Hướng dẫn trị mụn nước cực đơn giản mà hiệu quả
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Cách giúp bé thông minh hơn rất đơn giản, hiệu quả. Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhất là đối với sự phát triển não bộ, đây là giai đoạn não bộ phát triển cực nhanh: 6 tháng đầu đời, não trẻ bằng 50% trọng lượng não người lớn, đến 2 tuổi, con số này là 80%, và bằng 100% từ 6 tuổi trở đi. Ngoài cung cấp dưỡng chất đầy đủ, giáo dục đúng phương pháp sẽ giúp trẻ thông minh hơn, cho trẻ tối đa tiềm năng học hỏi về sau.
Những cách có thể giúp bé thông minh hơn
|
|
Các bé cần có các hoạt động vui chơi hằng ngày để kích thích trí não phát triển thông minh |
Vai trò quan trọng của cha mẹ
Tại phòng khám Nhi khoa, chị Lan Anh - mẹ của bé Hoàng Anh đang học lớp mầm “so bì”: “Sao con tôi cùng tuổi với con chị Thanh hàng xóm, nhưng con chị Thanh biết nhiều thứ, nhớ rất lâu, năng động, khỏe mạnh hơn con tôi. Mặc dù vợ chồng tôi cho con ăn đầy đủ dưỡng chất”.
Còn chị Nguyễn Hồng Anh than thở: “Ba mẹ đều học giỏi nhưng không hiểu sao bây giờ cậu nhóc 4 tuổi của mình học hành chểnh mảng quá, có mấy chữ cái mà mình tập hoài cu cậu cũng không thuộc. Chẳng biết làm sao…”.
Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy - Trưởng khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2, rất nhiều bà mẹ than con ù lì, trí nhớ kém, chậm tiếp thu, không được thông minh như bạn bè khi đưa con đến gặp bác sĩ… nhưng thực ra trẻ không tự thông minh. Ngoài di truyền, trí thông minh của trẻ phải được kích thích hàng ngày qua dinh dưỡng, cách dạy dỗ một cách khoa học của ba mẹ thông qua âm nhạc, qua trò chơi, qua truyện kể, hoặc qua việc học ngôn ngữ…
4 tương tác nên áp dụng mỗi ngày để giúp con thông minh
Não trẻ phát triển nhanh và mạnh mẽ trong hai năm đầu đời. Nghiên cứu cho thấy tác động kịp thời trong giai đoạn này, sẽ đánh thức tiềm năng học hỏi của trẻ. Tuy nhiên, phải kết hợp cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo cho não và các tương tác như: Âm nhạc thông minh, Ngôn ngữ thông minh, Vui chơi thông minh đúng cách đúng lúc.
Âm nhạc thông minh: Từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến năm đầu tiên khi ra đời, được nghe nhạc hòa tấu và lời mẹ ru là những tác động rất bổ ích giúp trí não bé phát triển mạnh mẽ. Khi được mẹ ru hoặc nghe nhạc hòa tấu, bé ít khóc quấy và ngủ ngon hơn.
Ngôn ngữ thông minh là kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ rất quan trọng vì nó giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, kích thích sự vận động của não bộ và giải quyết vấn đề tốt hơn. Cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng trẻ, đọc sách, hát ru cho trẻ nghe…
Tạo cho trẻ các trò chơi thông minh không chỉ kích thích khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ mà còn phát triển thể lực cho trẻ. Chẳng hạn, khi dẫn bé đi công viên, bạn có thể chỉ con về các loại cây gần gũi với bé, khuyến khích bé tập trung qua các trò chơi tìm điểm khác biệt…
Bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết: “Ngoài các tác động hệ thống thông minh, các phụ huynh nên bổ sung dưỡng chất cần thiết để não bộ phát triển trong giai đoạn nhũ nhi. Cụ thể là DHA, Cholin, các vi khoáng như iốt, sắt, kẽm, vitamin nhóm B, Beta - Glucan… Được bổ sung DHA đạt hàm lượng khuyến cáo thị lực và trí não sẽ phát triển nhanh. Ngoài ra, DHA còn cân bằng hệ miễn dịch giúp trẻ không bị nhiễm bệnh trong ba năm đầu đời. Vì vậy, phụ huynh cần chú trọng các món ăn giàu DHA như cá mòi, trứng, tim, gan, sữa…”.
Thông minh phụ thuộc vào di truyền, dinh dưỡng và các tác động thông minh khác như môi trường giáo dục... Đạt được hiệu quả cao trong việc tác động, cha mẹ đừng nên ép con, trẻ cần được kích thích nhẹ nhàng hợp lý để có thể vừa học vừa chơi và có một tuổi thơ đúng nghĩa.
Những cách đơn giản giúp bé thông minh hơn
Các chuyên gia giáo dục trẻ em khẳng định, năm đầu tiên chính là thời gian rất quan trọng giúp bé học mọi thứ và phát triển thiên hướng của mình. Có thể bạn không để ý đến nhưng những điều giản dị dưới đây sẽ giúp bé phát triển trí thông minh:
- Giao tiếp bằng mắt. Hãy nhìn thẳng vào mắt con bất cứ khi nào bé thức. Những em bé biết nhận mặt từ sớm, nhất là khuôn mặt của bố mẹ. Mỗi lần nhìn chăm chú vào bạn, bé đã học được khả năng ghi nhớ.
- Cho bú mẹ càng lâu càng tốt. Những nghiên cứu cho thấy các em bé được bú mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn, đặc biệt khi kèm theo đó là được bố mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc, hát, kể chuyện cho nghe hay đơn giản là thường xuyên âu yếm, vuốt ve.
- Biểu cảm mặt khi nói: Các nhà khoa học khẳng định, ngay từ lúc mới sinh 2 ngày, các bé đã có thể bắt chước những cử động cơ mặt đơn giản.
- Cho bé soi gương. Đầu tiên, bé có thể nghĩ người trong gương là một em bé khác và trẻ sẽ rất thích thú học vẫy tay hay mỉm cười với "bạn" mình.
- Cù ngón chân: Thực tế, bạn có thể cù toàn thân bé. Tạo ra tiếng cười là bước đầu tiên để bạn giúp con phát triển khả năng hài hước.
- Chơi trò "tìm điểm khác biệt": Bạn giơ hai bức tranh có nhiều điểm tương đồng (kích thước khoảng 20,5-30cm) ra trước mặt bé và bảo con quan sát thật kỹ để chỉ ra những điểm khác biệt. Cách này sẽ giúp bé nhận mặt chữ và học đọc tốt hơn.
- Cùng khám phá: Bố có thể bế, địu hoặc cõng con đi dạo và thuật lại những gì mình thấy với bé, chẳng hạn: "Kia là một chú chó con" hay "Con nhìn cái cây to kìa", hoặc "Con có nghe thấy tiếng xe đang chạy không". Đây là một trong những cách xây dựng vốn từ cho bé.
- Hát cho bé nghe: Bố mẹ có thể hát những bài ngắn, giai điệu dễ nghe hoặc tự "phổ nhạc" khi trò chuyện, lúc chăm sóc con (chẳng hạn: Mẹ thay tã cho bé, mẹ yêu bé nhất nhà...). Một số nghiên cứu cho thấy việc nghe những giai điệu liên quan đến khả năng học toán của bé.
- Tận dụng mỗi lần thay tã, thay đồ cho con để dạy về các bộ phận của cơ thể hay của quần áo.
- Biến mình thành "sân chơi" cho bé: Bố có thể nằm dưới sàn nhà và để cho con bò, trườn qua người. Trò chơi vui vẻ này sẽ giúp bé học được khả năng phối phợp và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Đi mua sắm: Những gương mặt, âm thanh và màu sắc ở siêu thị sẽ khiến bé rất thích thú.
- Mỗi khi chuẩn bị làm gì, bạn hãy nói với con, chẳng hạn như thông báo: "Bây giờ mẹ sẽ tắt đèn nhé" trước khi gí công tắc. Cách đơn giản này sẽ dạy con bạn hiểu về nguyên nhân và kết quả.
- Làm cho con vui thích bằng cách thổi nhẹ vào mặt, cánh tay hay bụng bé. Chú ý đến hơi thở của bạn và nhìn phản ứng của bé.
- Đọc đi đọc lại một cuốn truyện. Các nhà khoa học khẳng định các em bé ngay từ 8 tháng có thể nhận ra chuỗi từ ngữ nếu được nghe câu chuyện liên tục 2-3 lần. Cách này cũng giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn.
- Chơi "ú- òa": Che mặt đi và mở ra cùng với những tiếng "ú-òa" sẽ mang lại tiếng cười cho bé và giúp con bạn học về một vật có thể biến mất rồi trở lại sau đó.
- Cho bé trải nghiệm những cảm giác khác nhau: Bạn có thể dùng những miếng vải sạch với chất liệu khác nhau như lụa, bông, len, lanh rồi lần lượt nhẹ nhàng chạm vào má, chân và bụng bé đồng thời diễn tả những cảm giác khi ấy.
- Dành vài phút mỗi ngày chỉ để ngồi trên sàn với con, không cần mở nhạc, bật đèn hay tạo ra các trò chơi. Bạn hãy để cho con được làm những gì mình thích và quan sát bé.
- Tạo cuốn album gia đình bao gồm các bức ảnh về những người thân, họ hàng và để bé xem. Điều này sẽ giúp con bạn học cách ghi nhớ. Khi bà gọi điện, hãy chỉ cho bé hình của bà lúc con nghe điện thoại.
- Khi bé đủ lớn, bạn có thể đưa cho con thức ăn gồm nhiều loại khác nhau bao gồm, đậu, ngũ cốc, mỳ hay khoanh dưa hấu... Bé sẽ thực hành cách gắp và khám phá cảm giác đó.
- Bạn có thể thúc đẩy kỹ năng vận động của con bằng cách đặt chiếc đệm sofa, gối, hộp hay đồ chơi lên sàn và sau đó chỉ cho con bạn cách để trườn qua, luồn xuống hay bò quanh.
- Chơi trò "rồng rắn lên mây": Hai bố con, hoặc có thể rủ thêm bạn bè của bé cùng bám đuôi nhau đi quanh nhà với tốc độ khác nhau rồi dừng lại ở một chỗ nào đó và chơi trò chơi.
- Bắt chước bé: Khi con lớn hơn một chút, thỉnh thoảng, bạn làm theo những hành động của bé như tạo âm thanh ngộ nghĩnh, đi giật lùi hay cười. Cách này giúp tăng khả năng sáng tạo của trẻ.
-Tạo ra khuôn mặt hài hước: Phồng má, để cho bé chạm vào mũi bạn rồi xẹp má xuống. Hay khi hai bố con chơi trò kéo tai, bạn có thể thè lưỡi ra, giả vờ kêu tiếng một con vật nào đó. Bạn làm lại những điều này 3-4 lần, sau đó thay đổi cách thức để bé phải đoán chừng.
- Cho bé đụng vào các đồ vật trên đường: Hai bố con cùng đi bộ vòng quanh nhà, bạn cho bé chạm tay vào cửa số lạnh, những bộ quần áo mềm mại đang phơi, chiếc lá cây hay những vật an toàn khác và gọi tên chúng.
- Chọn một truyện bé thích, đọc lên nhưng thay tên nhân vật chính bằng tên của bé sẽ làm con bạn rất thích thú.
- Làm cuốn album về các con vật: Bạn có thể chụp hình các con thú bé yêu thích trong lần đi thăm sở thú và cho vào cuốn album. Sau đó, cả nhà cùng "đọc" và đặt những tên cái thân mật cho từng con, kèm với diễn tả âm thanh hay các câu chuyện về chúng.
- Thỉnh thoảng để cho bé được lựa chọn: Xây dựng sự tự tin cho con bằng cách để cho bé chọn một trong hai thứ nào đó, chẳng hạn cái bát màu xanh hay cái màu nâu khi ăn cơm. Từ đó, bé sẽ học cách tự quyết định và đọc tên các màu sắc.
- Cho bé tập đếm mọi thứ, từ số viên gạch nền, số bậc cầu thang trong nhà hay số ngón chân, ngón tay của mình...
- Nhảy trong vũng nước nhỏ, ngồi ở đám cỏ ướt... là những trò vui với trẻ, dẫu hơi bẩn một chút nhưng sẽ giúp bé hiểu được thế nào là khô và ướt.
- Cho bé xem những bức hình về các con côn trùng vô hại như bọ rùa, dế, bướm trong sách hay tạp chí, sau đó đi đến công viên để con tìm chúng.
- Hóa trang: Để cho con bạn "vào vai" với vài cái áo sơ mi cũ của bố, chơi đóng kịch với các đồ đã cũ như những chiếc mũ ấm, khăn quàng, găng tay. Bạn có thể đặt ra các tình huống rồi để bé sáng tạo và tưởng tượng tiếp câu chuyện.
- Dạy bé về to - nhỏ: Lấy vài chiếc cốc hay các hộp nhựa với kích cỡ khác nhau để cho bé đổ nước từ một cái vào những cái khác trong lúc tắm. Bé sẽ thấy có cái chưa đầy còn cái khác lại bị trào ra. Khi ấy, bạn hãy nói với con về khái niệm lớn hơn và nhỏ hơn.
- Để bé giúp bạn làm những việc vặt như phân loại quần áo màu tối và màu trắng, cất đồ của mình...
- Đưa con đến thư viện nghe đọc truyện, đi xem múa rối hay xem chèo thuyền.
- Cả nhà dành mỗi tuần để học một từ trong bảng chữ cái. Ví dụ, đọc quyển sách có nhan đề bắt đầu bằng chữ A, ăn thức ăn có tên với chữ A, cắt bánh hình chữ a và viết lên hè bằng phấn chữ ấy...
- Cho bé chơi lại các đồ chơi cũ: Bạn có thể tìm lại chiếc xúc xắc bé chơi khi con còn ẵm ngửa và sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy con sử dụng đồ này bằng một cách khác.
- Gợi ý để con nói về những cảm giác đã trải qua: Lúc bé đi ngủ, bạn hãy vuốt ve và hỏi con, chẳng hạn: Điều gì làm bé vui hay buồn trong ngày hôm đó, cái gì khiến bé tức giận hay tự hào... Với việc này, bạn sẽ giúp con nhớ lại một ngày của mình và biết cách gọi tên cảm xúc.
Hãy để trẻ trải nghiệm với thế giới xung quanh càng nhiều càng tốt, việc tiếp xúc này sẽ khiến tâm hồn trẻ trở nên hào hứng, màu sắc, sống động hơn.
Muốn con thông minh, nhiều bậc phụ huynh search mạng nghiên cứu các loại sữa giúp tăng cường trí thông minh, thực phẩm nhiều chất này chất nọ nhưng họ cũng không để ý rằng có rất nhiều cách vô cùng đơn giản như bằng tình yêu, sự trò chuyện, chơi đùa... cùng con.
Dành thời gian trò chuyện với con
Trao đổi thông tin là một cách phát triển ngôn ngữ cho bé. Khi ngôn ngữ được mở rộng sẽ là sự khởi đầu quan trọng để con bạn có thể phát triển các lĩnh vực "lân cận" khác. Bởi ngôn ngữ sẽ "ép" trẻ phải suy nghĩ để giải quyết nhanh chóng một vấn đề, suy nghĩ để bày tỏ quan điểm của mình.
Giờ đây khi Min Hi – con gái chị Đào 5 tuổi, bé đã thuộc lòng bảng chữ cái, đọc sách báo trôi chảy, trộm vía bé rất thông minh, trình bày một vấn đề luôn kín kẽ. Chị Đào kết luận, đúng là khi phát triển ngôn ngữ sớm, con sẽ có nền tảng để phát huy sự sáng tạo, trí thông minh sau này.
Chia sẻ về bí quyết tập cho bé nói sớm, chị khuyên chị em nên đọc sách, hát cho bé nghe, tóm lại bố mẹ và con thường xuyên phải có sự trao đổi thông tin. Có thể lúc bé còn nhỏ, còn chưa hiểu được câu chuyện, lời bài hát nhưng đó chính là lúc giúp bé đang "gồng mình" để phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng con (Ảnh minh họa)
Còn về chữ cái, chị Đào chia sẻ ngay từ khi Min Hi hơn 1 tuổi chị đã cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái, hình con giống, cây trồng đầy màu sắc. Chị luôn khơi gợi con học mà chơi - chơi mà học.
Cho bé sớm trải nghiệm
Hãy để trẻ trải nghiệm càng nhiều càng tốt, tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh sẽ khiến tâm hồn trẻ trở nên hào hứng hơn, màu sắc, sống động hơn.
Ví dụ ở nhà, bố mẹ cho chơi nặn đất, cắt giấy, xếp khối màu… những sự tiếp xúc mới mẻ này sẽ khiến bé phát triển sự sáng tạo của mình.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng sớm nhận ra được khả năng tiềm tàng đang ẩn chứa đằng sau con khi thấy bé có một phát hiện mới với những trò chơi này.
Hoặc bạn có thể đưa con đi dạo và đưa con đến nhiều nơi đông đúc hơn như siêu thị, sân chơi. Cho con cảm nhận được những cảnh vật, những âm thanh khác nhau.
Trời nóng cũng như trời lạnh, tối nào, cả nhà chị Uyên Nhi (Bích Câu, Hà Nội) cũng phải lượn lờ tập thể dục quanh phố. Chị Nhi chia sẻ: "Khu nhà mình có thói quen hay đi thể dục buổi tối. Tuy bé Xíu còn nhỏ, mới hơn 8 tháng nhưng mình muốn cho con cảm nhận sự mới mẻ của không gian. Có thể là một buổi tối nóng hừng hực hay một ngày trời se se. Có thể là buổi tối mà cũng có thể là ban sáng. Cho con tiếp xúc trực tiếp với không khí, thiên nhiên, cây cỏ, con người... mình thấy Xíu ngày càng dạn dĩ và lanh lẹ hơn bạn cùng tuổi".
Hạn chế cho bé “chăm chú” trước tivi quá nhiều bởi điều này sẽ không kích thích trẻ sáng tạo, trải nghiệm. Trẻ cần những trải nghiệm thực sự chứ không phải là những hình ảnh ảo trên tivi.
Học cách lắng nghe con
Dù công việc bận rộn mệt mỏi nhưng bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe trẻ tâm sự, giãi bày. Khi biết tiếng nói của mình được tôn trọng, bé sẽ hào hứng “kể lể” nhiều hơn. Và rồi, chúng sẽ thấy mình cần phải có trách nhiệm với lời mình nói và điều này khiến bé tự tin hơn.
Không thỏa hiệp với những mè nheo của con
Thấy con khóc, sợ con trớ sạch cả bữa cháo mới ăn trước đó dăm phút, chị Mai Chi (Trần Hưng Đạo) lại hớt hải ngọt ngào với con: “Con thích gì thì mới không khóc nào? Ném điều khiển nhé”.
Thế là chị đã hoàn toàn thất bại rồi. Nếu bà mẹ luôn đáp ứng ngay và luôn trước mọi điều khoản và yêu sách của con cưng thì không nên chút nào. Đó hoàn toàn không phải là một cách hay để giúp con thông minh.
Các chuyên gia khuyên chị em nên khuyến khích trẻ suy nghĩ trước những yêu cầu đó: “Con nghĩ nên như vậy không? Tại sao lại thế”. Và bố mẹ cần bắt trẻ chịu trách nhiệm với những yêu cầu đó.
Chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ
Những trò chơi giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy, giúp trẻ phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, ở mỗi một lứa tuổi, bé lại thích hợp với một món đồ khác nhau.
Vì vậy, khi bé đã đến tuổi, bạn đừng ngần ngại giới thiệu những trò trả lời câu đố có thưởng, giải ô chữ, cờ tướng, ghép hình… Những trò chơi này phát huy tối đa sự hoạt động của não bộ trẻ.
Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đầu tiên cần có là chất béo (có trong mỡ cá, dầu thực vật, mỡ lợn…) để hình thành hệ thần kinh và màng tế bào thần kinh. Các axít béo quan trọng cho việc hình thành cấu trúc và chức năng của não như DHA, ARA. Để não hoạt động minh mẫn và linh hoạt, bé cần thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
Chất sắt (trong thịt, gan, lòng đỏ trứng, cá…) và vitamin C (trong rau, trái cây) rất quan trọng với sự phát triển trí thông minh. Các vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin E,... cũng tác động lên hoạt động não bộ.
Trí thông minh có thể được nuôi dưỡng và tăng cường bởi môi trường sinh hoạt hàng ngày.
Những cách đơn giản giúp bé nhanh biết nói
Sau nhiều tháng lắng nghe những tiếng ư, au của trẻ, sẽ là một khoảnh khắc hồi hộp khi con nói ra những từ đầu tiên - có thể là bố, mẹ hay bà... Trong khi quá trình này là một phần tự nhiên của sự phát triển, trò chuyện với trẻ đúng cách từ khi bé sinh không chỉ giúp con học nói sớm mà còn cho phép bé làm chủ vốn từ vựng lớn hơn. Khả năng xử lý ngôn ngữ cũng như bất cứ kỹ năng nào khác của trẻ - càng được thực hành (bằng cách nghe từ và kết nối với nghĩa của từ) trẻ càng nói sớm và tốt. Anne Fernald, giám đốc Trung tâm nghiên cứu trẻ em tại Đại học Stanford ở Stanford, California (Mỹ) cho biết.
Thực tế, các chuyên gia tin rằng tăng cường trò chuyện với con là một trong những cách hiệu quả nhất để dành cho bé sự khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Nghiên cứu mang tính bước ngoặt của tiến sĩ Betty Hart và tiến sĩ Todd Risley công bố trong cuốn sách của họ cho thấy, những em bé trong các gia đình nói nhiều có chỉ số IQ cao hơn ở tuổi lên 3 và có kết quả kiểm tra tốt hơn đáng kể ở tuổi lên 9 so với những bé ở các gia đình ít nói.
Hãy dùng những mẹo dưới đây để trò chuyện với con:
|
Ảnh minh họa: Enabledkids.ca. |
Bắt đầu từ sớm
Trò chuyện với bé vừa chào đời có vẻ vô nghĩa, nhưng tai con bạn và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ, càng nhiều từ bé sinh non nghe được khi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé càng phản ứng nhiều hơn với âm thanh của mình. Điều này cho thấy trò chuyện với bé sinh non có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Cách này cũng có lợi với bất cứ trẻ nào. "Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra", tác giả nghiên cứu tiến sĩ Melinda Caskey, giáo sư nhi khoa ở Đại học Brown (Mỹ) nói.
Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn "Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu"...). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. "Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con", tiến sĩ Kathryn Hirsh-Pasek, giám đốc phòng thực nghiệm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Đại học Temple ở Ambler, Pennsylvania (Mỹ) đề nghị.
Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi...) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.
Cùng xem sách
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện (ví dụ: Nhìn con gấu đáng yêu này...). "Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình", tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver chia sẻ.
Dù bạn chọn một cuốn sách nước ngoài hay một cuốn truyện yêu thích, đọc cho bé có thể truyền cảm hứng cho việc sử dụng vốn từ phong phú hơn và cung cấp các chủ đề thú vị mà bạn không thể tự nghĩ ra.
Tạo ra các cuộc hội thoại
Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những "bài nói" một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con "Con có thấy con chó kia không?", khi bé đáp lại bằng những tiếng "gư gư...", hãy nói "Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy".). Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. "Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói", tiến sĩ Hirsh-Pasek nói. Cách bạn trả lời con không cần phụ thuộc vào tuổi của bé. Bạn có thể bình luận về điều bé đang nhìn tới, nói thứ gì đó chung chung (chẳng hạn như "Nhìn cái miệng cười tươi này"), hay thậm chí nói điều gì đó không cần theo chủ đề (như Làm sao chúng mình có đâu để ăn đây).
Tắt TV
Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. "Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn", tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.
50 cách giúp con thông minh từ thuở lọt lòng
Những năm đầu đời là thời cơ 'vàng' để cha mẹ kích thích trí tuệ cho bé, giúp bé thông minh hơn. Những gợi ý dưới đây kích thích phát triển cho bé từ sớm: