Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả bằng những mẹo đơn giản

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả bằng những mẹo đơn giản. “Cả giận mất khôn” – câu ngạn ngữ này luôn đúng trong mọi trường hợp. Vậy bạn nên theo 3 cách sau để xử lý cơn giận dữ của mình:


CÁCH GIẢI TỎA CƠN GIẬN DỮ HIỆU QUẢ BẰNG CÁCH ĐƠN GIẢN
Làm sao để giải tỏa cơn giận dữ?

Quắc mắt, nói những lời cay nghiệt, đập phá mọi thứ, đóng sầm cửa, khóc như mưa,… tất cả những hành động giận dữ đó đều không nên có ở chỗ làm. Vậy khi bạn cáu giận với đồng nghiệp, sếp hay bực tức vì công việc không như ý, bạn phải làm sao?

Ở công sở, chúng ta nên kiềm chế cảm xúc, đừng để nó tự do thể hiện, nó sẽ làm xấu hình ảnh và ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp của bạn. Có 10 cách để "trị" cơn giận, bạn đã biết chưa?

Hình minh họa

1. Thư giãn để lấy lại bình tĩnh

Trong cuộc họp nội bộ, khi có ai đó đánh giá thấp phong cách quản lý của bạn hay chỉ trích cách làm việc của bạn, đừng vội phản ứng một cách giận dữ. Hãy lấy lại sự bình tĩnh bằng vài phút thư giãn ngoài ban công và một tách trà nóng giúp đầu óc tỉnh táo. Khi đã bình tĩnh, con người ta ăn nói khôn ngoan hơn.

2. Hỏi rõ trước khi phản ứng 

Khi gặp điều không ưng ý, đừng vội “đốp” lại ngay. Hãy hỏi lại người nói xem ý họ định nói gì, nhỡ đâu bạn hiểu nhầm ý họ thì sao. Khi bạn đã bình tĩnh hỏi lại, người kia có thể cũng thấy mình hơi quá lời, và nói lại với ý nhẹ nhàng hơn, vậy là mâu thuẫn đã được hóa giải một cách đơn giản.

3. Áp dụng nguyên tắc "10 giây"

Bạn đang "bí bách", bức bối trong lòng và chỉ muốn "xả" hết ra cho hả, hãy áp dụng cách hạ nhiệt bằng cách hít thở sâu và nhẩm đếm từ 1 đến 10. Đếm xong số 10 thì sự minh mẫn cũng quay trở lại.

4. Chia sẻ

Bí mật của các cơn giận là phải được trút ra mới hả. Vậy, thay vì trút ra những lời nóng giận với "đối thủ", bạn hãy tâm sự, kể lể với người đồng nghiệp thân. Như vậy, bạn vừa tránh được một cuộc cãi vã không đáng có, vừa nhận được những lời khuyên tốt từ đồng nghiệp.

5. Tìm niềm vui trong công việc

Đừng làm xấu hình ảnh của mình bằng cách đấm bàn, đá ghế, hò hét loạn xạ hoặc hầm hập như một quả bom. Nên nhớ bạn đang ở trong một môi trường tập thể với những mối quan hệ phức tạp. Hãy quay trở lại với công việc, biết đâu, những cuốn hút chuyên môn sẽ giúp bạn quên đi cơn nóng.

6. Nhận dạng vấn đề Hãy cảnh giác, có thể người ta biết rằng bạn nóng tính, nên tìm cách chọc tức để làm hỏng hình ảnh của bạn. Đừng mắc bẫy nhé. Nếu họ thích vặn vẹo bạn trong cuộc họp, hãy lường trước mọi câu trả lời và cho họ thấy rằng bạn chẳng "ngán" ai cả. Xác định được vấn đề và tìm hướng giải quyết chính là chìa khóa để hóa giải cơn giận

7. Đừng tự gây họa

Bạn biết cô đồng nghiệp ngồi cạnh không thích bị làm phiền, sao còn cứ mượn đồ của cô ấy, khiến cô ấy nổi cáu và nói những câu không hay, làm bạn bực mình? Bạn biết anh chàng kia không biết đùa, ai động trêu tí là la ó, vậy sao bạn còn thích chọc ngoáy anh ta? Bạn đã biết cô nàng kế toán của công ty hay soi mói, chỉ trích, vậy thì hãy tránh xa cô ta ra. Đừng tự gây cho mình những mâu thuẫn.

8. Xem lại mình

Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và dềnh dang của bạn, trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình, có phải bạn như thế thật không? Nếu anh ta nói đúng thì bạn nên cảm ơn anh ấy đã chỉ cho bạn những điểm yếu của mình.

9. Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói

Bạn vẫn định cho nổ tung cơn giận ra vì nếu cứ yên lặng mãi, bạn sẽ điên mất. Vậy trước khi mở lời, thử nghĩ xem nếu mình nói câu này ra, người nghe sẽ cảm thấy thế nào. Nếu mình phải nghe những câu đó, mình sẽ phản ứng ra sao. Cân nhắc thật kỹ trước khi nói, bởi cái gì đã nói ra không rút lại được đâu.

10. Xin lỗi

Sau khi đã nguôi giận, nếu thấy mình đã làm gì thất thố, bạn nên xin lỗi mọi người xung quanh, những nạn nhân vô tình cũng phải chịu cơn giận của bạn, thậm chí xin lỗi cả người đã làm bạn tức nữa. Phương pháp dĩ hòa vi quý này rất có lợi: thứ nhất, nó khiến "đối thủ" của bạn thấy ngượng ngùng; thứ hai, mọi người sẽ thông cảm với bạn hơn, vì lúc đó bạn đang nóng mà; thứ ba, bạn sẽ suy nghĩ lại và thấy, hành động giận dữ là sai lầm.

Bạn thấy đó, ở công sở, chữ NHẪN vô cùng quan trọng. Biết nín nhịn không phải là nhu nhược, đó chính là cách để bạn thể hiện bản lĩnh và sự mạnh mẽ của mình trước mọi người. Bạn nên nhớ, người ta đã từng đúc kết: "Phải mất nhiều năm để tạo dựng được danh tiếng, nhưng chỉ cần vài giây để hủy hoại tất cả".

3 phương pháp giải tỏa cơn giận

1. Phát huy tính thông minh nhạy cảm

Lắng nghe tốt hơn hơn là cắn xé. Hãy hình dung bạn đang đấu khẩu với một ai đó và đang nổi cơn điên. Hãy cố nói đến sự giận dữ đó với cả “kẻ thù” dù không mấy dễ dàng. Đối thủ của bạn có khi lại hạ vũ khí trước, khi thấy cuộc đấu khẩu không phải là một trận đấu quần vợt nếu như không có kẻ phát bóng! Hãy chuyển hướng tình cảm của bạn. Nghĩa là nên giữ im lặng để làm hạ nhiệt tình hình.

2. Kiểm soát giọng nói

Cao giọng chỉ chứng tỏ bạn không thể kiềm chế được cơn giận. Cười ầm ĩ không sao cả nhưng nếu la hét bạn chỉ phí sức mà thôi. Nên sử dụng thủ thuật: Hạ giọng khi đối thủ cao giọng. Nói nhỏ và chậm dần sẽ khiến người kia làm theo mà không biết mình đang làm gì. Ai lại có thể giận dữ với một giọng nói nhẹ nhàng?

3. Giảm căng thẳng

Đời sống hiện đại đầy stress và lo âu khiến ai cũng có thể nổi đóa vì những nguyên nhân không đâu. Hãy thư giãn, làm một việc mình yêu thích. Nếu có lý do giận dữ, hãy hít, thở sâu và nghĩ cách lý giải nó.


Học cách làm "nguội" cơn nóng giận


Giống như các cảm xúc khác, biểu lộ sự tức giận luôn đi kèm với các thay đổi về tâm lý và sinh học... không có nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể. Làm thế nào để "hạ hỏa" được cơn thịnh nộ?

Tức giận là tình trạng cảm xúc có mức độ thay đổi từ kích thích nhẹ đến thịnh nộ dữ dội. Cách tự nhiên, bản năng để biểu lộ tức giận là phản ứng một cách nóng nảy khác thường, đáp ứng thích ứng bẩm sinh của con người trước những đe dọa nguy hiểm.

“Nếu cơn tức giận không được biểu lộ ra ngoài, âm ỉ trong lòng, bạn dễ nóng tính, cáu kỉnh, sức chịu đựng ngắn hạn, bạn có nguy cao cao mắc các bệnh liên quan đến chứng trầm cảm” chia sẻ của tiến sĩ Carol A. Bernstein – chuyên gia nghiên cứu tâm thần học trường Y Khoa NYU Langone tại New York.

Con người sử dụng nhiều cách thức khác nhau, cả có ý thức hay vô thức để đối phó với cảm giác giận dữ của họ. Khi không kiểm soát được cơn tức giận, hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học:

- Tăng một số hormone như adrenaline và noradrenaline (do tủy thượng thận tiết ra) hay hormone cortisol. Cortisol là loại hormone được tiết ra bởi vỏ tuyến thượng thận, có tác dụng điều hòa chuyển hóa đường glucose, cân bằng huyết áp, giải phóng insulin duy trì lượng đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể…
- Nhịp tim và mạch nhanh hơn do hậu quả tăng tiết hormone tủy thượng thận
- Huyết áp tăng lên do co mạch
- Người nóng lên, bắt đầu ra mồ hôi
- Đồng tử giãn ra và xuất hiện một số cơn nhức đầu

Bạn hãy tự trang bị thói quen “hạ hỏa” cơn tức giận hữu hiệu nhất để không “đốt cháy” công việc và cuộc sống của mình:

Đếm số (đến 10…hoặc 100)

Có một câu nói nổi tiếng của Thomas Jefferson: “Trước khi nói chuyện, nếu tức giận, bạn đếm đến 10, nếu cực kì tức giận, hãy đếm đến 100”. Đếm số giúp con người điều hòa suy nghĩ, huyết áp và nhịp tim có thời gian để cân bằng trở lại và làm nguôi cơn tức giận để bạn không làm bất kì điều gì sai lầm.

Tha thứ

Nếu bạn không tha thứ cho người đã tạo ra sự tức giận thì bạn khó có thể quên đi cơn tức giận đó. Ôm, bắt tay, bắt đầu một cuộc nói chuyện thân thiện…đều tạo được hòa khí và giúp bạn tha thứ hay quên đi cơn giận dữ dễ dàng hơn.

Phân tán tư tưởng

Tiến sĩ Katherine Kueny, chuyên gia về nghiên cứu hành vi tại đại học Nebraska, Omaha cho biết: “ Khi tập trung vào một công việc khác như vẽ, nấu ăn, đi bộ, giải câu đố hay trò chơi ô chữ Sudoku…cơ thể bạn sẽ thay đổi để hòa nhập, thích ứng và cơn tức giận từ đó bị phân tán”.

Hít thở

Hít vào và thở ra thật sâu từ cơ hoành. Cơ hoành hoạt động phối hợp với các cơ ở bụng và cơ liên sườn. Thở sâu theo cách này trước hết phải tập động tác cơ bản là thóp bụng cho cơ hoành nâng lên để thở ra và phình bụng cho cơ hoành hạ xuống để hít vào. Điều này không chỉ cung cấp thêm oxy cho cơ thể mà tạo sự hưng phấn cho trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường tuần hoàn… Luyện tập Yoga cũng giúp điều hòa nhịp thở và làm dịu cơ thể trong cơn tức giận.

Đối mặt với cơn tức giận

Với những người có thói quen che đậy cảm xúc hoặc khó khăn trong việc bộc lộ, giải quyết cảm xúc tiêu cực, xu hướng chung họ sẽ tìm đến giải pháp thay thế như rượu, bia, chất kích thích, lạm dụng thuốc… - các chất đánh lừa trí óc bạn trong ngắn hạn và gây tác hại nguy hiểm với sức khỏe. Khi tức giận, bạn nên thừa nhận thẳng thắn, tạo một lối sống lành mạnh nhằm tránh xa các chất kích thích nguy hiểm.

Tạo hình cho cơn giận dữ bằng chữ

Một cách hữu hiệu để bạn cảm thấy giải tỏa cơn tức giận là hãy “tạo hình” cho nó ở trên giấy hoặc gõ note, blog trên máy tính. Viết ra mọi điều khiến bạn cảm thấy tức giận hoặc những điều làm bạn vui vẻ, kỉ niệm vui vẻ…sẽ “hạ hỏa” nhiều lần cơn thịnh nộ của bạn.

Nhưng bạn đừng bao giờ viết hoặc gởi email trong khi tức giận. Hãy lưu bức thư hoặc tâm sự của bạn trong hộp thư nháp trong 24h trước khi quyết định gởi nó. Những lời nói, suy nghĩ khi tức giận vô tình sẽ làm tổn thương người khác, và khó xóa mờ nếu như nó được viết bằng văn bản.

Hãy ở một mình

Trong một cuộc đối thoại và bạn nhận ra sự mâu thuẫn, tranh cãi sắp đạt đỉnh điểm thì cách tốt nhất hãy “di cư” hoặc yêu cầu bạn được ở một mình. Khi bạn một mình, bạn sẽ lấy lại bình tĩnh, suy nghĩ thông suốt hơn và trên hết là không nói những điều khó kiểm soát trong cơn giận dữ.

Tập thể dục

Aerobic, đi bộ hoặc chạy bộ đều là những phương pháp tuyệt vời để xử lý cơn tức giận. Tiến sĩ Pauline Wallin, nhà tâm lý học tại trung tâm Camp Hill, Pennsylvania, đồng tác giả cuốn sách How to tame your Inner Brat (Cách kiểm soát cảm xúc bên trong của bạn) cho biết: “Tập thể dục là cách giải phóng các endorphins, hóa chất trong não để não và các dây thần kinh của bạn giảm áp lực quá tải, qua đó cơn tức giận cũng dịu đi”.

Nhận sự trợ giúp

Nếu bạn vẫn chưa tìm được cách thích hợp để khống chế “lửa” trong cơn tức giận của mình thì có thể bạn đang bị các rối loạn cơ thể do căng thẳng, tổn thương tâm lí, trầm cảm hoặc một số vấn đề khác. Sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn và bác sĩ là cần thiết với bạn lúc này để điều chỉnh mọi thứ tốt hơn.

Độc chiêu giải tỏa cơn tức giận mùa hè

Cứ hè sang, cái nóng khiến ai cũng cảm thấy khó chịu và chỉ muốn “phát điên” khiến những người xung quanh cảm thấy e dè và muốn tránh xa. Vậy làm thế nào để hạ hỏa nhanh nhất? Câu trả lời là…

Dội nước

Ưu điểm: Theo Âm dương Ngũ hành thì Thủy khắc Hỏa nên dội nước được coi là cách làm nhanh nhất hạ cơn nóng giận. Các Cóc có thể tìm thấy nước ở bất kì đâu: từ nhà vệ sinh, đến chai nước ở Cóc Shop, từ nước uống ở hành lang cho đến cốc nước của cậu/cô bạn mang vào lớp uống… nên cách này không gây tốn kém cho các bạn, đặc biệt những bạn có tính tiết kiệm. Hơn thế nữa, cách làm này được phổ biến rất nhiều trong phim Hàn Quốc và phim Việt Nam nên các cóc có thể yên tâm về độ phổ biến của dội nước, đồng thời cũng không phải lo sợ ai đó chê cười nếu nhỡ chả may họ nhìn thấy bạn cầm xô/cốc/chai dội nước vào người mình.

Nhược điểm: Nếu cóc nào muốn thử cách này thì một điều lưu ý là luôn luôn mang theo một cái khăn khô và thuốc cảm. Dội nước rất dễ gây bệnh cảm sốt, viêm họng cho các cóc. Cứ nhìn diễn viên trong phim Hàn Quốc thì thấy, diễn viên nào dội nước xong cũng hét lên một tiếng (điều này gây ra viêm họng) và chỉ trong hôm sau diễn viên đó sốt cao luôn.

Đánh giá: 4 Tốt 1 Xấu

Phá hoại

Ưu điểm: Cách làm này phổ biến đến độ cứ 10 người thì có …10 người đã, đang, sẽ dùng cách này để giải tỏa cơn tức giận. “Dụng cụ” dùng để hạ hỏa của “phá hoại” cũng rất đa dạng và đầy màu sắc như: sách, sổ, bút chì, bút bi, hộp bút, điện thoại, cặp xách, giấy… miễn cái gì có thể ném, xé, đập, cào, bóp được thì khổ chủ đều tận dụng tối đa để xả cục tức. Còn một điều hay ho của “phá hoại” là nó được gắn với những ngăn bàn đầy giấy được xé, với những chiếc bút bi chả hiểu sao không còn viết được nữa, với những quyển sách giáo khoa bỗng nhiên nhăn nhúm… mà chỉ có ai trải qua thời học sinh mới hiểu.

Nhược điểm: “Mỗi lần tức giận tớ đều xé giấy, có khi xé đầy cả một rổ. Có lần không biết có phải tức giận quá không mà tớ xé luôn cả quyển sách giáo khoa mà không hề hay biết, báo hại tớ phải đi mua quyển khác” (trích lời tâm sự của một nàng chuyên tức giận xin được giấu tên). Nói đơn giản, phá hoại gây ra những thiệt hại kinh tế vô cùng “to lớn” với khổ chủ, nó đánh trực tiếp vào ví tiền đang ngày càng “oằn tà là vằn” trong thời buổi bão giá như hiện nay. “Khủng khiếp” hơn nó có thể khiến khổ chủ mang tiếng xấu vì nhiều khi đồ có thể không rơi xuống đất như vốn nó phải thế mà nó có thể bay lạc vào ai đó, đó là chưa kể phá hoại có thể khiến cơn tức giận khác bùng phát trở lại vì lời qua tiếng lại giữa người phá hoại và nạn nhân được hưởng kết quả phá hoại.

Đánh giá: 2 Tốt 3 Xấu

Ăn

Ưu điểm: Tức giận có thể khiến bạn nhanh đói và thèm ăn, do đó ăn là giải pháp đẩy lùi cơn tức “hơi” hiệu quả. Cách làm này cực kì khoa học vì nó đã được các nhà khoa học chứng minh và nghiên cứu trong một thời gian dài. Chưa kể ăn giúp chúng ta tăng cường các chất, chống đói, chống hạ đường huyết, bổ sung các vitamin cho cơ thể, giúp cơ hàm được vận động, và cơ tay được hoạt động liên tục. Ăn còn giúp chúng ta hả giận bằng cách chúng ta nên mua đồ ăn thật ngon rồi ăn trước mặt đối tượng khiến chúng ta tức giận, đảm bảo cục tức ngay lập tức được chuyển giao cho đối phương (lưu ý: cách này chỉ áp dụng khi đối phương là người).

Nhược điểm: Cách này không được phổ biến vì chỉ thành công đối với những người có tâm hồn ăn uống. Hiệu quả của cách này chưa thực sự cao do phải “ngốn” một lượng kha khá thức ăn ngon may ra cơn tức mới được đẩy lùi. Nếu quý cô nào muốn giảm cân cũng không nên áp dụng cách này, ăn có thể khiến cái cân kêu oai oái và có thể gây vài bệnh tiêu hóa nếu trót chả may ăn phải đồ ăn không hợp vệ sinh.

Đánh giá: 2,5 Tốt 2.5 Xấu

Nhận định

Tức giận là không tránh khỏi nhưng cũng không nên quá “lạm dụng” cơn tức giận nếu bạn không muốn mình bị mắc những bệnh như nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, tăng lo âu, cao huyết áp, tim mạch… Trong trường hợp bạn không muốn áp dụng những cách trên mà muốn tìm cách ít gây những “cái nhìn khó hiểu” thì bạn có thể:

  • Bật một bài hát “máu lửa” hát theo, hoặc lắc lư theo nhạc ( Một số bài khuyên nên dùng: Run Devil Run, Hand up, nhạc Dance).
  • Đếm thật chậm, hít sâu thở đều 10 lần.
  • Kiếm một chỗ kín đáo, ít người qua lại hét thật to.
  • Đấm nhiều lần vào chăn, gối, đệm, những vật mềm
  • Xem phim hài, tiết mục hài kịch.
  • Tập thể dục

Cóc sống tin rằng với vài mẹo gợi ý ở trên thì mùa hè không còn “nóng” nữa. Chúc các bạn thành công!

THAM KHẢO THÊM:

Làm cách nào giải tỏa cơn giận dữ của tuổi mới lớn?


Các nhà tâm lý cho biết khi hormone trong cơ thể "bùng nổ", các "teen" thường thay đồi tính tình và một trong các thay đổi dễ nhận là các em hay nổi giận vô cớ, có khi cơn giận rất mạnh và khốc liệt.


 Trong cơn sóng trào dâng "Teenag Blues" này, người ta còn nhận ra là các em còn có những tình cảm như cao ngạo, sung sướng, dễ bị kích động vv... nhưng quà thật giận dữ là loại tình cảm gây tác hại nhất, cần phải có cách hướng dẫn các em hiểu và giảm bớt hậu quả.

Sau đây là những phương pháp hướng dẫn để "trị" các dạng từ nhẹ nhàng nhất như tức khí đến mạnh nhất như "nổi điên vì giận" khá hiệu quả:

1. Viết hay vẽ ra gương mặt của sự giận dữ

Viết nhật ký là cách hay nhất để giải tỏa giận dữ. Theo nhà tâm lý học James W. Pennebaker thì "viết về các kinh nghiệm khó khăn hay đau buồn là chuyện quan trọng vì tư tưởng giận có tính cách ám ảnh. Khi viết ra, có khi tính cách dằng dai này, dễ làm thanh thiếu niên nổi nóng, sẽ bớt sức nặng ám ảnh của nó.

2. Nói chuyện với bạn bè thân

Kiểu này cũng giải tỏa tâm trí ngang với viết nhật ký. Kinh nghiệm được chia xẻ và các feelings có thể được chuyễn hóa như từ đối kháng sang chấp nhận, tha thứ thay vì muốn "ăn tươi nuốt sống" kẻ thù. Nhưng bạn trẻ coi chừng "dao hai lưởi". Khi tâm sự với bạn bè về cơn giận của mình, đừng nên lập đi lập lại mãi một lý do khiến bạn nổi sùng vì có thể nó sẽ trở thành một ám ảnh không tốt.

3. Nên hướng về nghệ thuật

Một bàì viết có tính cách tự truyện, một truyện ngắn, một bức điêu khắc, một bức tranh, một bài thơ... có chủ đề là cơn giận của mình là một điều hay. Bạn cứ thỏa mái phát biểu các cảm giác, các nỗi đau và nặng nề của tâm tư. Sử dụng nghệ thuật như một vision (bóng hình) để biết xem cái gì đang diễn ra trong lòng mình trong lòng mình. Các nhà tâm lý nói cách giải tỏa này là một nắp "xả sú bắp" rất tuyệt, đồng thờI là dịp cho người khác biết một bản sắc khác của bạn, bản sắc văn nghệ thông qua cơn giận dữ!

4. Tập thể dục

Cái này xem qua thì hơi lạ nhưng thực ra tập thể dục nặng và để ý đến từng động tác, từng giọt mồ hôi, sau đó ngủ ngon là cách giải tỏa căng thẳng đè năng lên tâm hồn do giận mà ra. Nếu đang giận, nên cắt đứt thuốc lá, cà phê, rượu là cách giúp thanh thản tâm hồn. Các bác sĩ nói người nào đang có bực bội giận hờn nên chú ý ăn uống nhiếu chất calcium, vitamin B sẽ giúp cơ thể giản nở và dung nạp cơn giận dễ hơn.

5. Hãy tưởng tượng

Cái fantasy này thật lạ, nó có tác động thư giản. Bạn bị ai dó làm tức khí muốn điên luôn? Cứ việc tưởng tượng là người đó... lãnh đủ mọi hậu quả khốc liệt, máu me binh lửa hay sấu cắn cọp ăn gì đó tùy ý bạn, hay ngược lại hãy tưởng tương bạn đang làm lành hòa giải. Dù thái cực nào thì trí tưởng tương này cũng có tác động là "giãn" cơn giận của bạn. Người đang giận là người ít tưỡng tượng nhất, vì họ đang... bận giận hờn, thì giờ đâu mà lo tưởng tượng!

6. Lập một thói quen có tính lễ nghi (ritual)

Cũng lạ không kém là cái ritual này. Mỗi khi bạn giận ai cực điểm, bạn "nhớ' lại mình phải làm một cái gì đó để cơn giận không còn là ông chủ của mình. Có người đi uống một ly lớn nước lạnh, uống thật chậm và lâu. Có người lần dở tràng hạt và lâm râm đọc kinh, có kẻ lại lấy banh ra chơi với con Toutu thật lâu và cũng có người... đi tắm, tắm thật lâu và thật sạch sẽ. Quan trọng nhất là khi làm cái ritual này, bạn hãy tập trung chú ý đến từng động tác nhỏ chứ đừng thèm nhớ là mình đang giận!

7. Khôi hài

Đây là liều thuốc giải... giận thần sầu. Khi đang giận mà bạn có khả năng nhìn ra khía cạnh "tức cười" của tình huống thì điều này có nghĩa là bạn đã nhìn sang hướng khác rồi. Tự chế diễu là cách hay để quên nóng giận. Nhà phê bình văn học Norman Cousins cho hay có lần ông đã tự trị được một căn bệnh ngặt nghèo nhờ biết cười vào bản thân mình!

Các bạn trẻ nên nhớ tâm hồn cao thượng là đặc tính của tuổi trẻ và giận dữ chỉ là các đám mây đen phút chốc bay ngang bầu trời tâm thức, vì thế đừng thèm giận ai lâu. Giận ai chớ có giận lâu, giận qua một lát coi ..ngầu chút chơi!


Mọi người đều có những cách riêng để giải tỏa sự giận dữ, nhưng liệu các biện pháp này thực sự hiệu quả và lành mạnh?

Dưới đây là 6 cách giúp bạn xoa dịu cơn giận dữ.

<>1. Đi ra ngoài

Bạn nên đi ra ngoài nếu cuộc tranh luận của bạn có nguy cơ trở thành một cuộc khẩu chiến hoặc cãi vã. Dĩ nhiên, bạn nên thông báo với những người khác là bạn muốn ra ngoài để trấn tĩnh lại, tránh việc “giận cá chém thớt” lên những người xung quanh!

<>2. Bộc bạch trên giấy

Một trong những cách hiệu quả nhất để giải tỏa giận dữ là viết ra giấy nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy viết thư gửi tới người làm bạn tức giận và nói cho người đó biết điều gì khiến bạn giận và họ có thể làm gì để giải quyết rắc rối. Sau khi trút tâm sự, hãy xé bức thư và vứt nó đi nếu bạn cảm thấy khá hơn. Hoặc gửi lá thư nếu bạn cho rằng nó có ích hoặc không khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng.

<>3. Nói chuyện

Nếu một ai đó thực sự khiến bạn tức giận, có lẽ cách khôn ngoan và hiệu quả nhất là nói với họ bạn cảm nhận thế nào về những gì họ đang làm. Một vài người không nhận ra họ đang khiến bạn tức giận; nếu bạn nói chuyện một cách lịch sự và thiện chí, họ có thể sẽ dừng việc làm tổn thương bạn.

<>
 

<>4. Hét thật to

Hét thật to là một cách giải tỏa giận dữ hiệu quả nếu bạn là một người nóng tính và hay quát tháo. Bạn hãy ra ngoài, vào phòng tắm hoặc phòng ngủ, lấy khăn tắm che mặt rồi hét thật to.   

<>5. Tránh kích động

Khi tức giận, bạn thường có xu hướng thực hiện hành vi phá hoại hoặc lăng mạ, Hãy cố gắng kiềm chế bằng việc tránh đi chỗ khác khi cơn thịnh nộ ở đỉnh điểm, hãy cho bản thân thời gian và không gian để giải tỏa giận dữ.

<>6. Tìm kiếm trợ giúp

Nếu bạn không thể kiềm chế cơn thịnh nộ sau khi đã thử mọi cách thì có thể bạn bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, trầm cảm hoặc một vấn đề về sức khỏe khác. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đừng chờ đợi vì sự giận dữ không thể kiểm soát có thể khiến bạn dễ gây tổn thương cho bản thân hoặc người thân.



Cách kiềm chế cơn giận
Bình tĩnh
Làm lành với bạn trai như thế nào
Cách kiềm chế nóng giận
Làm sao để anh ấy hết giận nhanh chóng
Làm gì khi bị sếp mắng
-
Kiểm soát cơn tức giận bằng cách nào?



(ST)