Cách giảm sốt cho trẻ

Nếu bé bị sốt. Bạn không nên quá lo lắng, hãy theo dõi và sử dụng các cách sau đây để hạ sốt cho trẻ.
 

Các kiểu sốt của bé

Bố mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé trên 37 độ C, thường lo lắng bé sốt cao và không biết làm thế nào. Hãy bình tĩnh và nhớ kỹ các cách cơ bản giúp con hạ sốt an toàn.

Trong y khoa quy định, sốt dưới 38độ C là sốt nhẹ, từ 38 – 39 độ C là sốt vừa, từ 39 – 41 độ C là sốt cao, trên 41 độ C là rất cao.

 
Nhiều dụng cụ đo nhiệt độ chính xác và tiện lợi

Khi bé sốt trên 39 độ C có thể dẫn tới khả năng co giật toàn thân, thiếu oxy não, làm tổn thương các tế bào thần kinh, dẫn tới hôn mê hoặc tử vong. Nếu bé bị co giật, sau khi khỏi vẫn có thể bị tổn thương thần kinh, giảm trí nhớ. Sốt cao làm bé mất nước, cô máu, gây rối loạn nước và điện giải. Sốt cao từ 40 – 41 độ có thể làm bé bị rối loạn đông máu. Ngay từ khi bé bị sốt nhẹ, mẹ hãy nhanh chóng tìm cách giảm sốt cho con nhé!
Cách xử trí khi con sốt tại nhà

Khi bé sốt nhẹ và sốt vừa, dưới 38,5 độ C: có thể chưa cần dùng tới thuốc hạ nhiệt độ. Mẹ nên cho bé nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, chườm khăn ướt lên trán bé.

Từ 38,5 độ C trở lên: hãy cho bé uống ngay thuốc hạ sốt paracetamol liều dùng theo cân nặng của bé. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại thuốc hạ sốt được chế biến theo dạng siro để bé dễ hấp thu.Với các loại thuốc như thế này, mẹ nhớ xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
 

Nên để thuốc hạ sốt trong tủ lạnh, tránh để thuốc bị ánh nắng trực tiếp soi vào và để xa tầm với của bé.

Nếu bé sốt cao từ 39 độ C trở lên: bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng thuốc cho ocn. Hiện nay có nhiều siro có thành phần Promethazine đề phòng co giật khi sốt cao dành cho bé.

Dùng thuốc hạ sốt đúng cách

Mẹ không nên vì nóng vội mà dùng cho con mấy loại thuốc hạ sốt cùng một lúc. Dùng chung nhiều loại thuốc hạ sốt khiến con có thể bị ngộ độc vì quá liều.


Đừng nôn nóng dùng nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ làm trẻ bị ngộ độc

Liều dùng thuốc hạ sốt thường là 60mg/kg/ngày. Thuốc gói hay thuốc viên đều có liều dùng như nhau, dùng cách nhau 4 tiếng/lần.

Mẹ tìm các nguyên nhân gây sốt để điều trị cho con. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao và kéo dài.

Hãy tìm mọi cách hạ sốt cho con trước khi cần dùng đến thuốc: lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn... bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường, dễ tiêu, uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam.

Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, xoa dầu gió.

Khi dùng thuốc hạ sốt cho con, hãy xem kỹ các thành phần để tránh cho bé bị dị ứng với thuốc. Thận trọng khi dùng thuốc khiến bé có thể bị suy gan, suy thận. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng thuốc cho con.

 

 

Trước khi bị mề đay, bé Su nhà mình 8 tháng tuổi đã lên cơn sốt rất cao, có lúc lên tới 40 độ C. Cộng thêm cái nóng như lửa lúc đó tại Paris, 34 độ ban trưa, bé càng khó chịu. Vợ chồng mình theo sách hướng dẫn của Hội trẻ em, bé đã nhanh chóng hạ nhiệt.

Bí quyết là nước.

Ở Việt Nam, khi sốt tuyệt đối tránh nước. Nhưng tắm lại chính là cách hạ nhiệt rất nhanh, tuy nhiên phải tuân thủ các kĩ thuật. Để yên tâm về phương pháp này, trước khi tắm hạ nhiệt cho bé, mình đã gọi điện cho bác sĩ, cũng được khuyên như vậy.

Đồ dùng cần thiết: nhiệt kế đo thân nhiệt trẻ, nhiệt kế đo nhiệt độ nước.

Việc hạ nhiệt cực kì quan trọng vì não trẻ yếu, dễ tổn thương. Tắm hạ nhiệt chủ yếu là để hạ nhiệt não.

Khi bắt đầu sốt, Su lên tới 39,8 độ, lúc đó là 8 giờ tối. Mình đóng tất cả các cửa sổ cho kín gió và cởi tất cả quần áo cho bé. Chồng mình pha nước ấm trong bồn là 37 độ - đây chính là kĩ thuật – nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt bé (nếu bé sốt 40 độ, nhiệt độ nước phải là 38, không quá thấp hơn nếu không sẽ gây sốc nhiệt, bé bị lạnh).

Sau đó, mình sấy khô và chỉ mặc áo coton ngắn tay cho bé. Khi sốt, phải mặc áo thật mỏng và mát. Không sợ bé lạnh vì nhiệt độ cao của cơ thể đã đủ để giữ nóng, chống lạnh. Khoảng 15 phút sau, mình đo lại thân nhiệt, bé đã từ 39,8 độ xuống còn 38,1 độ. Một tiếng rưỡi sau, vợ chồng mình lại tắm cho bé. Khoảng hơn 22 h, bé chỉ còn 37,2 độ, sau đó bú và ngủ.

Khi Su ngủ, mình không đắp mền dày, chỉ đắp miếng vải mỏng và đảm bảo tránh gió. Sáng hôm sau, Su vẫn dưới 38 độ. Vậy là cả đêm, mình yên tâm chờ để hôm sau đưa bé đi khám. Nếu mình không sử dụng kĩ thuật tắm nước, bé sẽ sốt cao cả đêm, khó chịu, sẽ nóng đầu và ảnh hưởng đến não bộ còn rất yếu.

Theo sách hướng dẫn, kể cả khi bé ho hoặc nổi mề đay, sốt do mọc răng, vẫn có thể dùng kĩ thuật này. Song song với việc tắm, sách còn khuyên :

- Hạ nhiệt độ phòng xuống tối đa 20 độ để cân bằng, mở cửa sổ cho thoáng nếu không có gió.

- Cởi bỏ quần áo cho trẻ

- Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên

- Cho bé uống sữa (chỉ khi chắc chắn bé không bị tiêu chảy) hoặc súp cà rốt và cháo (nếu bé bị tiêu chảy)

- Quấn quanh người và đầu bé khăn ấm thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt bé

- Rửa mặt nước mát và lau khô

- Đắp khăn ấm lên đầu bé

- Trong khi chờ gặp bác sĩ, có thể uống sirop Doliprane (loại dành cho trẻ) để giúp hạ nhiệt

- Tuyệt đối tránh gió

Chúc các bé nhiều sức khỏe.

 

Khi bé bị sốt cao, việc đắp khăn lên trán không hiệu quả vì ít có tác dụng hạ sốt. Bạn cũng không nên lau khăn vùng ngực cho con vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Với mức sốt vừa 38 - 38,5ºC thì cơ thể bé có thể chịu đựng được nhưng khi sốt cao lên đến 39 - 40ºC trở lên trong thời gian dài có thể làm bé co giật, gây thiếu oxy não. (Nhiều bé có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38ºC là đã bị co giật).

Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39ºC.

Cách lau mát theo hướng dẫn của bác sĩ Nguyên Hoa (BV Nhi Đồng 1) dưới đây sẽ giúp bạn biết cách hạ sốt cho con tại nhà đơn giản.

Cách này áp dụng khi bé bị sốt cao trên 40ºC, kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.

Chuẩn bị dụng cụ: 5 khăn nhỏ để lau mát., chậu nước ấm, nhiệt kế.

Cách thực hiện:

- Đặt bé nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ quần áo của bé. Đo nhiệt độ bé. Rửa tay.

- Chuẩn bị nước lau mát: Cho ít nước lạnh vào trong thau. Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm cho bé.

- Lau mát: Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. Thay khăn mỗi 2-3 phút một lần. Bạn nhớ theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5ºC. Cuối cùng, lau khô và mặc quần áo mỏng cho bé.

- Những điều không nên làm: Ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho bé khi bé đang sốt; Vắt chanh vào miệng và mắt bé; Dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho bé; Giật tóc, vỗ vào người khi bé đang co giật vì điều này càng khiến bé bị kích thích, co giật nhiều hơn.

 

Có những trẻ không uống được thuốc hạ sốt, cứ uống vào là nôn ọe, có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Không ít các bậc cha mẹ trẻ tự hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không?


Các bậc cha mẹ không khỏi cảm thấy lo lắng khi thấy con bị sốt. (Ảnh minh họa).

Hai hôm nay bị sốt, Nuna không chơi đùa, hét hò ầm ĩ như mọi hôm. Nhìn con thiêm thiếp nằm trên giường mà mẹ Nuna thấy thương con vô cùng. Hôm qua đi làm về, bà giúp việc nói là Nuna sốt từ lúc còn ở lớp làm mẹ lo lắm. Hôm nay mẹ ở nhà chăm sóc Nuna. Đưa Nuna đi khám, bác sĩ nói Nuna sốt do mọc răng mà thôi, mẹ chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ là được. Nhưng Nuna cứ uống thuốc này vào là lại ọe hết ra và khóc ầm lên với vẻ rất mệt mỏi. Chờ cho con nghỉ ngơi vài tiếng, mẹ Nuna lại pha đợt thuốc khác cho con nhưng uống rồi Nuna lại tiếp tục nôn ra làm cả mẹ cả con đều mệt.
Nhìn con khóc, mẹ Nuna cũng muốn rơm rớm nước mắt khóc theo vì thương con. Đắp khăn ấm lên trán cho con, chờ con thiêm thiếp ngủ rồi, mẹ Nuna mới gọi điện cầu cứu bạn bè, họ hàng, những người đã từng có con nhỏ để xem có cách nào hạ sốt cho con mà không cần dùng đến thuốc không, vì Nuna không uống được thuốc hạ sốt, uống vào là nôn ra.

Và cuối cùng, mẹ Nuna “thu thập” được một loạt các biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho em bé khá hiệu quả mà lại dễ, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.


Dân gian có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ em đơn giản mà hiệu quả. (Ảnh minh họa).

- Dùng cây cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

- Lau người cho bé: Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn... Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.

- Tắm cho bé: Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.
 
Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng. Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.

- Xông cho bé: Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

Ngoài ra, có một số lưu ý mà cha mẹ cần nhớ mỗi khi hạ sốt cho con:

- Trong quá trình hạ sốt, tuyệt đối không bật quạt, bật điều hoà. Làm như thế, da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt. Hãy để cho bé tự ra mồi hôi.

- Mặc quần áo thoáng cho bé, lau sạch mồ hôi và thay quần áo cho bé. Dùng quạt nan quạt nhẹ bằng tay cho bé được thoáng nếu cần thiết.

- Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

- Cho bé uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước, tránh tình trạng mất nước quá nhiều.

- Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống nước mát như sữa chua, cháo, súp…

Trong trường hợp bé sốt quá 3 ngày mà không đỡ dù đã áp dụng mọi cách thì nên đưa bé đi khám sớm. Với bé dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.

 

Có những trẻ không uống được thuốc hạ sốt, cứ uống vào là nôn ọe, có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Không ít các bậc cha mẹ trẻ tự hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không?

Hai hôm nay bị số, Nuna không chơi đùa, hét hò ầm ĩ như mọi hôm. Nhìn con thiêm thiếp nằm trên giường mà mẹ Nuna thấy thương con vô cùng. Hôm qua đi làm về, bà giúp việc nói là Nuna sốt từ lúc còn ở lớp làm mẹ lo lắm. Hôm nay mẹ ở nhà chăm sóc Nuna. Đưa Nuna đi khám, bác sĩ nói Nuna sốt do mọc răng mà thôi, mẹ chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ là được. Nhưng Nuna cứ uống thuốc này vào là lại ọe hết ra và khóc ầm lên với vẻ rất mệt mỏi. Chờ cho con nghỉ ngơi vài tiếng, mẹ Nuna lại pha đợt thuốc khác cho con nhưng uống rồi Nuna lại tiếp tục nôn ra làm cả mẹ cả con đều mệt.

Nhìn con khóc, mẹ Nuna cũng muốn rơm rớm nước mắt khóc theo vì thương con. Đắp khăn ấm lên trán cho con, chờ con thiêm thiếp ngủ rồi, mẹ Nuna mới gọi điện cầu cứu bạn bè, họ hàng, những người đã từng có con nhỏ để xem có cách nào hạ sốt cho con mà không cần dùng đến thuốc không, vì Nuna không uống được thuốc hạ sốt, uống vào là nôn ra.

Và cuối cùng, mẹ Nuna “thu thập” được một loạt các biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho em bé khá hiệu quả mà lại dễ, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

- Dùng cây cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

- Lau người cho bé: Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn... Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.
- Tắm cho bé: Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.
Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng. Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.
- Xông cho bé: Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.
Ngoài ra, có một số lưu ý mà cha mẹ cần nhớ mỗi khi hạ sốt cho con:

- Trong quá trình hạ sốt, tuyệt đối không bật quạt, bật điều hoà. Làm như thế, da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt. Hãy để cho bé tự ra mồi hôi.

- Mặc quần áo thoáng cho bé, lau sạch mồ hôi và thay quần áo cho bé. Dùng quạt nan quạt nhẹ bằng tay cho bé được thoáng nếu cần thiết.

- Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

- Cho bé uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước, tránh tình trạng mất nước quá nhiều.

- Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống nước mát như sữa chua, cháo, súp…

Trong trường hợp bé sốt quá 3 ngày mà không đỡ dù đã áp dụng mọi cách thì nên đưa bé đi khám sớm. Với bé dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.


Con nhỏ bỗng nhiên sốt cao khiến bạn lo lắng?… May thay, những biện pháp hạ sốt kiểu dân gian có thể giúp bạn hạ sốt cho con một cách an toàn ngay tại nhà. Những biện pháp này rất dễ làm, hiệu quả lại ít tốn kém.

Thực tế, là đã có 99% số người thành công khi sử dụng những biện pháp hạ sốt này.
 
 


Cho trẻ uống trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc có thể giúp “quản lý” cơn sốt cao và giúp làm ấm cơ thể khi trẻ bị ớn lạnh vì ra mồ hôi. Ví như cỏ thì giúp quản lý cơn sốt, trong khi gừng lại có tác dụng hâm nóng cơ thể khi cơn sốt có chiều hướng bị ớn lạnh.

Ngoài ra, trà thảo mộc cũng là một cách tuyệt vời để giúp trẻ tăng cường uống nước, tránh tình trạng mất nước khi sốt.

Theo đó, một số các loại trà thảo dược có ích cho trẻ bị sốt bao gồm hoa cúc, cỏ ba lá, hương thảo và cây bạc hà. Bạn cũng có thể cho thêm nước cốt chanh hoặc mật ong vào các loại trà trên (nhưng lưu ý không bao giờ cho mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ăn).

Sử dụng tinh dầu

Một số loại tinh dầu như tinh dầu chanh, tinh dầu hoa oải hương, bạch đàn, húng chanh, cây hương thảo và các loại dầu thơm cần thiết… cũng rất có lợi cho trẻ đang sốt và giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ.

Thả một ít tinh dầu hoa oải hương trong nước lạnh và sử dụng chúng để lau trán cho trẻ như một liệu pháp làm mát, chườm sốt và thư giãn tối đa cho trẻ.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng

Khi bị sốt, trẻ thường bị mất cảm giác ngon miệng vì thế cha mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng và thức ăn lỏng.

Cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm các chất lỏng bổ dưỡng cho con như nước trái cây, trà, nước canh và rau quả. Điều này vừa giúp giữ năng lượng và giúp trẻ tích cực uống thêm nhiều nước.

Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng có ánh sáng dịu nhẹ

Trong khi những đứa trẻ bị sốt thường sẽ ngủ nhiều hơn hoặc lâu hơn bình thường, thì cha mẹ trẻ vẫn nên cho phép trẻ được hoạt động nhẹ nhàng nếu trẻ cảm thấy thích.

Chẳng hạn như bạn có thể dẫn trẻ đi bộ xung quanh vườn có không khí trong lành cũng có thể nâng cao tinh thần khi trẻ bị sốt.

Cho trẻ đến bác sĩ khi cần thiết

Trường hợp trẻ không có dấu hiệu giảm sốt, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sỹ. Tuy nhiên, có tới 90% các trường hợp trẻ bị sốt cha mẹ có thể điều trị sốt thành công ngay tại nhà cho trẻ mà không cần phải tới bác sĩ.

 

Vì có một số trẻ không uống được thuốc tân dược để hạ sốt, cứ uống vào là nôn ra hết, và cũng có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Các bậc cha mẹ của những đứa trẻ luôn mang trong mình một câu hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không? Có nhiều biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho bé hay mà lại đơn giản, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Hai hôm nay bị sốt, Nuna không chơi đùa, hét hò ầm ĩ như mọi hôm. Nhìn con thiêm thiếp nằm trên giường mà mẹ Nuna thấy thương con vô cùng. Hôm qua đi làm về, bà giúp việc nói là Nuna sốt từ lúc còn ở lớp làm mẹ lo lắm. Hôm nay mẹ ở nhà chăm sóc Nuna. Đưa Nuna đi khám, bác sĩ nói Nuna sốt do mọc răng mà thôi, mẹ chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ là được. Nhưng Nuna cứ uống thuốc này vào là lại ọe hết ra và khóc ầm lên với vẻ rất mệt mỏi. Chờ cho con nghỉ ngơi vài tiếng, mẹ Nuna lại pha đợt thuốc khác cho con nhưng uống rồi Nuna lại tiếp tục nôn ra làm cả mẹ cả con đều mệt.

Nhìn con khóc, mẹ Nuna cũng muốn rơm rớm nước mắt khóc theo vì thương con. Đắp khăn ấm lên trán cho con, chờ con thiêm thiếp ngủ rồi, mẹ Nuna mới gọi điện cầu cứu bạn bè, họ hàng, những người đã từng có con nhỏ để xem có cách nào hạ sốt cho con mà không cần dùng đến thuốc không, vì Nuna không uống được thuốc hạ sốt, uống vào là nôn ra.

Và cuối cùng, mẹ Nuna “thu thập” được một loạt các biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho em bé khá hiệu quả mà lại dễ, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Dùng cây cỏ nhọ nồi:

Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

Lau người cho bé:

Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.

Tắm cho bé:

Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.

Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng. Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.

Xông cho bé:

Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

Ngoài ra, có một số lưu ý mà cha mẹ cần nhớ mỗi khi hạ sốt cho con:

- Trong quá trình hạ sốt, tuyệt đối không b��t quạt, bật điều hoà. Làm như thế, da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt. Hãy để cho bé tự ra mồi hôi.

- Mặc quần áo thoáng cho bé, lau sạch mồ hôi và thay quần áo cho bé. Dùng quạt nan quạt nhẹ bằng tay cho bé được thoáng nếu cần thiết.

- Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

- Cho bé uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước, tránh tình trạng mất nước quá nhiều.

- Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống nước mát như sữa chua, cháo, súp…

Trong trường hợp bé sốt quá 3 ngày mà không đỡ dù đã áp dụng mọi cách thì nên đưa bé đi khám sớm. Với bé dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.

(ST).

 

khi trẻ sốt nhỏ hơn 39 độ c phaỉ hạ nhiệt bằng khăn ẩm nước nóng và không dùng khăn ẩm nước lạnh
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
cho tôi hỏi tôi tưng nghiện ma túy khi quan hệ với vợ tôi đã có thai và đã sinh cháu gái đươc 5 tháng tuổi hiện nay cháu vân phát triển bình thường.nhưng mọi người bảo rằng nếu khi có thai mà tôi đang sử dụng ma túy thì con tôi sẽ bị ảnh hưởng tới não.tôi rất lo lắng hiện giờ thì chưa thấy biểu hiện gì về sự phát triển của cháu liệu sau này lớn lên con tôi có sao không mong bác sĩ giúp đỡ cho tôi hiểu điều này được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Cocaine là một thuốc thường dùng nhất trong các đối tượng nghiện ma túy. Theo y văn cho thấy cocaine có khả năng gây hại cho thai khi mẹ mang thai sử dụng. Hầu hết các tác dụng có hại là do thuốc gây tình trạng co mạch. Mẹ có thể bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, vỡ động mạch chủ, co giật, chất đột ngột. Nhau bong non thường xảy ra trên người mẹ mang thai có nghiện cocaine gấp 4 lần người bình thường. Nguy cơ tổn thương các mạch máu trong phôi cao, có khả năng gây thai chết lưu. Cũng chính vì những tổn thương mạch máu mà thai nhi cũng có thể bị các dị tật bẩm sinh. Như vậy cocaine tác động trực tiếp lên người mẹ và thai nhi nếu người mẹ có sử dụng. Trong trường hợp của anh chị, anh sử dụng mà chị không sử dụng thì không ảnh hương trên thai nhi. Nhưng một vấn đề gắn liền với tình trạng nghiện là có thể mắc các bệnh lây truyền qua máu như viêm gan B và C, HIV… Do đó, anh chị nên kiểm tra máu sớm để xem có mắc các bệnh này không để có được tư vấn hướng xử trí tích cực.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
tre nho 6thang tuoi bi sot cao phai lam sao day
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Chào chị! Bạn có thể hoảng hốt khi thấy thân nhiệt của bé tăng lên, nhưng thực tế là điều đó không quá nghiêm trọng. Bản thân tình trạng sốt không gây hại, và đôi khi nó lại là một dấu hiệu tốt, vì đó thường là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Không phải tất cả các cơn sốt đều cần điều trị. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho trẻ khó chịu và gặp một số vấn đề như cơ thể mất nước. Hãy lấy lại bình tĩnh và thực hiện những bước cơ bản nhất như lấy nhiệt độ chính xác của cơ thể bé và tìm cách làm cho trẻ dễ chịu hơn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị sốt, và những dấu hiệu cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ. Trước đây, các bác sĩ thường khuyên trị sốt chỉ dựa trên cơ sở thân nhiệt. Song hiện nay, người ta khuyến cáo cần kết hợp trị sốt và kiểm tra toàn bộ thể trạng của trẻ. Những trẻ có thân nhiệt thấp hơn 38,9 độ C thường không cần dùng thuốc, trừ phi các em thấy khó chịu. Tuy nhiên, điều này có ngoại lệ, đó là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Còn với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của bé. Bằng cách này, bạn có thể quyết định liệu bé chỉ sốt nhẹ hay thực sự cần tới bác sĩ. Tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng nếu trẻ: - Vẫn thích chơi - Đang ăn uống tốt - Tỉnh táo và mỉm cười đáp lại - Sắc da bình thường - Trông tươi tỉnh hơn khi thân nhiệt hạ Nếu vì sốt mà trẻ không muốn ăn thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Tình trạng này rất phổ biến đối với trường hợp sốt do nhiễm trùng. Làm sao để biết bé sốt thế nào? Một cái hôn lên chán bé hoặc đặt tay nhẹ lên da cũng đủ để biết được bé có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé. Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, bạn sẽ biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức dưới đây: - Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn - Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng - Từ 37,2 độ C nếu đo ở nách. Tuy nhiên, sốt cao bao nhiêu độ cũng không thể cho biết vì sao bé ốm. Cảm lạnh hoặc nhiễm virus có thể là nguyên nhân (thường từ 38,9 đến 40 độ C), song đôi khi nó không thực sự nghiêm trọng. Ngược lại, có khi bé không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), lại tiềm ẩn một sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Do cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, nên trẻ đều trải qua cảm giác gai lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể cố gắng sinh thêm nhiệt khi sốt cao. Sau đó, bé có thể vã mồ hơi khi cơ thể hạ sốt. Đôi khi, trẻ bị sốt có thể thở gấp hơn bình thường và nhịp tim nhanh hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn nhiều so với bình thường hoặc tiếp tục thở gấp sau khi hạ sốt. CHúc bé mau khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Gửi hỏi đáp - bình luận