Cách điều trị rối loạn nội tiết tố hiệu quả bằng các món canh bổ dưỡng

Cách điều trị rối loạn nội tiết tố hiệu quả bằng các món canh bổ dưỡng. Chứng rối loạn nội tiết thường xuất hiện ở phụ nữ, gây ra nhiều loại bệnh như tàn nhang, lão hóa da, béo phì, sưng vú, u xơ, u nang, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, …nghiêm trọng là có thể dẫn đến vô sinh.






CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NỘI TIẾT

Rối loạn nội tiết tố - Các món canh dưỡng sinh

Hệ nội tiết là cơ quan chủ yếu tiết ra các loại hormone, cùng với hệ thần kinh điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể. Bình thường hormone được giữ ở mức cân bằng, nếu cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây ra rối loạn nội tiết đưa đến nhiều chứng bệnh.

Theo Đông y, rối loạn nội tiết tùy thuộc vào thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người, phải phân biệt người bệnh là loại hàn, phong, thử, ôn, sau đó phối hợp với thực, hư âm, dương, khí, huyết…nên dùng liệu pháp ăn uống là chủ yếu, thuốc chỉ là phụ, áp dụng cho người bệnh nhẹ.

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị rối loạn hormone


Mách nhỏ: Ngoài việc ăn uống nên tăng cường vận động, khi cần mới uống thuốc. Tập thói quen sống điều độ: ăn nhiều rau quả tươi, đủ chất đạm, thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường thể chất, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không uống nhiều bia rượu.


Một số phụ nữ trẻ ngày nay, thậm chí trẻ hơn 30 tuổi đã gặp những triệu chứng rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm sinh lý của chị em.

Trong cơ thể con người có một hệ thống các hormone. Các hormone giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, thực hiện đúng chức năng của chúng. Hormone còn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc, ham muốn của con người. 


Khi hormone trong cơ thể cân bằng, con người mới khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Thế nhưng, một số phụ nữ trẻ ngày nay, thậm chí trẻ hơn 30 tuổi đã bắt đầu phải nếm trải những khởi phát ban đầu của triệu chứng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm sinh lý của chị em.


Để khắc phục tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể ngay từ sớm, chị em cần biết những dấu hiệu của hiện tượng này. Những dấu hiệu đặc trưng nhất của tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể bao gồm:


1. Thay đổi ở da và tóc


Nếu một ngày bạn nhận ra rằng da mình bị khô, tóc bị rụng và xơ, gãy... thì chứng tỏ bạn đang bị mất cân bằng về nội tiết (hormone). Những thay đổi này thường xuất phát từ tuyến giáp. Vì các hormone chịu trách nhiệm cho quá trình trao đổi chất nên khi sự cân bằng hormone bị mất đi, tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng theo, dẫn tới suy giáp. 

Theo Tiến sĩ Theodore C.Friedman, Giám đốc khoa nội tiết, trao đổi chất và nghiên cứu y học phân tử tại đại học Charles Drew, Los Angeles, thì triệu chứng suy giáp thường gây ra các triệu chứng như tăng cân đột ngột, mệt mỏi, táo bón, trầm cảm, khó tập trung, tóc, móng tay giòn và dễ gãy, da khô, thiếu sức sống…



Ảnh minh họa


2. Nóng trong

Hiện tượng nóng trong do thay đổi hormone trong cơ thể thường gặp nhất ở những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, mất cân bằn hormone cortisol cũng có thể dẫn đến tình trạng này ở những phụ nữ trẻ.

Hàm lượng hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao. Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả là các chất béo chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể bị phá vỡ, sản sinh ra các axit độc hại (ví dụ như xeton), rối loạn tiểu tiện... Tất cả những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.


Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra và nhiệt độ da bạn tăng lên, dẫn tới cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ, đầu...

3. Thay đổi trọng lượng đột ngột


Bất kì sự thay đổi nào liên quan đến nội tiết như tăng giảm hàm lượng cortisol, hormone tuyến giáp, insulin và estrogen có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Nó có thể gây ra ảnh hưởng khiến bạn thèm ăn vô độ hoặc chán ăn vô cùng. Thậm chí, sự thay đổi về hormone cortisol trong cơ thể còn gây ra rối loạn trong chuyển hóa thức ăn và trao đổi chất. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình.


Nếu bạn nhận thấy mình ngày tăng hoặc giảm cân đột ngột trong khi chế độ ăn uống và sinh hoạt không thay đổi thì bạn có thể nghĩ tới nguyên nhân liên quan tới hormone trong cơ thể. 



Ảnh minh họa


4. Nổi mụn 


Sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ gia tăng khả năng hình thành mụn bởi vì nó làm gia tăng lượng bã nhờn do tuyến nhờn ở dưới da sản sinh ra.

Nội tiết tố androgen là nguyên nhân cơ bản gây mụn ở nhiều phụ nữ. Nội tiết tố này kích thích tuyến nhờn sản sinh ra nhiều bã nhờn. Chất bã nhờn được sản sinh quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở dưới da, từ đó gây nhiễm trùng da và có thể phát triển thành mụn bọc. 

Estrogen, androgen và mụn có mối quan rất chặt chẽ với nhau bởi vì nội tiết tố Estrogen có thể vô hiệu hóa hoặc ngăn cản tác động của nội tiết tố androgen lên cơ thể. 

5. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Các dấu hiệu bất thường bao gồm: chu kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường, thường đau bụng trong hoặc sau kỳ hành kinh.


Khi sự cân bằng hormone estrogen và progestrogen trong cơ thể người phụ nữ bị thay đổi, các cơ chế sinh lý cũng bị ảnh hưởng theo, bao gồm cả thời gian rụng trứng. Do đó, chu kì kinh nguyệt cũng bị thay đổi về thời gian và đặc điểm kèm theo. 

Hàm lượng estrogen cao trong cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Một số nhân tố có thể dẫn đến tình trạng này: khi chị em phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai, khi bị căng thẳng và lo lắng, khi hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút..


Kích thích tố làm đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người phụ nữ. Đó là yếu tố tác động để người phụ nữ cảm thấy yêu đời, hoặc khiến họ cảm thấy stress hoặc thậm chí bị đau bụng kinh vô cùng khi đến chu kì kinh nguyệt... 

Thậm chí một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Hertfordshire của Anh vào năm 2009 cho rằng những cảm xúc mãnh liệt trong thời kì tiền kinh nguyệt có thể tác động mạnh đến nỗi khiến người phụ nữ trỗi dậy ham muốn được đi mua sắm. 


Có rất nhiều điều phức tạp liên quan đến kích thích tố hay nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Chị em đã biết những điều đó chưa? Nếu chưa, hãy cùng tham khảo nhé.


Ảnh minh họa


1. Estrogen không phải là kích thích tố nữ duy nhất trong cơ thể người phụ nữ


Kích thích tố nữ chủ yếu và chịu trách nhiệm cho hầu hết các thay đổi trong tâm trạng và ngoại hình của người phụ nữ. Ví dụ như estrogen có "nhiệm vụ" điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và phát triển "vòng 1", "vòng 3" ở phụ nữ hoặc các thay đổi về cơ thể trong thời gian có kinh nguyệt. 

Nhưng estrogen không phải là kích thích tố nữ duy nhất gây ra biến động trong cơ thể của người phụ nữ. Có một hormone quan trọng khác gọi là progesterone cũng được coi là kích thích tố nữ vì nó giúp cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho việc mang thai, hỗ trợ phát triển thai nhi và thậm chí quyết định thời điểm sinh con hoặc cho con bú

Hormone tình dục nam - testosterone cũng là một loại kích thích tố giới tính. Cả nam và nữ đều có cả 2 loại kích thích tố testosterone và estrogen. Testosterone đóng một vai trò ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và mật độ xương của người phụ nữ. 

Ngoài ra còn có một vài hormone khác được sản xuất bởi tuyến yên giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bình thường. 

2. Các kích thích tố có sự khác nhau ở mỗi chị em

Hormone không có tác động giống nhau với tất cả chị em phụ nữ. Đối với một số phụ nữ, sự thay đổi kích thích tố có thể gây ra cảm giác thèm ăn, ủ rũ và trầm cảm. Nhưng với những chị em khác, sự thay đổi kích thích tố lại chỉ gây ra các triệu chứng đau đầu nhẹ. Điều này liên quan nhiều đến sức khỏe, cơ địa của mỗi người.

Vì vậy, thực sự, không có cách nào để giải mã những thay đổi nội tiết tố ở tất cả phụ nữ. Cách tốt nhất để hiểu một người phụ nữ là để thử và phân tích những thay đổi nội tiết tố của họ hàng tháng chứ không phụ thuộc vào những thay đổi ở phụ nữ khác.

3. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt không phải lúc nào cũng đơn giản

Một số chuyên gia y tế tin rằng các triệu chứng tiền kinh nguyệt là do hormone trong cơ thể quyết định. Các triệu chứng này có thể đặc biệt nghiêm trọng với nhiều phụ nữ. 

Có những chị em không có biểu hiện gì trước kì kinh nguyệt, nhưng cũng có người phải trải qua những cảm giác tồi tệ từ thay đổi tâm trạng, đau bụng, đau đầu, thậm chí cả mất ngủ, buồn nôn, nôn... Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp chị em khắc phục những vấn đề này trong kì "đèn đỏ". 

Trong trường hợp hiếm gặp, chị em có thể rơi vào tình trạng suy nhược hay rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt. Tình trạng này có thể dẫn đến những cảm xúc cực đoan như lo lắng, căng thẳng, tức giận và mất kiểm soát hành vi... Trong trường hợp này, chị em cần được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý.


Ảnh minh họa


4. Mãn kinh diễn ra từ từ và nhẹ dần


Mãn kinh là thời gian mà một người phụ nữ không còn khả năng sinh sản. Lúc này, do sự chi phối của hormone mà kinh nguyệt sẽ kết thúc và người phụ nữ sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ của thời kì này.

Người phụ nữ có thể phải trải qua những biểu hiện như nóng bừng, tim đập nhanh và ra mồ hôi đêm. Thời kỳ mãn kinh là một quá trình từ từ nên nó có giai đoạn tiền mãn kinh. Chính vì vậy mà chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ có thể ít dần đi trong vài năm rồi mới hết hẳn. Khoảng thời gian này là thời kì biến động các kích thích tố khiến cho cuộc sống của người phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Nó thậm chí có thể bắt đầu từ những năm 30-40 tuổi.

 5. Thay đổi kích thích tố = Thay đổi ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục lành mạnh có nghĩa là mức độ kích thích tố bình thường. Và đây là lý do tại sao, trong một số trường hợp chị em bị rối loạn chức năng tình dục nữ lại có liên quan đến sự mất cân bằng kích thích tố. Mức estrogen giảm rất có thể làm giảm ham muốn của phụ nữ trong quan hệ tình dục. Ham muốn tình dục của người phụ nữ thay đổi theo một quá trình thời gian và điều này là hoàn toàn bình thường. 

Ở tuổi vị thành niên, cả nam giới và phụ nữ có ham muốn tình dục cao hơn vì kích thích tố bắt đầu phát triển mạnh khắp cơ thể. Khi trưởng thành và các yếu tố như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở và căng thẳng... làm cho mức độ hoạt động của các kích thích tố giảm đi, gây ra ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của người phụ nữ. Tuy nhiên, gửi thời kỳ mãn kinh, khi một người phụ nữ không còn bị làm phiền bởi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, ham muốn tình dục của người phụ nữ có thể lại tăng lên một lần nữa.

Có rất nhiều thay đổi mà một người phụ nữ phải trải qua trong cuộc sống và các kích thích tố cũng góp phần tạo ra các thay đổi đó. Nhưng phụ nữ không phải là "nô lệ" cho nội tiết tố hay kích thích tốt, vì vậy chị em cần hiểu biết về các vấn đề này để có thể kiểm soát được những diễn biến trong cơ thể mình. 


CÁC CÁCH CHỮA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ


Bài tập giảm chứng đau bụng kinh:

- Nằm ngửa gập gối, từ từ hít sâu 1 hơi và phình bụng, thở ra hóp bụng lại (làm 5 lần).

- Quỳ gối trên gót chân, chán trạm nhẹ đất, tư thế này giúp thả lỏng tử cung.

- Hai lòng bàn tay xoa nóng áp vào bụng dưới, từ từ xoa theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút.

- Hai bàn tay đặt lên 2 bắp chân, xoa về hướng bụng dưới.

- Hai bàn tay chạm hông vuốt mạnh từ trên xuống dưới.

- Người bị đau bụng dữ dội có triệu chứng toát mồ hôi lạnh, mặt tái xanh, chân tay lạnh, nên đề phòng bị ngất xỉu, có thể cấp cứu bằng cách chườm nóng.

 1. Canh khoai sọ, rong biển nấu cá viên

Nguyên liệu: Khoai sọ 1 củ, cá viên 5 viên, rong biển khô và rau ngò một ít. Gia vị: muối, đường, tiêu…


Cách làm: Khoai gọt vỏ rửa sạch cắt miếng; rong biển ngâm nước rửa sạch, cắt sợi; cá viên cắt đôi. Nước sôi cho khoai sọ vào nấu chín sau đó thêm rong biển và cá viên, nêm gia vị vừa ăn, nấu thêm 10 phút, rắc ngò.

Công dụng: Rong biển chứa hàm lượng iode phong phú, có thể kích thích tuyến yên làm giảm mức hormone nữ, khôi phục chức năng buồng trứng, điều chỉnh sự rối loạn nội tiết, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn của chứng tăng sinh tuyến vú.


2. Canh Bách hợp nấu nhãn với thịt bò

Nguyên liệu: Bách hợp tươi 2 búp, 10 quả nhãn, 300g thịt bò, gừng. Gia vị: muối, bột ngọt.

Cách làm: Bách hợp rửa sạch, nhãn bỏ vỏ bỏ hạt, thịt rửa sạch cắt miếng, trụng nước sôi, gừng cắt sợi. Dùng nồi đất nấu nước sôi rồi bỏ các nguyên liệu vào nấu với lửa vừa trong 2 giờ, nêm gia vị.

Công dụng: Nhãn có thể ức chế u xơ tử cung, thường xuyên ăn canh này sẽ cải thiện chứng rối loạn nội tiết, xóa vết tàn nhang, làm đẹp da.

3. Canh bí đỏ nấu sườn

Nguyên liệu: Đậu phộng 80g, sườn heo 300g, bí đỏ 200g, 1 quả cà chua, gia vị (muối)

Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, cắt miếng, sườn trụng nước sôi, đậu ngâm nước 2 giờ. Nước sôi cho sườn, đậu phộng vào nấu sôi lại vặn lửa nhỏ nấu 40 phút, cho bí đỏ, cà chua, nêm gia vị.

Công dụng: Bí đỏ giàu vitamin A, món canh này thích hợp cho người trung niên có dáng mập, khử hỏa, dưỡng da, điều hòa khí huyết.

4.Canh táo xanh nấu nha đam

Nguyên liệu: Táo xanh 2 quả, táo đỏ 20 quả, ngân nhĩ ngâm 2 tai, 1 miếng nha đam, gừng, đường phèn.

Cách làm: Táo xanh gọt vỏ bỏ hạt cắt hạt lựu, táo đỏ ngâm nước nóng, ngân nhĩ và nha đam bỏ vỏ cắt hạt lựu; gừng cắt sợi. Tất cả nguyên liệu cho vào tô lớn chưng cách thủy với đường phèn.

Công dụng: Thanh nhiệt dưỡng da, nhuận trường thông tiện, bổ huyết khí là món ăn có tác dụng làm đẹp tuyệt vời cho phụ nữ.

5. Canh bo bo nấu thương truật, thịt nạc heo:

Nguyên liệu: Thịt nạc 250g, bí đao 1,5kg, bobo 60g, thương truật 10g.

Cách làm: Bí đao rửa sạch để vỏ bọ hạt cắt nhỏ. Bobo, thương truật ngâm nước nửa ngày. Thịt trụng nước sôi cắt nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sành nấu sôi rồi cho lửa nhỏ nấu trong 2 giờ, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.

Công dụng: Chứng đới hạ (huyết trắng) của phụ nữ thường liên quan đến thấp, khi tỳ hư thấp thịnh, đới hạ có màu trắng xanh và lỏng, không hôi. Khi bị chứng thấp nhiệt thịnh đới hạ màu vàng đục có mùi tanh. Món canh này có tác dụng kiện tỳ lợi tiểu, chữa chứng huyết trắng (thêm 30g kim châm vào để khử mùi hôi  của đới hạ).

6. Canh hạt sen nấu thịt nạc

Nguyên liệu: Hạt sen 50g, bách hợp tươi 30g, thịt nạc heo 250g, gừng, hành, gia vị (rượu vàng, muối, bột ngọt)

Cách làm: Hạt sen bỏ tim rửa sạch, bách hợp rửa sạch tách cánh, thịt rửa sạch cắt miếng. Cho hạt sen gừng, thịt vào nồi sành, thêm nước và rượu vàng nấu sôi rổi cho nhỏ lửa nấu thêm 40 phút. Cho bách hợp vào nấu chín, nêm gia vị, hành.

Công dụng: Hạt sen có thể điều tỳ bổ thận. Bách hợp giúp nhuận phế ninh tâm, trị hư nhược, điều tiết chức năng thần kinh, phòng trị bệnh đới hạ, bảo vệ sức khỏe.

7. Canh đậu nành nấu cải trắng

Nguyên liệu: Cải trắng 200g, đậu nành và thịt nạc mỗi thứ 50g, bạch quả 30g, nấm đông cô 100g, gừng, muối.

Cách làm: Đậu nành, cải trắng rửa sạch, bạch quả bỏ vỏ trụng nước sôi, nấm đông cô ngâm nước  rủa sạch, thịt rửa sạch cắt miếng. Nấu nước sôi cho đậu nành nấu sôi lại thêm các nguyên liệu khác vào nấu lửa nhỏ thêm 1 giờ, nêm muối vừa ăn.

Công dụng: Phytoestrogen trong đậu nành giống như phytoestrogen mà cơ thể tạo ra về mặt cấu trúc. Vì thế đây là món canh tốt cho việc bổ xung nội tiết tố, hỗ trợ điều trị tiền mãn kinh.

8. Canh thịt heo nấu dưa leo

Nguyên liêu: Thịt heo 150g, dưa leo nửa quả, nấm rơm 100g, gừng 1 miếng, hành. Gia vị: rượu vàng, muối, tiêu sọ xay.

Cách làm: Dưa leo bỏ hạt cắt miếng, dùng dầu salad xào gừng, nấm rơm, cho rượu vàng và nước vào nấu sôi khoảng 15 phút vớt bọt, cho các nguyên liệu còn lại vào nấu chín, thêm hành, nêm vừa ăn.

Công dụng: Món canh này thúc đẩy sự trao đổi chất, hỗ trợ thải độc tố ra ngoài. Hàm lượng vitamine C trong dưa leo cao gấp 5 lần dưa hấu nên canh này có thể giúp da dẻ trắng trẻo và giữ được tính đàn hồi đồng thời ức chế sự hình thành hắc tố đen, giúp tiêu viêm, ức chế đường chuyển hóa thành mỡ chống béo phì.

9. Những bài thuốc điều hòa nội tiết tố cho phụ nữ

9.1. Ngải cứu: Theo y học cổ tryền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, kinh nguyệt không đều, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu do băng huyết, chứng bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đau dây thần kinh và ghẻ lở.

Có thể dùng tươi hay phơi khô sắc uống hoặc tán bột. Phối hợp với ích mẫu, cỏ cú dùng điều hòa kinh nguyệt. Phối hợp ngải cứu với tía tô sắc hoặc giã uống chữa động thai.

9.2. Bài thuốc chữa chứng khó có thai: Đông y gọi tình trạng khó mang thai là “ chủng tử môn” bao gồm các trường hợp không thụ thai được hoặc đã thụ thai mà không có khả năng giữ noãn bào trong tử cung để phát triển.

Do hư hàn:

 Triệu chứng: Bụng dưới lạnh ngắt, hay bị những cơn đau bụng dữ dội, kinh nguyệt sụt ngày, kinh nhợt mà lượng ít. Có thể kèm triệu chứng thận hư (đau lưng, mỏi gối, ù tai, tiểu tiện nhiều, lãnh đạm tình dục, chất lưỡi nhợt) hay chân dương không sung túc(lưng đau như gãy, sắc mặt vàng xám, chân tay lạnh bủn rủn, nhức mỏi, miệng nhạt thích ăn đồ cay ấm, kinh nguyệt chậm kỳ kèm theo khí hư bạch đới, tiểu tiện không tự chủ, rêu lưỡi trắng, nhợt.

Nguyên nhân: Trong khi đang hành kinh không giữ gìn cẩn thận, ăn nhiều đồ sống lạnh, bị gió xâm nhập vào đường kinh huyết, kết đọng ở bào cung. Ngồi lâu nơi ẩm ướt làm thần khí bị tổn thương hoặc do dâm dục quá độ.

Bài thuốc: Ngải cứu, Đương quy, Sinh địa hoàng, mỗi vị 16g; Bạch thược, Hoàng kỳ, xuyên khung, Tục đoạn, mỗi vị 12g; Hương phụ 20g; Ngô thù du 8g; Quan quế 4g; Tất cả các vị trên cho vào 2400 ml nước sắc bỏ bã lấy 200ml, uống 1 thang chia đều 3 lần trong ngày.

Nếu chân dương không đầy đủ: Bạch truật, Dự thự, Khiếm thực, Đỗ trọng, Thỏ ty tử mỗi vị 16g; Nhân sâm, Nhục quế, Bổ cốt chỉ mỗi vị 10g; Ba kích 20g, Hắc phụ tử 12g, Các vị trên cho vào 2400 ml nước sắc lấy 200 ml nước, ngày uống 1 thang chia 3 lần.

Do huyết hư:

Triệu chứng: Da mặt vàng sạm, tinh thần uể oải, đầu choáng mắt mờ, người gầy yếu, kinh nguyệt ít có màu nhợt, không đúng kỳ. Chất lưỡi nhợt, bệu, rêu lưỡi mỏng.

Nguyên nhân: Thân thể vốn âm huyết hư kém, không tiếp giữ được thận tinh để phát dục sinh noãn.

Bài thuốc: Đại thục địa 40g, Đương quy, Bạch thược, Sơn thù nhục mỗi vị 20g. Các vị trên cho vào 2000 ml nước sắc còn 200 ml, bỏ bã, uống 1 thang chia 3 lần trong ngày.

Do đàm thấp:

Triệu chứng: Người béo bệu, buồn nôn, choáng đầu, hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều khí hư trắng đặc dính, kinh nguyệt không đều, lượng kinh nhiều.

Nguyên nhân: Chế độ ăn uống nhiều rượu, thịt sinh ra đờm thấp, tắc đọng ở bào cung mà khó thụ thai.

Bài thuốc: Bán hạ chế 20g, Hương phụ 20g, Trần bì, Thần khúc, Phục linh mỗi thứ 12g, Xuyên khung 16g. Các vị trên cho vào 2000 ml nước sắc lấy 200 ml uống 1 thang chia 3 lần trong ngày.

Do can uất:

Triệu chứng: Tinh thần căng thẳng hay cáu giận, uất ức không vui; đầy tức hai mạng sườn hoặc chướng bụng mê sảng; kinh nguyệt không đều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Nguyên nhân: Tâm tình uẩn khúc, can khí uất kết, sơ tiết không bình thường làm cho khí huyết không điều hòa gây khó có thai.

Bài thuốc: Đương quy, Bạch truật, Hương phụ  mỗi vị 20g, Mẫu đơn bì, Thiên hoa phấn, Phục linh mỗi vị 12g,Bạch thược 40g. Các vị thuốc cho vào 2400 ml nước sắc còn 200 ml, ngày uống 1 thang chia 3 lần.

Do huyết nhiệt:

Triệu chứng: Mặt đỏ, môi khô hồng, nhức đầu trước khi hành kinh, hoa mắt chóng mặt, họng khô miệng đắng, ngũ tâm phiền nhiệt, kinh nguyệt trước kỳ, chất kinh đỏ, nhiều.

Nguyên nhân: Do chế độ ăn quá nhiều chất cay nóng hoặc huyết hư hỏa thịnh thiêu đốt chân âm làm âm huyết hư tổn. Nhiệt ẩn náu ở mạch xung, mạch nhâm làm cho mối liên quan: xung, nhâm, đốc, đới mất bình thường, khó có thai.

Bài thuốc: Bạch truật 16g, Mẫu đơn bì 12g, Mạch môn 12g, Thạch hộc 10g, Ngũ vị tử 4g, Sa sâm, huyền sâm mỗi vị 20g. Tất cả cho vào 2400 ml nước sắc còn 200 ml, uống ngày 1 thang chia 3 lần.

9.3. Bài thuốc chữa chứng huyết ứ, đau bụng trước khi thấy kinh:

Nghệ đen 15g, Ích mẫu 15g,  sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

9.4. Chữa chứng băng huyết khi hành kinh:

Lấy sâu dâu 30g sấy khô cho gần cháy đen (đốt tồn tính) tán bột. Uống với 100ml rượu hâm nóng, mỗi lần 4 – 6 g, ngày uống 2 – 3 lần.

Ghi chú: Sâu dâu (nhộng dâu) là ấu trùng của một số loại sén tóc sống trong thân cây dâu. Con to có thể bằng ngón tay, dài 3 – 5 cm, toàn thân mềm, màu trắng sữa. Thường tìm thấy ở thân cây dâu già, có lỗ to, đùn phân ra ngoài (chỉ dùng những con to), dùng ngay, phơi hay sấy khô.


THAM KHẢO THÊM:

Cách chữa Rối loạn nội tiết gây mụn trứng cá 'đáng ghét'

Khi có mụn trứng cá, bạn cần kịp thời tới viện da liễu để thăm khám, điều trị; tuyệt đối không tự ý dùng thuốc linh tinh, dùng tay bóp mụn.


Ảnh minh họa: Internet

Nhân tố gây rối loạn nội tiết?

1. Nhân tố sinh lí

Hàm lượng estrogene trong cơ thể tăng cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất cân bằng nội tiết tố.

Một số nhân tố có thể dẫn đến tình trạng này: XX sử dụng thuốc ngừa thai; tâm trạng căng thẳng, lo lắng; hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút...

2. Nhân tố dinh dưỡng

Cơ thể muốn duy trì chức năng sinh lí bình thường cần phải được đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng. Nếu không, rối loạn nội tiết tố là điều khó tránh khỏi.

3. Nhân tố cảm xúc

Tâm trạng căng thẳng thường đi kèm với các triệu chứng như tăng hoặc giảm cân, cao huyết áp, chóng mặt, lông tóc mọc nhiều trên vùng mặt và mất cân bằng đường huyết. Các nghiên cứu đã cho thấy, khi một người bị căng thẳng, hàm lượng progesterone trong cơ thể sẽ bị giảm sút, gây rối loạn nội tiết tố.

4. Nhân tố môi trường

Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn nội tiết. Một số chất hóa học trong môi trường không khí độc hại, sẽ thông qua nhiều kênh khác nhau, xâm nhập vào cơ thể, gây ra hàng loạt các phản ứng hóa học, dẫn đến rối loạn nội tiết.

Ví dụ, thuốc trừ sâu, nước sơn, thuốc diệt cỏ, các loại nhựa, sơn dầu, các sản phẩm chăm sóc cá nhân đều chứa các độc tố từ môi trường có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Chúng làm gia tăng hàm lượng xeno-estrogene trong cơ thể, ngăn cản các estrogene tốt trong cơ thể làm việc một cách bình thường.

Rối loạn nội tiết gây mụn trứng cá thì làm thế nào?

Hình thành thói quen tốt trong cuộc sống

Chú ý vệ sinh mặt và tay sạch sẽ; thường xuyên dùng nước ấm để rửa mặt; tránh dùng xà phòng có tính kiềm mạnh; không dùng mỹ phẩm hóa trang chứa nhiều dầu nhờn và có tính kích thích cao để tránh bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng mụn gia tăng.

Khi có mụn trứng cá, bạn cần kịp thời tới viện da liễu để thăm khám, điều trị; tuyệt đối không tự ý dùng thuốc linh tinh, dùng tay bóp mụn.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

1. Kẽm

Kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng, thúc đẩy vết thương mau lành. Thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như ngô, đậu lăng, đậu, cà rốt, nấm, các loại hạt, gan, sò điệp.

2. Vitamin

Vitamin A có tác dụng tái sinh da. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A là cà rốt, rau bina, rau diếp, mơ, xoài, gan động vật, dầu gan cá.

Vitamin B2 và B6 sẽ tham gia vào sự trao đổi chất của protein, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, trị mụn trứng cá. Vitamin B2 và B6 có nhiều trong các loại rau lá xanh, cá...

Vitamin C có thể chữa lành các mô mụn bị tổn thương, nó có nhiều trong các loại quả như cam, chanh, cà chua...

Vitamin E có tác dụng làm đẹp da thì miễn bàn nhé ^^

3. Chất xơ

Chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, khiến chất béo được bài tiết ra ngoài. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ là đậu nành, măng…

Mức độ tiết dịch của hormone có liên quan chặt chẽ với sức khỏe của chị em phụ nữ. Sự mất cân bằng hormon là căn nguyên của nhiều bệnh lý sức khỏe sinh sản như: rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh sớm, ... dẫn đến nhiều trở ngại cho phụ nữ trong cả sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục.

Vì vậy, điều quan trọng đối với phụ nữ để điều chỉnh sự tiết hormone và duy trì sự cân bằng tốt nhất có thể bằng chế độ ăn uống luyện tập hàng ngày

A. Những thực phẩm nên dùng

1. Chế độ ăn nên đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm có màu sắc khác nhau

Nói chung, các loại thực phẩm có các màu sắc khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết các hormone, có thể là nhanh hay chậm.

* Thực phẩm màu xanh lá cây

 Thực phẩm màu xanh lá cây như rau bina, bắp cải, bông cải xanh, rau diếp, cần tỏi tây... giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt, có lợi cho gan, thận và lá lách, đồng thời duy trì sự cân bằng của hormone để tránh sự rối loạn bất lợi về mặt vật lý. 

Rau bina có thể nuôi dưỡng máu, thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Tỏi tây có thể cải thiện các chức năng của thận và thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột. Bông cải xanh có thể tăng cường cai nghiện, nâng cao khả năng miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh ung thư vú cho phụ nữ.

* Thực phẩm màu vàng

 Thực phẩm màu vàng bao gồm đậu tương, chanh, đậu hũ, bí ngô, chuối... rất hữu ích cho cơ thể trong việc điều chỉnh sự cân bằng của hormone. Thường xuyên ăn một số thực phẩm màu vàng còn có thể nâng cao chức năng dạ dày, đường ruột, có lợi cho chức năng trao đổi chất, tăng cường và duy trì sự tiết nội tiết tố nữ.

Chanh có thể làm giảm sự mệt mỏi, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch và trì hoãn sự lão hóa của da. Chuối có thể cải thiện chức năng tiêu hóa và loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Hồng có thể làm tăng các chức năng của lá lách và cải thiện chức năng tim mạch.

*Các loại thực phẩm màu đen

Các loại thực phẩm màu đen có thể tăng cường các chức năng của thận cho chị em phụ nữ. Đồng thời chúng giúp cải thiện sự trao đổi chất và chức năng sinh sản của bàng quang, thận, tiết niệu, và xương. Ngoài ra, các thực phẩm màu đen cũng có thể điều chỉnh các chức năng sinh lý, kích thích sự bài tiết bên trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày và ruột.

Các loại thực phẩm có màu đen tốt cho sức khỏe phải kể đến là: mè đen, nấm và đậu đen… rất tốt cho các chức năng của thận. Đậu đen có thể nuôi dưỡng thận, cải thiện thị lực và loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể con người. Mè đen có thể làm cho máu tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của não và trì hoãn sự lão hóa cho phụ nữ.
Thực phẩm có màu xanh lá cây sẽ tốt cho gan. Nói chung, các loại thực phẩm có chứa chất diệp lục màu xanh lá cây rất giàu các chất vitamin như vitamin A có lợi cho gan, bảo vệ dạ dày và ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư trực tràng. Ngoài ra, việc tiêu thụ các loại thực phẩm màu xanh lá cây có thể duy trì sự cân bằng acid vốn có trong cơ thể.

2. Dinh dưỡng cần thiết

* Axit béo và protein

 Các loại cá là những thực phẩm vừa giàu protein vừa chứa nhiều omega-3, omega-6 và omega-9. Những loại dầu này là nguồn chất béo tốt nhất cho cơ thể. Tiêu thụ khoảng hai bữa cá mỗi tuần sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng của hệ thống nội tiết. 

* Canxi và vitamin B

Các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin B bao gồm sữa, pho mát và sữa chua, thịt gà, cá, trứng, ngũ cốc, các loại đậu và hạt... vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp duy trì sự cân bằng nội tiết.

* Uống nước đầy đủ sẽ làm điều hòa hormone Cortisol, da được cung cấp độ ẩm, sẽ bài tiết dễ dàng hơn.

* Cung cấp đầy đủ Vitamin và khoáng chất. Thiếu vitamin làm rối loạn sự bài tiết của hormone gây ảnh hưởng xấu tới da. Một cốc nước cam mỗi ngày là cách bổ sung Vitamin rất hữu hiệu.

* Vitamin E: Nững thực phẩm giàu sinh tố E trong chế độ ăn hằng ngày như: mè, hướng dương, đậu phộng, dẻ, dưa, bí, rau cải, khoai lang ta, rau xanh, dầu thực vật, sữa, mầm ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan động vật...

3. Một số thực phẩm tiêu biểu cho bổ sung nội tiết tố nữ

* Trái cây tươi và rau quả

 Trái cây tươi và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, vitamin C, vitamin E và chất chống oxy hóa... không chỉ có tác dụng chống lão hóa mà còn giúp điều hòa các rối loạn nội tiết 

* Tỏi

 Thật bất ngờ là thứ gia vị khó ngửi này lại có vai trò quan trọng trong điều chỉnh rối loạn nội tiết. Tỏi không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, mà còn cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng bên ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Nhai một hoặc hai nhánh tỏi mỗi ngày có thể duy trì sự cân bằng nội tiết hiệu quả.

* Một số loại thảo mộc

 Một số thuốc thảo dược rất hiệu quả cho việc duy trì sự cân bằng nội tiết, bao gồm cả nhân sâm và bạch quả. Nhân sâm và bạch quả giúp duy trì sự cân bằng của các loại hormone và kích thích tố trong cơ thể con người 

*  Đậu tương

 Mầm đậu nành là nguồn cung cấp estrogen thao dược dồi dào nhất, đây chính là nguồn vật liệu chính sản xuất ra các viên uống thực phẩm chức năng giúp phụ nữ cân bằng nội tiết tố nữ.

Khoa học đã chứng minh mầm đậu nành là loài thực vật chứa isoflavones cao nhất trong các loài thảo dược. Hợp chất isoflavones có trong mầm đậu nành có tác dụng như nội tiết tố nữ nên rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe và làm đẹp: giúp làn da mịn màng, hết nám, hạn chế lão hóa, giảm khô âm đạo, tăng ham muốn và khả năng tình dục, giảm tích mỡ bụng, hạn chế các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh: bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương… Giúp chị em tự tin, quyến rũ trong mắt người bạn đời dù không còn ở độ tuổi đôi mươi. Đậu nành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư vú. 

Ngoài đậu nành và các chế phẩm của nó như: sữa đậu nành (nấu thật chín khoảng 20 phút), tàu hủ ky (váng của sữa đậu nành); hạt bạch quả; các loại đậu đỏ, đen, xanh, trắng, gạo lức, dầu mầm ngô, mầm ngô, dầu mè, hạt hạnh nhân...

* Uống hai tách café mỗi ngày có thể làm tăng nồng độ hormone sinh dục oestrogen ở phụ nữ châu Á, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Utah (Mỹ).

Các nhà khoa học thuộc Đại học Utah phát hiện, tiêu thụ 200mg caffeine/ngày – tương đương 2 tách café - có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ hormone sinh dục ở phụ nữ tùy thuộc vào họ là người da vàng, trắng hay đen.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với hơn 250 phụ nữ thuộc các sắc tộc khác nhau. Những người tình nguyện được yêu cầu uống hàng ngày những đồ uống có chứa caffeine như café và trà xanh. Lượng caffeine mỗi phụ nữ tiêu thụ mỗi ngày khoảng 200mg.

Kết quả cho thấy những phụ nữ châu Á tiêu thụ 200mg caffeine/ngày có nồng hormone oestrogen tăng cao hơn so với những phụ nữ không dùng đồ uống chứa caffeine.

Tuy nhiên, những phụ nữ da trắng tiêu thụ 200mg caffeine/ngày lại có nồng độ hormone oestrogen giảm hơn so với những phụ nữ tiêu thụ ít. Trong khi đó, caffeine hầu như không gây ra thay đổi đối với nồng độ hormone oestrogen ở những phụ nữ da đen.

“Kết quả nghiên cứu cho thấy caffeine có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ”, tiến sĩ Enrique Schisterman, thuộc Viện y tế quốc gia Anh, nhận định trên Daily Mail.

4. Luyện tập

Thường xuyên tập thể dục, đi bộ, bơi để giữ gìn thân hình thon, xương chắc. 

B. Những loại thực phẩm nên tránh hoặc không nên dùng thường xuyên

+ Cần tránh các chất quá béo, ngọt, hay quá mặn, hạn chế thức ăn ướp lạnh, cũng như chế độ ăn uống quá kiêng khem...

+ Hạn chế đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh chỉ “mang lại” cho chị em các bệnh về tim mạch và làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục. Việc nạp quá nhiều chất béo no sẽ kích thích các hormon bài tiết quá độ. Ngoài ra, trong chất béo còn có chất thúc đẩy tế bào ung thư tuyến vú hình thành.
Nạp nhiều các chất nhân tạo cũng là cách tích độc tố cho cơ thể, dẫn đến mất cân bằng nội tiết. Nên hạn chế dùng các thực phẩm sử dụng lò vi sóng làm sẵn được bọc trong túi nilon để tránh nhiễm độc.

Những gia vị muối, đường trong các thực phẩm ăn liền sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn.

+ Tránh thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó làm tăng lượng Cortisol.




Rối loạn nội tiết có ảnh hưởng sinh con?
Rối loạn tình dục ở nam giới
Điều trị rối loạn tiền mãn kinh
Bệnh vô sinh -
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân của bệnh rối loạn kinh nguyệt và bài thuốc dân gian
Rối loạn nội tiết có ảnh hưởng sinh con?




(ST)

Rối loạn nội tiết ở phụ nữ do thức khuya và cách phòng

Thứ bảy, 13/04/2013 - 01:03

Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến đến sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn gây rối loạn nội tiết ở chị em phụ nữ.Những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc trình bình thường.Tình trạng này kéo dãi sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể phụ nữ thay đổi, gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.

Rối loạn này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, dẫn đến sự mất cân bằng progesterone.Để phòng tránh được rối loạn nội tiết không khó.

Biện pháp 

Để phòng tránh rối loạn nội tiết các bạn nữ không nên thức khuya kéo dài. Nếu phải thức đêm thì bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường,giúp giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.

 
Cần có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý,bổ sung đầy đủ dưỡng chất vitamin cần thiết như : vitamin B và C, Magiê, Kali và protein…; Tập thể dục đều đặn hàng ngày.Tránh làm việc căng thẳng,mệt mỏi.

- See more at: http://benhviendakhoahanoi.com.vn/vo-sinh-hiem-muon/roi-loan-noi-tiet/444-roi-loan-noi-tiet-phu-nu-do-thuc-khuya-va-cach-phong.html#sthash.lU29T4Op.dpuf

Con tôi 22t có hiện tượng tăng cân nhanh(trên 70 k), rậm lông (tay,chan va nach )kinh nguyệt không đều,trầm cảm,có phải cháu bị rối loạn nội tiết không?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Con gái chị có những triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang. Chị cho con đi khám phụ khoa: siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết để được chuẩn đoán và điều trị theo chỉ định nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Gửi hỏi đáp - bình luận