Cách nấu chè nếp đậu ngự dẻo ngon
Cách xào súp lơ xanh ngon ơi là ngon
Cách tạo dáng cây mai kiểng đơn giản, sang trọng
Phương pháp giúp trẻ ham học và học giỏi hơn. Bạn suốt ngày la mắng đứa con “lười biếng” của mình, thậm chí cả nhà “lên cơn sốt” khi thành tích học tập của trẻ thua bạn kém bè. Làm thế nào giúp trẻ ham học mà cả bé và cha mẹ đều không bị áp lực?
PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ HAM HỌC VÀ HỌC GIỎI
Giúp con ham học
Đừng ảo tưởng về năng lực của trẻ
“Bệnh thành tích” đang “tiêm nhiễm” vào tận ngóc ngách gia đình, các bậc cha mẹ luôn kỳ vọng con mình phải là học sinh xuất sắc. Bạn đã tự đặt ra gánh nặng cho chính mình và con trẻ. Ảo tưởng về việc con mình thông minh xuất chúng sẽ khiến bạn không hiểu đúng khả năng của con.
Không phải đứa trẻ nào cũng phát triển như nhau. Bạn đừng bao giờ so sánh con mình với trẻ khác. Nên nhìn nhận đúng khả năng của con mình để giúp trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất. Đừng tạo áp lực cho trẻ, vì khi không thể đáp ứng mong đợi của cha mẹ, trẻ sẽ mang mặc cảm thất bại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của trẻ.
Với những trẻ thông minh, có năng khiếu, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng của mình. Nhưng bạn cần nhớ, hãy để trẻ phát triển tự nhiên bằng cách khuyến khích, động viên chứ không phải là ép buộc.
|
Cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng của mình. |
Khuyến khích trẻ phát huy năng khiếu
Bé King, con trai chị Minh Hằng - kiến trúc sư - bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi còn bé. Vui mừng vì con thừa hưởng gien di truyền của mẹ, chị Hằng quyết tâm hướng con theo học ngành kiến trúc. Thế nhưng, King lại tỏ ra không hào hứng với việc theo nghề của mẹ. Sau một thời gian “vật lộn” cùng King với bao bực tức, tiếng la và nước mắt, chị Hằng chợt hiểu ra, nếu cứ ép con sẽ khiến King chán nản, vô tình làm thui chột năng khiếu của bé.
Một người bạn khuyên chị Hằng hãy để King tự lựa chọn theo sở thích của bé. Kết quả, King được mẹ cho học lớp hội họa của Nhà Văn hóa thiếu nhi TP. Cậu bé tỏ ra rất hào hứng và đạt được vài thành tích nhỏ trong các cuộc thi vẽ cấp quận.
Kinh nghiệm của chị Hằng cho thấy, để trẻ phát huy tốt nhất khả năng của mình, bạn nên cho trẻ tự lựa chọn theo sở thích, tất nhiên có sự hướng dẫn, góp ý của người lớn. Được làm theo ý thích và có sự khuyến khích của cha mẹ, trẻ sẽ nỗ lực hơn.
Quan tâm đến môi trường học tập của trẻ
Cô bé Nguyệt Liên, con anh Quốc Hùng (quận Gò Vấp) là học sinh giỏi nhiều năm liền. Thế nhưng, kết quả học kỳ một lớp 6 của Liên bỗng nhiên sụt hẳn. Lúc đầu anh chị nghĩ do Liên vừa chuyển từ bậc tiểu học lên trung học, phương pháp học thay đổi nên cô bé không theo kịp. Nhưng khi Liên khóc với mẹ, cho biết ở lớp luôn bị bạn bè chọc ghẹo chỉ vì có mái tóc thắt bím - theo ý mẹ, thì chị Nga liền đến gặp cô chủ nhiệm lớp nhờ giúp con gái.
Trong buổi sinh họat lớp sau đó, đề tài “Làm sao để có mái tóc đẹp trong môi trường học tập” đã được cô giáo đem ra cho cả lớp bàn luận. Và mái tóc của Nguyệt Liên được cô dùng làm hình ảnh đẹp chứng minh cho câu nói của ông bà “cái răng cái tóc là gốc con người”. Điều bất ngờ là không còn bạn nào chọc ghẹo Liên mà đã có thêm nhiều mái tóc thắt bím xuất hiện trong lớp. Kết quả học tập của Liên tốt lên rất nhiều, cuối tháng, cô bé đã đứng thứ 3 trong lớp.
Một môi trường thích hợp, thân thiện là yếu tố rất quan trọng để trẻ học tốt. Bạn nên quan tâm đến môi trường học tập của trẻ ở trường và ngay tại nhà mình. Một góc học tập yên tĩnh, thoáng và ngăn nắp sẽ tạo hứng thú cho trẻ.
Đừng quên khen ngợi trẻ
Chờ đến khi trẻ đạt được thành tích nổi bật bạn mới khen trẻ thì không ổn. Trẻ luôn cần được cha mẹ khen ngợi để thấy rằng nó được quan tâm và ghi nhận. Khen ngợi để động viên trẻ học là điều cần thiết. Nhưng bạn cũng đừng khen một cách “vô tội vạ” vì trẻ sẽ bão hòa vì điều đó.
Khen ngợi cũng cần cụ thể và cả sự chân thành. Trẻ sẽ dễ dàng nhận ra những lời khen “cho có” của cha mẹ mình. “Mẹ không ngờ bài văn con làm cảm động đến thế. Rất sâu sắc, giàu hình tượng. Con nhớ phát huy nhé”; “Dạng toán này rất khó, ngày xưa khi bằng con, ba đã phải vật lộn với nó đấy, thế mà con trai giải được bài này, ba vui lắm”; “Bức tranh này con phối màu đẹp lắm, mẹ sẽ lồng vào khung kính và treo trong phòng khách nhà mình”…- những lời khen ngợi như thế sẽ khiến trẻ tự tin hơn và có hứng thú phát huy khả năng của mình.
Phần thưởng là điều trẻ nào cũng mong đợi
Nhiều bậc cha mẹ “treo” phần thưởng như một cách để khuyến khích con trẻ đạt thành tích học tập cao. Đó là sai lầm. Vì trẻ sẽ chỉ cố gắng học để lấy được phần thưởng ấy chứ không hiểu được việc học tốt sẽ mang đến cho trẻ lợi ích gì.
Một phần thưởng quá lớn cũng là điều không nên. Vì vô tình cha mẹ đã tạo áp lực cho trẻ, khiến chúng cảm thấy căng thẳng với việc làm sao đạt thành tích. Nếu thất bại, trẻ dễ sa vào tâm lý tự ti, thất vọng về bản thân.
Một món quà nhỏ nhưng kịp thời cũng đủ khuyến khích trẻ. Bạn cũng cần nhớ, đã hứa với trẻ điều gì thì đừng bao giờ thất hứa.
Chia sẻ với trẻ ý nghĩa của việc học
Đôi khi trẻ cho rằng học là việc cha mẹ ép chúng. Thậm chí có trẻ nghĩ học là một cực hình, không cần thiết. Trẻ chây lười và ỳ ra khi bạn hò hét ép trẻ ngồi vào bàn học. Đừng vội nổi nóng trước thái độ đó của trẻ.
Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ để giải thích cho bé về lợi ích của việc học. Có thể trẻ sẽ không đồng tình với bạn, không nên bực mình hay cáu gắt, vì những gì bạn nói với trẻ sẽ lưu lại trong ý thức của bé, dần dà, qua thời gian và với sự trưởng thành, trẻ sẽ hiểu việc học mang lại nhiều điều bổ ích cho mình.
Bạn cũng cần dành thời gian cùng học, cùng chơi với trẻ. Việc này giúp trẻ hiểu rằng, ngay cả người lớn cũng cần phải học, và khiđó, trẻ sẽ không thấy mình bị áp đặt, học sẽ trở thành một việc rất tự nhiên.
|
Không phải lúc nào con bạn cũng luôn có ý thức cao trong học tập. Sáu lời khuyên nhỏ sau đây phần nào giúp bạn làm cho việc học hành của con trẻ dễ dàng hơn. 1. Tạo thói quen đọc sách trong gia đình Đọc sách không chỉ là thú tiêu khiển, giải trí mà còn là cách rất tốt để tiếp thu kiến thức, cải thiện vốn từ ngữ và nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. Bởi vậy, việc đọc sách không nên chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà mỗi gia đình nên tự trang bị một tủ sách và tạo thói quen cùng nhau đọc sách. 2. Chia sẻ với con những điều mới mẻ Bạn đừng ngần ngại chia sẻ, thảo luận với con về những đề tài hay thông tin mới lạ mà bạn vừa biết, tất nhiên là không vượt quá khả năng hiểu biết của con bạn. Điều này tạo điều kiện để con bạn mở mang kiến thức và có hứng thú tìm hiểu, học tập hơn. 3. Hỏi về những gì con được học ở trường hơn là kết quả mà chúng đạt được Theo các chuyên gia tâm lý, nếu kết quả học tập của con bạn không bằng những đứa trẻ khác, điều đó không có nghĩa là con bạn lười học và không có gì tiến bộ. Bởi vậy, tốt hơn hết bạn hãy hỏi con về những gì mà con được học ở trường hơn là khăng khăng đòi xem bản điểm cho bằng được. Điều này không những không quá gây áp lực cho con mà còn giúp con trẻ nâng cao được kỹ năng trình bày, lập luận vấn đề và ghi nhớ bài học lâu hơn. 4. Tạo điều kiện để con phát huy hết sở trường, sở thích và được bày tỏ quan điểm, thái độ và cảm xúc Tất nhiên, việc con bạn được trang bị những kiến thức phổ thông là điều không thể thiếu, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu những kỹ năng và lĩnh vực mà con bạn thật sự nổi trội và yêu thích để hướng chúng phát triển theo đó. Lòng đam mê sẽ giúp con bạn trở nên ham học hơn và thế mạnh về kỹ năng sẽ giúp chúng dễ thành công. Ngoài ra, việc rèn luyện bằng cách tự trình bày quan điểm lập trường hay biểu lộ cảm xúc của mình trước những gì được học sẽ giúp trẻ tự tin và có hứng học tập hơn. 5. Tán thưởng những kết quả mà con bạn nỗ lực đạt được Những phần quà nho nhỏ hay nhưng lời khen ngợi dành cho những nỗ lực mà con bạn đã cố gắng đạt được có ý nghĩa rất lớn. Khi ấy con bạn sẽ cảm thấy hứng khởi học tập hơn và mọi khó khăn thử thách kế tiếp đối với chúng dường như không còn quan trọng nữa. 6. Biến mọi hoạt động hay sự kiện hàng ngày thành những bài học thực tế Bất cứ sự kiên gì xảy ra hằng ngày đều là những bài học thực tiễn có giá trị giáo dục rất lớn. Điều tích cực mang lại những bài học khuyến khích noi theo; và ngược lại, điều tiêu cực mang lại những bài học có ý nghĩa răn đe. Ngoài ra, việc khuyến khích con bạn liên hệ và áp dụng những lý thú vào thực tiễn cũng gây cho chúng hứng khởi rất lớn. |
cách giúp con học tốt hơn
Roi vọt không phải là cách giúp trẻ tập trung học tập. Treo thưởng cũng không thể là biện pháp khuyến khích con ham học hơn. Trẻ thích học hay không lại phụ thuộc vào phương thức giáo dục khéo léo của cha mẹ.
Cái cách cha mẹ giục dã, thôi thúc con học tối ngày chỉ khiến trẻ sợ học, chán học. Trẻ, lớn hay nhỏ đều không thích người lớn can thiệp thái quá vào cuộc sống của mình. Chúng muốn được tự thực kiện kế hoạch của mình, bởi thế, việc con học vào giờ nào, học ra sao, cha mẹ chỉ nên giúp trẻ lập kế hoạch, dần dần thành lập cho trẻ thói quen độc lập trong học tập. Đặt ra thời gian biểu, yêu cầu trẻ thực hiện theo thời gian biểu đó để xây dựng tinh thần trách nhiệm cho trẻ chứ không nên thúc ép, bắt buộc trẻ học một cách khiên cưỡng.
Ban ngày thời gian trẻ học ở trường tương đối dài, đầu óc cũng đã mệt mỏi. Do vậy khi trẻ về nhà bạn không nên ép trẻ làm bài tập ở nhà ngay, hãy để trẻ nghỉ ngơi thư giãn vui đùa thoải mái, như vậy thể lực của trẻ sẽ nhanh chóng được phục hồi từ đó nâng cao hiệu suất học tập của trẻ.
Nên tìm hiểu tính cách, cá tính của con, nếu trẻ có phương pháp học tập của riêng mình bạn cũng nên tôn trọng. Thỉnh thoảng cũng nên để trẻ tích lũy kinh nghiệm trong thất bại để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại trong khó khăn.
Bạn cũng có thể mua thêm sách tham khảo, mời gia sư bổ sung kiến thức cho trẻ để nâng cao thành tích học tập, tạo nên động cơ và hứng thú học tập đúng đắn tích cực cho trẻ.
Học không chỉ là tiếp thu kiến thức trong nhà trường, trên sách vở. Con bạn hoàn toàn có thể học từ chính những trò chơi mà bé thích, nạp thêm kiến thức từ những buổi picnic với gia đình, bạn bè, hoặc ham muốn được khám phá nhờ những câu chuyện của mẹ, của bà trước giờ đi ngủ. Việc học mà chơi, chơi mà học đó khiến đời sống của trẻ thêm phong phú, cá tính của trẻ được bồi đắp mà ham muốn học hỏi cũng nhờ đó mà được tăng cường.
Đừng lấy cớ bận việc mà quên mất chuyện giúp con học hành, kiểm tra việc học tập của con ở trường cũng như ở nhà. Hãy ngồi cùng con giải một bài tập khó, ở bên cạnh khi con cần sự giải đáp cho một vấn đề khoa học khó hiểu. Nhưng tất cả những việc đó không đồng nghĩa với việc viết hộ con bài văn, làm giúp con bài toán khó. Càng không có nghĩa là bạn có quyền quát nạt, bực tức mà bạt tại hay đét đít con khi thấy mình giảng giải mãi mà nó vẫn không hiểu. Việc con bạn học tốt, và ham học hay không một phần nhờ chính sự kiên nhẫn và thái độ thân thiện của bạn trong quá trình giúp con học bài.
Nhiều bậc cha mẹ sốt ruột cho con đi học sớm so với tuổi quy định mà không biết rằng trẻ chưa chuẩn bị kĩ về tâm lí học tập nên ép uổng chỉ làm giảm khả năng học tập của trẻ. Việc cha mẹ tối ngày chăm chăm chú ý đến điểm số cao trong học tập của con cũng gây áp lực khiến trẻ sợ học. Để trẻ có cách học tập tự chủ, giáo viên và phụ huynh nên tạo cho trẻ động cơ hứng thú học tập tích cực đồng thời tìm cách để trẻ duy trì động cơ đó, như vậy mới có lợi cho việc học tập sau này của trẻ.
Một sức khỏe tốt tự nhiên sẽ giúp trẻ có khả năng học tập tốt hơn. Chính vì vậy, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt quy củ, học tập nghỉ ngơi có giờ giấc, đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập đúng thời gian, cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, để trẻ vận động tập thể dục thường xuyên đồng thời uốn nắn những thói quen không tốt cho con.
Không phải cứ cho con đến trường thì trách nhiệm giáo dục thuộc về nhà trường và thầy cô giáo. Con bạn học thế nào, chơi ra sao, quan hệ với bạn bè ở trường như thế nào, bạn nhất thiết phải biết. Muốn có được cái nhìn toàn cảnh về năng lực, về tình hình học tập của con, bạn không nên bỏ qua những buổi họp phụ huynh, cũng nên thường xuyên hỏi han cô giáo chủ nhiệm về trẻ. Cách quan tâm này sẽ giúp bạn kịp thời phối hợp với nhà trường để uốn nắn, khuyến khích con khi trẻ gặp rắc rối hoặc đạt thành tích cao trong học tập.
Con cái sẽ khó có thể yêu thích việc đọc sách nếu cha mẹ chúng chẳng mấy khi đọc báo trước mặt chúng, cũng không mua sách truyện cho con bao giờ. Muốn con ham hiểu biết, cha mẹ cũng cần không ngừng học hỏi, tìm hiểu kiến thức mới để truyền thêm cho trẻ. Tốt nhất nên hình thành thói quen đọc sách cho cả nhà vào một giờ cố định nào đó trong ngày hoặc trong tuần để xây dựng được hứng thú đọc sách cho trẻ, lâu dần trẻ sẽ hình thói quen tự giác trong học tập.
Đừng bỏ mặc trẻ, hãy dành cho trẻ tình yêu thương thực sự, đó chính là sự quan tâm chăm sóc, sự an ủi động viên kịp thời. Thực tế đã chứng minh rằng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ vô cùng có lợi cho việc học tập của trẻ, nó giúp trẻ hình thành thái độ học tập tích cực. Nhà tâm lý học của Nhật kể rằng, mỗi lần ông có thành tích học tập không tốt, bố mẹ ông đều nói rằng: "bố mẹ biết khả năng của con không phải chỉ như vậy chỉ có điều nó chưa được phát huy thôi, con hãy cố gắng lên", và cuối cùng ông đã trở thành một học sinh xuất sắc với thành tích học tập luôn đứng đầu lớp.
THAM KHẢO THÊM:
5 nguyên tắc giúp trẻ thích học
Việc học lý thuyết phải gắn với thực hành. Ảnh: Đ.Phượng |
Lâu nay, ngành giáo dục đã tổ chức khá nhiều cuộc hội thảo, hội nghị… để tìm ra biện pháp khả thi nhất giúp trẻ thích học trong môi trường giáo dục tại Việt Nam. Thế nhưng đâu đó vẫn còn có những ý kiến trái chiều và chưa đồng nhất về quan điểm giúp trẻ tự tin, ham thích học mà không cần phải thúc giục hay ép buộc từ nhà trường và phụ huynh.
Dưới đây tôi xin trình bày “5 nguyên tắc vàng” có thể giúp trẻ tự học một cách tốt nhất.
Tránh cách học ép từ phụ huynh
Một sai lầm lớn nhất mà phụ huynh đã vô tình gây ra cho con mình tinh thần chán học là ép các em phải học theo ý của gia đình với các môn học không nằm trong khả năng thiên bẩm hay không phải là sở thích của các em. Việc ép học kiểu này đã đẩy các em đến thái độ “học vì sợ ba mẹ la mắng, học chỉ vì bị bắt buộc phải học”, và vì vậy dẫn đến việc phụ huynh tốn tiền cho con đi học thêm mà hiệu quả lại không cao. Quan trọng hơn là tạo ra tâm lí “sợ” phải học ở các em. Như vậy, tránh cách học “ép” là giúp các em tự thể hiện bản thân mình qua các môn học sở trường.
Định hướng trẻ qua việc trao đổi, tâm tình
Sự thành công của trẻ ở tương lai hay giúp trẻ có ý thức tự học cũng có phần rất quan trọng của phụ huynh trong việc gần gũi, giao tiếp để các em bộc bạch những tâm tư, sở thích của bản thân; từ đó ba mẹ đóng vai trò là những “tư vấn viên” giúp trẻ hiểu về một hay nhiều lĩnh vực đang quan tâm hoặc đang băn khoăn. Có tâm tình như vậy thì các bậc phụ huynh mới dễ hiểu suy nghĩ của trẻ trong từng giai đoạn và giúp các em vượt qua khó khăn về tâm lý (nếu có) tại thời điểm đó. Việc định hướng cho trẻ qua việc trao đổi của phụ huynh là một nguyên tắc quan trọng để gia đình cùng với trẻ phát hiện và định hướng cho sự phát triển khả năng của các em sau này. Có như vậy, trẻ sẽ tự nhận ra khả năng cũng như những khiếm khuyết của bản thân để tự trang bị cho mình trong sự trợ giúp của gia đình. Và như thế, trẻ sẽ hứng khởi hơn trong khi học.
Cho trẻ cọ xát với thực tế một cách tự nhiên
Trước đây, giáo dục Việt Nam luôn định hình sẵn để chỉ cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức “cô đọng” theo chương trình đã được tổng quát hóa. Việc làm này không những không giúp trẻ phát huy khả năng của bản thân mà còn làm các em cảm thấy chán nản khi phải tiếp nhận theo cách như vậy. Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của ngành giáo dục nhằm tìm ra phương cách mới giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất thì việc giúp các em cọ xát với thực tế, thông qua việc đi dã ngoại, đi bảo tàng, siêu thị… sẽ giúp các em tự vận động khả năng để tính toán, đo đạc hay có những suy nghĩ chín chắn hơn trong việc đưa ra quyết định của mình. Cụ thể, việc cho trẻ tiếp cận với thực tế, với môi trường xung quanh sẽ giúp các em ham thích học hỏi và bản thân tự khắc sẽ phát huy những thế mạnh riêng của mình. Từ đó, giáo viên sẽ cùng với gia đình định hướng cho các em phát triển.
Học lí thuyết gắn với thực tiễn
Không ít bạn trẻ đã vất vả dùi mài kinh sử trong 12 năm phổ thông cộng thêm 4-5 năm ĐH, và khi rời ghế nhà trường vẫn không biết phải làm gì trước, làm gì sau. Đó là một thực tế đáng buồn trong việc giúp các em hình thành kĩ năng của bản thân. Cái lỗi không phải do trẻ, mà do phương pháp dạy học và “lạm dụng quá mức của các lí thuyết suông” trong chương trình đào tạo. Việc này sẽ dẫn đến hệ quả là các em chán nản, thậm chí không ít em bỏ học ngang vì các em không biết học để làm gì, học cho ai và học có lợi gì cho tương lai? Việc thiếu định hướng đó đã khiến rất nhiều trẻ không thích học nữa. Do đó, việc học lí thuyết cần phải gắn liền với thực tiễn, phải cho các em cơ hội để thực hành và nhìn thấy tương lai sau này. Có như vậy, khả năng của mỗi em sẽ được phát triển và các em sẽ có ý thức học tập một cách nghiêm túc, với tinh thần thoải mái hơn để phát triển bản thân.
Gia đình, nhà trường và xã hội phối hợp chặt chẽ
Đây là mấu chốt của vấn đề giúp trẻ ham học và phát triển một cách toàn diện khi cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội cùng vào cuộc, cùng nhau giúp các em định hướng học tập trong sự vui vẻ, tự giác với tinh thần ham học hỏi những điều chưa biết, cần quan tâm. Việc động viên của phụ huynh giúp các em cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc của ba mẹ trong việc cùng con giải quyết bài toán “làm thế nào để con ham học?”. Rồi khi các em ở trường, thầy cô là những người thay phụ huynh truyền thụ kiến thức và tư vấn giúp các em phương pháp học tập hiệu quả mà không bị áp lực. Bên cạnh đó, xã hội cần tạo ra những sân chơi, những hoạt động vừa học - vừa chơi để giúp các em khi đến tham gia (theo lứa tuổi) đều có thể cảm thấy rằng “Đây là sân chơi bổ ích để giúp mình học tốt hơn!”.
Làm được điều này, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có được một thế hệ trẻ ham học hỏi, với kiến thức và khả năng tư duy cao.
Nguyên tắc giúp trẻ tự học giỏi
Luôn có những bí kíp hay để bé tự học khi không có cha mẹ kè kè bên cạnh.
Bước vào lứa tuổi đến trường là bé bắt đầu làm quen với môi trường khác ngoài gia đình. Bé có nhiều điều mới mà bé phải học là thói quen tự học để lĩnh hội tốt nhất những kiến thức mà môi trường mới mang lại.
Vì sao bé cần tự học?
Bé Minh Anh, con gái chị Minh Phương đã bước vào lớp 5 nhưng ngày nào chị Phương và ba bé cũng phải nhắc nhở rất lâu bé mới chịu ngồi vào bàn học. Chưa kể khi gặp bài toán nào hơi khó một chút, cô bé đã nhanh chóng đầu hàng và thường ngồi vẩn vơ đợi ba hoặc mẹ tới hỏi.
Chị Minh Phương chép miệng than: “Hồi trước khi con mới bắt đầu đi học, cả hai vợ chồng đều bận rộn với công việc nên không rèn cho bé thói quen tự học mà cứ giờ nào rảnh mới lôi sách vở ra kiểm tra cho bé. Thế nên bây giờ nhìn con hàng xóm cứ đến giờ là tự động ngồi vào bàn học mà “hối không kịp”.
Dù biết muộn và sẽ khó khăn nhưng chị Phương đã quyết định chấp nhận giảm lương, xin cơ quan về sớm mỗi buổi chiều để giải quyết việc nhà, dành thêm thời gian rèn thói quen tự học cho con gái.
Bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình học giỏi hơn người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách dạy con để giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân. Một trong những khó khăn ấy là rèn cho con thói quen tự học.
Nhiều người lầm tưởng tự học đơn giản chỉ là con biết ngồi vào bàn học đúng giờ và hoàn thành các bài tập mà giáo viên trên trường giao cho. Tuy nhiên, không đơn giản như thế. Tự học chính là quá trình bé học cách tự sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện lĩnh hội kiến thức theo các cách riêng của mình.
Bé có thể tự mình hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất của việc tự học là phẩm chất tò mò, ham học hỏi, ham tìm hiểu kiến thức ở bé.
Luôn có những bí kíp hay để bé tự học khi không có cha mẹ kè kè bên cạnh. (Ảnh minh họa)
5 nguyên tắc giúp trẻ rèn thói quen tự học
1. Để trẻ tự xây dựng thời gian biểu
Thông thường, cha mẹ hay ép con vào một khuôn khổ nhất định do bản thân họ nghĩ ra, tuy nhiên liệu giải pháp đó có khả thi hay không? Ngược lại, vì quá bị ràng buộc nên nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi, hay cáu gắt và đến một lúc nào đó, không bằng cách này hoặc cách khác, trẻ cũng sẽ cố gắng tìm cách thoát ra sự ràng buộc đó.
Vậy tại sao bạn lại không để trẻ tự do xây dựng thời gian biểu? Đối với trẻ lớp 1, bé đã có thể tự xây dựng thời gian biểu cho mình, điều này sẽ giúp các bé tự chủ động hơn cho công việc của mình. Phụ huynh chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý hơn mà thôi.
2. Điều chỉnh bài vở theo năng lực của trẻ
Để giúp trẻ tự học một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu năng lực thực sự của con mình đã đạt được chuẩn kiến thức chưa? Nếu đã hoàn thành xuất sắc, cần tăng thêm bài tập ở nhà hoặc giải các bài nâng cao.
Trường hợp con bạn chưa đạt được chuẩn, không nên ép con học quá sức, cũng không nên giao nhiều bài tập mà chỉ tập trung vào những bài cơ bản nhất để trẻ tiếp thu được kiến thức.
3. Đừng từ chối hoặc cáu bẳn trước các câu hỏi của bé
Lứa tuổi mầm non và cấp 1, trẻ thường rất hiếu động và luôn hỏi các câu hỏi như vì sao, thế nào. Nhiều bậc phụ huynh vì quá bận công việc nên khi gặp những câu hỏi liên tiếp của con thì sinh bực mình, quát mắng con trẻ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sợ hỏi của con bạn, khi đến lớp trẻ cũng sẽ không dám hỏi những vấn đề chưa hiểu với cô giáo.
Cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc của con mọi lúc mọi nơi, không nên trả lời “không biết” đối với trẻ. Khi không tìm ra câu trả lời, cha mẹ có thể nói với con cùng mình đi tìm câu trả lời.
4. Nâng cao khả năng tự tìm tòi, học hỏi
Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.
Một bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu các bé giải nhiều cách khác nhau. Với nhiều câu hỏi, phụ huynh cũng nên yêu cầu bé giải đáp trước để kiểm tra xem cách nhìn nhận vấn đề của trẻ có đúng với thực tế hay không, sau đó phụ huynh mới diễn giải cho trẻ nghe ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
5. Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi dã ngoại cùng với gia đình hoặc với bạn bè để trẻ vừa thư giãn vừa học hỏi những kiến thức ngoài sách vở.
Cha mẹ cũng nên để trẻ trồng cây xanh, tham gia các lớp ngoại khóa để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng đội nhóm…
Cách hay giúp bé ham học toán
Làm quen với môn toán trước khi vào lớp 1 là lợi thế giúp bé tiếp thu bài nhanh hơn, giảm áp lực tâm lý với môn học ‘khó nhằn’ này.
ucmas
Trẻ có tiềm năng toán học từ rất sớm. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể củng cố sự hiểu biết của trẻ bằng cách tìm các ví dụ tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Khi một đứa trẻ có thể đếm thì cũng có khả năng tìm ra lời giải cho các bài toán đơn giản.
Để giúp bé làm quen với môn toán một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, các bậc cha mẹ nên:
1.Hiểu đúng dạng học trẻ: Có nhiều trẻ học và tiếp thu rất nhanh thông qua kênh nhìn, thì việc dạy bé trên: thẻ từ hiện số, video, bảng trắng, đồ chơi hay trò chơi trên máy tính… là những phương pháp hiệu quả giúp bé tiếp thu nhanh hơn. Còn đối với trẻ nhận thức tốt hơn thông qua thực hành, bạn nên chọn mua những cuốn sách dạy trẻ làm toán (Những cửa hàng sách bày bán vô vàn sách màu dạy bé nối số thành hình đẹp mắt ).
2. Cùng trẻ chơi trò chơi liên quan đến các con số: Khi đã dạy trẻ nhận diện và làm quen với các con số, bạn kiểm tra xem trẻ đếm thành thạo đến số nào. Sau đó, hỏi trẻ những câu đơn giản như: “sau số 6 là số nào?” hay “trước số 90 là số nào?”… Đây là bước đệm tuyệt vời giúp trẻ học các phép toán cộng, trừ tốt hơn.
3. Giúp trẻ học toán bất kỳ lúc nào có thể: Chẳng hạn, khi nấu ăn, bạn có thể nhờ trẻ: “con cầm giúp mẹ 2 cái đĩa” hay “con thấy miếng thịt nào lớn, miếng thịt nào nhỏ?”…. Hoặc, khi dẫn trẻ cùng đi mua sắm, bạn có thể chỉ cho con giá món đồ… Những tập luyện nhỏ nhặt hàng ngày sẽ giúp bé hình thành phản xạ và tập đếm nhanh hơn.
4. Ngoài ra, còn có một số hình thức học đơn giản bạn có thể áp dụng như: dạy bé xem đồng hồ, hát bài hát đếm số hay thơ vần cùng bé… sử dụng các bộ phận trên cơ thể để giúp bé hình dung và làm quen, ví dụ: ’2 con mắt, 1 cái mũi….’
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Để trẻ học tốt ngay từ nhỏ
Làm sao để con trai hết ham muốn và đòi hỏi khi yêu nhau
Cách học bài nhanh thuộc giúp trẻ rèn luyện thói quen ghi nhớ lâu
Làm gì khi con bị điểm kém, cha mẹ cần nhớ
Cách dạy con 2 tuổi thông minh, nhanh nhẹn
Công dụng chữa bệnh của quả gấc
Trẻ chán học là do đâu và khắc phục như thế nào
(ST)