Phương pháp dạy con bắt đầu vào lớp 1
Phương pháp chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả
Làm sao để khuôn mặt hết béo bằng các phương pháp đơn giản?
Cách chăm sóc cây tài lộc cỏ may mắn đúng phương pháp nhất
Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Cách điều trị viêm lộ tuyến tử cung đúng phương pháp . Nhiều phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thấy khó thụ thai. Tuy nhiên, khi viêm lộ tuyến cổ tử cung được điều trị khỏi, người phụ nữ có thể có thai như bình thường.
Cách nhận biết và điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến là một tổn thương lành tính ở cổ tử cung, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, do các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển lan ra phía ngoài.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Do các tế bào tuyến có chức năng tiết dịch nên người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung (viêm lộ tuyến cổ tử cung). Vì vậy, nếu lộ tuyến không được điều trị khỏi thì viêm nhiễm rất dễ tái phát.
Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung là ra nhiều khí hư.
Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi. Nếu kiểm tra bằng máy sẽ thấy lớp biểu mô lẽ ra ở lỗ trong cổ tử cung, nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm, có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.
Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn.
Còn lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, cần phải khám và làm xét nghiệm tế bào.
Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung là ra nhiều khí hư, khi quan hệ mạnh “cậu nhỏ” chạm tới có thể làm trầy xước cổ tử cung, gây chảy máu. Do vùng cổ tử cung không có các thần kinh cảm giác, nên chị em sẽ không có cảm giác đau.
Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục.
Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Khi điều trị bằng phương pháp diệt tuyến, sẽ tác động sâu xuống các lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới, gây biến chứng như xơ hóa, dính tử cung và các tổn thương sâu, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng.
Đồng thời, đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.
Nhìn chung, điều trị tập trung vào tình trạng viêm nhiễm cấp tính vì khả năng nhiễm trùng có nguy cơ lan ngược lên tử cung và vòi trứng, và có thể gây nhiễm trùng huyết.
Đối với viêm nhiễm mãn tính, việc điều trị khó khăn vì tác nhân thường không xác định, nhưng vấn đề quan trọng là theo dõi khả năng biến đổi bất thường tế bào của cổ tử cung nếu có nhiễm Human papilloma virus.
Đối với nhiễm Human papilloma virus, hiện tại chưa có thuốc điều trị, chỉ mới có vắc xin ngừa Human papilloma virus (đang khuyến cáo chích cho bé gái từ 13 tuổi).
Để giúp phát hiện sớm các tổn thương bất thường của cổ tử cung, chúng ta nên khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung.
Nếu nghi ngờ nhiễm Human papilloma virus, xét nghiệm thử xem nhiễm nhóm nào để có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hơn.
Lộ tuyến cổ tử cung nếu nhỏ hơn 0,5cm có thể hy vọng tự khỏi còn lộ tuyến rộng hơn thì không có thuốc gì chữa khỏi được. Chỉ có thể hủy lộ tuyến bằng các phương pháp tiểu phẫu như đốt điện, laze, điện đông, áp lạnh. Nhưng hiện nay các phương pháp truyền thống này thời gian điều trị kéo dài mà hiệu quả không cao.
Phòng khám Thanh Trì giới thiệu một phương pháp điều trị mới cho bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, đó là phương pháp điều trị bằng dao LEEP. Đây là một loại thiết bị dùng các tia điện từ trực tiếp điều trị cùng viêm lộ tuyến ở cổ tử cung dẫn tới sự thay đổi các biểu mô protein và khiến cho các tế bào viêm lộ tuyến dần dần bị hoại tử, mất đi lớp mô tế bào bình thường, đồng thời cầm máu và thúc đẩy tái tạo tế bào mô cổ tử cung và có những cải thiện tuần hoàn máu và phục hồi cổ tử cung. Thời gian thủ thuật kéo dài trong khoảng từ 5 – 10 phút.
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục.
Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Khi điều trị bằng phương pháp diệt tuyến, sẽ tác động sâu xuống các lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới, gây biến chứng như xơ hóa, dính tử cung và các tổn thương sâu, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng.
Đồng thời, đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.
Nhìn chung, điều trị tập trung vào tình trạng viêm nhiễm cấp tính vì khả năng nhiễm trùng có nguy cơ lan ngược lên tử cung và vòi trứng, và có thể gây nhiễm trùng huyết.
Đối với viêm nhiễm mãn tính, việc điều trị khó khăn vì tác nhân thường không xác định, nhưng vấn đề quan trọng là theo dõi khả năng biến đổi bất thường tế bào của cổ tử cung nếu có nhiễm Human papilloma virus.
Đối với nhiễm Human papilloma virus, hiện tại chưa có thuốc điều trị, chỉ mới có vắc xin ngừa Human papilloma virus (đang khuyến cáo chích cho bé gái từ 13 tuổi).
Để giúp phát hiện sớm các tổn thương bất thường của cổ tử cung, chúng ta nên khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung.
Nếu nghi ngờ nhiễm Human papilloma virus, xét nghiệm thử xem nhiễm nhóm nào để có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hơn.
Lời khuyên của chuyên gia cho bạn:
Nếu bạn không may có triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung, chúng tôi khuyên bạn không nên quá lo lắng. Quan trọng nhất là phải giữ tâm trạng thật thoải mái, có như vậy mới mong điều trị bệnh mau chóng khỏi.
Thuốc đặt trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
"Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và cho đơn colposeptin đặt tại chỗ. Nếu đặt thuốc thì có khỏi bệnh không? Cách làm như thế nào?".
Colposeptin là loại thuốc viên đặt trong âm đạo, thành phần của nó gồm 2 hoạt chất:
- Chất chlorquinaldol (200 mg): Một loại kháng sinh mạnh có khả năng diệt khuẩn rộng, diệt nấm và ký sinh trùng, nhưng không có tác dụng với vi khuẩn lậu.
- Chất promestriene (10 mg): Có tác dụng tái tạo niêm mạc âm đạo bị hư hại do tổn thương viêm nhiễm gây nên.
Thuốc chỉ có tác dụng chống viêm nhiễm chứ không diệt được các tế bào tuyến từ ống tử cung xâm lấn lộ ra ngoài. Nhưng do điều trị hết viêm nên khí hư cũng giảm đi và chất dịch tiết không còn mùi hôi khó chịu nữa. Nếu tổn thương lộ tuyến rộng thì sau khi đặt thuốc, khỏi viêm, bác sĩ sẽ diệt tuyến bằng điện, laser hay áp lạnh.
Cách dùng: Mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, lấy một viên thuốc nhúng vào nước chín, đặt lên ngón tay; sau đó ngồi xổm, đưa viên thuốc vào sâu trong âm đạo. Thời hạn dùng thuốc có thể là 10 ngày (cần đặt thuốc ngay cả khi hành kinh).
Colposeptin được dùng rộng rãi trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa và có thể dùng được cho cả những phụ nữ đang mang tha.
Lưu ý trong điều trị lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung nhiều trường hợp nếu không chữa khỏi dễ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, có thể cản trở thụ thai hoặc dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, khi các xét nghiệm lộ tuyến không có vấn đề gì đi kèm thì không cần điều trị.
Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng xảy ra với khá nhiều phụ nữ hiện nay, hay gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, lộ tuyến cổ tử cung là một hình ảnh đặc biệt của cổ tử cung. Từ "viêm lộ tuyến cổ tử cung" được dùng từ xa xưa, những năm gần đây, hình ảnh này không được gọi là viêm lộ tuyến nữa.
Bình thường cổ tử cung có hai loại tế bào. Ở lỗ trong cổ tử cung được tráng bằng tế bào hình trụ, có tiết chất nhầy. Ở lỗ ngoài cổ tử cung có tế bào lát tầng, trơn láng không tiết dịch. Thông thường, khi nhìn vào cổ tử cung người chưa sanh, đa số chỉ thấy lớp ngoài trơn láng, nếu không bị viêm nhiễm, tổn thương thì cổ tử cung có màu hồng nhạt.
"Vì một lý do nào đó, lớp tế bào hình trụ ở bên trong mọc lan ra ngoài, nhìn vào thấy cổ tử cung không còn trơn láng mà thấy tế bào sần sùi thì đó chính là hình ảnh lộ tuyến cổ tử cung", bác sĩ Thông cho biết.
|
Lộ tuyến cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh đẻ. Ảnh: Lê Phương. |
Theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế, viêm ống cổ tử cung hay viêm cổ tử cung mủ nhầy, viêm âm đạo thường do 3 tác nhân gây nên là nấm, trùng roi và vi khuẩn.
Ở một số phụ nữ, hình ảnh lộ tuyến cổ tử cung có thể là do bẩm sinh, không rõ nguyên nhân.
Những người đã sanh đẻ là đối tượng dễ mắc phải, do cổ tử cung mở rộng sau quá trình vượt cạn. Những người có tổn thương sau một số thủ thuật cũng có thể khiến tế bào bên trong mọc lan ra ngoài, gây lộ tuyến cổ tử cung.
Những người chưa sinh đẻ vẫn có khả năng lộ tuyến cổ tử cung do các biến động về nội tiết sinh dục nữ hoặc đôi khi không có lý do.
Thông thường, các bác sĩ sẽ đo diện từ tâm trở ra để đánh giá mức độ lộ tuyến. Tuy nhiên do sự lộ tuyến thường không đồng đều nên những đánh giá chỉ là những mô tả hình ảnh.
"Lộ tuyến cổ tử cung không có nghĩa là ung thư. Tuy nhiên nếu có hình ảnh bất thường trên soi cổ tử cung cũng là một triệu chứng gợi ý để phát hiện ung thư cổ tử cung", bác sĩ Thông nhấn mạnh.
Khi có hình ảnh lộ tuyến, phối hợp với các triệu chứng khác, các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm như soi khí hư, phết tế bào cổ tử cung, thậm chí nếu nghi ngờ thì bấm sinh thiết... Khi các xét nghiệm lộ tuyến không có vấn đề gì thì không cần điều trị, đôi khi can thiệp sẽ không có lợi.
Việc đốt lạnh, đốt nóng, đốt nhiệt... không làm đại trà cho tất cả các trường hợp lộ tuyến. Việc đặt thuốc cũng chỉ được thực hiện khi nào có viêm nhiễm, khí hư thì mới đặt, việc đặt thuốc không đúng chỉ càng làm rối loạn môi trường âm đạo, có thể gây ra bệnh do mất cân bằng vi khuẩn có lợi, tổn thương các mô bên trong.
Thạc sĩ Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa khám A, Bệnh viện Hùng Vương TP HCM cũng cho biết, cổ tử cung lộ tuyến không phải là bệnh mà là một tình trạng thay đổi lành tính và thường xuyên tại cổ tử cung. Thông thường, lộ tuyến cổ tử cung không cần điều trị, chỉ cần trị khi có viêm nhiễm kèm theo hay có quá nhiều huyết trắng gây khó chiụ. Nếu lộ tuyến nhiều, sẽ gia tăng chất nhày tại cổ tử cung, gây khó chịu và có thể là điều kiện dẫn đến viêm nhiễm vùng cổ tử cung hay âm đạo.
Nhiều phụ nữ khi tử cung bị lộ tuyến thường hay sử dụng thuốc hoặc thảo dược tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ. "Thuốc uống không làm giảm lộ tuyến, chỉ trừ các loại thuốc có liên quan đến nội tiết tố sinh dục của người phụ nữ, là có thể tác động đến quá trình thay đổi sinh lý của cổ tử cung. Và nếu đã dùng các loại này, thì còn có khả năng ảnh hưởng đến kinh nguyệt nữa, thay đổi theo hướng nào thì cần xem lại thành phần thuốc", bác sĩ Hạnh cho biết.
Theo bác sĩ Ngọc Thông, viêm lộ tuyến khi nào cần phải điều trị, việc điều trị như thế nào, chỉ định đốt hay đặt thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt trong thủ thuật đốt cần phải lưu ý tuân thủ việc tái khám, kiêng cử quan hệ tình dục theo bác sĩ hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, điều kiện đốt cổ tử cung khi điều trị lộ tuyến là khi
- Sau kinh 3 ngày, không quan hệ tình dục
- Kết quả thử tế bào âm đạo nhóm 1 và nhóm 2
- Kết quả soi cổ tử cung bình thường
- Không đang viêm cấp âm đạo, cổ tử cung
Sau khi đốt:
- Tuần lễ đầu ra nước vàng nhiều
- Tuần lễ thứ hai có thể tróc mày và ra ít máu
- Rửa vệ sinh bên ngoài, không ngâm, không thụt rửa bên trong âm đạo
- Đặc biệt, khi ra huyết nhiều cần phải đến khám ngay
Cần thực hiện tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị. Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, cho đến khi lành hẳn. Hạn chế đi xe đạp trong 2 tuần lễ đầu. Thực hiện chế độ ăn uống bình thường.
Để tránh tái phát, cần vệ sinh phụ khoa đúng cách, chú ý giữ vệ sinh vùng kín vào những ngày có kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thai được không?
Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam
Biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng
Kiêng gì khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh
(ST)