôn sạch sẽ, ăn uống cũng góp phần hạn chế sự phát triển của các loại nấm trên cơ thể chúng ta.

Nấm da thường phát triển ở những vùng như gốc móng tay, quanh răng, vùng bụng dưới, âm đạo và khe kẽ giữa các nếp gấp da gây ngứa và rát. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Nhiễm nấm men, còn gọi là nấm Candida, hay xảy ra ở âm đạo và có thể lây sang nam giới khi quan hệ tình dục. Hiện có nhiều thuốc có thể điều trị hiệu quả bệnh nấm âm đạo, tuy nhiên người bệnh cần đi khám chứ không nên tự ý mua thuốc về dùng, vì việc sử dụng thuốc không đúng có thể làm cho nấm phát triển mạnh hơn.

Dưới đây là những thực phẩm góp phần giúp cho việc phòng và điều trị nhiễm nấm hiệu quả:

1. Giấm táo

Giấm táo rất tốt vì nó có thể tiêu diệt hoàn toàn nấm men và chứa cái dấm có lợi cho sức khỏe. Do đó bạn có thể pha 6 thìa cà phê giấm táo vào nước và uống hằng ngày hoặc trộn với rau, salát hoặc thức ăn. Bạn cũng có thể pha giấm táo với mật ong và uống hằng ngày.

2. Sữa chua

Sữa chua nguyên chất không đường cũng giúp điều trị nhiễm nấm. Bạn có thể ăn sữa chua sau bữa ăn chính vì nó giúp ích cho tiêu hóa.

Có thể dùng men sữa chua để tự làm sữa chua ở nhà. Thậm chí bạn có thể làm sữa chua từ các loại sữa khác như hạnh nhân và đậu nành.

3. Gừng

Gừng cũng rất có tác dụng trong điều trị nhiễm nấm. Bạn có thể nghiền nhỏ các lát gừng và uống cùng với nước, hoặc cho thêm vào thức ăn khi nấu nướng. Là một loại kháng sinh tự nhiên, bạn cũng có thể dùng nước ép gừng pha với ajoene 1% để bôi lên vùng bị nấm.

4. Nước

Nước cũng có tác dụng điều trị nấm men, vì vậy bác sĩ thường khuyên bạn uống 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn càng uống nhiều nước thì nấm sẽ càng giảm nhanh. Lượng nước tiểu tăng lên sẽ giúp rửa sạch loại đường là môi trường cho nấm phát triển. Tốt nhất là dùng nước sạch tự nhiên để không có độc chất.

5. Chế độ ăn ít carbonhydrat (chế độ ăn low-carb)

Phụ nữ có thể khắc phục tình trạng nhiễm nấm nếu ăn nhiều những thực phẩm trong chế độ ăn low-carb như rau xanh, cá, trứng, đậu lăng, các loại hạt, thịt gia cầm và thịt bò. Đừng ăn lạc, hạt điều và những loại rau nhiều tinh bột. Không ăn phomát vì nó có chứa nhiều nấm men. Chọn những loại thực phẩm không có gluten để thay thế cho bột mì.

Cùng với những biện pháp trên, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm nấm cho người xung quanh.

 THAM KHẢO THÊM

Bệnh nấm miệng Candida ở trẻ em: cách phòng và điều trị

Việc chuẩn đoán và điều trị bệnh nấm miệng Candida ở trẻ em không khó, tuy nhiên nhiều mẹ lại tự ý mua thuốc cho bé uống khiến bệnh trở nặng hơn.

Trong nhiều trường hợp, bé không bị nấm miệng nhưng một số mẹ nghĩ con mắc bệnh này nên tự ý cho bé uống thuốc rơ miệng kháng nấm không cần thiết trong thời gian dài, làm tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi bé, gây đau và làm trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn.

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp ở trẻ em.

Nấm Candida bình thường vẫn thường trú trên cơ thể, không xâm lấn gây bệnh và có 40%-60% dân số là người lành mang loại nấm này. Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là chủng Candida albicans 70%. Trẻ em thường nhiễm nấm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai. Mệng trẻ sơ sinh có pH thấp thuận lợi cho nấm phát triển, với nấm Candida có 0,5-20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

Những yếu tố thuận lợi khiến nấm ở miệng phát triển gây bệnh gồm miễn dịch trẻ chưa trưởng thành, vệ sinh răng miệng kém, đặc biệt bé có mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng, suy giảm miễn dịch (HIV- AIDS, ung thư , thuốc ức chế miễn dịch- hóa trị liệu ung thư…), dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, suy dinh dưỡng, chấn thương tại chỗ, tiểu đường…

Chẩn đoán bệnh này chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng, xét nghiệm hiếm khi cần thiết. Nấm Candida ở miệng có thể không triệu chứng, phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh lý khác hay do thấy những mảng trắng trên nền hồng ban ở niêm mạc má hay lưỡi. Nấm miệng có thể làm trẻ biếng ăn, ăn không ngon, đau rát họng, kích thích, nôn ói.

Khám miệng bé thấy các mảng trắng như sữa phủ trên nền hồng ban – dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má…, khó bóc tách và khi cố bóc tách có thể gây chảy máu. Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi hay viêm lưỡi dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít hay xông trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban ở vùng vòm họng.

Với trẻ khỏe mạnh thì rơ miệng tại chỗ bằng thuốc kháng nấm nystatin dạng uống nghiền nát hay dạng bột hòa nước là chọn lựa an toàn, tuy nhiên dạng hoạt chất này có vị khó chịu và một số trẻ không chấp nhận mùi vị này. Miconazole oral gel rơ miệng tại chỗ hiệu quả hơn nystatin, mùi vị được các trẻ chấp nhận tốt. Hơn nữa, dạng bào chế dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng và không mắc công phải nghiền thuốc.

Fluconazole không được chấp thuận dùng cho trẻ có hệ miễn dịch bình thường, mặc dù có hiệu quả. Thuốc tím Gentian có thể hiệu quả nhưng gây loét niêm mạc và bẩn da áo quần. Cha mẹ tuyệt đối không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ nhũ nhi vì mật ong có thể chứa bào.

Vì rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ nên để có hiệu quả và dễ chịu cho bé thì thời điểm thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, rồi lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước chín để nguội để làm mềm miếng gạc, tránh ma sát làm đau bé.

Mẹ cần dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay miconazole oral gel với lớp mỏng vừa đủ. Nếu bé nấm miệng nhiều nơi thì mẹ nên vệ sinh theo thứ tự hai bên má trước, vùng khẩu miệng và lưỡi sau cùng từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.

Khi đã điều trị đúng cách và đủ liều mà nấm miệng vẫn kéo dài hoặc tái phát sau điều trị thì bé có thể bị tái lây nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc thay thế như núm vú giả, bàn chải và đồ chơi bị nhiễm, núm vú bà mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay hồng ban…), dùng kháng sinh kéo dài, hay bé bị suy giảm miễn dịch.

(ST)

chồng em bị ngứa vùng kín nhưng không phài thường xuyên lâu lâu mới ngứa gãi thì hết. anh ấy địch nhiều, đau dạ dày vậy anh ấy có bị nấm không điều trị như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Chỉ đi khám mới biết được chính xác anh chàng nhà bạn có bị nấm không và tìm hướng điều trị bạn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
A at bi nắm rồi
hơn 1 tháng trước - Thích
chưa lập gia đình thì chữa nấm thé nào ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Bạn đi khám và dùng thuốc theo chỉ định nhé. Ở bạn gái chưa lập gia đình cũng có những cách điều trị không tác động bên trong mà chỉ dùng thuốc, bạn không cần quá lo lắng nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích
Do mep
hơn 1 tháng trước - Thích
Ngúa an dao
hơn 1 tháng trước - Thích
Neu nghi ngo bi nam o mieng e nen den dau de kham
hơn 1 tháng trước - Thích
hơn 1 tháng trước - Thích
bé nhà e 11 t bị nấm lưỡi và quanh môi cứ rửa hàng ngày đánh tưa song mai lại bị lại cháu lười ăn liệu có pải mang cháu đi khám ở bệnh viện lớn và đi xét nghiệm xem có pải nấm ko ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Em bi nam luoi chua nhu thế nso vay
hơn 1 tháng trước - Thích
Nghi ngo bi nam o mieng e nen dên benh vien vao de lam xet nghiem
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận