Cách giải quyết bế tắc trong cuộc sống đúng đắn nhất

Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi khi bạn gặp những bế tắc như khách hàng khó thuyết phục, mâu thuẫn với sếp/ đồng nghiệp.tình yêu mâu thuẫn .. Đắm chìm trong những bế tắc đó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi. Hãy nhanh chóng tìm lại cảm giác hạnh phúc trong công việc.






CÁCH GIẢI QUYẾT BẾ TẮC TRONG CUỘC SỐNG


Dấu hiệu bạn bế tắc trong công việc

Trong thời đại kinh tế khó khăn, nhiều người dễ rơi vào cảm giác bế tắc. Bế tắc trong công việc không phù hợp, bế tắc khi công ty suy thoái và bế tắc trong tình trạng thất nghiệp trở nên phổ biến.

Nhưng một nền kinh tế khó khăn không có nghĩa bạn cứ phải chịu đựng mãi trong tình trạng bế tắc đó. Trên thực tế, việc rơi vào tâm lý trì trệ thường xuyên lại liên quan rất ít với tình trạng khó khăn của nền kinh tế.  

Hãy thử quan sát 5 dấu hiệu chính sau đây cho thấy tại sao chúng ta bế tắc và bạn cần làm gì để vượt qua những trở ngại đó.

1. Không chắc chắn

Cảm giác không chắc chắn gặm nhấm và làm ta lung lạc trong công việc. Không ít lần, chúng ta không ý thức được điều này. Ta thắc mắc về các vấn đề, ta nghi ngờ chính mình và cảm thấy bế tắc. Sự không chắc chắn tạo nên vòng xoáy trôn ốc của mọi khó chịu không cần thiết. Cái tôi trong bạn cứ luôn tin tưởng một cách mù quáng rằng, bạn đã cố định một hành trình từ lúc bước ra khỏi cửa cho tới nơi làm việc. Tại sao lại như vậy? Nó khao khát về sự chắc chắn. Chỉ có cách khiến bản thân tin tưởng vào chính mình, bạn mới có thể thoát khỏi cảm giác không chắc chắn. Việc tin tưởng mình đòi hỏi bạn có trách nhiệm riêng với chính những kinh nghiệm cuộc đời. Nói cách khác, trách nhiệm cá nhân không phải là việc của bất cứ ai khác. 
 
Như vậy, với trở ngại về tâm lý không chắc chắn, bạn hãy vượt qua bằng cách khiến bản thân mình luôn sống với 100% trách nhiệm.

2. Thừa nhận khiếm khuyết

Bạn có dám thú nhận về những khiếm khuyết và sai lầm của mình? Chẳng hạn, nếu không rõ về một vấn đề nào đó, bạn có tỏ thái độ thiếu trung thực để bảo vệ hình ảnh của mình? Phản ứng trung thực nên là thú thực sự hạn chế của bạn bằng cách thừa nhận bạn không biết câu trả lời.

Thú thực sẽ rất tốt cho tinh thần bạn khi phải làm việc một cách chính xác và thái độ tích cực. Quá trình này giúp ta đối diện sự thật. Ta phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra với mình và cần giải quyết những lầm lẫn có thể dẫn tới những năng lượng tiêu cực. Nói cách khác, ta nên đặt dấu chấm hết cho những hành vi thiếu trung thực để có thể bày tỏ sự khiếm khuyết của mình với một thái độ điềm tĩnh.

Sự khiếm khuyết có thể ở rất nhiều dạng thức như thừa nhận rằng bạn không hạnh phúc, học cách vượt qua những thất bại trong quá khức và chối bỏ việc lừa dối người khác. Trong cuốn sách “Sự thật và dối lừa” của David Hawkins, tác giả đã viết: “Khi ta thừa nhận sự yếu kém, những người khác sẽ không thể tấn công ta ở điều đó. Và kết quả là, ta sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn về cảm xúc, an toàn và chắc chắn hơn”.

Như vậy, với trở ngại là sự thiếu trung thực, bạn có thể vượt qua bằng cách bày tỏ thực về những khiếm khuyết của mình.

3. Thay đổi có thể rất đáng ngại

Sự thay đổi có thể đưa bạn ra khỏi khu vực vốn dĩ đã quen thuộc và tâm lý ì trệ sẽ khiến ta trở nên bế tắc trong những công việc không trọn vẹn nhưng tạo cảm giác an toàn khi so sánh. Nếu sự lo lắng đang kéo bạn lại, hãy tìm kiếm một dự án khó khăn hơn để giải quyết. Nhưng trước khi bắt tay, bạn hãy ngừng lại để suy xét. Việc xem xét kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có một hình dung rõ ràng hơn về những gì bạn cần để tới được mục tiêu cần đến. Cơ hội xem xét này cũng giúp bạn có được nhận thức sâu sắc hơn về tình hình bằng cách cân nhắc các điểm lợi hại.

Vậy là với trở ngại về nỗi lo thay đổi, bạn có thể vượt qua bằng cách bắt tay vào một dự án công việc khó khăn hơn.

4.  Nghi ngờ bản thân

Bạn biết mình đang bế tắc khi bắt đầu nghi ngờ chính mình. Trong trường hợp này, biểu hiện thiết yếu cho thấy lòng can đảm của bạn chính là khả năng thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn. Việc không thể thách thức bản thân đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn đẩy ta vào tình trạng bế tắc mà không nhận thức được. Nói cách khác, tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải điều này, và nếu không thiết lập những tiêu chuẩn cá nhân, ta sẽ không thoát khỏi những cảm giác nghi kỵ chính mình khi chúng đang dần làm xói mòn mọi nỗ lực cá nhân. Trở ngại tự nghi ngờ sẽ khiến ta bế tắc suốt đời nếu không đủ dũng cảm để ứng xử trước các cơ hội.

Vậy với trở ngại là thái độ nghi hoặc bản thân, bạn có thể vượt qua bằng cách thiết lập cho mình những tiêu chuẩn cá nhân cao hơn bình thường.

5. Cảm giác chối bỏ


Bạn có tìm kiếm những gì thực sự tốt đẹp cho mình? Hay bạn có theo đuổi những mơ ước cho tới lúc phải gánh chịu những hệ quả trái ngược? “Sự chịu đựng sẽ làm ì lại bước chân tinh thần của mỗi người và sự kiên trì của bản ngã sẽ có lối đi riêng của nó”. Đó là chia sẻ của tác giả David Hawkins trong cuốn Vượt qua các mức độ nhận thức.

Tất cả chúng ta đều có những khao khát riêng. Chúng được hình thành từ cảm xúc, tinh thần và thể chất. Mấu chốt của việc phá bỏ những mong muốn không lành mạnh chính là nhận diện được chúng thay vì trượt dài trong trạng thái chối bỏ. Hành trình thoát khỏi tâm lý chối bỏ đòi hỏi bạn phải thách thức chính mình ở những mức độ sâu sắc nhất qua việc suy ngẫm.

Quá trình ngẫm nghĩ sẽ cho thấy những điều đang khiến bạn bế tắc, từ đó, giúp bạn “viết lại” những “kịch bản cuộc sống” cho mình. Cách này sẽ giúp bạn tin tưởng vào bản thân, người khác và thế giới xung quanh.

Để quan sát được những vấn đề của cuộc đời mình, bạn phải có những nỗ lực nhất định. Trượt dài trong cảm giác phủ nhận mọi sự sẽ dễ dàng hơn việc tự thức tỉnh chính mình và nhận diện những khía cạnh chưa ý thức của bản thân. Khi xác định được chúng, bạn sẽ biết cách quản lý và tìm ra được những ảnh hưởng của chúng tới người khác. Thoát khỏi tâm lý chối bỏ, bạn sẽ học được cách xác minh xem mình đã tạo nên cuộc sống căng thẳng theo cách nào và rốt cuộc, sẽ học được cách loại bỏ những khía cạnh đã tạo nên căng thẳng đó.

Bạn nên bắt đầu điều này như thế nào?


Hãy học cách nhanh chóng thoát khỏi các tình huống tồi tệ. Kế đó, bạn có thể tập trung vào những khả năng chưa biết trong thực tại thay vì lên kế hoạch cho một hạnh phúc lâu dài tương lai. Bạn vẫn chưa sẵn sàng để chấp nhận những bất hạnh ư?

Vậy đó, để vượt qua được cảm giác chối bỏ thực tại, bạn nên học cách thoát khỏi thật nhanh những tình huống tồi tệ gặp phải trong cuộc sống của mình.

8 cách giải tỏa bế tắc trong công việc

Dưới đây là 8 cách đơn giản giúp bạn lấy lại niềm vui, sự sáng tạo và nâng cao sự thỏa mãn với sự nghiệp của mình:

Đặt một bình hoa ở bàn làm việc

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hoa ở nơi làm việc sẽ giúp bạn nghĩ ra được nhiều ý tưởng hơn. Không những thế, một bình hoa với loại hoa yêu thích của mình còn khiến nơi làm việc của bạn tỏa sáng, từ đó tâm trạng của bạn cũng sẽ khá hơn.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp

Sếp là người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp và có thể quyết định mức độ căng thẳng của bạn. Vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để gần gũi hơn với sếp. Chẳng hạn, trong vài phút đi cùng thang máy, hãy thể hiện cho anh/ cô ấy thấy sự phấn khích của bạn với dự án mới. Nếu sếp có cảm tình với bạn, anh/ cô ấy sẽ không phớt lờ, thậm chí còn nói tốt về bạn khi xét duyệt thăng chức.

Làm những việc mình yêu thích

Khi công việc căng thẳng và không đi theo mong muốn của bạn, hãy làm những việc mình ưa thích như ghé thăm trang web "tủ" của mình, đi shopping vào giờ ăn trưa, chơi game 5 phút lúc giải lao... Thống kê cho thấy làm vậy không chỉ làm giảm stress tức thì mà còn hiệu quả trong vài ngày sau.

Tụ tập liên hoan cùng đồng nghiệp

Những buổi "nhậu nhẹt", hát karaoke định kỳ sau giờ làm việc cùng với những đồng nghiệp thân thiết sẽ giúp bạn giải toả căng thẳng, đồng thời thắt chặt tình cảm giữa các thành viên. Bạn có biết rằng hoà hợp với đồng nghiệp góp phần làm tăng tuổi thọ của bạn?

Tránh tập trung cao độ trong thời gian dài

Nghiên cứu xác nhận rằng nếu bạn quá tập trung vào công việc, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng cao. Vì thế, nếu bạn thường làm việc tập trung trong cả 8 tiếng, hãy thay đổi thói quen đó bằng cách nghỉ ít phút để thư giãn, đi dạo, uống cà phê... Bạn sẽ minh mẫn hơn khi quay trở lại công việc.

Làm việc theo cách hiệu quả với bản thân

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói rằng tập trung làm một việc vào một thời điểm sẽ hiệu quả hơn là làm nhiều việc một lúc. Nhưng nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm nhiều việc thay vì tập trung cao độ vào một việc, hãy làm như vậy. Đừng bó buộc theo những người khác, hãy làm theo bản năng của bạn.

Xem video/ hình ảnh hài hước

Đây là cách "xả" stress hữu hiệu. Nghiên cứu cho thấy bạn sẽ làm việc tốt hơn khi có tâm trạng tích cực. Do đó, khi công việc bế tắc, hãy dành vài phút để xem các clip hài hước hay đọc truyện cười.

Đi du lịch

Đi du lịch góp phần không không nhỏ làm tăng mức độ hạnh phúc. Bạn nên sắp xếp một chuyến đi ngắn ngày với gia đình hoặc bạn bè thân thiết khi cảm thấy bế tắc trong công việc. Chắc chắn khi trở về, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và ý tưởng mới.


 Hãy trút bỏ stress theo cách tích cực

Mỗi cá nhân có thể lựa chọn một phương cách riêng của mình để giải tỏa stress, tuy nhiên, đừng lựa chọn cách tiêu cực như uống rượu giải sầu hay quát tháo chồng/vợ con/nhân viên mà hãy tìm những phương pháp tích cực hơn. Nếu bạn thích viết nhật ký, hãy “nhồi nhét” tất cả chuyện gây stress hàng ngày của bạn vào sổ nhật ký, rồi sau đó đọc lại chúng. Như thế, bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối diện với những điều khiến bạn stress, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp.
 

Bạn cũng có thể mua một chồng đĩa sành rẻ tiền, đóng kín phòng riêng và trút bỏ nỗi áp lực của công việc bằng cách… ném bể đĩa. Nỗi stress của bạn hẳn sẽ vơi bớt phần nào theo từng chiếc đĩa bể tan tành. Tin tôi đi, mẹo vặt này sẽ giúp bạn được giải tỏa không ngờ, khiến đầu óc bạn nhẹ nhàng sảng khoái hẳn. Đơn giản và hưởng thụ hơn, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm với bọt xà phòng thơm sau khi đi làm về, đấy cũng là cách giảm stress hiệu quả.

 Học cách từ chối


Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này – nếu sếp luôn muốn giao việc cho bạn. Còn nếu bạn chính là sếp, hãy chia bớt công việc cho nhân viên, hướng dẫn họ và tin tưởng họ, thay vì cứ lo ngay ngáy rằng họ sẽ không làm được việc để rồi lại ôm việc vào mình và lại stress.

Giữ cho bản thân thoải mái ngoài giờ làm việc cũng là điều quan trọng để tránh stress, ví như nếu bạn không thích tiếng TV ồn ào, hãy tắt nó đi. Nếu hôm ấy bạn không muốn đi làm bằng xe máy khói bụi, hãy gọi taxi. Đừng để gánh nặng chạy đua với thời gian đè lên vai bạn mà hãy thử sống chậm lại, mỗi tuần một ngày thôi cũng được. Một khi bạn giữ được trạng thái cân bằng trong cả công việc lẫn cuộc sống, stress sẽ phải từ bỏ bạn.

. Hãy rộng lượng

Dù bạn luôn nhìn thấy khuyết điểm của nhân viên hay người nhà, thậm chí là sai lầm của chính bạn, hãy mở lòng ra với mọi người và cả bản thân mình. Bạn có quyền giận dữ khó chịu, nhưng bạn không thể khắc phục sai lầm chỉ bằng sự giận dữ, mà chỉ càng làm mọi việc rối tung thêm. Hãy bình tĩnh, rộng lượng và vị tha. Mọi người sẽ luôn quý trọng đức tính này của bạn và càng gần gũi bạn hơn, chỉ có stress là phải chạy xa khỏi bạn, tôi cam đoan thế!

Thắt chặt các mối quan hệ

“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” trong cuộc khủng hoảng, các bạn hãy tựa vào đồng nghiệp, già đình và bạn bè để đứng vững. Chia sẻ nỗi lo, niềm hy vọng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề để nhận lại những lời khuyên bổ ích chính là cách tốt nhất để giải tỏa stress và giúp bản thân cũng như công ty giữ vững tay chèo, vượt qua sóng cả. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả, nhất là trong thời đại kết nối toàn cầu hiện nay. Bạn hãy thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và người thân, biết đâu bạn sẽ tìm được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ họ!

 Nâng cao kỹ năng để giải quyết tốt công việc

Bạn stress vì cảm thấy bế tắc trong cơn khủng hoảng? Có thể vì tình hình chung quá khó khăn, nhưng cũng có thể một phần vì bạn chưa trang bị cho mình đủ kỹ năng phù hợp để có thể ứng dụng, từ cách quản lý thời gian, nhân viên cho đến việc kinh doanh thời khủng hoảng. Hãy học hỏi nhiều hơn nữa, từ tình hình thực tế, từ kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo nổi tiếng, và từ những khóa học nâng cao kỹnăng thiết thực. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng kỹ năng quản lý phù hợp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề, dù là thời khủng hoảng hay lúc phồn vinh.

Chỉ là 5 mẹo nhỏ, nhưng tôi tin rằng, nếu áp dụng hợp lý, bạn sẽ đuổi được lũ stress đáng ghét rời xa. Hãy cùng thử xem nhé!

Điều nên làm khi bế tắc trong tình yêu

Nếu không tìm được nguyên nhân cho tình trạng hiện tại, hãy nói chuyện thẳng thắn với đối tác và hỏi ý kiến chuyên gia.

Cảm giác bị mắc kẹt trong một mối quan hệ luôn khiến hai người ngột thở và rất khó khăn để tìm cách giải quyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì rất vô vàn: có thể hai người bị ràng buộc bởi những đứa trẻ, có thể do vấn đề tài chính hoặc đơn giản là vì bạn sợ sự cô đơn. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết hợp lý để thoát khỏi sự bức bối này.
 



Cảm giác bị mắc kẹt trong một mối quan hệ luôn khiến hai người ngột thở. Ảnh: internet

1. Tham vấn ý kiến chuyên gia

Khi bạn cảm thấy bế tắc với mối quan hệ hiện tại, điều quan trọng nhất bạn phải làm là tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này. Nếu bạn không tự mình làm được điều này thì hãy tìm tới các chuyên gia để nhờ tham vấn. Họ sẽ giúp bạn xây dựng một liệu trình hợp lý, cải thiện tinh thần. Hoặc chí ít thì nói ra được những tâm sự đang chất chứa trong lòng cũng giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

2. Nói chuyện với đối tác

Một cuộc nói chuyện thẳng thắn với người ấy là việc nên thực hiện. Bởi có thể người ấy không có những cảm giác khó chịu như bạn lúc này đâu. Bạn cần phải nói để đối tác hiểu và thông cảm với bạn hơn.

 



Đừng có nghĩ tới giải pháp chia tay khi bị mắc kẹt trong tình yêu. Ảnh: internet

3. Tạo một nhóm trợ giúp

Phần lớn những người cảm thấy ngột ngạt trong một mối quan hệ là vì họ luôn nghĩ bản thân chỉ có một mình, đơn thương độc mã. Để tránh bị rơi vào tâm lý này, hãy lưu một danh sách những người thân thiết, đáng tin cậy để có thể sẵn sàng lắng nghe bạn tâm sự và cho lời khuyên xác đáng.

4. Đừng vội vàng chia tay

Những người trong cuộc thường nghĩ ngay đến giải pháp chia tay hoặc bỏ đi thật xa để giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, cách này chỉ làm sự hiểu lầm ngày càng sâu sắc. Kể cả trong trường hợp xấu nhất là chia tay thì cũng cần nói rõ với nhau mọi chuyện trước khi ra đi.

5. Tự hỏi bản thân có thể sống tốt khi chỉ có một mình

Cuối cùng, mắc kẹt trong một mối quan hệ không có nghĩa là bạn phải phá bỏ tất cả những điều tốt đẹp trước đó. Hãy nhìn nhận lại mọi chuyện với thái độ trân trọng và cầu thị rồi tự hỏi bản thân xem bạn có thể sống tốt mà không cần người ấy không. Bạn chỉ nên chia tay khi bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cũng như tài chính.





Những câu nói hay về cuộc sống
Cách giao tiếp hiệu quả trong công việc
Cách giữ tình yêu bền vững
Giải tỏa căng thẳng trong công việc để luôn tràn năng lượng
Cách để suy nghĩ lạc quan



(ST)