Cách giảm căng thẳng trong công việc hiệu quả nhất

Cách làm giảm căng thẳng trong công việc hiệu quả nhất. Công việc căng thẳng, đó là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Vậy làm thế nào để giảm stress nhanh nhất, hiệu quả nhất?




 Cách giảm stress trong công việc

Trong môi trường làm việc thiếu ngăn nắp, sẽ có đủ các yếu tố thập cẩm, ngoại lai "góp sức" làm tăng tình trạng căng thẳng khó chịu.

1. Luôn giữ không gian làm việc gọn gàng, sạch sẽ

Hãy vì lợi ích của chính bạn mà bố trí gọn gẽ, ngăn nắp mọi thứ, càng ngăn nắp càng tốt. Sắp xếp gọn ghẽ các chương trình trong máy tính, sự gọn gàng trên máy tính cũng cực kỳ quan trọng.

Đặt thêm vào khu vực làm việc của mình một chậu cây cảnh nho nhỏ. Sự gần gũi với thiên nhiên sẽ đem lại những phút giây thư giãn tốt hơn.

2. Tập thể dục

Hãy thử nhiều kiểu đi lại khác nhau. Đơn giản nhất là bạn hãy đi bộ tới bến xe buýt gần nhất, đó cũng là một cách tập luyện đem lại nhiều hiệu quả.

Thỉnh thoảng bạn nên... rời xa thang máy và cuốc bộ leo cầu thang. Hãy coi thang máy là công cụ thật hữu ích trong việc di chuyển các thiết bị văn phòng!

Bạn cần một tiếng để ăn trưa à? Thế thì hãy ăn nhanh chóng và dạo bộ ra ngoài một chút. Chuyến dạo bộ chóng vánh này sẽ đốt cháy một phần năng lượng và giúp bạn cảm thấy thư thái hơn trong thời gian làm việc buổi chiều.

3. Duy trì chế độ ăn kiêng cân bằng

Đáng ngại nhất hiện nay là chúng ta luôn tự bỏ đói mình suốt cả ngày để rồi đến bữa trưa là vội vàng chạy đi tìm một thứ gì đó bỏ đầy cái bao tử đang rỗng tuếch.

Hãy cố gắng ăn nhẹ nhiều bữa trong ngày để giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng ngay từ sáng sớm cho tới nửa đêm. Đừng ăn thịt mà chỉ nên chú trọng đến hoa quả, sữa chua, ngũ cốc. Với bữa trưa bạn chỉ nên ăn nhẹ, nếu vì quá thích một tô phở hay bún gì đó thì hãy dùng loại bát nhỏ và bổ xung thêm rau trộn.

4. Luôn vui vẻ hài hước

Không gì giúp xả tress nhanh chóng và lành mạnh bằng tiếng cười. Trong một môi trường làm việc khô khan người ta luôn chờ đón những phút giây hài hước, vui vẻ, sẽ phần nào giúp bạn tìm thấy nét tươi mới.

Nếu có vấn đề gì đó không suôn sẻ, hãy nói với các đồng nghiệp hoặc với cấp trên để bày tỏ cảm xúc của bạn, góp phần tạo dựng nên môi trường làm việc hữu nghị và khiến mọi việc trong cơ quan trở nên thuận lợi hơn nhiều.

5. Luôn dành cho mình những phút giải lao khi cần

Hãy cho phép cơ thể nghỉ ngơi thực sự, đừng bắt cơ thể liên tục làm việc thông tầm. Hãy đứng dậy, co duỗi chân tay và dạo ra ngoài văn phòng một lát. Nghỉ ngơi 15 phút, cũng nên đi đâu đó một lát, việc thay đổi cảnh quan xung quanh cũng phần nào giảm bớt căng thẳng và tăng thêm hưng phấn.

6. Biết tận hưởng những ngày nghỉ làm việc

Sau một quá trình lao động, ai cũng được nghỉ một hoặc hai ngày. Hãy biết tận dụng những ngày nghỉ đó thật khôn ngoan. Biết tận hưởng những ngày nghỉ này cũng là một cách giúp bạn điều hào cuộc sống tốt hơn và do đó cũng kiểm soát những căng thẳng hiệu quả hơn.


  Cách để xả stress trong giờ nghỉ trưa

  Công việc dồn dập, bị đồng nghiệp chơi xấu, một khách hàng không ngừng kêu ca. Bạn đã bao giờ gặp phải áp lực tương tự trong công việc?

Một chút áp lực sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn và cải thiện hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, áp lực liên miên trong công việc có thể gây ra những hậu quả xấu về mặt thể chất và tinh thần, dẫn tới tình trạng mất ngủ, căng thẳng… Thậm chí, trong dài hạn, người thường xuyên bị stress còn dễ mắc các căn bệnh về tim mạch và nồng độ cholesterol trong máu gia tăng.

“Áp lực liên tục trong công việc có thể đặt cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn vào thế rủi ro”, ông Paul J. Rosch, Chủ tịch Viện Stress Mỹ, nói.

Cũng theo các nhà khoa học, một trong những chiếc chìa khóa để có được mối quan hệ cân bằng và lành mạnh với công việc là cần có một thái độ tích cực hơn đối với những nhiệm vụ và sự kiện gây stress. Bạn không thể làm gì nhiều để thay đổi những thứ ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như những việc liên quan tới khách hàng. Tuy nhiên, bạn có thể dần thay đổi cách phản ứng với những việc đó.

Ngoài ra, có rất nhiều cách để bạn giải tỏa stress trong quãng thời gian nghỉ trưa mỗi ngày ở công sở. Dưới đây là 10 cách làm hiệu quả giúp bạn giảm mức độ stress có thể áp dụng trong giờ nghỉ trưa:

Bóc một quả cam

Theo tạp chí Prevention, mùi hương từ các loại quả có múi như cam, chanh, quýt, bưởi… có thể làm giảm stress và tâm trạng lo lắng, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và chống cảm giác buồn nôn.

Đọc một cuốn sách trong 6 phút

Theo kết quả nghiên cứu, việc đọc sách, thậm chí chỉ trong 6 phút, có thể giảm mức độ stress.

Ăn một quả bơ

Các nhà khoa học cho rằng, trái bơ có tác dụng làm giảm huyết áp. Những loại thực phẩm khác giúp bạn giảm độ stress bao gồm cá hồi, quả hạnh và rau bina.

Đi dạo trong không gian xanh

Các nhà khoa học khuyến cáo,vài phút đi bộ trong công viên sẽ giúp bạn giảm stress, cho phép não bộ hồi phục khỏi những căng thẳng.

Cân nhắc chuyển bớt việc cho người khác

Khi bạn giao bớt trách nhiệm cho người khác, mức độ stress của bạn sẽ giảm xuống.

Thử tư thế yoga này

Tư thế yoga dễ nhất có tên gọi là Savasana, hay tư thế “xác chết”. Tư thế này chỉ cần bạn nằm ngửa ra sàn và thả lỏng cánh tay. Tạp chí Yoga Journal khuyên bạn hãy giữ tư thế này 15 phút để xả stress.

Tập thiền

Tìm một nơi yên tĩnh gần văn phòng để ngồi thiền trong vòng 10 phút. Đây cũng là một cách xả stress rất hiệu quả.

Ngủ một giấc ngắn

Ngủ một giấc 20 phút vào buổi trưa sẽ giúp bạn hồi phục sinh lực và thoát khỏi sự đeo bám của stress. Các nghiên cứu cho thấy, đây cũng là cách để bạn tăng cường trí nhớ, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo…

Đưa chú chó cưng của bạn tới văn phòng

Theo các nghiên cứu, những nhân viên đưa chó cưng tới cơ quan là những người ít bị stress.

Nghe nhạc Mozart

Cũng theo kết quả nghiên cứu, nghe nhạc Mozart giúp thư giãn tốt hơn nhạc hiện đại. Vì vậy, không có lý do gì để những nhân viên văn phòng bị stress nghe nhạc Mozart vào mỗi giờ nghỉ trưa.

Lời khuyên hữu ích để giảm stress

Tăng cường vận động, viết nhật ký, liệt kê ra những lo lắng, tập yoga... là những cách giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Trong cuộc sống, ai cũng gặp phải những vấn đề khiến bản thân phải căng thẳng, mệt mỏi. Nếu không kiểm soát được mức độ căng thẳng này, mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Một nghiên cứu tại trường Đại học của Trường Y khoa Rochester cho thấy, những người bị căng thẳng công việc nhiều thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với nhân viên ở các vị trí ít căng thẳng.

Nghiên cứu khác từ Đại học Tel Aviv ở Israel cho thấy người làm việc có mức độ căng thẳng cao có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu từ Đại học California tại San Francisco cũng cho thấy, các yếu tố gây ra sự căng   thẳng có thể làm tăng hoặc thậm chí gây ra các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm.

11 lời khuyên dưới đây giúp bạn bớt căng thẳng hơn, theo HealthNewsDaily.

1. Tham gia một lớp yoga

Yoga không chỉ giữ cho cơ thể thon gọn mà còn cải thiện tính linh động, dẻo dai. Ngoài ra nó cũng giúp bạn đối phó với sự căng thẳng và các chứng viêm. Mức độ viêm mãn tính cao được gắn liền với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, hen suyễn và trầm cảm.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio cho thấy, những người tập yoga thường xuyên sẽ có mức độ viêm nhiễm ít hơn và có khả năng kiểm soát, chịu được các yếu tố gây stress cao hơn. 

Tập yoga có thể giúp giảm stress hiệu quả. Ảnh: theyogalounge

2. Ngủ đủ giấc

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn.

Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu  ngủ có thể làm bạn  mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.

Một nghiên cứu năm 2010 tại Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp. 

3. Liệu pháp trò chuyện

Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như một công cụ quản lý stress, nhằm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu. Trò chuyện có thể là một liệu pháp hữu ích, trong đó, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.

Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) và liệu pháp nhóm. Tất cả đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng hàng ngày.

4. Tăng cường vận động

Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hoóc môn được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Cortisol có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể  gây tổn thương nhiều cơ quan.

Theo Debbie Mandel, tác giả của "Turn On Your Inner Light: Fitness for Body, Mind and Soul, tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên của não bộ giải phóng endorphins, chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.

CDC khuyến cáo thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp, nên để các nhóm cơ chính như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay vận động bằng các bài tập phù hợp.

Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Điều đó có vẻ là nhiều nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả.

Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Ảnh: fitnessgoop

5. Tập thiền 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tích cực của thiền định, giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm.

Một nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta cho thấy rằng thiền giúp ta nâng cao những nhận thức về tinh thần và kiểm soát suy nghĩ của bản thân trong khi tập trung vào hơi thở, có thể điều trị các rối loạn như rối loạn thiếu tập trung và hiếu động thái quá.

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Thiền không dừng lại ở việc bạn phải ngồi bắt chéo chân và đọc thần chú để xả stress. Một số phong cách thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, khuyến khích việc tăng cường những hình ảnh và suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh.

Những người có vận động hạn chế cũng có thể thiền trong khi ngồi trên ghế hoặc thậm chí khi nằm.

6. Cười nhiều và thường xuyên

"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", tiếng cười là loại thuốc hiệu quả để trị bệnh căng thẳng. 

Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm "hoóc môn stress" cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm.

Tiếng cười không chỉ giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần mà nó còn giúp hạn chế các cơn đau thể xác. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford ở Anh phát hiện ra rằng tiếng cười có thể kích thích giải phóng các endorphin, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. 

7. Dành thời gian liệt kê những lo lắng

Sẽ rất tốt nếu những người hay lo lắng quá nhiều dành ra một khoảng của thời gian để suy nghĩ về những điều đáng lo ngại, những điều đang làm phiền họ.

Mỗi ngày nên dành ra một khoảng thời gian để liệt kê ra những vấn đề khiến bạn lo lắng, nêu ra những vấn đề giải quyết được và không giải quyết được. Tuy nó không thể giúp con người ngừng lo lắng hoàn toàn nhưng có thể giúp họ trì hoãn và hạn chế các lo lắng. Điều này cho phép con người kiểm soát tốt hơn thói quen bực bội, cáu kỉnh của họ và tập trung vào những công việc lý tưởng, tích cực hơn.

8. Đừng phàn nàn

Phàn nàn về những gì bạn căng thẳng có thể có vẻ giống như một ý tưởng tốt, nhưng một nghiên cứu trước đây cho thấy việc giải tỏa về các vấn đề của bạn cho bạn bè không phải luôn luôn là hữu ích.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent ở Anh. Những người tham gia nghiên cứu cảm thấy ít hài lòng với hoàn cảnh của họ hơn so với trước khi họ nói chuyện với một người bạn về những thất bại, rắc rối của họ.

"Phàn nàn không phải là một chiến lược hiệu quả cho bất cứ ai cố gắng để đối phó với căng thẳng mỗi ngày, cho dù họ có phải là người cầu toàn, có xu hướng muốn mọi thứ phải hoàn hảo hay không", nhà tâm lý học xã hội Brad J. Bushman, giảng dạy tại Đại học bang Ohio cho biết.

Thay vào đó, hãy thử một hoặc tất cả ba chiến lược giúp mọi người đối phó với những thất bại, đó là chấp nhận, hài hước và tích cực tái định hình, có nghĩa là tìm kiếm một cái gì đó tốt đẹp trong một tình huống khác căng thẳng.

9. Massage

Massage không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, nó cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hoóc môn trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho thấy rằng sau khi được massage 45 phút, những người tham gia đã giảm mức độ "hoóc môn stress" cortisol và giảm vasopressin, một loại hoóc môn đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột.

10. Viết nhật ký

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), viết nhật ký cũng có thể làm giảm căng thẳng. Khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, việc ghi lại cảm xúc của bạn có thể giúp bạn kiểm soát được mọi thứ và phân tích tình hình tốt hơn. Thậm chí, nó có thể cung cấp cho bạn một hướng mới, sắc sảo hơn để giải quyết các vấn đề.

Việc đọc lại nhật ký giúp bạn nhận ra những điều bản thân cần phải thay đổi để ngăn chặn kịp thời những điều không tốt, nhưng căng thẳng gây ảnh hưởng đến bạn trong tương lai. 

Viết nhật ký cũng là cách hay giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh: newdaynewlesson

11. Các hoạt động cảm xúc

Oxytocin, được biết đến với tên gọi "hoóc môn âu yếm" hay "hoóc môn tình yêu", có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. 

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng oxytocin làm giảm căng thẳng và lo lắng trong môi trường xã hội. Trong một nghiên cứu năm 2007, các nghiên cứu đã tiến hành cách ly một loại chuột đồng ra khỏi bố mẹ, anh chị em của chúng. Những con chuột bị cô lập bắt đầu có dấu hiệu của sự căng thẳng, lo lắng và những triệu chứng này giảm bớt sau khi chúng đã được tiêm oxytocin. 

Cơ thể tự nhiên sản xuất oxytocin trong các hoạt động liên quan đến tình dục, tình cảm, khi phụ nữ sinh sản và cho con bú. Đồng thời, "hoóc môn tình yêu" này cũng có thể tiết ra trong những tiếp xúc vật lý đơn giản, chẳng hạn như một cái ôm thân thiện hoặc những va chạm, âu yếm. Thậm chi, việc chơi với một chú chó cưng cũng có thể tăng mức độ oxytocin, theo một nghiên cứu công bố trong tạp chí, theo một nghiên cứu được công bố trong các tạp chí Hormones and Behavior.

Những biện pháp giảm stress trong công việc

1. Tránh xa cà phê

Nhiều người có thói quen uống cà phê để trong lúc làm việc. Nhưng cà phê chính là một nguyên nhân khiến bạn stress nhiều hơn. Cà phê đem đến cho bạn hưng phấn tạm thời và sự tỉnh táo tạm thời, nhưng rồi lại khiến cho bạn căng thẳng nhiều hơn. Chúng làm tăng hoóc môn gây căng thẳng thần kinh làm bạn mất ngủ. Cà phê khiến huyết áp của bạn bị tăng, có thể gây rối loạn tim mạch… Theo một cuộc khảo sát gần đây với những nhân viên văn phòng đã từ bỏ thói quen uống cà phê, có tới 75% số đó thừa nhận rằng: Họ cảm thấy thoải mái và tập trung trong công việc hơn, và giấc ngủ của họ cũng sâu hơn trước đây. Vậy, còn chờ gì nữa mà bạn không tránh xa cà phê?

2. Yêu công việc

Dù thế nào bạn cũng vẫn phải “sống chung” với đống công việc hàng ngày của bạn, vậy tại sao bạn không giải quyết chúng bằng tất cả tình yêu và ngọn lửa đam mê trong công việc? Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sống hoà đồng với các đồng nghiệp, điều này chính là liều thuốc khá tốt để bạn chữa chứng bệnh stress kinh niên. Khi bạn hoà hợp được với mọi người, bạn sẽ cảm thấy hứng khởi hơn mỗi ngày đến công ty, công việc của bạn theo đó cũng trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Tuy nhiên để làm được điều đó không hề đơn giản bởi môi trường công sở không phải lúc nào êm đềm.

3. Quan tâm đến bản thân

Dành thời gian để quan tâm hơn đến bản thân cũng là một cách giải toả stress khá hiệu quả. Cứ mải miết lao theo công việc, bạn quên mất rằng mình cũng có những sở thích riêng. Có phải cứ lao vào công việc là bạn sẽ thành công hơn trong cuộc sống đâu. Hãy quan sát mọi người, có nhiều người thành công trong cuộc sống nhưng họ vẫn có thời gian làm những gì họ muốn. Hãy lắng nghe lòng mình lên tiếng và hãy bớt chút thời gian đáp ứng nhu cầu chính đáng của bản thân.

Công việc thường xuyên khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ...

Bạn đừng quên dành ra những ngày nghỉ cuối tuần để thực hiện những sở thích cá nhân của mình. Cuối tuần ở nhà, vùi đầu vào công việc, hay vùi đầu vào giấc ngủ nướng thực sự là không tốt cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không tạo thêm năng lượng cho mình quay trở lại giải quyết công việc của tuần mới. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy công việc của mình hết sức nhàm chán. Nuôi dưỡng thú vui nho nhỏ trong cuộc sống hàng ngày chính là một cách nuôi dưỡng tình yêu công việc.

4. Giải lao tại chỗ

Khi chúng ta bị stress, chúng ta thường không tập trung tâm trí để giải quyết những khó khăn trong công việc. Đừng ngồi im một chỗ và để đầu óc rối tung với những căng thẳng ấy. Hãy vươn vai, hít thở thật sâu, bước ra khỏi ghế và đi lại đôi chút trong phòng làm việc hoặc ra ngoài hành lang, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Rất nhiều nhân viên văn phòng mắc một sai lầm cơ bản đó là: Lười vận động. Ngồi lì tại chỗ trong nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ khiến sức ỳ của cơ thể bạn gia tăng, bạn sẽ thấy mệt mỏi và hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút. Còn đối với các bạn gái, khi ngồi quá lâu một chỗ sẽ khó giữ vòng eo đúng chuẩn.

Ăn uống đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin C và B sẽ giúp bạn giảm stress rất tốt. Hơn thế nữa, uống đủ vitamin sẽ giúp bạn tập trung vào làm việc tốt hơn và tránh mệt mỏi

5. Hãy cười khi có thể

Hãy dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để… cười. Tiếng cười vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Tiếng cười là liều thuốc vô cùng bổ ích xua tan mệt mỏi căng thẳng, đem đến sự thoải mái trong tâm hồn mỗi người. Tiếng cười sẽ khiến chúng ta nhìn thấy những khía cạnh lạc quan trong công việc đầy căng thẳng, tìm ra hướng giải quyết tốt trong công việc. Ngoài ra, khi chúng ta cất lên tiếng cười, niềm vui từ chúng ta sẽ lan toả sang những đồng nghiệp khác, khiến họ thêm yêu cuộc sống, yêu công việc hơn. Tại sao chúng ta không thử… cười ngay bây giờ nhỉ?

6. Xem lại thành tích đã đạt được

Đừng quên những thành công chúng ta đã đạt được. Bạn có thể liệt kê những thành công trong cuộc sống mà bạn đã đạt được, lưu chúng vào một folder trong máy tính và khi nào cảm thấy chán nản bạn nên mở ra xem. Bạn sẽ có cảm hứng làm việc tốt hơn. Bạn sẽ loại bỏ được những tư tưởng tiêu cực trong cuộc sống. Bạn nên tự tin rằng khó khăn chỉ là tạm thời và điều quan trọng là chúng ta phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê trong trái tim mình. Khát vọng vươn lên phía trước chính là động lực giúp ta thành công hơn trong cuộc sống.

7. Check

mail

đúng thời điểm

Bạn không nên lãng phí quá nhiều thời gian vào email. Nếu bạn mất quá nhiều thời gian vào việc check mail, gửi mail… thì bạn sẽ khó tập trung hơn vào công việc. Khi sự tập trung bị gián đoạn do bạn bị phân tán vào email, bạn sẽ khó quay trở lại tập trung vào công việc đang còn dang dở. Vậy nên, hãy dành thời gian nhất định trong ngày để check mail, đừng check mail bất cứ khi nào bạn… chợt nhớ ra. Nếu không làm chủ được thời gian của mình, bạn sẽ không bao giờ hoàn thành công việc, không bao giờ bạn thoát khỏi căng thẳng do sức ép công việc dồn lên đôi vai bạn.

... Bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để có được những giây phút thoải mái sau một ngày làm việc.

8. Để đầu óc thư giãn

Bạn hãy để đầu óc thoải mái, thư giãn. Tại sao bạn không để đầu óc mình thoải mái, thư giãn trong một vài phút. Tạm thời một vài phút ấy, bạn không nghĩ đến công việc, hãy nghĩ đến những điều thú vị trong cuộc sống, những điều khiến bạn vui vẻ hơn, bạn sẽ thấy ngay sau đó mình tập trung làm việc hiệu quả hơn.

9. Không vừa ăn vừa làm việc

Dù công việc có bận rộn đến thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên dành thời gian ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Nhiều người có thói quen vừa ăn trưa vừa làm việc. Ngay lúc đó, bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn vào công việc, mà cảm giác bữa ăn trưa cũng không được ngon miệng. Vậy, bạn hãy lên kế hoạch hợp lý cho công việc của mình, giờ nào việc đó, tránh chồng chéo lên nhau, công việc sẽ được giải quyết tốt hơn và bạn sẽ đỡ căng thẳng hơn.

10. Không thức quá khuya

Nếu bạn thức quá khuya, bạn sẽ cảm thấy thèm ngủ và lúc nào cũng muốn ngủ, mỗi ngày không nên ngủ ít hơn 7 tiếng. Ngủ đủ, bạn sẽ thấy thoải mái hơn và tập trung làm việc hiệu quả hơn.

Biết cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn, đáng sống hơn, và bạn sẽ có nghị lực tiếp tục làm việc tốt hơn.

Lưu ý đến chế độ sinh hoạt để giảm căng thẳng hiệu quả

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề rất căng thẳng, Stress luôn là một rào cản gây khó khăn trong công việc của chúng ta, hãy thử 10 cách giảm stress sau để giúp bạn có được một cuộc sống thật thỏai mái và gặt hái thành công trong công việc.

1. Làm cho máu lưu thông:

Mỗi ngày bạn nên bỏ ra ít nhất 45 phút cho việc tập luyện thể dục. Ví dụ như đi bộ, hít thở không khí trong lành, chơi thể thao...

2. Hãy để ra thời khóa biểu cho riêng mình:

Hãy để đồng hồ báo thức đánh thức bạn vào buổi sáng vào một giờ nhất định, hãy ăn sáng thường xuyên. Bạn sẽ dậy đúng giờ và có một thói quen sinh hoạt đều đặn. Hầu hết mọi người đều thú nhận "Nếu như đi làm mà không ăn sáng, tôi thường bị đau đầu và rất dễ bị stress".

3. Hãy phục tùng các giác quan của bạn:

Hãy tạo cho mình một thói quen làm một công việc gì đó một cách đều đặn mỗi ngày. Ví dụ như: sau giờ làm việc căng thẳng, hãy cắm một ngọn nến trên bàn ăn, ngửi một bông hồng trước bữa ăn, chơi một trò chơi nào đó để giải tỏa sự căng thẳng của bạn.

4. Thi vị hóa cuộc sống:

Hãy trở nên lạc quan và yêu đời trước mọi việc. Những ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể cùng người thân đi picnic, thăm thú những danh thắng nổi tiếng trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.

5. Tung bóng:

Cầm 3 hay nhiều quả bóng trên tay rồi tung và hứng. Khi bạn tung lên và hứng được những trái bóng bay lơ lửng, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái như mình vừa làm được một điều kỳ diệu vậy. Bạn hãy cứ thử xem.

6. Hãy cười thật nhiều:

Hãy cười thật to và sảng khoái nếu có thể, mọi sự mệt mỏi sẽ tan biến. Hãy học cách hài hước và đừng tiết kiệm nụ cười, nó là "10 thang thuốc bổ" của bạn đấy.

7. Đi du lịch:

Hãy biết tận hưởng và nhìn nhận những thay đổi của thế giới xung quanh mình. Nếu có điều kiện, bạn hãy đi du lịch trong và ngoài nước cùng với người thân. Những thắng cảnh đẹp cùng với con ngươi mới, phong tục tập quán mới sẽ kích thích trí tò mò và óc quan sát của bạn. Nó là giải pháp tốt nhất để thay đổi tâm trạng chán chường và mệt mỏi của bạn sau những tháng ngày làm việc căng thẳng.

8. Hãy tự thỏa mãn mình:

Mỗi khi công việc làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và stress dồn nén, hãy "nuông chiều" mình bằng cách thưởng cho mình một thú vui thích nào đó. Bạn đừng bắt mình phải phục tùng theo một chế độ cứng nhắc nào nếu như thời điểm thực hiện không thích hợp. Hãy thử "phá lệ" một lần xem.

9. Đừng ngần ngại dựa dẫm vào người khác:

Khi cảm thấy stress, bạn cần có một chỗ dựa, cần một người để chia sẻ. Hãy tìm đến những người bạn, những người thân thương nhất để được sẻ chia và nhận những lời khuyên của họ. Họ sẽ vỗ về và có thể là liều thuốc tốt nhất với bạn lúc đó.

10. Lưu lại những hình ảnh gây cho bạn thích thú:

Hãy lưu lại những khoảnh khắc, những câu nói yêu thương của người thân hay một hình ảnh ấn tượng đậm sâu trong tâm hồn bạn. Mỗi khi nghĩ lại, bạn lại tìm thấy sự đồng cảm và ý nghĩ biết bao nhiêu.





Giải tỏa căng thẳng trong công việc để luôn tràn năng lượng
Phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả
Giải tỏa căng thẳng cho mẹ bầu công sở
Làm sao để giảm stress hiệu quả
Làm sao để hết căng thẳng đầu óc nhanh
Làm sao giảm áp lực công việc
Cách giảm stress hiệu quả
-
Cách xả stress giúp bạn vui sống thả ga




(ST)