Cách chọn kim từ điển tốt nhất giúp việc học ngoại ngữ hiệu quả
Cách giữ người giúp việc khôn khéo để họ tận tâm với gia đình bạn. “Người chủ cũng nên coi người giúp việc như người bạn, người trong gia đình. Thường xuyên quan tâm đến họ, không nên bắt họ làm mọi việc như người ở bởi ngoài quan hệ trên hợp đồng lao động, còn là tình người” - anh Đặng Trung Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nông thôn, chuyên cung cấp người giúp việc tư vấn.
Giữ chân" ôsin bằng cách nào?
|
Các trung tâm môi giới đông nghịt người đến đăng ký tìm người giúp việc. |
Cách giữ chân người giúp việc
Tủi thân
Chị Minh quê ở Tây Ninh, là chị cả trong gia đình có 11 anh em. Phơi nắng, phơi mưa ngoài đồng suốt cả ngày mà vẫn không đủ ăn. Chị quyết định theo người quen lên thành phố làm giúp việc nhà cho một gia đình ở quận 1. Lương cao, nhà chủ chỉ có bốn người gồm hai vợ chồng và hai đứa con, vợ chồng chủ cũng dễ tính nên mọi việc đều suôn sẻ. Cho đến một hôm, chị Minh vô tình nghe chị chủ mắng con gái: “Mày không chịu học hành đàng hoàng. Lớn lên chỉ có đi làm osin cho người ta thôi. Bị người ta đè đầu cưỡi cổ…”. Nghe xong, chị Minh chỉ biết rơi nước mắt tủi phận mình. Suốt mấy ngày lủi thủi làm việc nhà, không còn vui vẻ như trước.
Chị Hồng giúp việc cho một cô chủ khá giả ở quận 3. Công việc khá thoải mái vì cô chủ dễ tính và lương cao. Cô chủ có cô em gái ở gần đó thường sang thăm chị. Mang tiếng giúp việc cho cô chị nhưng chị Hồng thường xuyên bị cô em sai bảo, hạch sách. Nào là nấu món này món nọ để cô mang về cho chồng con. Nào là đấm bóp, giặt đồ… đủ chuyện. Vì nể chủ nên chị ráng làm. Đến bữa nọ, chị Hồng đang chuẩn bị về quê có việc gấp thì cô em bảo ở lại đấm bóp rồi hãy về. Chịu hết xiết, chị từ chối. Cô em tức giận: “Tuy tôi không bỏ tiền ra thuê chị nhưng tôi có quyền đuổi chị bất cứ lúc nào!”. Quá chán ngán, chị Hồng đi thẳng về quê.
Cũng có trường hợp người giúp việc tự trọng quá sức tưởng tượng của chủ như chuyện của chị Giang ở quận 5. Chị có sở thích rất lạ là thích thuê người đã từng giúp việc cho những người nổi tiếng. Chị hớn hở khoe: “Mình mới thuê được một con bé đã từng làm thuê cho diễn viên A nổi tiếng đó nhe!”. Mức lương cho người giúp việc của người nổi tiếng đương nhiên cũng cao hơn bình thường. Khoảng tháng sau gặp lại thì người giúp việc của chị đã nghỉ làm. Số là hôm đó, chồng Giang ghé về nhà ăn trưa. Anh bảo cô bé giúp việc dọn cơm rồi tranh thủ đi rửa mặt, thay đồ. Quay trở ra thấy vẫn chưa có cơm, anh hỏi thì cô bé giúp việc trả lời: “Em chưa thấy đói, anh ăn trước đi”. Anh bực mình: “Nhưng mà anh thấy đói, em có dọn cơm không?”. Cô bé giúp việc sụt sịt: “Em làm giúp việc cũng có cái sĩ diện của em chứ! Anh không tôn trọng em…”.
Người chung một nhà
Không chỉ cách hành xử không khéo của chủ khiến người giúp việc cảm thấy “đụng chạm” tới lòng tự trọng của họ. Đôi khi chỉ vì một lời nói vô tình cũng có thể làm tổn thương đến người giúp việc. Chị Hoài ở quận Bình Tân có cô con gái 15 tuổi cứ thích vứt đồ đạc lung tung. Chị la con gái: “Trong nhà có người lạ, con cứ vứt đồ lung tung. Mất mát làm sao mà biết?”. Chị Thảo giúp việc nghe được, buồn: “Trong nhà chỉ có tui là người ngoài. Tui đâu phải người như vậy đâu. Nói vậy chẳng khác gì tui là kẻ trộm trong nhà?”.
Trở lại chuyện chị Minh, chị chủ nhà để ý hỏi ra cớ sự liền rối rít xin lỗi: “Em xin lỗi chị! Chỉ là câu nói cửa miệng để la con nhỏ thôi. Em không có ý xúc phạm chị…”
Một số ý kiến cho rằng, quan hệ giữa chủ và người giúp việc đơn giản chỉ là bỏ tiền ra mua sức lao động. Được đối xử tốt nhưng có chỗ khác thuê cao hơn thì người giúp việc cũng bỏ đi. Mặc dù là vậy nhưng thuê người thì dễ, giữ được người mới khó. Đặc trưng công việc của người giúp việc là làm việc nhà, có phần gần gũi với chủ hơn so với các công việc khác. Vì vậy, trong thực tế có người giúp việc vẫn làm bền một chỗ vì cái tình với chủ và vì được tôn trọng.
Bí quyết giữ người giúp việc
Tìm được người giúp việc ưng ý đã khó, giữ chân họ còn khó hơn bởi chỉ một chút sơ sểnh là người giúp việc sẽ rũ áo ra đi tìm chủ mới. Chị Thảo (Hà Nội), một người từng thuê giúp việc cho rằng, nên tìm hiểu gia cảnh để chọn người thực sự cần đi làm để có nhu cầu giữ việc. Tốt nhất là nên biết rõ chỗ ở của họ.
Chị Phương, qua kinh nghiệm bản thân, cho rằng người giúp việc đi hay ở không phụ thuộc vào cách đối xử của chủ. Chị đối xử với người giúp việc rất tốt và bình đẳng nhưng vẫn chưa giữ chân ai được lâu. Trái lại, chị Tùng, lại luôn duy trì nguyên tắc thương yêu và chia sẻ với họ. Người giúp việc của chị không biết chữ nên chị Tùng thường dành thời gian dạy chữ cho cô gái này.
"Nhiều người bảo mình hâm vì đối xử với họ quá bình đẳng, nhưng nói thật, mình thương người giúp việc lắm" - chị Tùng nói. Đây có lẽ là bí quyết khiến người giúp việc này vẫn ở lâu với chị.
Thỏa thuận với người giúp việc
Theo các bà nội trợ đã thành công trong việc giữ người, việc tính lương nên được bắt đầu ở mức thấp nhất so với giá thị trường để sau đó còn có dịp tăng lương. Đây cũng là cách để người giúp việc cảm thấy vui và hứng thú nhiều hơn với công việc họ đang làm. Chỉ nên trả lương vào cuối tháng.
Nếu quê xa, một năm chỉ được về 1-2 lần có phụ cấp tàu xe. Nếu quê gần, có thể nhiều hơn, nhưng cũng phải quy định số lần có phụ cấp, đi nhiều hơn thì tự lo tàu xe. Nghỉ cũng vậy, mỗi năm chỉ được nghỉ một số ngày nhất định, nghỉ quá trừ vào lương.
Chị Yến ở quận 7, TP HCM chia sẻ: "Mỗi năm, ngoài lương tháng, mình cho họ 2 lần tiền may quần áo, Tết thưởng tháng lương 13, trung thu và tết tây cho 100.000 đồng, sinh nhật tặng quà". Ngoài ra, chị dạy con phải lễ phép và tôn trọng người giúp việc. Với hai đứa trẻ này, không có khái niệm "người làm" mà chỉ biết có "bảo mẫu".
Về chuyện tăng lương, có chị cho rằng nên để gần Tết tăng; Tết về với tâm trạng được tăng lương thì người giúp việc sẽ có động cơ mau chóng trở lại hơn.
Một số phụ nữ khác lại có chiêu tặng quà cáp cho gia đình người giúp việc mỗi khi họ về quê; hoặc tặng những đồ còn tốt trong nhà mà mình ít hoặc không dùng đến.
"Về công việc, nên để người ta bận rộn một chút từ đầu, đừng để nhàn rỗi quen đi, đến lúc sinh em bé hay nhà thêm việc thấy bận lại ngại" - chị Hằng, sống ở TP HCM, chia sẻ bí quyết.
Giữ người sau Tết
Nhiều gia đình khốn khổ vì sau Tết, người giúp việc về quê rồi ở lại luôn, hoặc nhảy sang nhà khác có mức lương hấp dẫn hơn. Hiện trạng người giúp việc bỏ đi sau tết còn do mẹo kiếm tiền của các trung tâm môi giới. Nhiều trung tâm "xúi" người giúp việc bỏ nhà này chuyển sang nhà khác với bao viễn cảnh tốt đẹp để "quay vòng", ăn tiền công.
Để đối phó, nhiều nhà giữ chân họ bằng việc giữ lại khoản thưởng Tết, hoặc tháng lương cuối cùng, đợi quay lại mới chi trả.
Có gia đình giữ người bằng cách đề nghị ăn Tết cùng gia đình với mức thưởng cao, sau tết mới về thăm quê. Điều này giúp tránh tình trạng người giúp việc về quê nghe rỉ tai chỗ này "ngon", chỗ kia "sướng" mà thay chủ, hoặc quen với không khí hội hè, đình đám mà không muốn đi làm nữa.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Cách chọn người giữ trẻ
Trong cuộc sống vốn rất bận rộn, bạn rất cần thời gian cho riêng mình và việc tìm một người giữ trẻ còn độc thân sẽ giúp ích cho bạn.
|
Không có giới hạn nào về tuổi tác đối với người giữ trẻ. Dù bạn tìm một người ở độ tuổi “teen” hay người lớn tuổi để chăm sóc cho con bạn, thì kỹ năng và kinh nghiệm của người giữ trẻ vẫn quan trọng hơn tuổi tác.
Tìm người giữ trẻ
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm người giữ trẻ, hãy bắt đầu bằng việc hỏi các bà mẹ khác về những người giữ trẻ họ đã thuê. Bất cứ nơi đâu bạn gặp gỡ và tiếp xúc đều là đầu mối quan trọng cho bạn tìm hiểu về họ.
Phỏng vấn người giữ trẻ
Khi bạn đã tìm được một ứng cử viên có tiềm năng, hãy sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Nếu người giữ trẻ còn ít tuổi, bạn có thể mời cha mẹ họ đến để cùng phỏng vấn. Mời được cha mẹ họ đến sẽ giúp bạn đánh giá việc làm tốt hơn và tạo sự ràng buộc về lòng tin với người giữ trẻ và cha mẹ họ.
Câu hỏi cho người giữ trẻ có tiềm năng
Khi phỏng vấn người giữ trẻ, bạn nên hỏi những câu sau:
- Bạn có kinh nghiệm gì trong việc chăm sóc trẻ nhỏ?
- Bạn đã từng học qua lớp chăm sóc trẻ nào chưa?
- Bạn có biết sơ cứu không?
Nếu con bạn là trẻ sơ sinh, bạn nên hỏi người giữ trẻ có biết thay tã lót, bế trẻ hay cho trẻ ăn không.
Hãy để con bạn tiếp xúc với người giữ trẻ
Khi phỏng vấn, hãy để người giữ trẻ gặp bé để biết họ tiếp xúc với nhau như thế nào.
Thử phản ứng của người giữ trẻ
Khi bạn tìm được người giữ trẻ, hãy thử phản ứng của họ. Yêu cầu người giữ trông con bạn trong khi bạn làm việc ngoài sân. Giữ khoảng cách với người giữ trẻ, nhưng cũng đủ gần để bạn quan sát xem người giữ trẻ làm quen với con bạn như thế nào. Sau này bạn có thể kiểm lại mọi chuyện rồi đặt ra những câu hỏi tình huống trước khi để người giữ trẻ ở lại một mình với con bạn.
Việc tìm được một người giữ trẻ phù hợp với gia đình bạn là giải pháp để
bạn yên tâm khi vắng nhà, nhất là khi đi xa. Biết con bạn được an toàn, sự yên tâm và vui vẻ giúp cả nhà được an tâm.
Dạy con ứng xử với người giúp việc
Để con bạn có cách ứng xử đúng mực với người giúp việc, bạn cần có những định hướng hành vi cho con một cách hợp lý
Để con có những hành vi ứng xử đẹp ngay từ khi còn nhỏ đối với những người xung quanh và đặc biệt là với người giúp việc, cha mẹ hãy:
Là tấm gương để con bạn học tập: Khi giao tiếp với người giúp việc, bạn cần thể hiện sự tôn trọng người lao động, khi yêu cầu họ làm việc gì, cần dùng từ ngữ tế nhị, tránh những từ ngữ ra lệnh, quát tháo. Bạn luôn dạy con cách gọi dạ bảo vâng, không được nói trống không, không được quát tháo, la ó cô, không quên nói lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của họ. Bạn hãy luôn coi người giúp việc như một thành viên trong gia đình, và luôn quan tâm chia sẻ với người giúp việc để con bạn không còn thấy có khoảng cách nào, và từ tình cảm gắn bó đó, con sẽ biết lựa chọn cách ứng xử hợp lý trong mỗi tình huống
Hiện nay, nhiều cơ sở dạy nghề khó tuyển sinh vì không có đầu ra! Nhưng có một nghề mà chủ sử dụng lao động nhiều khi phải xếp hàng để “rình” những lứa lao động ra nghề mà không có! Đó là nghề giúp việc gia đình.
Nghịch lý!
Những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của xã hội, cuộc sống công nghiệp đã khiến nhiều gia đình rất cần người giúp việc. Ban đầu, người ta tìm người giúp việc trong số những người quen biết, họ hàng bởi chỉ những người này mới đủ tin cậy để trông nom nhà cửa, con cái. Song không phải lúc nào cũng tìm được người trong gia đình để cậy nhờ.
Thuê người ngoài giúp việc gia đình là điều bất đắc dĩ, song cũng chẳng dễ dàng gì. Chị Phạm Kim Anh, ở khu tập thể Thành Công cho biết, đã gần nửa năm nay, gia đình chị cần tìm người giúp việc. Chị đã đăng ký tại nhiều trung tâm giới thiệu việc làm mà vẫn chưa tìm được người ưng ý. Hai vợ chồng đi từ sáng đến tối, hai đứa con nhỏ đứa học cấp 1, đứa đi nhà trẻ, một mình người giúp việc ở nhà, nên chị rất cần người có thể tin tưởng. Đấy là chưa kể, nhiều người giúp việc ở quê lên còn không biết sử dụng máy giặt, lò vi sóng, hút mùi, khử mùi…
Đón bắt được nhu cầu của xã hội, một vài công ty đã tổ chức tuyển dụng, đào tạo trình độ sơ cấp cho người lao động làm nghề giúp việc, đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử phù hợp với từng gia đình. Các học viên được đào tạo một cách bài bản theo chương trình đã được Sở LĐ-TB&XH thẩm định và được cấp chứng chỉ nghề hẳn hoi. Chính vì vậy, ngay sau khi hoàn thành khóa học, các học viên này đã có ngay việc làm với mức thu nhập xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng.
Khó khăn ở đây là, mặc dù liên tục được đặt hàng cung ứng lao động giúp việc nhưng chẳng bói đâu ra học viên để đào tạo. Các công ty đã phải đích thân đi tuyển ở nhiều vùng ngoại thành nhưng không có người đăng ký theo học. Nhiều lao động có tư tưởng "kén cá, chọn canh" nên không chịu đi học làm người giúp việc. Hơn nữa, họ cho rằng toàn những việc nội trợ gia đình nên không cần phải học vẫn làm được!
Bao giờ giúp việc trở thành nghề!
Có thể thấy, lao động giúp việc từ lâu đã được coi là một nghề được xã hội thừa nhận. Thậm chí, nhiều lao động Việt Nam đã đi làm việc tại nước ngoài với mã nghề "giúp việc". Làm thế nào để giúp việc chính thức trở thành một nghề được đào tạo bài bản với đầy đủ kỹ năng cần thiết? Về vấn đề này, bà Cát bày tỏ: "Chúng tôi mong muốn xã hội nhìn nhận họ là những người lao động như biết bao nghề nghiệp khác chứ không phải là người đi ở".
Thực tế, nhiều gia đình vẫn chưa thực sự coi trọng người giúp việc bởi họ vẫn có tư tưởng người giúp việc phải răm rắp nghe theo ông, bà chủ, thậm chí là những ông, bà chủ "nhí" trong gia đình. Còn nhiều người muốn làm nghề cũng cho rằng, chẳng cần tham gia đào tạo để khỏi mất thời gian, đỡ tốn tiền học và phí môi giới. Làm giúp việc, biết có làm được lâu bền với gia chủ hay chỉ một vài tháng lại phải nhảy hoặc mất việc. Chị Trần Thị Mai ở Từ Liêm, đã từng làm giúp việc cho nhiều gia đình kể có những gia đình khá thoải mái trong ứng xử, nhưng cũng có nhiều gia đình quá khó tính hay quát tháo, mắng mỏ coi người giúp việc như con ở. Chính vì vậy chị không muốn phải mất thời gian học nghề và ai trả công cao thì chị làm.
Người giúp việc đã trở thành nhu cầu bức thiết của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để tìm được người có kỹ năng ứng xử, kỹ năng sử dụng thiết bị sinh hoạt cũng như đủ độ tin tưởng thì quá khó trong thời buổi hiện nay. Và như thế, việc ra đời các trung tâm đào tạo kỹ năng cho lao động giúp việc là điều rất cần thiết. Thậm chí, nếu người lao động còn băn khoăn, các trung tâm đào tạo có thể ký hợp đồng lao động với những học viên để cung ứng cho những gia đình có nhu cầu theo giờ, theo tuần hoặc theo tháng. Như thế mới tạo được sự yên tâm cho người lao động cũng như cho các gia đình.
Cư xử với người giúp việc
Đối xử với người giúp việc như thế nào
Nghệ thuật từ chối trong công việc
Đi làm giúp đẩy lùi trầm cảm
Chuẩn bị gì khi đi xin việc
Cách bài trí bàn làm việc dành cho Sếp
(ST)