Cách giao tiếp với người lạ trò chuyện tự nhiên, khéo léo
Cách giao tiếp của người Malaysia
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm cách nào để thể hiện mình là một người thông minh, đáng tin cậy, năng động, cũng như để mọi người ghi nhận bạn là người có tài. Để làm được điều đó, bạn cần có được kỹ năng giao tiếp tốt, cách nói chuyện chuyên nghiệp, cách nói chuyện hài hước, tự tin và hấp dẫn.
CÁCH GIAO TIẾP HÀI HƯỚC, TỰ TIN
Chủ đề trò chuyện.
Phát âm rõ ràng, sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp.
Cách nói hài hước luôn đi kèm với sự nghiêm túc.
Cách nói chuyện hài hước sẽ giúp bạn mang mọi người đến gần nhau hơn.Cách nói chuyện hài hước chỉ phù hợp với những người hiểu bạn, hoặc một người lạ nói chuyện cở mở. Không phải với bất cứ ai, bất kì người nào, trong bất cứ trường hợp nào thì hài hước cũng được đem ra sử dụng. Bạn nên cẩn thận khi nói chuyện hài hước với những người không mấy thân thiện, cũng như thận trọng trong những câu nói đùa của mình, đừng chỉ vì một phút bất cẩn mà bị đối phương đánh giá là một con người vô duyên, thiếu thân thiện.
Ngữ cảnh và cách thức truyền tải.
Cách nói chuyện hài hước không có một mẫu số chung nào cũng thể hay nhất định. Có thể chỉ cần một xíu thông minh trong trò chuyện cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt đối phương chẳng hạn. Và không phải cứ lúc nào cũng kể chuyện cười, hay nói chuyện bậy cũng được đánh giá là nói chuyện hài hước. Cách nói chuyện hài hước đòi hỏi bạn phải thể hiện một cách tinh tế. Bạn cần chú ý đến giọng, cường độ âm tiết sao cho phù hợp với người nghe. Một nụ cười , cùng sự giải thích rõ ràng, thi thoảng nói vài câu nói vui, sẽ đem lại cho người nghe những cảm giác thú vị.
Để có được cách nói chuyện hài hước là bạn cần xác định vấn đề chính trước khi nói một câu hài hước nào đó.
Mỗi câu nói hài hước đều có một mục tiêu, bạn cần xác định vấn đề mình cần nói là gì trước khi nói một câu hài hước nào đó để tránh nói lang mang, lạc đề, dài dòng và trở nên vô duyên trong mắt người đối diện. Sự hài hước sẽ giúp bạn tạo ra cảm giác có tính cộng động, bằng việc phân chia thế giới thành 2 mảng, những người biết rõ sự việc và những người không biết gì và điều đó làm nên ấn tượng của bạn trong mắt người khác.
Thời gian là tất cả vì vậy bạn cần trang bị cho mình một phụ kiện làm đẹp.
Một diễn giả, một diễn viên hài hay bất kì một ai đó cũng sẽ nói với bạn thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng khi đưa ra những câu nói hài hước. Yếu tố thời gian chuyển hóa của các câu nói hài hước, có đi kèm với những biểu hiện nào hay không, như nụ cười, nét mặt, cử chỉ tay chân. Đôi khi những câu nói lửng cuối câu sẽ là những câu nói dễ gây cười và đáng nhớ nhất trong suốt buổi nói chuyện.
Cần biết dừng đúng lúc.
Như Shakespear đã từng nói: “Sự hài hước càng ngắn gọn bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu”. Không phải cứ lặp đi lặp lại cách nói chuyện hài hước trong suốt buổi nói chuyện, hay nói một câu nói vui nào đó quá nhiều lần dai dẳng là bạn trở thành người nói chuyện hài hước. Bạn nên Cần phải xác định điểm dừng đúng lúc, cũng như xác định những gì đối phương muốn nghe để đối phương luôn cảm thấy quyến luyến và muốn nói chuyện tiếp túc ở những lần sau. lưu ý, sự hài hước phải phục vụ cho mục tiêu, cho thông điệp mà bạn đưa ra, chứ không phải là sự dài dòng lập đi lập lại quá nhiều lần nhé.
Một Số Ít Kỹ Năng Tạo Sự Hài Hước Trong Giao Tiếp
Một chút hài hước trong giao tiếp sẽ giúp câu chuyện thêm thú vị và bầu không khí thoải mái, dễ chịu hơn, nhất là trong công việc. Vậy làm thế nào để nói chuyện hài hước và thu hút mọi người? Bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Một chút hài hước trong giao tiếp sẽ giúp câu chuyện thêm thú vị. Ảnh: internet
Hoàn cảnh
Không phải bầu không khí nào cũng có thể bông đùa, nhất là những trường hợp có tính chất đau buồn hay trang nghiêm. Hài hước trong những hoàn cảnh như thế này sẽ làm phản tác dụng và khiến người khác khó chịu.
Chủ đề
Để trở thành một con người hài hước và thu hút người đối diện, khi giao tiếp cần tránh những lỗi sau đây:
- Tránh chọn những chủ đề phản cảm, dung tục.
- Không đem nỗi buồn và bất hạnh của người khác ra làm trò đùa.
- Không nên nói mãi về một chủ đề cũng như không nên kể một câu chuyện nhiều lần.
Ngôn ngữ
Hài hước có thể rèn luyện và phát huy. Nhiều người tạo nên sự hài hước bằng cách sử dụng các từ có tính tạo hình, gợi cảm xúc, từ láy... Vì vậy, để làm cho câu chuyện thêm thú vị, hài hước, hãy đọc thêm nhiều sách, tiểu phẩm, truyện ngắn và thường xuyên trau dồi vốn từ vựng. Ngoài ra, xem hài kịch cũng là một cách giúp cải thiện tính hài hước.
Hài hước nên được sử dụng trong những tình huống và đối tượng phù hợp. Ảnh: internet
Cử chỉ, giọng điệu
Sự nhanh chậm, ngắt giọng góp phần làm tăng tính hài hước cho câu chuyện. Câu chuyện vui thường được kể với giọng trầm và nhịp điệu nhanh. Hài hước cũng có những thủ pháp riêng của nó, chẳng hạn như khoa trương, cường điệu, châm biếm, nói bóng gió...
Quan tâm đến người nghe
Hài hước nên được sử dụng trong những tình huống và đối tượng phù hợp. Đừng cố pha trò khi đối tượng nói chuyện là người lớn tuổi, thích nghiêm túc, hoặc khi người đối diện đang có tâm trạng. Bên cạnh đó, việc quan tâm, hỏi han, lắng nghe người đối diện, sự cảm thông có tác dụng mạnh hơn lời nói. Niềm vui cùng với sự chân thành sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác.
Cập nhật thông tin
Bạn sẽ làm gì khi mọi người cùng bình luận về một tấm hình vui nhộn nào đó, được cộng đồng mạng truyền tay nhau đã lâu nhưng bạn chẳng biết gì về nó? Do đó, hãy thường xuyên cập nhật thông tin, xem mọi người đang bàn tán chuyện gì, những loại từ ngữ mới mà mọi người đang dùng là gì, gần đây trong khu phố có chuyện gì vui… Điều này sẽ phần nào giúp bạn hiểu được câu chuyện của người khác và có một cuộc sống phong phú hơn.
Một cuộc điều tra ở Mỹ cho thấy, những nhà quản lý sau khi tham gia một khoá cải thiện sự hài hước, hiệu suất công việc cao hơn 15% so với 9 tháng trước đó. Người có tính hài hước thường có chỉ số IQ cao, khả năng ứng biến linh hoạt, lạc quan và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Hài hước đôi khi còn giúp con người vượt qua những tình huống cam go và khó khăn trong cuộc sống nữa.
Thế nào là giao tiếp thông minh? Nếu diễn giải ra, đây là một lĩnh vực khá rộng, và có vô vàn quan điểm về cái được gọi là “cách giao tiếp thông minh”. Có người cho rằng, nói chuyện khéo léo, được lòng ai đó là thông minh; có người nghĩ nên nghe nhiều hơn, không nói gì công kích người khác để không bị ghét là thông minh; và cũng có người nghĩ, thể hiện kiến thức, sự hiểu biết của mình trong câu chuyện là thông minh. Tùy quan điểm mỗi người mà giao tiếp thông minh sẽ có nhiều cách hiểu, cách áp dụng, và dĩ nhiên không phải bao giờ tất cả cũng đúng. Những cách giao tiếp thông minh sau đây bạn có thể học và áp dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình:
Giao tiếp, không đơn giản là cuộc nói chuyện, trao đổi giữa hai hay nhiều người, mà qua đó, còn thể hiện tính cách, quan điểm sống, trình độ, khả năng, ấn tượng về con người bạn đối với người khác. Vì vậy, giao tiếp thông minh là sự kết hợp nhiều yếu tố để tạo nên một buổi nói chuyện tốt đẹp, đạt mục đích của cả hai bên (hay ít nhất là về phía bạn), tăng cường mối quan hệ và thể hiện cái tôi của chính bạn. Giao tiếp thông minh chính là chiến lược giao tiếp để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, và dĩ nhiên, cần có sự chuẩn bị chu đáo, tập luyện kỹ lưỡng Những cách giao tiếp thông minh
Năm câu hỏi cho giao tiếp thông minh
Ai? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Thế nào? – Đó chính là những câu hỏi bạn cần trả lời trước khi trò chuyện với ai đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ minh họa sau sẽ làm nổi bật vấn đề này:
Bạn chuẩn bị đi gặp bố mẹ của người yêu. Bạn cần chuẩn bị để ra mắt được như ý và để lại ấn tượng tốt trong lòng họ. Vậy bạn sẽ chuẩn bị như thế nào?
Bạn sẽ gặp ai? – Tôi sẽ gặp bố mẹ của người yêu. Họ là người như thế nào? (tính cách, nghề nghiệp, quê quán,…) Trả lời câu hỏi này để chuẩn bị phong cách nói chuyện phù hợp. Với người vui tính, dễ dãi, bạn nên có phong cách trò chuyện cởi mở, dễ gần, pha chút hài hước. Trái lại người nghiêm khắc, hơi cổ hủ, bạn cần nói chuyện đứng đắn hơn, và chủ đề nên hướng về nghề nghiệp, tương lai.
Bạn sẽ gặp họ ở đâu? Nếu gặp ở nhà hàng, hãy ăn mặc trang trọng. Nếu gặp ở nhà, chuẩn bị ít bánh trái, hoa và ăn mặc lịch sự một chút.
Khi nào bạn sẽ gặp họ? Buổi chiều hay buổi tối? Đây có phải lần đầu tiên bạn gặp họ không? Dĩ nhiên, sự thân thuộc sẽ quyết định bạn sẽ trò chuyện theo phong cách nào là hợp lý, với chủ đề nào được họ ưa thích.
Tại sao? Tại sao bạn lại đi gặp gỡ bố mẹ người yêu? Ra mắt hay đến để đề cập chuyện cưới xin, hay đơn giản tới chơi với tư cách như một người bạn? Điều này sẽ quyết định bạn sẽ nói chuyện với họ dưới tư cách là bạn trai/bạn học/người yêu/chồng chưa cưới của con gái họ.
Thế nào? Bạn sẽ nói chuyện gì? Chào hỏi như thế nào? Bạn có đi cùng với ai không? Có nên gọi điện trước không?…Tất cả sẽ nhằm trả lời cho câu hỏi “bạn sẽ tiến hành cuộc trò chuyện đó như thế nào, sao cho hợp lý nhất”.
Trả lời cho câu hỏi thế nào, bạn còn xác định được chủ đề của buổi nói chuyện là gì, điều gì khiến cả hai quan tâm nhất, bạn nên giữ thái độ như thế nào khi nói chuyện…
Thành thật luôn là điểm cộng cho giao tiếp thông minh
Khi một cô gái hỏi bạn “mọi người ở trong xóm trọ có thích em không?”, một số người nghĩ rằng nếu trả lời “có″ thì sẽ luôn là phương án an toàn, thông minh nhất. Nhưng không hẳn thế. Câu trả lời thành thật mà không làm mất lòng người nghe, ngược lại làm cho họ tin tưởng bạn hơn mới chính là câu trả lời thông minh trong giao tiếp.
Chẳng hạn, với câu hỏi trên, chắc chắn người nghe sẽ mong nhận được câu trả lời là “có″, thế nhưng nếu sự thật là mọi người trong xóm trọ không thích cô bé đó, chàng trai nên chọn một câu trả lời khác. “Mọi người nói em dễ thương, nhưng hơi khó gần nên cũng không dám bắt chuyện” có thể là một câu trả lời hợp lý trong tình huống này.
Biết bắt đầu và dừng lại đúng chỗ
Nhiều người có lối kể chuyện rất khéo léo, tuy nhiên lại quá dài dòng và cứ kể từ chuyện nọ sang chuyện kia mỗi khi gặp gỡ ai đó. Những mẫu người này nhận thấy sự tán thưởng từ phía người nghe cho câu chuyện của mình, và đáng lẽ nên dừng lại để câu chuyện ở mức “vừa đủ”, họ lại cố kéo dài thêm ra, phân tích, diễn giải rồi liệt kê những chuyện liên quan cho thêm phần hấp dẫn…Hãy cẩn thận, vì dù câu chuyện của bạn duyên dáng đến đâu, nên nhớ rằng bản chất con người ai cũng muốn thể hiện mình với người khác. Giao tiếp chính là một cách họ thể hiện mình, vì vậy trong buổi trò chuyện hãy để cho tất cả mọi người được thể hiện, sẻ chia, chứ đừng “độc chiếm” như thể sân khấu là của riêng bạn. Trừ khi bạn lớn tuổi hay có trình độ, học vấn…cao hơn những người còn lại và tất cả đều muốn nghe ý kiến của bạn, còn lại hãy chia sẻ quyền được nói cho tất cả, và lắng nghe hết mình, dù là câu chuyện dở nhất. Đó là cách giao tiếp lịch sự, tế nhị rất được đề cao, coi trọng.
Khi ai đó hỏi bạn vấn đề gì, hãy chỉ trả lời đủ ý. Hầu hết chúng ta đều muốn nghe lời khuyên của người khác, nhưng chỉ là lời khuyên ở mức vừa đủ: đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu người nghe, bạn sẽ gây ra tác dụng ngược.
Giao tiếp thông minh là nói vừa đủ, đúng lúc và luôn lắng nghe chân thành