Cách giải quyết rủi ro trong kinh doanh giảm thiểu tổn thất cho công ty

Trong hoàn cảnh cạnh tranh thị trường rất khốc liệt này, rủi ro là khó tránh khỏi. Doanh nghiệp nào không dám chấp nhận rủi ro sẽ không phát triển lớn mạnh được.





CÁCH GIẢI QUYẾT RỦI RO TRONG KINH DOANH CÓ LỢI NHẤT

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: những nguyên nhân phát sinh

Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Nhận diện được rủi ro, có giải pháp phòng tránh, biến hạn chế tổn thất khi có rủi ro, đó là giải pháp tích cực thay vì “mũ ni che tai” hoặc lạc quan tếu, kinh doanh liều lĩnh.

Vậy thì "rủi ro” là gì? Đã có nhiều định nghĩa về rủi ro, tựu trung lại, có hai điểm chủ yếu : thứ nhất đó là các sự kiện bất ngờ, không mong đợi; thứ hai là khi xảy ra, rủi ro gây tổn thất cho con người, xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng. Về lý thuyết, các hoạt động đó luôn có những rủi ro rình rập. Thay vì thống kê các rủi ro (là điều khó khăn), tiếp cận vấn đề từ việc nhận dạng các nguyên nhân gây rủi ro sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động phòng tránh tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rủi ro phổ biến, thông dụng mà các doanh nghiệp thường gặp phải.


8 nguyên nhân chính gây rủi ro

Thứ nhất nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên,... Các rủi ro này thường có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới. Trong bốn tai họa "thủy, hỏa, đạo, tặc", ông bà ta đã xếp thủy là tai họa số một. Nói dự đoán, dự báo là khó nhưng các hiện tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó, các doanh nghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp.

Thứ hai là các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư. Đó là sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong xã hội, các đặc xã hội... Một xã hội bao cấp về kinh tế, bao biện trong quản lý một xã hội “ít trọng thương”, loay hoay trong việc định thang giá trị “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, hai xếp hạng đơn giản theo kiểu "sĩ, nông, công, thương”, một xã hội với cộng đồng dân cư đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ dân số trẻ thấp,... đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, một xã hội biết khuyến khích nuôi dưỡng các giá trị sáng tạo, các cảm hứng đầu tư, chắc chắn sẽ là lá chắn bảo vệ tốt cho các doanh nghiệp.

Thứ ba là các rủi ro đến từ nơi có môi trường thấp kém về văn hóa, tha hóa về đạo đức... Một xã hội nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức không được đề cao, làm sao có thể thực thi pháp luật tốt được? Một khi pháp luật không được thực thi hiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra. Ở đó, sẽ có sự lộng quyền của chính trị, sự lộng hành của các loại tội phạm như trộm cắp, cướp bóc, bạo loạn, lừa đảo kinh tế ngầm, bội ước hợp đồng, hàng giả, hàng nhái, kích động tôn giáo, sắc tộc, hận thù... Các giá trị "chân, thiện, mỹ”, như là chuẩn mực của văn hóa, đạo đức một khi đã bị chà đạp thì làm sao kinh doanh chân chính, đầu tư bền vững có chỗ đứng lâu dài được ? Hệ quả sẽ là các loại kinh doanh chụp giật, lừa đảo, dối trá... sẽ thống trị.

Thứ tư là các rủi ro từ môi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân. Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công. đình công, thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng... đều gây nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư hoặc tệ hại hơn, kinh doanh theo kiểu băng đảng maphia, băng hoại nhà nước, gây hại cho cả nền kinh tế, xã hội.

Thứ năm là các rủi ro từ môi trường kinh tế. Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao. Một môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy... cùng với việc thiếu năng lực kỹ trị hoặc sự công tâm của công quyền đều được coi là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. của công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với đổi mới.

Thứ sáu là các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ áp dụng; một hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục vụ kinh doanh; một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luật thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một môi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Ngược lại, nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao... đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

Thứ bảy là các rủi ro đến từ các đối tác của doanh nghiệp. Họ có thể là các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp không? Thiết lập quan hệ với họ, dù chỉ một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông". Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyển quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng...

Thứ tám là các rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ ... Tôn Tử nói: biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Ba rủi ro có thể đến: thứ nhất là chỉ biết mình mà không biết người, thứ hai là chỉ biết người mà không biết mình và cuối cùng, không biết cả mình lẫn người. Để "biết mình", điều quan trọng nhất là thường xuyên tự kiểm tra và kiểm tra đối chứng hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình có hiệu quả không, có minh bạch không. Quản trị doanh nghiệp là toàn bộ các điều lệ, quy tắc, quy chế, thông lệ quản lý và điều hành doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp các chiến lược, quyết định của doanh nghiệp được ban hành sáng suốt nhất, thực thi hiệu quả nhất, loại trừ được rủi ro tốt nhất. Quản trị doanh nghiệp tốt bảo đảm phát huy hết nguồn lực (nhân lực/ vật lực) trong doanh nghiệp đồng thời sớm phát hiện được "bệnh" của chính mình.

Nhận dạng phân loại rủi ro của doanh nghiệp như trên đây cũng chỉ là tương đối. Thực tế có sự ảnh hưởng dây chuyền giữa các nguyên nhân gây rủi ro. Và như lời người xưa nói “Có chí làm quan, có gan làm giàu”. Gan ở đây không phải là liều lĩnh, liều mạng mà là gan biết "sống chung" với rủi ro, biết chấp nhận, biết phòng tránh và hạn chế tác hại của nó có hiệu quả.

Trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, phải phân tích rủi ro ít nhất từ 8 nguyên nhân trên đây, vậy thì ai dám đảm bảo kinh doanh là việc dễ dàng.

Cách giải quyết rủi ro trong kinh doanh



Những người mạo hiểm chủ động trước rủi ro là những người đầy năng lực, rất mẫn cảm và có cách xử lý hợp lý đối với rủi ro. Họ sử dụng phương thức mạo hiểm, trong nguy hiểm có sự ổn định. Hoặc trước khi hành động họ luôn để một con đường thoát cho mình, tiến lên có thể tấn công, rút lui có thể phòng thủ, luôn đề phòng sự thất bại. Đó chính là con đường tất yếu để giảm bớt tổn thất. Con người hoàn toàn có thể giảm rủi ro tới mức thấp nhất hoặc tránh mọi rủi ro. Đó cũng là sự thực. Đương nhiên, mức đọ nhỏ nhất là do bản thân rủi ro chế ngự, chứ không phải do người ta nghĩ là nó nhiều hay ít.

1. Không đặt tất cả Trứng vào một rổ.

Câu nói này thiết thực nhất đối với người dân, đó cũng là một hình thức cơ bản nhất để phân tán rủi ro. Nhưng mạo hiểm thành công đương nhiên có được những lợi nhuận tương ứng. Song, một khi thất bại là mất hết. Khi tiến hành đầu tư cổ phiếu, cần nhất là phải chú ý nhằm vào tổ hợp đầu tư thiết yếu, lựa chọn một số rủi ro tới mức thấp nhất.

Phân tán rủi ro là một nguyên tắc được ứng dụng rất rộng rãi. Nhỏ như chuyện vận tải hàng hoá, quản lý kho hàng, lớn như chuyện sách lược kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp đều có thể ứng dụng rất linh hoạt. Ví dụ như việc vận chuyển hàng tới địa điểm. Như vậy thì dù cho một phương tiện nào đó xảy ra trục trặc cũng không thể ảnh hưởng tới toàn cục được. Trong quản lý kho tàng đã từng có một bài học nhớ đời là : mấy năm trước, bách hoá đại lầu Long Phúc ở Bắc Kinh xảy ra một vụ hoả hoạn, do kho hàng ở đó thiết kế không khoa học, hợp lý, lại không tính đến những rủi ro có thể xảy ra mà chỉ nghĩ tới triệt để lợi dụng không gian để giảm giá thành, chứa hàng vào ngôi nhà cũ kỹ. Trong đó có cả những hàng điện máy giá trị rất lớn, nên chỉ một mồi lửa đã thiêu trụi tất cả, gây ra tổn thất vô cùng lớn.

Một thủ pháp kinh doanh là thông qua việc thành lập những doanh nghiệp cổ phần hoá, tập trung vốn từ nhiều cá nhân, đoàn thể và các tổ chức kinh tế khác nhau và dùng nó để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Phương thức phân tán rủi ro này được giới doanh nghiêp áp dụng tương đối nhiều, nó an toàn hơn nhiều so với việc vay vốn có thế chấp từ các ngân hàng. Rủi ro về tiền vốn trên thực tế đã được phân tán đến tất cả những người cùng đầu tư. Như vậy doanh nghiệp có thể mạnh tay hơn và càng mạnh dạn tham gia cạnh tranh hơn. Các nhà đầu tư họ không dễ dàng chỉ tập trung vào một chỗ mà cũng thường dùng hai phương thức để phân tán những rủi ro đó. Họ hoặc là tìm kiếm một đơn vị bạn cùng đầu tư vào một doanh nghiệp để dùng gánh vác những rủi ro. Nhiều khi họ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp cùng một lúc để làm sao hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hiệu quả thu được cao nhất.

“Không mang tất cả trứng gà đặt vào một rổ” là một phương pháp quản lý tránh rủi ro hiệu quả nhất. Nó sé phát huy tác dụng quan trọng trong các lĩnh vực rộng lớn, làm người ta cảm thấy bớt nguy hiểm hơn. Nhưng cũng cần phải chú ý đừng quá phân tán, làm sao để thu lời lớn nhất từ những đồng vốn mà mình bỏ ra”

2. Tìm con “châu chấu” cùng gánh vác rủi ro.

Thế nào gọi là “châu chấu”?Trung Quốc có một câu tục ngữ : Châu chấu bám trên dây thừng khó gỡ ra nổi. Trên thực tế, đây là một trong những phương thức để giảm bớt rủi ro, khéo léo lựa chọn đồng minh, kéo họ vào cùng kinh doanh với mình, biến họ trở thành “một con châu chấu bám trên cùng chiếc dây thừng”, cùng gánh vác rủi ro. Ví dụ, nhiều công ty liên kết với nhau lại trở thành một tập đoàn cùng nhau gánh vác mọi rủi ro, vừa mở rộng được quy mô của mình, không ngừng thu hút các công ty con và công ty nhỏ vào hợp tác, chẳng những tăng thêm sức sống mới cho tập đoàn, làm cho tập đoàn khi có vấn đề xảy ra, sẽ có những công ty nhỏ khác bù cho những khoản bị thua lỗ.

Trong cạnh tranh mà tìm được người hợp tác thì không những có thể làm cho sức mạnh của mình tăng lên, mà còn có thể giảm bớt những áp lực của rủi ro, tác dụng của nó thật quá rõ ràng.

3. Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách.

Nếu hiểu rõ thực lực của mình, nhận thức được những rủi ro trước mắt mình không thể gánh vác được thì phải nhanh chóng loại trừ những trường hợp có thể gây ra nguy hiểm, hoặc tránh xa những con đường có thể gây ra tổn thất cho mình, mở một con đường khác. Đó cũng là một cách giảm bớt rủi ro.

Năm ấy, Lý Hiểu Hoa tới Quảng Đông tham dự một cuộc hội chợ triển lãm đã phát hiện ra một cỗ máy bán nước giải khát tự động rất mới mà Trung Quốc chưa sản xuất đựơc. Vậy là ông ta đã tìm mọi cách thuyết phục để mua bằng được chiếc máy đó với giá 3800 đồng rồi mang về Bắc Kinh. Mùa hè năm đó, ông ta mang chiếc máy tới vùng bờ biển Bắc Đới Hà để bán nước giải khát. Lần đầu tiên ở đây xuất hiện loai máy này nên khách đến mua rấ đông. Nhưng hết mùa hè đó ông ta lại mang chiếc máy đó bán đi, vì ông ta cho rằng, năm nay ông là người duy nhất kinh doanh theo kiểu này và được lãi lớn, chắc chắn sẽ có người thèm rỏ dãi và mùa hè tới hẳn sẽ có nhiều người tranh nhau làm. Như vậy rủi ro sẽ rất lớn, lợi nhuận sẽ chẳng đáng là bao. Lý Hiển Hoa đã rất tỉnh táo mang chiếc máy bán được giá rất cao. Mùa hè năm sau nhiều máy như vậy. Cuộc cạnh tranh nổ ra gay gắt, buộc người ta phải hạ giá, không lỗ đã là may mắn lắm rồi.

Sự dũng cảm lùi bước của Lý Hiển Hoa đã tránh được những rủi ro, đúng là “lùi một bước để tiến ba bước”. Đúng là “36 kế, kế chạy là thượng sách”. Đây xứng đáng để cho mọi thương nhân học tập và lựa chọn, còn nếu cứ mang tính hiếu thắng cứng nhắc, thiếu tỉnh táo thì chắc chắn sẽ bị diệt vong.

4 .Tìm “vật tế thần” để chuyển rủi ro cho người khác.

Chúng ta thường nghe tin về các nhân vật trọng yếu của nước ngoài để tránh bị ám sát thường tìm những người giống như mình để đóng thế những trường hợp không thật cần thiết đã để cho những người này xuất hiện. Nếu chẳng may có rủi ro thì chính họ phải chịu. Ở đây, những chính khách giả đã trở thành “vật tế thần” cho những chính khách thật, trở thành vật thay thế gánh chịu mọi rủi ro.

Trong thương trường có không ít những trường hợp như thế. Muốn giảm thiểu rủi ro, hoàn toàn có thể tìm một người thay thế để chuyển rủi ro cho họ. Nếu mạo hiểm mà thành công, đương nhiên lợi nhuận thuộc về mình. Nhưng một khi thất bại, thì tất cả trách nhiệm và hậu quả do người thay thế gánh chịu cả.

Một ví dụ khác, trước khi xảy ra cuộc quyết chiến giành quyền khống chế cổ phiếu kho Cửu Long ở Hồng Công với một số tập đoàn nước ngoài, Bao Ngọc Cương đã mua 30 triệu cổ phiếu của Cửu Long rồi chuyển bán ngay cho công ty đầu tư Quốc tế Long Phong. Điều này làm cho nhân sỹ các giới ở đây không sao hiểu nổi, đua nhau đoán mò đối với chuyện mua cổ phiếu của Long Phong. Thực ra, Long Phong là một công ty chịu sự khống chế của tập đoàn nhà họ Bao. Bao Ngọc Cương dùng chiêu này chính là tìm một “vật tế thần” chuyển rủi ro sang cho người khác. Bởi vì một khi việc mua này thất bại, tập đoàn Bao Ngọc Cương sẽ mất mát vài tỷ đô là Hồng Công, trả giá quá đắt, thậm chí có thể đổ vỡ. Nhưng một khi chuyển trách nhiệm kinh tế và luật pháp cho Long Phong, một công ty thuộc hạ của mình, để công ty này đứng ra chịu trách nhiệm, mà những lợi ích to lớn có thể có được trong vụ này hoàn toàn đáng để mạo hiểm. Nhưng với tài năng và khôn ngoan của mình cùng với cái gan mạo hiểm, cuối cùng đã mang lại thành công cho Bao Ngọc Cương. Ông ta đã nắm được quyền khống chế Cửu Long. Ví dụ này có một đặc điểm là: “vật tế thần” thực tế lại là một thủ hạ trong tay ông chủ lớn. Đó chính là cái gọi là “Lông cừu vẫn mọc trên thân cừu” mà thôi.

Còn một phương thức tìm “vật tế thần” khác là xuất phát từ chủ ý của các công ty khác. Ví dụ, bản thân mình muốn tiến hành một hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư mà độ rủi ro tương đối lớn, hoàn toàn có thể chia hoạt động đó ra thành các bước nhỏ. Nhưng trong đó, những bước có độ rủi ro cao nhất lại phân ra cho những người có thể gánh vác được ở những công ty khác làm, còn bản thân chỉ “tọa sơn quan hổ đấu” chờ hưởng lợi. Điều này đối với những công ty muốn nhanh chóng có được những vụ giao dịch làm ăn lại càng dễ dàng khống chế hơn, biến họ thành “vật tế thần” mà không hề biết.

Chuyển rủi ro cho người khác có thể tránh được những tổn thất to lớn nếu bị thất bại, mà lại chẳng phải lo lắng gì tới hậu quả. Thất bại được đẩy sang cho “vật tế thần” thành công thì được hưởng hết lợi lộc. Đó chính là quân át chủ bài trong cách làm giàu.

5.  Bỏ ra số tiền nhỏ mua bảo hiểm để giữ cho yên ổn.

Chiêu này thì ai ai cũng đều biết và cũng được ứng dụng rộng rãi. Thông qua công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà thực tế không thể giảm thiểu đi được. Nhưng thông qua những số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm trả lại có thể bù đắp được một phần thậm chí toàn bộ những thiệt hại. Trên thực tế đó chẳng phải là một sự đảm bảo lợi ích của mình hay sao?

Phần trước đã nêu ví dụ hỏa hoạn ở Long Phúc - Bắc Kinh rất nhiều hàng hóa quý giá đắt tiền đều bị thiêu trụi. Nhưng may mắn thay, đơn vị này đã mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đã cử người đến điều tra làm rõ, trước khi xác định tổn thất, công ty bảo hiểm đã trả trước cho Long Phúc 10 triệu đồng để khôi phục lại doanh nghiệp. Số tiền này là một khoản rất kịp thời để Long Phúc giải quyết những khó khăn trước mắt. Thực ra, chuyện mua bảo hiểm cũng là chuyện phố biến và bình thường, nhưng một số người không muốn làm như vậy.

Vì vậy, đối với người hay chịu rủi ro thì bảo hiểm rất có tác dụng, nhất là những nghề dịch vụ xã hội. Ví dụ như vận tải biển, vận tải bộ, nghành khai thác dầu, nghành cung tiêu, ti lệ rủi ro cao, cần chú ý mua bảo hiểm.

Đương nhiên mua bảo hiểm phải mất tiền, nên nếu như ta mua tất cả mọi thứ bảo hiểm để mình an toàn 100% thì chắc chắn chẳng doanh nghiệp nào làm được và nếu có như thế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ nên chọn mua những loại bảo hiểm nhằm đảm bảo cho những hạng mục đầu tư của mình.

6.  Sự bảo hộ cuối cùng : Bảo hộ phá sản.

Năm biện pháp trên một khi được thực thực thi chưa hẳn đã đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể vượt qua những cửa ải đầy khó khăn một cách thuận lợi. Mà đó chỉ là một số biện pháp bảo vệ mà thôi, bất kỳ sự bảo vệ nào cũng chỉ có tác dụng trong một phạm vi và mức độ nhất định chứ không phải là một thứ linh đan huyền diệu chữa bách bệnh được. Ngay cả biện pháp “bảo vệ cuối cùng” cũng chỉ là bất đắc dĩ, và ngay cả những doanh nghiệp rơi vào khó khăn cũng chưa hẳn phải áp dụng cách thức này ngay. “Bảo vệ cuối cùng” chính là chỉ biện pháp Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Vương An nổi tiếng một thời đã áp dụng biện pháp này để đối mặt với mối nguy hiểm đổ vỡ hoàn toàn, về sau họ đã vượt qua được cửa ải này.

Khi tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn sau khi tiến hành hàng lọat các chỉnh đốn vẫn không hề chuyển biến, có vẻ như đứng trước bứơc đường cùng rồi thì cần suy nghĩ áp dụng biện pháp bảo hộ phá sản. Đó là sự lựa chọn bắt buộc. Bảo hộ phá sản ở nước ngoài không có gì mới lạ cả, nhưng ở Trung Quốc thì là chuyện ít có. Sự phát triển của kinh tế thị trường, pháp luật, pháp quy mới tất nhiên phải xuất hiện, phải tiếp cận với nước ngoài, nên việc bảo hộ phá sản chắc chắn là một chuyện phổ biến trong tương lai gần. Cùng với cuộc cạnh tranh thương trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp mới xuất hiện ngày càng nhiều, rủi ro cũng ngày càng lớn hơn. Vậy thì trước khi doanh nghiệp tiến tới đổ vỡ hoàn toàn, hãy quyết đoán mà tìm đến bảo hộ phá sản, để giành cho mình một cơ hội làm lại. Đây cũng là vấn đề mà giới doanh nghiệp rất quan tâm.


MỜI BẠNH THAM KHẢO THÊM:


Xử lý khủng hoảng trong Forum Seeding

Người xưa có câu “Thương trường như chiến trương” cũng bởi vì khi kinh doanh luôn luôn tồn tại những rủi ro khôn lường và doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro lại càng cao, nhất là trong “thời đại lan truyền thông tin” như hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp không nhận thấy hết được rủi ro nên đã chủ quan quên mất các yếu tố tác động tiêu cực đang âm ỉ trong cộng đồng người tiêu dùng, trên các diễn đàn forum seeding, dần dần biến thành nguyên nhân của sự bùng phát khủng hoảng.

Do đó quản trị tiền khủng hoảng hay quản trị rủi ro chính là cách giúp cho các doanh nghiệp xác định và giải quyết được những vấn đề phát sinh có khả năng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến họ. Cách này vừa có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ được thị phần, tạo điều kiện xây dựng hình ảnh thương hiệu, vừa ngăn chặn được khủng hoảng, thậm chí còn có thể biến rủi ro thành cơ hội bứt phá nếu thực hiện tốt.

Khủng hoảng thường hay xuất hiện bất ngờ còn thông tin xấu thì bị lan truyền với tốc độ chóng mặt. Lúc đó, các chủ doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng thiếu sáng suốt, đưa ra hướng xử lý sai lầm, dẫn đến không kiểm soát được tình hình, làm cho khủng hoảng càng lan rộng hơn.

Vì thế trong kinh doanh, nếu không chịu quan sát và lắng nghe, lại thiếu giải pháp ngăn ngừa rủi ro thì khủng hoảng chắc chắn sẽ tìm đến khiến thương hiệu ít nhiều gì cũng bị tổn thương. Dù cho sau đó có chuyển bại thành thắng, thì cũng chẳng thể tự hào.

 



Kịch bản xử lý khủng hoảng

Khủng hoảng thương hiệu là chuyện có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, các doanh nghiệp nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” - phải có chiến lược phòng ngừa trước khi xây dựng các biện pháp giải quyết khủng hoảng.

Xử lý khủng hoảng là trách nhiệm của người làm công tác PR tại doanh nghiệp, nên họ phải được huấn luyện một cách chuyên môn để biết cách nhận diện những rủi ro và có kỹ năng ngăn ngừa khủng hoảng. Mặc khác, nhiệm vụ của bộ phận PR là nghiên cứu các khả năng có thể xảy ra để đề phòng các cuộc khủng hoảng, tuy không thể tiên đoán hết tất cả nhưng được càng nhiều càng tốt, phải chuẩn bị và dự phòng giải pháp “chữa cháy” một cách nhanh nhất. Đây cũng là đơn vị có trách nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống “công cụ lắng nghe” và kiểm soát thông tin cho doanh nghiệp. Khi có khủng hoảng xảy ra thì PR là đơn vị lên “kịch bản forum seeding” xử lý.

Nội dung cần có trong kịch bản xử lý khủng hoảng thương hiệu trước tiên là danh sách các ban giải quyết khủng hoảng, trong đó nhât định không thể thiếu người đứng đầu doanh nghiệp và người phát ngôn.

Khi đã cân nhắc và thống nhất về phương án thực thi xong, doanh nghiệp nên triển khai theo quy trình sau: thiết lập đường dây nóng, thường trực giữa công ty và các thành viên ban giải quyết khủng hoảng; chuẩn bị đơn vị hậu cần để phục vụ 24/24 khi có sự cố xảy ra; chuẩn bị kinh phí cho quá trình xử lý khủng hoảng (lưu ý nguyên tắc không quá tiết kiệm trong khủng hoảng); họp khẩn và huấn luyện chớp nhoáng nguồn nhân lực để giải quyết các tình huống từ bên ngoài.

Trong kịch bản xử lý khủng hoảng cần xác định rõ: không im lặng – né tránh báo chí, không cung cấp thông tin sơ sài, vòng vo. Thương hiệu càng nổi tiếng thì càng được nhiều người quan tâm, do vậy khi sự cố xảy ra, báo chí sẽ đặc biệt chú ý để cung cấp thông tin cho xã hội.

Nhất định sẽ có nhiều câu hỏi dồn dập, trực tiếp được đặt ra cho giám đốc doanh nghiệp, nếu vội vàng trả lời sẽ dễ xảy ra sai sót vậy nên mọi thông tin đối thoại với công chúng cần được lập trình theo một chiến lược nhất định. Khi đó, kịch bản xử lý khủng hoảng sẽ là quá trình đối thoại của doanh nghiệp với báo chí, khách hàng, chính quyền và cộng đồng.

 



Quy trình xử lý khủng hoảng thương hiệu

Không có một công thức hay quy trình chuẩn nào cho mọi tình huống khủng hoảng thương hiệu. Tùy từng loại hình doanh nghiệp làm forum seeding, tính chất khủng hoảng mà người đạo diễn kịch bản khủng hoảng triển khai xử lý. Sau đây là một số gợi ý:

* Thành lập ban xử lý khủng hoảng gồm ban giám đốc, người phụ trách pháp lý của doanh nghiệp, trưởng phòng nhân sự, cán bộ an toàn và trưởng phòng PR, trưởng bộ phận nơi xảy ra khủng hoảng. Giám đốc trực tiếp là trưởng ban xử lý. Chọn người phát ngôn cho khủng hoảng.

* Sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin với báo chí và cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông theo kịch bản đã được thống nhất trước. Thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe, hợp tác và đối thoại.

* Trong quá trình giải quyết khủng hoảng, có thể có những cáo buộc từ chính quyền về nguyên nhân khủng hoảng. Doanh nghiệp cần làm sáng tỏ, tuy nhiên không nên thể hiện tinh thần kiện tụng trong thời điểm này.

* Thực hiện nhất quán từ phát ngôn tới hành động, để dư luận nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp đến sự việc đang xảy ra, đồng thời thấy tính nhất quán trong quá trình xử lý của doanh nghiệp, nhằm để cộng đồng xem rằng sự việc xảy ra chỉ mang tính hiện tượng chứ không thuộc về bản chất. Theo đó, doanh nghiệp không nên thể hiện tinh thần tránh né, hứa hẹn vòng vo.

* Cách ly thông tin lúc giải quyết khủng hoảng. Trong khi doanh nghiệp đang xử lý khủng hoảng ở khu vực miền Bắc cũng có thể song song làm chương trình chăm sóc khách hàng ở khu vực miền Tây.

* Tìm đồng minh từ những cá nhân hay tổ chức có uy tín và tạo sức ảnh hưởng. Một cá nhân hay tổ chức có khả năng tạo sức ảnh hưởng với cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp giữ được uy tín của công ty trong những lúc khó khăn này. Hãy sắp xếp khéo léo cho thông tin xuất hiện ra thị trường một cách có lợi nhất.

* Lấy lợi ích của cộng đồng làm trung tâm trong hành động. Khủng hoảng xảy ra là một thiệt hại, tuy nhiên cũng là cơ hội để doanh nghiệp chứng minh mình “trong sạch”, uy tín với cộng đồng và “trung thành phục vụ” khách hàng mục tiêu. Hãy lấy lợi ích của họ làm trung tâm trong quá trình hành động giải quyết khủng hoảng, bỏ qua những tổn thất nhỏ để bảo vệ hình ảnh và giữ vị trí đẹp của thương hiệu trong tâm trí mọi người.

* Xem xét lại thương hiệu và rút kinh nghiệm. Sau chương trình xử lý khủng hoảng, hãy xem xét lại thương hiệu, từ nhận diện đến cảm xúc của khách hàng. Hình ảnh mới nên được xem xét kỹ.




Nói tóm lại, bất cứ doanh nghiệp nào (nhất là các doanh nghiệp làm dịch vụ forum seeding) cũng đều phải đồng hành cùng với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, và chắc chắn sẽ có những rủi ro trở thành khủng khoảng. Đặc biệt, khi doanh nghiệp lên sàn giao dịch chứng khoán thì mọi chuyện còn trở lên phức tạp hơn. Chính vì thế, bộ phận PR cần phải sáng suốt và nhạy bén để tạo ra một hệ thống phòng tránh rủi ro cũng như đối phó nhanh nhẹn khi khủng hoảng ập đến.





Kế hoạch kinh doanh ăn uống
Kế hoạch kinh doanh bánh kem
Kế hoạch kinh doanh hoa tươi
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Kế hoạch kinh doanh ở thời điểm khó khăn
Kế hoạch kinh doanh vàng



(ST)