Cách giải thuốc ngủ giúp nhanh hết tình trạng hôn mê


Người bị ngộ độc thuốc ngủ nặng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ...




Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc ngủ

Vì áp lực cuộc sống, công việc, căng thẳng thần kinh nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ kinh niên và thường xuyên phải nhờ đến thuốc để duy trì giấc ngủ. Ở nước ta khi mất ngủ, mọi người thường tự đi mua thuốc ngủ hoặc xin đơn mua thuốc ngủ không hề khó khăn. Thậm chí nhiều người không bệnh tật gì cũng lạm dụng thuốc ngủ để dễ ngủ hơn chính vì thế nhiều người đã mang họa vì sự thiếu hiểu biết của mình.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc ngủ cũng như thuốc an thần có thể gây ngủ nhưng hầu như các loại thuốc ngủ này đều có thể gây hại cho cơ thể đến chết người nếu lạm dụng hoặc quá liều.
Triệu chứng của người bị ngộc độc thuốc ngủ
Nếu bị ngộ độc nhẹ thì vẫn ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi bị cấu vào da hay châm kim... các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường.

Còn người bị ngộ độc nặng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân, cơ mất.
Trong hơi thở của nạn nhân bị ngộ độc có thể có mùi thuốc. Nạn nhân khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, có khi thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường (người lớn bình thường thở từ 16-18 lần/phút). Nhịp tim đập nhanh, có khi đập chậm. Tim đập không đều, ngắt quãng.
Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng: Nếu bị nhẹ, nạn nhân sẽ bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nếu nặng, nạn nhân có thể bị co giật, mê sảng hay hôn mê.
Ngoài ra còn bị nôn mửa, có thể nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy. Có thể bí tiểu, nước tiểu màu đỏ hồng (ra máu) hoặc đen, xanh, vàng tùy loại thuốc. Nếu bị nặng, nạn nhân có thể bị vô niệu (không tiểu được).
Ngoài ra, nạn nhân thấy mờ mắt, ù tai, đồng tử ở mắt có thể giãn to hoặc co lại nhỏ hơn bình thường, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi…
Khi xét nghiệm nước tiểu tìm barbituric thì cho kết quả dương tính (+). Nếu để tình trạng kéo dài, săn sóc không tốt, bệnh nhân có thể liệt trung tâm hô hấp, phù phổi cấp, viêm phổi...

Thao tác sơ cứu người ngộ độc thuốc ngủ
Khi phát hiện người thân, bạn bè bị ngộ độc thuốc ngủ cần làm những thao tác sau để cứu người.
Khi phát hiện người bị ngộ độc thuốc ngủ đã bị ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.
Sau đó thực hiện các thao tác để loại bỏ chất độc trong cơ thể người bị nạn bằng cách gây nôn. Đây là biện pháp được áp dụng đối với người ngộ độc thuốc qua đường uống, gồm các cách sau:
Có thể móc họng, đè gốc lưỡi người bị nạn để kích thích gây nôn. Hòa nước muối thật đậm cho uống để gây phản xạ nôn. Cách này an toàn, đơn giản và nhanh chóng.
Hãy tìm cách luôn luôn giữ cho đường thở lưu thông, thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm dãi dễ chảy ra... Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi cần.
Nếu trong nhà có siro Ipeca, thì cho nạn nhân uống 30ml, sau đó cho uống khoảng 300 ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này).
Cho nạn nhân dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang.
Sau xử trí cấp cứu tại nhà phải chuyển ngay nạn nhân đi bệnh viện để thực hiện các xử trí tiếp theo như súc rửa dạ dày, dùng thuốc kháng độc và giải độc…
Chú ý: Chỉ xử trí gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh. Khi người bị nạn đã nôn ra thì nên giữ lại chất nôn, mang đến bệnh viện xác định chất gây ngộ độc để điều trị bằng chất giải độc phù hợp.
Khi nạn nhân bị hôn mê, cần đặt ở tư thế nằm đầu thấp và nghiêng một bên để tránh tình trạng hít sặc các chất nôn. Không được gây nôn trong trường hợp có co giật, người suy tim nặng, phụ nữ mang thai quá to.
Không tự cho uống các thuốc “kháng độc” khi chưa biết rõ loại thuốc gây ngộ độc.


Liều gây chết của Gacdénal là 5g nhưng có người chỉ uống 1g cũng có thể tử vong; liều gây chết của cloran là 10g.

Triệu chứng chính:

- Ngộ độc nhẹ: ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi véo da, châm kim... các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường.

- Ngộ độc nặng: hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân mất.

- Tìm barbituric trong nước tiểu (+).

Nếu để tình trạng kéo dài, sǎn sóc không tốt, bệnh nhân có thể liệt trung tâm hô hấp, phù phổi cấp, viêm phổi...

Xử trí:

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

- Xét nghiệm nước tiểu và chất nôn tìm barbituric (cần 50ml nước tiểu).

- Xét nghiệm đường huyết, ure huyết, amoniac huyết, dự trữ kiềm, đường niệu, xeton niệu để loại các nguyên nhân hôn mê khác.

- Rửa dạ dày: nếu uống thuốc ngủ chưa quá 6 giờ và bệnh nhân còn tỉnh. Nước rửa pha than hoạt tính: 30-40g trong 500ml nước. Nếu nạn nhân hôn mê sâu: đặt sonde nhỏ vào dạ dày, bơm dung dịch ngọt hoặc kiềm vào dạ dày mỗi lần khoảng 50ml rồi rút ra. Làm nhiều lần cho đến khi sạch dạ dày.

- Loại chất độc: bằng cách cho đi tiểu nhiều.

Xử trí theo 2 nhóm lớn barbituric:

* Barbituric chậm và rất chậm: Phenobarbitan (Gacdenan), Barbitan (Verian). Các thuốc này thải qua thận và gây hôn mê kéo dài. Cho lợi tiểu thẩm thấu và kiềm hóa bằng truyền tĩnh mạch 6 lít dung dịch phối hợp luân chuyển: dung dịch bicarbonat 14%o - 50ml, dung dịch maniton 10% - 500ml, dung dịch glucose 10% - 500ml, thêm vào mỗi chai 1,5g KCl. Đối với phụ nữ và người cỡ nhỏ thì giảm lượng dịch đi một chút.

Nếu nạn nhân có bệnh chống chỉ định cho lợi tiểu thẩm thấu như suy tim, suy thận thì nên chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc với các dung dịch kiềm.

* Barbituric nhanh hoặc trung gian: loại thuốc này thải nhanh qua gan gây hôn mê ngắn nhưng nguy hiểm hơn do có thể gây ngừng thở nhanh. Xử trí gây đi tiểu không có lợi. Chỉ truyền dịch để giữ thǎng bằng nước và điện giải, nhưng phải sẵn sàng hô hấp hỗ trợ bằng máy hoặc thổi ngạt nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc có rối loạn nhịp thở.

Nếu không roc nhiễm độc loại barbituric gì hoặc phối hợp nhiều loại thuốc: chỉ có cách là cho lợi tiểu thẩm thấu vì biện pháp này không gây nguy cơ gì lớn.

- Chống trụy mạch: dùng Ouabain... nếu huyết áp tối đa <80mmHg thì truyền thêm Noradrenalin 2-4mg cho mỗi lọ dung dịch glucose 500ml (không pha vào các dung dịch có Na vì Noradrenalin sẽ bị phá hủy.

- Thở oxy ngắt quãng từng 15' một: luôn luôn giữ cho đường thở lưu thông, thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm rãi dễ chảy ra... Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi cần.

- Chống nhiễm trùng đường hô hấp: cho kháng sinh.

- Tiêm lobelin, vitamin...

- Theo dõi dự trữ kiềm và điện giải đồ trong thời gian truyền dung dịch kiềm.

- Chúý việc nuôi dưỡng bệnh nhân, chống loét, giữ ấm nếu trời rét hoặc thân nhiệt thấp.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Dùng thuốc ngủ thế nào cho an toàn?


ảnh minh họa

Mất ngủ là một rối loạn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh, có người chỉ cần thức trắng hai đêm là thể trạng và tinh thần đã bị ảnh hưởng, có người đến cả tháng sau mới thấy ảnh hưởng này.

Mất ngủ liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và tâm sinh lý của bệnh nhân. Đó là lý do nhiều người tìm đến thuốc ngủ để có một giấc ngủ tròn đầy. Một số người do mất ngủ thường xuyên đã vô tình rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc, điều này rất nguy hiểm.

Nói chung mất ngủ là dạng rối loạn trong bệnh lý thần kinh mà người bệnh tìm đến thầy thuốc đơn thuần hay phối hợp từ liều thấp tăng dần đến khi người bệnh ngủ được, sau đó giảm dần và bỏ thuốc nếu người bệnh đã có giấc ngủ tự nhiên. Tuy nhiên, có những trường hợp mất ngủ phụ thuộc vào thuốc, có thuốc mới ngủ được và phải dùng lâu dài.

Thuốcnào cũng có hai mặt, lợi và hại khi dùng lâu và nếu sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể dẫn đến chứng mộng du, rối loạn giấc ngủ, hệ thống tim mạch. Do đó, người bị mất ngủ phải đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, sau khi thăm khám và tùy tình trạng của người bệnh mà thầy thuốc cân nhắc khi kê đơn điều trị.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc và không tự ý dùng lại đơn thuốc ngủ hoặc dùng đơn thuốc của người khác. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát để tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Đây là cách giải quyết tốt nhất cho bệnh của bạn vì mất ngủ có thể do sang chấn tinh thần, stress đòi hỏi cách trị liệu riêng.




Cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất bằng vị thuốc đơn giản
Nguyên nhân của bệnh mất ngủ và bài thuốc dân gian chữa
Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên khỏi hẳn
Làm thế nào để ngủ ngon giấc
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục




(ST)