Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em điều trị như thế nào? Cách phòng chống bệnh nhiệt miệng?
Nhiệt miệng và cách điều trị
Nhiệt miệng hay còn gọi là lở loét miệng là chứng bệnh không gây ra nguy
hiểm nhưng thường gặp ở một số người, không phân biệt lứa tuổi. Bệnh
làm cho mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, ăn uống mất ngon
hoặc không dám ăn nữa vì đau rát.
Có khi do đau rát, xót khó
chịu còn gây mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em khi bị nhiệt
miệng dễ quấy khóc và không chịu ăn nên có thể dẫn đến tình trạng sút
cân, suy dinh dưỡng.
Đây là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác
nhau, nhưng triệu chứng quy tụ là xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để
lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy vết loét có màu
vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau và xót khi
nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng v.v. Nơi xuất hiện các vết loét
thường thấy ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi... Khi không được chăm
sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí
gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Có nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh như
stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu
vitamine...
Chính thế mà cần hạn chế ăn các vị cay nóng như ớt,
tỏi, gừng, tiêu bắc..., ăn nhạt, không ăn các loại thịt gây nhiệt nóng
như thịt chó v.v. Tăng cường ăn rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng,
vitamine, đặc biệt là vitamine C, PP, B2... có nhiều trong nước chè tươi
là những chất chống oxy hóa (antioxidants), làm tăng cường hệ miễn dịch
cho cơ thể, uống bổ sung đa sinh tố v.v.
Y học phương đông cho
rằng nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” do nhiệt độc, hỏa độc, thấp
nhiệt hay âm hư gây nên. Trong đó loét miệng thuộc chứng thực hỏa nên
tổn thương vết loét ta thấy đỏ, sưng đau, khu trú thành nốt có hình tròn
hoặc bầu dục nằm ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi, cũng có khi thành đám
nhiều mụn hợp lại, nặng còn có mủ và gây nên nóng rát ở nơi có tổn
thương nhất là mỗi khi ăn các thức như mặn, chua, cay... Miệng trở nên
hôi, khô, người có cảm giác nóng hoặc sốt nhẹ, đầu lưỡi đỏ, tiểu tiện
nước vàng, đại tiện táo.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu chứng nhiệt miệng như sau:
*
Làm giảm đau ở miệng: Dùng tế tân 4g, đinh hương 10 – 15 cái, cam thảo
(xé tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu) hãm với
nước sôi khoảng 15 – 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng
ngụm một lưu giữ trong miệng chừng từ 2 – 4 phút và nhổ ra cũng làm dịu
đau nơi vết loét trong miệng, lưỡi.
Thuốc sắc lấy nước uống:
*
Sinh địa, chút chít, lá tre mỗi vị 16g, ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông
mỗi vị 12g, thạch cao 20g, cam thảo 6g, sa nhân 4g. Sắc uống ngày 1
thang chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang liền, sau nghỉ vài
ngày lại uống một đợt nữa.
* Sử dụng phương thích hợp cho người
bệnh nhiệt miệng có các triệu chứng như lưỡi đỏ, táo bón, tiểu tiện
nóng, đỏ, ngủ kém: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20g, ngọc thông 6g, trúc
diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu mỗi vị 12g, thạch cao 40g, thăng ma
8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần uống trong ngày, cần uống 3 – 5
thang khi thấy các dấu hiệu táo bón đỡ thì dừng. Sau đó có thể sử dụng
lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống tái phát.
* Trị nhiệt
miệng thuộc chứng hư nhiệt: Thường gặp ở người có thể trạng gầy gò,
miệng lưỡi khô, ráo, các vết loét không sưng hoặc sưng đỏ ít, đau nhẹ,
lưỡi đỏ, nước tiểu ít, vàng, đại tiện táo..., bệnh tái phát nhiều lần,
tưởng khỏi rồi lại thấy xuất hiện. Tùy theo hoàn cảnh từng vùng mà có
thể áp dụng 1 trong các phương sau:
- Sa sâm, mạch môn, ngọc
trúc, huyền sâm, hoàng bá mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g,
đan bì, trí mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống
ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 – 10 thang
liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 –
3 đợt.
* Nếu viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn (nghĩa là từng
đợt rồi tái phát hay có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn
diện, có khi phải chẩn đoán nguyên nhân bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm
nuôi cấy vi khuẩn, nấm, xét nghiệm tế bào học... Ở trẻ em đang bú mẹ hay
người bị suy giảm miễn dịch, hoặc có thói quen uống sữa cũng có thể gây
loét lưỡi, miệng; cũng có thể do nấm mà thường gặp loại nấm candida
abical. Do vậy nếu không được trị liệu kịp thời làm bệnh phát triển
khiến trẻ bú khó khăn, thậm chí nấm lan xuống đường tiêu hóa gây tiêu
chảy, sống phân...
Việc chữa trị không khó khăn, chủ yếu làm
thay đổi môi trường, kiềm hóa tại chỗ, như dùng gạc vô khuẩn thấm mật
ong xoa miệng lưỡi cho trẻ, vì các kết quả nghiên cứu cho thấy với dung
dịch mật ong có hàm lượng 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt được hầu
hết các loại vi khuẩn hay nấm. Cũng có thể sử dụng lá rau ngót sạch giã
nát cùng vài hạt muối sau vắt lấy nước cốt thấm vào gạc sạch xoa vào
miệng lưỡi cho trẻ cũng thấy hiệu nghiệm.
Để phòng chống nhiệt
miệng cần lưu ý vệ sinh răng miệng như đánh răng sau mỗi lần ăn, ăn ít
thức ăn nhiệt như tiêu, ớt, đồ nướng, chiên rán, thịt chó, giảm uống
rượu, tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng,
vitamine... Uống nước chè tươi hàng ngày...
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em - quan niệm bệnh -
phương pháp điều trị hiệu quả
Nhiệt miệng là theo cách gọi dân gian , thực chất là viêm loét niêm mạc
miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau , bệnh thường có ở trẻ em và cả
người lớn , trẻ em bị bệnh này thường quấy khóc , bỏ bú , chảy rãi nhiều
( do trẻ đau khi nuốt nước bọt )
Biểu hiện của bệnh là : Trẻ quấy khóc , bỏ bú , chảy rãi nhiều , miệng
thở hôi, trong miệng và đầu lưỡi xuất hiện những điểm loét to 2 -5 mm có
khi tới 10 mm , bỏ bú có thể nhiều ngày dẫn đến sụt cân .Ở người lớn
thấy xuất hiện một vài mụn to 1 -2 mm sau vài ngày thấy gần như đồng
loạt vỡ ra tạo thành vết loét to dần .Cần phải phân biệt với bệnh tưa
lưỡi ở trẻ em : trong khoang miệng và mặt trên lưỡi có nhiều mảng trắng
dày , thỉnh thoảng có đám bong để lại bên dưới là nền niêm mạc tương đối
nhẵn .
Do có tên gọi là nhiệt miệng nên nhiều người cho là bị nhiệt nên không
chữa trị mà đi tìm các thứ mát cho trẻ ăn , mẹ kiêng kỵ các thứ nóng
..., người lớn thì chịu đựng và chỉ đi khám chữa khi bị nhiều và thường
xuyên tái phát .
Mặt khác các thuốc hiện hữu trên thị trường hiện nay tác dụng châm ,
không có hiệu quả ngay trong đợt viêm loét nên nhiều người ngại đi khám
chữa và mua thuốc trị bệnh .
Phương pháp chữa bệnh hiệu quả là : Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết
loét ( phối hợp 4 loại thuốc ) , thuốc bột khi vào trong miệng tạo thành
màng đủ sức chịu được tác động của nước bọt và thức ăn từ 3 - 5 giờ ,
cứ 3 - 4 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với
dịch khoang miệng , đồng thời thuốc có tính kháng viêm , kích thích lên
sẹo từ đó làm cho vết loét nhanh lành , kết hợp điều trị bổ trợ bằng
kháng sinh ( nếu cần ) , vitamin , cải thiện tình trạng cơ thể ... .Sở
dĩ vết loét trong miệng lâu liền vì thường xuyên chìm trong nước bọt và
dich thức ăn làm cho vết thương không khô cho nên một khi tạo được màng
ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng thì đây là điều kiện lý tưởng
để nhanh lành vết loét , còn kháng sinh - kháng viêm - vitamin ... chỉ
là vấn đề đi sau .
Thực tế đã kiểm chứng , chỉ sau 6 - 7 lần bôi là đã thấy lành vết loét ,
đặc biệt chỉ sau 1- 2 lần bôi là ăn mặn đã không xót nữa ( do tạo màng
ngăn ) . Tiếp tục điều trị như trên nếu bệnh tái phát 4 -5 lần nữa là
thấy khỏi hẳn không bị lại nữa . Nhiều bệnh nhân được điều trị theo phác
đồ này khi được hỏi đến đã trả lời là không nhớ chính xác là khỏi khi
nào , có lẽ là 3 -4 ngày gì đó và quên không bôi thuốc nữa .
Phương pháp trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay còn gọi là lở loét miệng là chứng bệnh không gây ra
nguy hiểm nhưng thường gặp ở một số người, không phân biệt lứa tuổi.
Bệnh làm cho mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, ăn uống mất
ngon hoặc không dám ăn nữa vì đau rát.
Có
khi do đau rát, xót khó chịu còn gây mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa. Đối
với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc và không chịu ăn nên có thể
dẫn đến tình trạng sút cân, suy dinh dưỡng.Đây
là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác nhau, nhưng triệu chứng quy tụ là
xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc
miệng, bờ rõ rệt, đáy vết loét có màu vàng nhạt, xung quanh có một
đường viền màu đỏ tươi, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống
nước nóng v.v. Nơi
xuất hiện các vết loét thường thấy ở mặt trong của má, lợi hay đầu
lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp,
tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Có nhiều
nguyên nhân phát sinh bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn
thương niêm mạc miệng, thiếu vitamine...Chính
thế mà cần hạn chế ăn các vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu bắc...,
ăn nhạt, không ăn các loại thịt gây nhiệt nóng như thịt chó v.v. Tăng
cường ăn rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamine, đặc biệt là
vitamine C, PP, B2... có nhiều trong nước chè tươi là những chất chống
oxy hóa (antioxidants), làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, uống bổ
sung đa sinh tố v.v.Y
học phương đông cho rằng nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” do nhiệt
độc, hỏa độc, thấp nhiệt hay âm hư gây nên. Trong đó loét miệng thuộc
chứng thực hỏa nên tổn thương vết loét ta thấy đỏ, sưng đau, khu trú
thành nốt có hình tròn hoặc bầu dục nằm ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi, cũng
có khi thành đám nhiều mụn hợp lại, nặng còn có mủ và gây nên nóng rát ở
nơi có tổn thương nhất là mỗi khi ăn các thức như mặn, chua, cay...
Miệng trở nên hôi, khô, người có cảm giác nóng hoặc sốt nhẹ, đầu lưỡi
đỏ, tiểu tiện nước vàng, đại tiện táo.Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu chứng nhiệt miệng như sau:Làm
giảm đau ở miệng: Dùng tế tân 4g, đinh hương 10 – 15 cái, cam thảo (xé
tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu) hãm với nước
sôi khoảng 15 – 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm
một lưu giữ trong miệng chừng từ 2 – 4 phút và nhổ ra cũng làm dịu đau
nơi vết loét trong miệng, lưỡi.Thuốc sắc lấy nước uống:Sinh
địa, chút chít, lá tre mỗi vị 16g, ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông mỗi
vị 12g, thạch cao 20g, cam thảo 6g, sa nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang
chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang liền, sau nghỉ vài ngày
lại uống một đợt nữa.Sử
dụng phương thích hợp cho người bệnh nhiệt miệng có các triệu chứng như
lưỡi đỏ, táo bón, tiểu tiện nóng, đỏ, ngủ kém: Sinh địa, lô căn mỗi thứ
20g, ngọc thông 6g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu mỗi vị
12g, thạch cao 40g, thăng ma 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần
uống trong ngày, cần uống 3 – 5 thang khi thấy các dấu hiệu táo bón đỡ
thì dừng. Sau đó có thể sử dụng lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống
tái phát.Trị
nhiệt miệng thuộc chứng hư nhiệt: Thường gặp ở người có thể trạng gầy
gò, miệng lưỡi khô, ráo, các vết loét không sưng hoặc sưng đỏ ít, đau
nhẹ, lưỡi đỏ, nước tiểu ít, vàng, đại tiện táo..., bệnh tái phát nhiều
lần, tưởng khỏi rồi lại thấy xuất hiện. Tùy theo hoàn cảnh từng vùng mà
có thể áp dụng 1 trong các phương sau:Sa
sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ
nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc
lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt
uống từ 5 – 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại
uống đợt khác, uống 2 – 3 đợt.Nếu
viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn (nghĩa là từng đợt rồi tái phát hay
có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn diện, có khi phải
chẩn đoán nguyên nhân bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn,
nấm, xét nghiệm tế bào học... Ở trẻ em đang bú mẹ hay người bị suy giảm
miễn dịch, hoặc có thói quen uống sữa cũng có thể gây loét lưỡi, miệng;
cũng có thể do nấm mà thường gặp loại nấm candida abical. Do vậy nếu
không được trị liệu kịp thời làm bệnh phát triển khiến trẻ bú khó khăn,
thậm chí nấm lan xuống đường tiêu hóa gây tiêu chảy, sống phân...Việc
chữa trị không khó khăn, chủ yếu làm thay đổi môi trường, kiềm hóa tại
chỗ, như dùng gạc vô khuẩn thấm mật ong xoa miệng lưỡi cho trẻ, vì các
kết quả nghiên cứu cho thấy với dung dịch mật ong có hàm lượng 30% đã có
thể ức chế hoặc tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn hay nấm. Cũng
có thể sử dụng lá rau ngót sạch giã nát cùng vài hạt muối sau vắt lấy
nước cốt thấm vào gạc sạch xoa vào miệng lưỡi cho trẻ cũng thấy hiệu
nghiệm.Để
phòng chống nhiệt miệng cần lưu ý vệ sinh răng miệng như đánh răng sau
mỗi lần ăn, ăn ít thức ăn nhiệt như tiêu, ớt, đồ nướng, chiên rán, thịt
chó, giảm uống rượu, tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung các yếu tố vi
lượng, vitamine... Uống nước chè tươi hàng ngày...
(ST)