Cách giảm say rượu bia cực nhanh

Cách giảm say rượu bia cực nhanh. Dĩ nhiên bạn không nên uống rượu nhưng nếu ở hoàn cảnh bắt buộc thì cũng đừng uống quá dồn dập. Cần để cơ thể có đủ thời gian đốt cháy chất cồn. Trung bình, bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để ""tiêu huỷ" hết 30 ml thức uống có cồn.
 


CÁCH GIẢM SAY RƯỢU BIA CỰC NHANH

Nguyên nhân

Rượu có chứa chất ethanol, một loại chất cồn đặc biệt, được tạo ra bằng cách lên men nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là lúa mạch, cây hoa bia và nho. Ethanol gây say xỉn vì nó tác động rất mạnh tới nhiều vùng khác nhau của não bộ.

Biểu hiện của người say xỉn

- Mất trí nhớ tạm thời

- Mất những phản xạ có điều kiện thông thường (nói quá nhiều hoặc không thể nói gì)

- Nhầm lẫn

- Mất thăng bằng, đi lại không bình thường,

- Lơ mơ thậm chí là hôn mê, ngưng thở (dẫn tới đột tử).

Chăm sóc tại nhà

Đa phần những người say rượu bình thường chỉ cần chăm sóc tại nhà hoặc sự giúp đỡ của bạn bè:

- Đưa người say tránh xa tất cả các loại chất cồn. Đưa họ rời khỏi quán bar hay buổi tiệc.

- Tạo môi trường an toàn (không có các bức tường, máy móc hay đồ vật mà họ có thể cầm, nâng lên để ném; tuyệt đối không để họ lái xe).

- Làm ói số rượu còn trong bụng người say.

- Kiểm tra xem người say liệu có dễ đánh thức khi bạn lay nhẹ 1 bên vai hay gọi tên họ.

- Luôn cắt cử 1 người có mặt bên người say. Nếu cảm thấy tình trạng của người say nghiêm trọng, cần đưa ngay đến bệnh viện.

- Không loại thuốc nào giúp đẩy nhanh quá trình giải rượu. Cafein (bằng cách uống cà phê) và tắm nước lạnh sẽ có hiệu quả tạm thời và không đáng kể.

Một phản ứng thường gặp của những người say xỉn là nôn. Tuy nhiên, nếu nôn nhiều hơn 1 lần thì có thể là dấu hiệu đầu bị chấn thương hay 1 bệnh lý nghiêm trọng nào đó, cần đưa đi cấp cứu ngay.
Những cách đơn giản để giải say do rượu, bia



Trong dịp năm mới, để không bị say xỉn, bạn nên trang bị một vài mẹo nhỏ giúp “cứu nguy” trong các trường hợp bất đắc dĩ …

Uống nước

Sau những lần chè chén say sưa, lượng cồn trong máu tăng sẽ gây đau đầu, đồng thời các alcohol kích thích lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp vượt qua tình trạng này.

Khi uống nhiều đồ uống có cồn nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu khi thức giấc vẫn còn cảm giác khô khát thì nên uống nước bằng cách nhấp từng ngụm nước một, làm sao để có thể uống hết ít nhất 1,5 lít nước nguội. Không nên tu một lúc thật nhiều nước để hết “định mức” vì như thế sẽ không có tác dụng hồi phục cơ thể.

Vitamin B

Bổ sung vitamin B sau mỗi lần quá chén cũng góp phần đào thải lượng cồn ra khỏi cơ thể. Có thể dùng các loại vitamin tổng hợp, dạng viên sủi.

Vitamin C

Khi gan của bạn phải chịu đựng chất độc có trong rượu thì hàng triệu gốc tự do được hình thành góp phần tạo ra chuỗi những tác động có hại từ việc quá chén. Một trong số những enzyme chống oxy hóa của gan là glutathion nhanh chóng bị suy yếu. Kết quả là tác hại của các gốc tự do gây ra cho gan tăng (nếu uống quá chén trong thời gian dài sẽ gây tổn hại gan nghiêm trọng, dẫn đến xơ gan rất nguy hiểm).

Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp chống đỡ những tác hại này. Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như chanh, cam… các loại trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.

Trà actiso

Bông actiso giàu chất chống oxy hóa, đồng thời actiso cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi sự tấn công của các chất độc trong rượu bia. Nó giữ cho các enzym chống oxy hóa của gan như; glutathion không bị tụt xuống. Khi có cảm giác khó chịu vì uống quá chén, hãy uống nước bông actiso đã đun sôi kỹ và hãm như trà hoặc các loại trà atiso gói.

Trứng sống

Dân gian có bài thuốc giã rượu bằng trứng sống. Đây quả là một biện pháp tốt cho một số người vì các protein và chất chống oxy hóa trong trứng gà sống sẽ giúp giảm sự độc hại của alcohol. Tuy nhiên, với không ít người thì khi húp trứng sống sẽ gia tăng cảm giác buồn nôn. Ngày nay, chúng ta cần thận trọng với mẹo này vì nó có thể sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh nếu như trứng gà tiềm ẩn các loại virus nguy hiểm.

Cần lưu ý, dù với bất kỳ mẹo giải rượu nào thì cũng chỉ giúp chúng ta phục hồi khi bị quá chén còn hoàn toàn không tránh hết các tác hại do rượu, bia gây ra…

Bí quyết giảm mệt khi say rượu

 

Nhức đầu, khó chịu trong người, đầy bụng, buồn nôn hay nôn mửa là những triệu chứng thường thấy khi "quá chén". Nhức đầu có thể là do một vài độc tố được phóng thích khi chất cồn thẩm thấu vào máu, hoặc do một số chất phụ gia trong thức ăn bị biến chất khi gặp cồn. Rượu không tinh chất sau khi chưng cất cũng có thể gây đau đầu.

Nôn mửa và quặn thắt vùng bụng là do niêm mạc dạ dày bị co thắt mạnh.

Cơ thể trở nên "nóng bức" là do chất cồn trong bia, rượu có tính khử nước mạnh.

Cơ thể bị rơi vào trạng thái "nửa mê nửa tỉnh" hay "lim dim" như vừa... uống thuốc ngủ là do chất cồn cũng có tác dụng như một chất an thần.

Phản xạ của cơ thể không còn linh hoạt là do hệ thần kinh trung ương bị ức chế khi chất cồn hấp thu vào máu, khiến hàm lượng axit tăng lên và làm "nhiễu loạn" các chất điện giải trong cơ thể.

Làm sao trở về trạng thái bình thường?

Trên thực tế, không có một phương pháp y học hay kinh nghiệm dân gian thần diệu nào có thể giúp cơ thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng trực tiếp sau khi dùng bia, rượu. Song, một vài "bí quyết" dưới đây có thể giúp giảm nhẹ các tác hại.

Trước khi uống, lưu ý: Đừng uống khi bụng đói, vì lúc không có thức ăn trong dạ dày, cơ thể sẽ hấp thu chất cồn nhanh hơn.

Đừng uống quá sức. Thí dụ, hai người cân nặng bằng nhau, cùng uống một số lượng bia, rượu như nhau, nhưng có thể sẽ có một người bị say nhiều hơn.

Sau khi uống và trước khi đi ngủ, nên: Uống 1 ly nước đầy.

Ngày hôm sau, khi thức dậy, hãy: Uống nước trái cây ép (đừng dùng nước chanh hay cam là loại quả có chứa nhiều axít) hoặc mật o­ng. Chất đường sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất cồn dễ dàng hơn.

Có thể dùng aspirine nếu bạn bị đau đầu, nhưng đừng lạm dụng thường xuyên.

Dùng một chén súp nóng hay nước thịt hầm, giúp cơ thể bù lại lượng muối và kali đã bị mất.

Uống nhiều nước để cơ thể được giải nhiệt, hết "bứt rứt".

Dùng 1 tách cà phê sẽ giúp mạch máu bớt giãn nở, khi đó hiện tượng hấp thụ chất cồn cũng sẽ giảm theo.

Cách giải say rượu, bia nhanh nhất

Dưới đây Chất lượng Việt Nam giới thiệu một số cách giải say rượu, bai theo y học và dân gian thường dùng.

1. Sử dụng nước mơ trần bì

Nguyên liệu: 3 quả mơ chua hoặc mơ ngâm, 1 nhúm trần bì, 2 cốc nước đun sôi để nguội.

Thực hiện: Quả mơ tách bỏ hạt, lấy thịt, dầm nát. Trần bì rửa sạch.

- Cho trần bì, quả mơ vào nồi với 2 cốc nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước sắc lại còn một nửa.

- Cho người say dùng khi nước còn ấm để phát huy tác dụng.


Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 tách nước nóng.2. Vỏ quất tươi hoặc một ít vỏ chanh, rửa vỏ thật sạch trước khi đun.

Thực hiện: Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng.

- Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều.

- Cho người say dùng nóng. Muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn. Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.

3. Dùng Nước đậu xanh

Nguyên liệu: 100gr đậu xanh, 500ml nước, một chút muối.

Thực hiện: Vo đậu xanh vài lần cho sạch bụi.

- Cho đậu xanh vào nồi với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi đậu nở mềm, vớt bọt.

- Thêm chút muối vào nồi nước đậu xanh, tắt bếp, để hơi nguội.

- Bạn có thể lọc lấy nước hoặc cho người say ăn luôn cả phần cái để giã rượu.

4. Dùng trà quất

Nguyên liệu: Một nhúm trà xanh khô, 2-3 quả quất khô hoặc mứt quất, 1 quả quất tươi, 2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Đun nóng 2 tách nước, cho trà và quất khô hoặc mứt quất vào đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu. Thấy nước trà sánh và đậm là được.

- Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào trước khi uống, dùng thìa khuấy đều.

5. Nước ép cà chua

Nguyên liệu: 2 quả cà chua, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Cà chua rửa sạch, cho vào tủ lạnh giữ thật lạnh.

- Sau khi ép lấy nước, bạn không cần thêm đá viên, thức uống vẫn có độ lạnh, vừa dễ uống vừa không bị loãng.

- Cho cà chua vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.

- Pha thêm 1/2 tách nước lọc và chút muối để giảm độ chua, khuấy đều. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha thêm 1-2 thìa nhỏ đường, nước cà chua sẽ có độ ngọt vừa phải, rất ngon.


Nguyên liệu: 2 quả cóc, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.6. Nước cóc ép

Thực hiện: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, cho vào tủ lạnh khoảng 20-30 phút để cóc thật lạnh.

- Cho cóc vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.

- Pha thêm 1/2 tách nước lọc hoặc ít hơn nếu bạn muốn uống nguyên chất. Thêm chút muối để giảm độ chua, khuấy đều.

- Bạn cũng có thể ép cóc lấy nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Cóc chứa nhiều vitamin C, giúp giải rượu rất hiệu quả.

7. Nước rau cần

Nguyên liệu: 100gr rau cần, một ít nước, một ít đường.

Thực hiện: Rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường, uống từ từ.

Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu sau khi tỉnh.

8. Nước củ cải trắng

Nguyên liệu: 3 củ cải trắng, một ít đường.

Thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống.

9. Rau muống

Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

10. Cà chua

Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

11. Chanh tươi

1 quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

12. Lá dong (dùng để gói bánh chưng)

100-200 g lá dong, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

13. Bưởi

Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

14. Bột sắn dây

Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

15. Củ cải trắng

Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

16. Đậu đen

Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.


Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.17. Gừng tươi

18. Cà gai leo

Dược liệu quí hiếm giúp giải độc rượu bảo vệ gan, ngăn chặn các bệnh về gan do dùng nhiều bia rượu như: Men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.

Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g, hoặc trước và sau khi uống rượu uống 2-4 viên Cà gai leo của công ty Thiên nhiên tinh hoa sản xuất.

19. Atiso

Atiso là một loại thảo dược có khả năng giải rượu và trị nhức đầu do say rượu rất tốt. 2 bông atiso tươi nấu sắc trong 2 tiếng (hoặc 2 nắm atiso khô chế biến sẵn nấu 15 phút), uống từng đợt, mỗi đợt một cốc lớn.

20. Nước chè xanh

Chè xanh chứa axit tanic, có thể khử độc cồn cấp tính, chè càng đậm thì lượng axit càng nhiều.

Ngoài những cách giải say như kể trê, người uống rượu bia cần lưu ý, trước khi nhập cuộc, để không bị chê là “tửu lượng” kém và giảm thiểu hậu quả khủng khiếp của cơn say, bạn nên có các chuẩn bị đối phó như sau:

+ Uống nước: cung cấp lượng nước nhất định để không bị mất nước nếu đi tiểu liên tục. Mang theo một chai nước càng tốt. Vắt chanh vào cốc nước bổ sung vitamin C nhằm chống đỡ được các tác hại của rượu.

+ Ăn: uống rượu bia khi đói thì bụng chắc chắn cồn cào, cồn thẩm thấu vào máu nhanh hơn làm bạn chóng say. Nếu nôn mửa, do không có thức ăn trong dạ dày nên lượng nước thoát ra lại càng lớn.

+ Uống từ từ để cơ thể có thời gian tiêu hủy cồn.

+ Ăn nhẹ sau khi nhậu rồi mới đi ngủ vì bụng đói dễ làm bạn bị trúng gió.

Đặc biệt, khi say cần lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.

Tuyệt đối không uống nước ngọt có gas trong và sau khi nhậu vì phản ứng tạo bọt khí sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm huyết áp tăng cao, tức ngực, khó thở và chóng mặt trầm trọng.

Các loại “thuốc giải rượu” được bán trên thị trường như Voskyo 3, RU-21, ME-21, Mewol-21, Tylenol… thật ra chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không hề giúp bạn giải rượu nhanh, một số thành phần còn có thể gây ra suy gan.

Không nên uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic… để làm giảm đau đầu khi say. Khi rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng, lại thêm paracetamol chuyển hóa làm gan tê liệt. Còn aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

(ST)