Cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng cho tình cảm thêm sâu sắc

Ngay cả đối với các gia đình êm ấm nhất thì mâu thuẫn hôn nhân này vẫn nảy sinh như một vấn đề tất yếu của cuộc sống gia đình.





Những mâu thuẫn hôn nhân phổ biến nhất và cách giải quyết

Dưới đây là các vấn đề phổ biến mà mọi cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra tranh cãi cùng với lời khuyên để gìn giữ mái ấm gia đình một cách hiệu quả nhất:

Mâu thuẫn khi phân chia việc gia đình

Nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... là một số công việc luôn đứng đầu danh sách các yêu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống gia đình. Và khi hai người chung sống với nhau, nguy cơ xảy ra mâu thuẫn hôn nhân liên quan đến các việc cần làm đó rất lớn.

Thực tế, trong các gia đình thường xuất hiện tình trạng một người sẽ chăm chỉ làm lụng, quan tâm đến người khác hơn nửa còn lại. Vì vậy, họ hay có cảm giác những việc mình làm không được đối tác đánh giá cao nên sinh cáu giận, so bì.

Bí quyết:  Bạn nên theo dõi mọi thứ bạn làm trong nhà hàng tuần. Sau đó, tranh thủ những lúc rảnh rỗi ngồi lại với người ấy để đánh giá công việc cả hai đã làm. 
Trên cơ sở này, bạn thiết lập một danh sách các việc vặt mà bạn cảm thấy công bằng, phù hợp cho vợ chồng bạn. Nhưng nên nhớ điều này còn phụ thuộc vào mỗi gia đình, vào công việc bên ngoài mà vợ chồng bạn đang đảm nhận để có sự phân chia hợp lý nhất. Sự công bằng không nhất phải là 50 - 50 mà có sự cân đối với việc lao động kiếm tiền của mỗi người.

Khi nhận ra sự phân chia lao động trong gia đình mình không hợp lý, bạn có thể lên danh sách công việc mới và thử đánh giá lại sự phân công đó sau một vài tuần áp dụng thử.

Để không khí gia đình luôn êm ấm, hãy tỏ lòng biết ơn và không quên cảm ơn những gì người ấy đã nỗ lực làm trong gia đình, cho dù đó là việc nhỏ nhặt nhất hoặc việc họ làm chưa thật tốt.

Mẫu thuẫn trong vấn đề tiền bạc


Không phải lúc nào tiền bạc cũng đứng đầu danh sách các vấn đề dễ gây tranh cãi nhất trong hôn nhân. Nhưng rõ ràng, đây là mâu thuẫn xảy ra phổ biến giữa các cặp vợ chồng. Có nhà thì cãi nhau do vợ và chồng không thống nhất được cách chi tiêu, thành ra vợ hay than thở hết tiền, chồng thì kêu vợ đã chi tiêu quá tay. Có nhà thì cãi nhau trước quyết định tiêu tiền vào một việc lớn nào đó.

Mâu thuẫn về tiền bạc đẩy lên căng thẳng hơn cả khi hai vợ chồng cùng gặp khó khăn trong công việc nên thu nhập thấp, trong khi có nhiều khoản cần chi tiêu. 
Ngoài ra, tranh cãi về tiền bạc cũng có thể phát sinh ngay cả khi bạn mua một chiếc váy mới, đôi giày mới...

Bí quyết: 
Cho dù kinh tế gia đình bạn khá giả hay không thì mọi vấn đề chi tiêu lớn, cần thiết trong nhà, bạn đều cần có sự bàn bạc, thảo luận với người bạn đời của mình. 
Bên cạnh đó, bạn cũng nên để họ tự do quyết định trong việc chi tiêu một số việc nhỏ nhặt (tiền tiêu vặt, mua sắm quần áo...). Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo bạn luôn biết cách chi tiêu phù hợp với điều kiện gia đình mình.
Nếu phát hiện chồng bạn đang tiêu quá tay, hãy góp ý sớm thay vì để mọi chuyện xảy ra rồi mới nổi giận khi nó đã quá muộn.

Mâu thuẫn chuyện nhà chồng/nhà vợ

Ngay cả những người chưa lập gia đình thì họ cũng có thể hình dung được mâu thuẫn gia đình liên quan đến gia đình nội - ngoại hai bên phức tạp thế nào, huống chi là khi đã là người trong cuộc.
Người ta thường coi đây là vấn đề vô cùng nan giải và khó giải quyết bởi "cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh". Đặc biệt đối với chị em phụ nữ thì mâu thuẫn này còn căng thẳng và rắc rối hơn vì phải chịu nhiều mối quan hệ không có hồi kết như mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chị em chồng...

Bí quyết: 
Nên ưu tiên cho gia đình nhỏ của bạn và luôn luôn coi người chung sống với mình như một người bạn cùng nhóm. 
Khi bạn yêu quý, tôn trọng bố mẹ mình thì cũng đừng bao giờ bỏ qua việc hỗ trợ, yêu thương bố mẹ chồng bạn. Hãy để chồng bạn biết, bạn luôn sát cánh bên anh ấy để báo hiếu với bố mẹ chàng. Đồng thời tỏ ra biết ơn trước mỗi hành động quan tâm và tình yêu thương mà chồng bạn dành cho bố mẹ mình.




Hôn nhân là nơi để chúng ta chia sẻ hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là "cơ hội" nảy sinh nhiều mâu thẫu, kể cả trong các gia đình êm ấm nhất (Ảnh minh họa).


Mâu thuẫn chuyện chăn gối


Không phải cặp vợ chồng nào cũng xảy ra mâu thuẫn về chuyện chăn gối. Nhưng các chuyên gia tâm lý cho biết, "chuyện ấy" lại chính là nguyên nhân châm ngòi cho nhiều vấn đề tồn tại khác của hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh cãi cũng chỉ vì sự lệch pha trong ham muốn tình dục.

Bí quyết: 
Mặc dù hầu hết các mâu thuẫn hôn nhân xoay quanh chuyện chăn gối đều được giải quyết khi người vợ biết cách chiều chuộng, thỏa mãn ham muốn của người chồng. Song đây không phải cách giải quyết tốt nhất cho tất cả các trường hợp xung đột về chuyện chăn gối.  

Điều quan trọng là khi người vợ tỏ ra nỗ lực, cố gắng vì chồng thì người chồng cũng cần có phản ứng tích cực, chẳng hạn như chấm dứt cằn nhằn, chê trách... thì mâu thuẫn này mới được giải quyết.

Mâu thuẫn với những thói quen xấu của nhau

Một số thói quen nhỏ nhặt của bạn cũng có thể thể gây phiền nhiễu cho người chung sống cùng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn hôn nhân. Ví dụ như việc bạn đi vệ sinh không bao giờ đóng cửa, lắm yêu sách khi đi ăn uống ngoài quán, luôn luôn chậm chạp và không đúng giờ... 
Trong khi đó, chồng bạn lại thường xuyên để quên móng tay vừa cắt trên ghế, hay bình luận khi xem phim, phát tiếng nhóp nhép mỗi khi ăn... Dù vô tình hay cố ý thì những thói quen lặt vặt này đều có thể khiến người chung sống với bạn nổi cáu, thậm chí phát điên. 

Bí quyết: 
Các chuyên gia tâm lý cho cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn phát sinh từ các thói quen lặt vặt này là hãy bỏ qua nó. Có quá nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống hôn nhân mà bạn cần bận tâm, xem xét hơn là để ý đến các việc nhỏ nhặt hàng ngày ấy.

Còn khi thấy bực bội, tức giận trước hành vi của người khác, vẫn có một cách để bạn vượt qua cơn tức giận đó là di chuyển đến chỗ mà người ấy không còn lọt vào tầm mắt bạn nữa.

Mâu thuẫn khi chăm sóc và nuôi dạy con cái

Trong số những tranh cãi phổ biến nhất của các cặp vợ chồng thì mâu thuẫn liên quan đến con cái thiên về yếu tố cảm xúc hơn cả. Bắt đầu từ khi có con, những người làm cha làm mẹ luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Và cũng chính điều này dẫn đến xung đột khá lớn giữa các cặp vợ chồng.

Các bà mẹ và ông bố thường sẽ tranh luận về cách dạy bảo con dễ dãi hay nghiêm khắc, khi nào và làm thế nào để "trị" con đúng cách hay ách tốt nhất để bảo vệ con là gì...

Bí quyết: 
Hãy đối mặt với sự thật là cả bạn và chồng đều không có cách dạy dỗ, cư xử với con cái chuẩn mực nhất. Có người thì nuông chiều thái quá, có người lại khắt khe trên mức cần thiết.

Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn hôn nhân liên quan đến chuyện dạy dỗ con là cả hai cùng ngồi lại bàn bạc, thống nhất để quyết định các nguyên tắc quan trọng nhất, sau đó cam kết áp dụng cách dạy con đó. Và đối với con trẻ, mỗi độ tuổi vợ chồng bạn cần có cách dạy dỗ khác nhau.

Khi bạn không đồng tình với cách ứng xử của chồng bạn đối với con, bạn nên thảo luận với anh ấy khi không có mặt con. Còn tất cả những lúc có sự hiện diện của con cái, bạn nên chứng tỏ cho con thấy bố mẹ chúng tâm đầu ý hợp trong mọi chuyện.

5 nguyên cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng

Trong cuộc sống vợ chồng, khó tránh khỏi những lúc làm cho người kia không hài lòng. Điều này có thể xuất phát từ khuyết điểm, lỗi lầm của một trong hai người, cũng có thể chỉ là sự khác biệt về tính cách, hoặc chỉ là người này không làm theo ý người kia.

Trong tình hình này, thông cảm và bỏ qua cho nhau là biện pháp tốt nhất để điều hòa mối quan hệ vợ chồng. Thông cảm và bỏ qua thực tế là một loại điều hòa thích hợp tâm lý của chính mình, thông qua đó hóa giải những căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn hoặc xung đột có thể xảy ra giữa hai vợ chồng.

Để đạt tới độ hiểu và thông cảm cho nhau, luôn giữ được hòa khí trong gia đình, bạn cần kiên nhẫn thực hiện theo 5 nguyên tắc sau đây:





1. Nhìn nhận khuyết điểm của vợ hay chồng mình một cách chính xác


Nếu người bạn đời có những việc làm cho bạn không vui, không vừa lòng thì bạn hãy nghĩ rằng: Đó có thực sự là khuyết điểm không? Là người, ai chẳng có khuyết điểm, mình không nên nổi cáu mà phải nói chuyện với anh ấy xem sao, rồi khuyên anh ấy sửa chữa.

Nếu đây không phải là khuyết điểm, chỉ là không làm theo ý mình thôi, vậy thì cứ để cho anh ấy làm có sao đâu. Anh ấy có nhân cách độc lập, có suy nghĩ riêng, tại sao mình lại cứ đòi hỏi anh ấy phải theo ý mình, và không chắc lúc nào ý của mình cũng là đúng nhất.

Hoặc tự đặt ra những câu hỏi rồi tự trả lời, ví dụ: “Tại sao anh ấy lại làm như vậy?”, “Việc này anh ấy đáng trách lắm, nhưng bực tức, trách móc có tác dụng gì không? Còn có cách nào tốt hơn không?”...

2. Tìm ra những ưu điểm của người bạn đời

Luôn cổ vũ động viên, luôn tìm ra những điểm tích cực, hậu quả sẽ hay hơn nhiều.

Có người vợ, trong con mắt của mình lúc nào cũng thấy chồng toàn là khuyết điểm, thường trách mắng chồng khiến quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, ngột ngạt. Một lần chị đến gặp chuyên gia tâm lý xin ý kiến, chuyên gia này khuyên chị: “Trong 3 tuần, ngày nào cũng tìm ra 1 ưu điểm nhỏ của chồng và hãy khen anh ta”.

Lúc mới bắt đầu, chị cảm thấy rất khó khăn. Chị miễn cưỡng tìm được 1 ưu điểm của chồng rồi khen ngợi anh khiến người chồng mình cảm thấy như mình được vợ yêu chiều. Về sau, càng tìm chị càng phát hiện ra: “Sao chồng mình có nhiều ưu điểm như vậy mà trước đây mình không hề nhận thấy nhỉ?”.

Sau 3 tuần, cách nhìn của chị về người chồng đã thay đổi hẳn, nhờ đó người chồng cũng thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực, quan hệ vợ chồng dần dần trở nên hòa hợp.

3. Có lòng khoan dung, độ lượng

Không nên so đo, xét nét những việc nhỏ trong sinh hoạt, phải học cách “cười xòa”. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thường hay “soi kính lúp” để tìm ra những nhược điểm trong tính cách hay trong sinh hoạt của chồng để bắt bẻ, cật vấn. Điều này khiến các ông chồng khó chịu vô cùng, họ không biết phải làm thế nào thì “mụ vợ” mới vừa lòng.





Hoàn toàn không cần thiết phải so bì tính toán từng cân từng lạng hàng loạt vấn đề không thuộc nguyên tắc tồn tại trong quan hệ vợ chồng (ở gia đình nào cũng vậy). Hiền lành một chút, mơ hồ một chút, qua loa một chút còn tốt hơn nhiều so với việc ăn miếng trả miếng.

Khi vợ hay chồng mình nói hoặc làm điều gì đó khiến mình không vui thì hãy nghĩ rằng: “Có phải mình có khuyết điểm khiến anh ấy bực mình không?”, “Có phải anh ấy gặp chuyện gì đó không vui ở bên ngoài khiến tâm trạng bị kích động không? Vậy thì có lẽ mình phải nói chuyện và an ủi, động viên anh ấy”, “Có lẽ anh ấy vô ý thôi, mình chẳng để bụng làm gì”, v.v...

4. Phải biết “tự giải thoát”

Nếu trong gia đình xảy ra một sự cố không may ngoài ý muốn, không thể cứu vãn được nữa thì không được dừng lại ở chỗ sầu thảm, ảo não hoặc oán trách, qui kết tội lỗi cho nhau, mà phải “tự giải thoát mình”, tức là hãy nghĩ thoáng rộng ra một chút.

Chẳng hạn, nếu vợ hay chồng lỡ tay làm vỡ chiếc lọ hoa đắt tiền, bạn có thể nghĩ thế này: “Thôi, coi như từ trước tới nay chưa từng có chiếc lọ hoa này trong nhà”, hoặc: “Coi như đã tặng nó cho người khác vậy!”.

Nếu vợ hay chồng mình đi ra ngoài không cẩn thận bị kẻ cướp giật mất điện thoại di động hoặc cướp mất ví tiền, bạn có thể tự an ủi: “Chỉ là của đi thay người. Thế là phúc lớn rồi”.

Kiểu “tự giải thoát” này làm cho sự việc trở nên “hợp lý hóa”, tìm được sự an ủi cho lòng mình, đồng thời giúp cả hai nhanh chóng lấy lại sự cân bằng tâm lý, trở nên bình tĩnh và xử lý vấn đề tỉnh táo, thông minh hơn. Nếu có thể làm được như vậy, hai tấm lòng chắc chắn sẽ quyện chặt với nhau hơn.

5. Khéo léo “xoay chuyển tình thế”

Người chồng hay người vợ không được vừa ý trong công tác, hoặc bị oan ức gì đó trên các phương diện khác thì cả hai bên đều phải khéo léo biết chuyển tâm trạng tiêu cực của mình sang hướng khác, chứ không được trút lên cuộc sống gia đình và quan hệ vợ chồng.

Có một số người bị oan ức ở bên ngoài, về nhà lấy người bạn đời ra làm chỗ “xả hơi” hoặc “giận cá chém thớt”, điều này sẽ đem lại những hậu quả tệ hại cho quan hệ vợ chồng.

Gặp trường hợp này, tốt nhất là bạn hãy tâm sự cho vợ hay chồng nghe nỗi oan ức của mình, nói ra hết những điều ấm ức tích tụ trong lòng, hoặc bạn là người lắng nghe, góp ý, an ủi, giúp người kia lấy lại tâm trạng bình tĩnh, hoặc chuyển tâm trạng sang hướng khác như làm một việc gì đó, đọc sách hoặc nói chuyện gẫu... đều là những cách xử lý tốt.


9 biện pháp giải quyết sự khác biệt giữa vợ và chồng


Có thể nói rằng trong cuộc sống lứa đôi, điều ao ước bình thường và nhỏ nhoi nhất của mỗi cặp vợ chồng là sự tương đồng, hòa hợp; nếu không được trong tất cả mọi lĩnh vực thì chỉ một vài lĩnh vực nào đó cũng đủ để cùng nhau tát cạn biển đông. Sau những trận cãi vã, sau những hiểu lầm nhau do không cùng quan niệm hoặc quan niệm đối nghịch nhau, một người thường bỏ đi với ý nghĩ thế là xong, vợ chồng không hợp nhau sớm muộn gì cũng chia tay thôi. Và trước tòa, không ít cặp đã nhấn mạnh đến sự xung khắc, đến những "khác biệt không thể nào dung hòa" như lý do khiến họ phải quyết định ly dị.


Thông thường là vậy thế nhưng trong quyển The New Intimacy, hai tác giả Judith và Jim đã đưa ra một quan niệm hoàn toàn trái ngược. Theo họ, vợ chồng không hợp nhau là điều rất bình thường và vẫn có thể sống chung rất hạnh phúc đến ngày răng long tóc bạc với điều kiện hãy xem những khác biệt đó như một cơ hội để cùng trưởng thành, như một chất liệu để bổ sung những thiếu sót của nhau.

Judith và Jim cho rằng với nỗ lực thay đổi để hòa hợp, với ý chí muốn trở thành một người khác để thích nghi với cuộc sống chung, bạn có thể biến những khác biệt giữa vợ chồng thành chất xúc tác để cùng trưởng thành thay vì những trở ngại đưa đến đau khổ, chia lỵ Trong quyển The New Intimacy, Judith và Jim đưa ra chín biện pháp nhằm giúp những cặp vợ chồng "xung khắc nhau như mặt trời mặt trăng" cùng ngồi xuống bàn thảo để tìm ra cách giải quyết hài lòng cả hai để hòa hợp nhau hơn,. Chín biện pháp này được hai tác giả khuyên những cặp không "đồng vợ đồng chồng" thực hiện với mục đích đối diện và giải quyết mâu thuẫn thay vì tránh né; vì vậy, mỗi người cần nói với một nửa của mình về các vấn đề gây ra mâu thuẫn đồng thời nên lắng nghe nhau một cách tôn trọng và với lòng hiếu kỳ chân thành muốn hiểu rõ ý nghĩ quan niệm của người kia. Chín biện pháp đó là:

1. Xác định vấn đề: Như đã đề cập trên, vì không hợp tính tình, ý kiến với nhau nên vợ chồng thường hục hặc, sinh cãi cọ còn ráng nín nhịn thì ấm ức trong lòng, lâu ngày sinh bất mãn. Cả hai tình trạng này đều khiến đời sống lứa đôi không êm ấm, dễ đưa đến xa nhau. Vì thế, hãy tìm hiểu xem bạn và chồng thường bất đồng ý kiến về vấn đề gì, vào lúc nào để từ đó có thể tránh chúng ra.

2. Nói lên cảm nghĩ của mình: Đừng che giấu hoặc nói khác đi cảm nghĩ của mình. Dù nói thật mất lòng nhưng thà mất lòng trước được lòng sau, huống chi vợ chồng là hai người bạn sẽ cùng song hành trên một con đường đến hết cuộc đời; nói ra ý nghĩ, cảm tưởng của mình là cách "dọn cỏ" để đoạn đường trước mắt được quang đãng.

3. Biết mình đang quan tâm điều gì: Người ta thường không nhận ra hoặc không quý trọng những gì mình đang có; chỉ đến khi mất rồi mới cảm thấy tiếc. Những khi va chạm nhau, bạn cần tự nhắc nhở mình rằng các quan hệ trong đời sống như một chiếc kính vạn hoa gồm nhiều mảnh ghép lại với nhau và quan hệ hiện tại giữa bạn và người phối ngẫu quan trọng hơn bất cứ mảnh ghép nào.

4. Đừng tự phá hoại: Suốt thời kỳ quan hệ gặp khó khăn, bạn cần nhận biết những gì đang xảy ra và đừng để những ý nghĩ, thái độ hoặc hành vi tiêu cực phá hoại thêm. Hãy tưởng tượng quan hệ hôn nhân của bạn như một con thuyền đang nghiêng ngã vì giông bão, nếu khéo chèo chống nó vẫn có thể vào được bến bờ bình yên nhưng chỉ cần thêm một cơn gió mạnh, nó sẽ bị dòng nước cuốn chìm.

5. Thay đổi suy nghĩ: Hãy nhận rõ điều thực tế là bất cứ vấn đề nào cũng có thể được hiểu và được suy diễn theo nhiều cách khác nhau, nếu không bạn sẽ tiếp tục nghĩ theo lối mòn cũ và ngày càng đào sâu thêm mâu thuẫn giữa hai người.

6. Nhận trách nhiệm cá nhân: Hãy tự hỏi bạn đã nhúng tay vào việc gây ra tình trạng xung đột, không hòa hợp này như thế nào và bằng những cách nào. Không có lửa sẽ không có khói, trong bất cứ quan hệ tình cảm nào, hiếm khi mâu thuẫn phát sinh chỉ do một người gây ra.

7. Hãy nhớ mỗi người là một cá nhân hoàn toàn riêng biệt, Chồng bạn không phải là bạn và ngược lại, vì thế, đừng bắt anh ấy phải suy nghĩ giống hệt bạn. Cách giải quyết những khác biệt của bạn chỉ được tôn trọng khi cả hai người cùng tìm cách để hiểu rõ, thông cảm quan niệm của người kia.

8. Học hỏi và đón nhận thêm kinh nghiệm: hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với chồng và học hỏi sự từng trải riêng của anh ấy. Cần quên đi tính bảo thủ để mở lòng ra đón nhận và quý trọng những kinh nghiệm khác với kinh nghiệm của bạn.

9. Cùng tìm ra cách giải quyết: khi phải giải quyết một vấn đề gì, hãy nhớ bạn và chồng là hai người hoàn toàn khác nhau. Bất cứ biện pháp nào được đưa ra cũng phải thỏa đáng cả hai và mang lại hiệu quả chứ không chỉ thỏa đáng một người nào. Giải quyết một vấn đề không có nghĩa là dành phần thắng về ai mà đó là một tiến trình chứng tỏ sự tôn trọng, thân mật và trưởng thành.

Tóm lại, đừng suy diễn rằng nếu bạn và ông xã không đồng ý với nhau nghĩa là quan hệ đang trục trặc. Thật ra điều đó chứng tỏ quan hệ bạn như một chiếc xe đang tới thời kỳ cần được "bảo trì" và thay nhớt để chạy tốt hơn. Chỉ những người mơ mộng lãng mạn mới nghĩ rằng đời sống hôn nhân sẽ trôi qua trong êm đềm, suông sẻ mà không cần phải quan tâm, chăm sóc và thay đổi.

Trong cuộc sống vợ chồng, nhiều khi vì tính khí khác biệt mà hai người khó hòa hợp với nhau. Để tránh sự xung đột đi xa, bạn cần nói lên cảm nghĩ của mình, xác định vấn đề không hòa hợp... để cùng chồng tìm ra cách giải quyết tốt nhất.



Quan hệ vợ chồng mới cưới
Quan hệ vợ chồng khi mới mang thai
Cuộc sống vợ chồng li thân
Vợ chồng cãi nhau vì việc nhà
Bí quyết giữ lửa hạnh phúc cho các cặp vợ chồng
Vợ chồng hoà hợp khi yêu
Vợ chồng ít nói chuyện với nhau là do đâu?



(ST)

Hay chát với gái để vo buồn
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận