Cách điều trị khí hư nhanh khỏi bằng các bài thuốc dân gian

Nhiều bạn gái khi thấy cửa mình ẩm ướt, không hiểu nguyên nhân tại sao và được người lớn cho biết đó là “khí hư”. Một số trường hợp do không được giải thích cặn kẽ nên bạn gái lo sợ và nghĩ mình đã bị mắc bệnh.

 

Những điều có thể chưa biết về "khí hư"

Khái niệm về khí hư

Cũng giống như khái niệm “ruột thừa”, gọi là ruột thừa nhưng không phải là một bộ phận thừa, không có vai trò gì trong hoạt động sống và phát triển của cơ thể. Gọi là “khí hư” nhưng thực chất đó không phải là một chất khí bị hư.

Đây là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.

Khí hư sinh lý (dịch tiết âm đạo)

Khí hư bình thường có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được

Tác dụng: ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, khí hư còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng.

Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. Ở các bé gái, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có khí hư. Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết vì thế mới có khí hư.

Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra estrogen và progesteron, vì thế lượng khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch tiết. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, (đặc biệt là trước thời điểm rụng trứng 12-24 giờ), lượng estrogen tăng lên, dịch tiết ra càng nhiều, vì thế làm cho chị em cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình.

Trong khoảng thời gian này, khi thấy dịch tiết ra nhiều, nhiều bạn gái lại tỏ ra lo lắng, lầm tưởng mình bị bệnh. Sau rụng trứng, lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng lên, ức chế việc tiết ra chất nhầy ở cổ tử cung làm dịch tiết mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn, nó biến mất hẳn, một số lại có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau, một số bạn khác khi sắp hành kinh lại có dịch loãng.... Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo.

Khí hư bệnh lý và việc viêm nhiễm

Bên cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và khám chữa bệnh, các bác sĩ đã phân ra 3 loại khí hư bệnh lý sau:

Khí hư trong: dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi. Nguyên nhân: u xơ tử cung, polype cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

Khí hư vàng: dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa. Nguyên nhân thường do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

Khí hư đục: dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu vàng và xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Tất cả các dạng trên của khí hư đều là biểu hiện của bệnh lý đường sinh dục, cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn tới những viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây vô sinh ở các bạn nữ.

Tóm lại, khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.

Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Chính vì vậy, các bạn nữ cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục của mình hằng ngày. Bạn nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, cảm thấy dễ chịu. Nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần, (những ngày gần rụng trứng, khí hư ra nhiều hơn, bạn có thể thay nhiều hơn hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm ẩm).

Mỗi lần thay, bạn lại rửa sạch bằng nước sạch hoặc có pha một chút muối trắng rồi lau khô. Bạn cũng cần chú ý để phân biệt đâu là khí hư sinh lý và đâu là khí hư bệnh lý. Việc viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

 

Bài thuốc đơn giản chữa khí hư bằng thuốc dân gian ở phụ nữ

Khí hư là một chứng bệnh nhiều chị em hay mắc phải. Có thể do bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm hay do một thứ bệnh khác gây ra.

Tuy gọi chung là chứng khí hư nhưng thực tế có nhiều loại rất phức tạp. Có thể chữa chứng khí hư bằng những bài thuốc đông y dưới đây.

- Bóc lấy 2kg vỏ cây dâm bụt. Cạo bỏ lần vỏ ngoài, đem thái nhỏ, rang vàng. Lấy một nắm to cho vào ba bát nước, đun cạn còn một bát, gạn trong để nguội sẽ uống. Nên uống liên tiếp trong năm ngày liền.

- Lấy hai quả trứng gà và một nắm lá ngải (nắm nhỏ), một chén rượu nhỏ. Cả ba thứ cho vào một cái nồi con, đậy vung kín, đặt lên bếp đun nhỏ lửa. Khi trứng gà chín thì bóc ăn. Làm liên tục trong năm ngày. Mỗi ngày ăn một lần hai quả trứng, còn lá ngải bỏ đi không dùng.

- Lấy vỏ một quả thìu lựu tươi hoặc khô và một miếng phèn chua bằng đầu ngón tay út. Đổ hai bát nước vào cũng với hai thứ đó đun cạn còn một bát gạn trong để nguội. Lấy bông sạch thấm nước vừa gạn, lau rửa bên trong và bên ngoài “vùng kín”.

- Lấy một bó cây lá giơi (mọc ở các nơi bờ sông bãi sú) rửa sạch, thái nhỏ, rang vàng thẫm rồi úp xuống đất chờ cho nguội rồi bốc lấy một nắm to, cho vào với ba bát nước, sắc cạn còn một bát, uống lúc nguội.

Trong bốn thứ kể trên nếu tìm được cả thì tốt, bằng không thì dùng một thứ. Cố gắng rửa liên tục để giúp cho bệnh mau lành. Nếu người nào không có dấu vết loét ngứa ở “vùng kín” thì cũng không cần rửa nhiều.

- Còn có thể dùng hạt đậu ván trắng một bát, rang vàng với 50g bạch chỉ (mua ở quầy dược phầm). Cả hai thứ tán nhỏ mịn. Mỗi lần uống một thìa con với nước cháo hoặc nước lá vối. Ngày uống hai lần trước bữa ăn.

- Lấy lá và hoa ích mẫu phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ mịn. Mỗi lần uống một thìa con đầy với nước nóng trước bữa ăn.

- Lấy lá rau sam giã nát, vắt lấy một bát nước, lấy hai quả trứng gà đập lấy lòng trắng đem đun nóng rồi pha nước rau sam để uống. Mỗi ngày uống một lần. Uống liên tiếp từ ba đến năm ngày sẽ hết.

Chữa phụ nữ sưng, ngứa âm hộ: Lấy bốn hoặc năm củ tỏi giã nát cho vào hai bát nước đun sôi, để cho còn hơi ấm rồi rửa. Nên rửa thường xuyên hàng ngày.

- Lấy nhân hạt đào bóc sạch vỏ, rửa nước sôi giã nát rồi bọc vào miếng bông vô trùng sau đó đặt vào “vùng kín”.

- Lấy lá sen khô và một ít bèo ván khô, nấu nước để nguội rồi rửa hàng ngày.

 

Món ăn, bài thuốc chữa khí hư

Khí hư hay còn gọi là bệnh đới hạ. Theo y học cổ truyền, để chữa trị đới hạ phải tùy chứng mà trị. Phương pháp thường áp dụng là: tả nhiệt, bổ hư, ôn hàn, táo thấp, hóa đàm. Ngoài việc dùng thuốc để chữa trị, có thể dùng các món ăn để điều trị chứng đới hạ như sau:

- Chè bí đao hạt sen: bí đao 30g, hạt sen 15g, bạch quả 10 quả, bột hồ tiêu 15g, đường vừa đủ. Bí đao rửa sạch, hạt sen bỏ tâm, bạch quả bỏ vỏ. Các vị trên nấu chung với một lượng nước thích hợp. Dùng lửa to nấu sôi sau đó dùng lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút. Vớt bỏ xác lấy nước, trộn tiêu và đường vào, khuấy cho đều.

- Canh thịt lợn rau muống: rau muống lấy cả gốc, rễ 240g, bạch cẩm hoa tươi 90g, thịt lợn 250g. Rửa sạch rau muống, cắt khúc, thịt lợn rửa sạch thái miếng nhỏ, rửa sạch bạch cẩm hoa. Trước tiên cho thịt lợn đã thái nhỏ vào nồi đổ nước vừa phải luộc thịt chín, cho rau muống và bạch cẩm hoa vào đun nhừ là được. Uống canh, ăn rau, thịt, ngày 1 lần. Cần ăn thường xuyên.

- Canh giá sơn dược: giá đỗ 80g, sơn dược 20g, câu kỷ tử 15g, gừng 3g. Hành, muối, dầu ăn mỗi thứ một ít. Câu kỷ tử và sơn dược rửa sạch, rồi đem sơn dược được ngâm nước cắt thành miếng, để sẵn. Giá đỗ rửa sạch. Cắt cọng hành trắng giã nhuyễn, còn lá hành cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ, đập giập.

Bắc nồi lên bếp cho nóng, xong cho dầu vào, khi dầu nóng thả cọng hành trắng giã nhuyễn và gừng vào phi cho thơm. Khi có mùi thơm đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ, nấu cho nước thật sôi, rồi bỏ giá đỗ, câu kỷ tử, sơn dược vào, đun lửa nhỏ, nêm gia vị cho vừa miệng, cho hành lá cắt khúc nhỏ vào nồi là được. Ăn mỗi ngày một lần.

- Cá chép chưng bạch thược: cá chép 500g, bạch thược 15g, đảng sâm 10g, phục linh 10g, gừng 6g, muối một ít. Bạch thược, đảng sâm, phục linh rửa sạch, bỏ tất cả vào siêu sắc thuốc, nấu cùng với 4 bát nước, sắc còn 2 bát. Làm sạch vảy cá chép, bỏ mang và ruột, rửa sạch, để ráo.

Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi nhuyễn. Cho 2 bát nước thuốc cùng với cá chép, gừng và muối vào nồi, đem chưng cách thủy bằng lửa nhỏ đến khi cá chín. Dùng trong bữa ăn, thịt cá chép có thể chấm với muối tiêu hoặc nước mắm, ăn với cơm.


(ST)

e bira khi hư mau trang nhu sua thi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích
https://phongkhamdkthaiha.blogspot.com/2017/04/khi-hu-co-mau-la-va-bat-on-la-benh-gi_7.html
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận