Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ khỏi chỉ bằng cách ăn uống
Bệnh máu khó đông và cách điều trị
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Cách điều trị mụn nhọt ở mông nhanh khỏi
Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Bệnh khí hư bạch đới
KHÍ HƯ BẠCH ĐỚI
I. Đại cương
Khí hư bạch đới là một chứng bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch nhưng chúng đều gây ra chứng trạng chung là ra khí hư nhiều, màu trắng, loãng hoặc đặc… Bệnh nặng có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như: Người mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối, suy kiệt…
II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Thấp nhiệt: Thấp và nhiệt xâm nhập vào cơ thể có thể lưu chú ở các tạng phủ, khí huyết làm cho Nhâm và Đới mạch bị tổn thương hoặc do thấp nội sinh từ bên trong cơ thể, cũng có thể thấp nhiệt tác động trực tếp đến cơ quan sinh dục… Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng đến công năng vận hóa bình thường của Nhâm và Đới làm cho khí hư ra nhiều mầu trắng đục, hơi vàng, mùi hôi…
* Đàm thấp: Đàm được sinh ra do nhiều nguyên nhân có thể do Tỳ hư, Phế hư, Thận dương hư… Kết hợp với cảm nhiễm thấp tà hoặc nội thấp trên cơ thể người vốn có đàm thấp… Đàm và thấp hiệp lại bó quyện với nhau làm bế tắc vận hành của các kinh mạch: Xung, Nhâm, Đốc, Đới làm cho khí hư ra nhiều, màu trắng nhớt như đờm.
* Can khí uất kết: Can khí có nhiệm vụ sơ tiết điều đạt. Khi tình chí bị uất ức lâu ngày làm cho can khí uất kết, hóa hỏa thiêu đốt chân âm, can huyết cũng bị tiêu hao theo… Ảnh hưởng đến công năng vận hành khí cơ của 2 mạch: Nhâm và Đới mà khí hư ra nhiều, thất thường cả về số lượng và màu sắc…
* Tỳ hư: tỳ chủ vận hóa thủy chấp, có nhiệm vụ thăng thanh giáng trọc. Tỳ hư vận hóa kém, khí thanh dương không được thăng tác động đến đới mạch làm cho khí hư ra nhiều, màu trắng trong…
* Thận hư:
+ Thận âm hư: Thận âm hư, thận thủy suy kiệt không chế ước được hỏa làm cho mệnh môn hỏa bốc lên, tâm hỏa không giáng xuống… ảnh hưởng tới bể huyết và mạch Xung, mạch Đới mà gây ra.
+ Thận dương hư: Thận dương hư lâu ngày làm cho phần dương khí trong cơ thể bị suy giảm, ảnh hưởng đến các tạng phủ và Đốc mạch. Mà các mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới có mối quan hệ khăng khít với nhau trong: Kinh, Đới, Thai, Sản. Khi thận dương hư đới mạch suy thì khí hư ra nhiều, loãng dây dưa không dứt.
Khí hư bạch đới
III. Biện chứng luận trị
1. Thấp nhiệt
* Triệu chứng lâm sàng: ra khí hư bạch đới chất nhờn đục, tanh hôi, màu trắng đục hơi vàng có khi như mủ, dính và hôi, ngứa trong âm hộ, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, họng khô, ăn uống kém, đau tức bụng dưới, tiểu tiện ngắn và đỏ. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn. Mạch hư sác.
* Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ đới.
* Bài thuốc: Chỉ đới thang gia giảm
Trư linh 12gPhục linh 16gXa tiền 10gTrạch tả 16g
Chi tử 12gTrần bì 10gXích thược 16gĐan bì 12g
Hoàng bá 12gNgưu tất 16g
* Cách bào chế: Ngưu tất tẩm rượu vi sao. Các vị trên + 1900ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
* Cách dùng: Uống ấm chia đều 4 lần trong ngày.
* Châm cứu: Đới mạch, Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao, Bạch hoàn du, Giản sử, Khúc trì, Thủy phân.
2. Đàm thấp
* Triệu chứng lâm sàng: Lượng bạch đới rất nhiều giống như đàm, người béo mập, tinh thần mệt mỏi, đầu nặng choáng váng, ngực tức, bực dọc, bứt rứt. Đàm nhiều, hay lợm giọng buồn nôn, nôn ọe, bụng chướng, miệng nhạt có nhớt. chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoạt.
* Phương pháp điều trị: Kiện tỳ, hóa đàm, trừ thấp, chỉ đới.
* Bài thuốc: Lục quân tử thang gia giảm
Đẳng sâm 16gBạch truật 16gPhục linh 12gChích thảo 10g
Khổ sâm 12gKhiếm thực 16gTrần bì 10gBán hạ 16g
* Cách bào chế: Bán hạ chế. Các vị trên cho vào 1900ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
* Cách dùng: Uống ấm, chia đều ngày uống 4 lần.
* Châm cứu: Đới mạch, Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý, Thủy phân.
3. Can khí uất kết
* Triệu chứng lâm sàng: Khí hư Bạch đới khi nhiều khi ít, tinh thần không khoan khoái, chóng mặt, hồi hộp hoặc đau tức nhũ phòng, ngực tức sườn đau hoặc ợ hơi, nôn mửa, ậm ọe, ăn ít, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch huyền hoạt.
* Phương pháp điều trị: Sơ can giải uất, kiện tỳ, chỉ đới.
* Bài thuốc: Tiêu dao thang
Đương quy 16gBạch thược 16gPhục linh 12gBạch truật 16g
Sài hồ 16gBạc hà 12gCam thảo 8gSinh khương 10g
Đại táo 7 quả
* Cách bào chế: Bạch thược tẩm giấm sao, Đương quy tẩm rượu vi sao. Các vị trên cho vào 1900ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
* Cách dùng: Uống ấm chia đều 4 lần trong ngày.
* Châm cứu: Đới mạch, hành gian, Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao, Thái xung, Kỳ môn.
4. Tỳ hư
* Triệu chứng lâm sàng: Khí hư sắc trắng, nhiều, không có mùi hôi, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, hai chân phù. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng. Mạch hoãn nhược.
* Phương pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí, thăng dương trừ thấp.
* Bài thuốc: Hoàn đới thang
Bạch truật 16gNhân sâm 10gSơn dược 16gCam thảo 10g
Thương truật 14gSài hồ 12gBạch thược 16gKinh giới tuệ 16g
Trần bì 10gXa tiền tử 12g
* Cách bào chế: Kinh giới sao hắc, Thương truật tẩm nước gạo sao. Các vị trên cho vào 1900ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
* Cách dùng: Uống ấm chia đều ngày uống 5 lần.
* Châm cứu: Đới mạch, Đản trung, khí hải, Tam âm giao, Tỳ du, Ẩn bạch.
5. Thận hư
5.1. Thận dương hư
* Triệu chứng lâm sàng: Khí hư nhiều, trắng loãng, ra liên miên không dứt. Sắc mặt sạm tối, lưng đau, ù tai, sợ lạnh, tay chân lạnh, bụng dưới cảm giác lạnh, tiểu tiện nhiều, ngũ canh tả, đại tiện phân nát. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế.
* Phương pháp điều trị: Ôn bổ thận dương, chỉ đới.
* Bài thuốc: Nội bổ hoàn gia giảm
Thỏ ty tử 16gHoàng kỳ 16gNhục quếHắc phụ tử 10g
Tử uyển 12gTang phiêu tiêu 16gNhục thung dung 16gÍch trí nhân 10g
Lộc nhung 16g
* Cách bào chế: Nhục thung dung + Thỏ ty tử đồ hoặc hấp nhừ nghiền tinh. Các vị còn lại sao giòn tán mịn trộn đều với Nhục thung dung và Thỏ ty tử. Mật hoàn viên, sấy khô.
* Cách dùng: Ngày uống 40g chia đều 4 lần, uống với nước chín.
* Châm cứu: + Châm bổ: Mệnh môn, Đới mạch, Khí hải, Tam âm giao, Bạch hoàn du.
+ Cứu: Quan nguyên, Thạch môn.
5.2. Thận âm hư
* Triệu chứng lâm sàng: Khí hư Bạch đới có thể nhiều hoặc ít, sắc vàng hoặc đỏ hồng, hơi hôi, đầu choáng váng, ù tai, mệt mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, mất ngủ nói mê, đại tiện táo. Chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc vàng bẩn. Mạch tế sác.
* Phương pháp điều trị: Tư âm, ích thận, chỉ đới.
* Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn
Thục địa 40gSơn thù nhục 20gHoài sơn 20gPhục linh 15g
Đan bì 15gTrạch tả 15gTri mẫu 10gHoàng bá 10g
* Cách bào chế: Hoàng bá tẩm rượu vi sao, các vị sao giòn tán mịn (trừ thục địa). Thục địa nghiền tinh trộn đều. Mật hoàn viên sấy khô.
* Cách dùng: Ngày uống 60g chia 4 lần.
* Châm cứu: Châm bổ: Quan nguyên, Huyết hải, Tam âm giao, Bạch hoàn du, Đới mạch, Tỳ du.