Đối với người Việt Nam, Tết không thể nào thiếu hồn dân tộc trong hình tượng Trời tròn Đất vuông. Dù ăn tết với mâm cao, cỗ đầy, với những món ăn hiện đại nhưng rất hiếm gia đình thiếu món ăn dân dã này.
Gói khuôn thì hơi rắc rối ở phần xếp lá vào khuôn, còn lại thì làm nhẹ nhàng hơn gói bằng tay rất nhiều. Bánh gói khuôn có hình dáng rất đẹp, vuông thành sắc cạnh. Tết chưng bàn thờ hay đem biếu là khỏi chê.
Đầu tiên là phải có khuôn gỗ. Khuôn gỗ phải hình vuông, không đáy, không nắp. Sử dụng khuôn 15x15, cao 5cm cho ra bánh khoảng 1,3kg - 1,5 kg.
Khuôn có bán tại chợ hay mình ở nhà đóng cũng được.
Bánh gói khuôn quan trọng là cách xếp lá và bẻ mép lá cho khéo thì bánh ra rất đẹp. Gói khuôn sẽ cần 6 lá cho 1 bánh.
Lá sau khi lau sạch, tước bỏ sống lá thì cắt bỏ gốc lá và đầu lá sao cho khi gấp đôi lá lại sẽ có chiều dài bằng với chiều dài khuôn.
Lá sau khi cắt, gấp đôi theo chiều dọc
Việc tìm đường về làng Tranh Khúc không khó khăn bởi sự nổi tiếng của làng nghề truyền thống làm bánh chưng bánh dày - đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam quyết định nhãn hiệu làng nghề truyền thống.
Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp trên đường làng là những chiếc thùng phi cỡ lớn dùng để luộc bánh được chở về để phục "vụ mùa bánh chưng".
Theo chỉ dẫn của bác trưởng thôn Nguyễn Văn Thành chúng tôi vào nhà anh Nguyễn Văn Bảo một trong hơn 200 hộ sản xuất bánh chưng của làng để xem gói bánh chưng.
Khi chúng tôi tới nơi thì một nồi bánh trưng đang đỏ lửa và không khí làm việc ở đây đang rất khẩn trương.
Anh Bảo cho biết "Mỗi nồi được đun trong khoảng hơn 10 tiếng liên tục, bình quân khoảng mỗi nồi xếp được 350 bánh trưng nhỏ, còn loại bánh to thì hơn 200 cái".
Vào dịp Tết mỗi gia đình trung bình một ngày sản xuất 1000 bánh, có gia đình cao điểm tới 2000 bánh.
Theo anh Bảo bí quyết làm bánh chưng ngon của nhà anh cũng như của mọi nhà trong làng cũng không có gì đặc biệt, trước tiên là cẩn thận từng khâu một từ chọn nguyên liệu gạo nếp, lá dong, nhân đỗ, gói bánh, xếp bánh và canh nồi cho tới bảo quản bánh cũng phải thật kỹ càng chính xác.
Gạo nếp phải là loại gạo ngon Hải Hậu
đến thịt cũng phải loại I
Lá dong thì được chọn lá đẹp, rửa sạch và hong khô.
Sau đó là việc tổ chức sản xuất thật nhịp nhàng, mỗi người một việc, từ khâu làm nhân bánh do anh Bảo phụ trách.
Nhân bánh phải đều, vừa vặn với cỡ bánh, phải kết hợp giữa nhân thịt và đỗ một cách hài hòa.
Cụ Nguyễn Thị Nguyên mẹ anh Bảo năm nay đã 75 tuổi cũng phụ giúp con cháu một tay, mọi người vẫn hay gọi đùa cụ là Nghệ nhân gói bánh chưng.
Những nhân bánh đều đặn.
Khâu gói cần sự tỷ mỷ chính xác của người phụ nữ do chị Châu - vợ anh Bảo phụ trách
Mỗi người một việc - người làm nhân, người chia lạt, người gói, và người buộc lạt.
Không cần khuôn mà bánh vẫn đều tăm tắp.
Sau khi buộc lạt những chiếc bánh chắc nịch và gọn gẽ.
Nguyễn Thành Trung con trai anh Bảo năm nay 17 tuổi đã có gần 10 năm trong nghề gói bánh chưng!
Theo anh Bảo, việc buộc lạt cũng là một khâu rất quan trọng, phải buộc sao cho bánh thật chắc và đều lạt.
Để bánh không chỉ ngon mà còn phải đẹp!
Trong lúc chờ mọi người gói bánh thì anh Chiến khơi thêm một lò chờ mẻ bánh mới.
Ai cũng mải miết với việc của mình.
Để sớm làm đầy chiếc nồi bánh cỡ đại.
Xếp bánh chưng cũng là một nghệ thuật!
Nào cùng lên bếp
Tỉ mẩn từng động tác
Ảnh Bảo cho rằng "Lượng nước cũng được đo đếm kỹ lưỡng sao cho vừa đủ, đặc biệt nước phải dược xử lý lọc sạch sẽ".
Và giây phút thảnh thơi hiếm hoi của ông chủ trẻ trong lúc chờ mẻ bánh mới để giao cho khách.
Vật liệu:
Phần vỏ:- 2 ký nếp ngon
- Muối vừa đủ ( khoảng 2 muổng cà phê )
- Lá dong,( hay lá chuối ) dây cột
- Khuôn bánh ( 20cm x20cm)
Nhân bánh:
- 700g đậu xanh cà
- 1 ký thịt đùi hay ba rọi
- Hành tím, tiêu, muối ( bột ngọt)
Cách làm:
Phần vỏ:
- Lá dong rửa sạnh để ráo, gọt bớt sóng lá cho mỏng, lau sạch để sẳn hoậc có thể đo lá cho vừa khuôn bánh, cắt lá và xếp.
- Mua dây lạt bán sẳn, Dây lạt trước khi gói, phải được ngâm nước cho mềm. ( Hoặc lấy dây nhợ cột thịt rôti cũng được)
- Nếp lượm những hạt thóc ra ( nếu có) , đem vo thật sạch, xong trộn muối vào nếp, xóc cho đều.
Phần nhân:
- Đậu xanh ngâm nước cho tróc vỏ, đãi sạch, chà đậu trong rổ cho rụng mầm đậu. ( Nếu có đậu xanh cà sẩn, thì cũng phải ngâm, và đãi đậu lại cho kỹ.
Bánh chưng lâu hư , nhờ vo nếp thật sạch, và đãi đậu
Đậu đãi sạch để ráo, cho đậu vào nồi hầm mềm như cách làm nhân bánh phu thê; quai vạc.
- Xào hành tím cho thơm, đổ hành, mỡ và muối vào trộn đều, vắt thành từng nắm, để sẵn.
- Bánh chưng có thể làm với thịt đùi hay thịt ba rọi.
- Thịt rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng có bản rộng và dày từ 2,5 cm đến 3 cm.
Ướp thịt với hành tím xắt mỏng+ muối tiêu+ ( bột ngọt ) để độ 2 giờ cho thịt thắm .
Cách gói:
- Mỗi bánh chưng cần ít nhất 4 lá dong. Lá được xếp đôi theo chiều dài sống lá, cạnh xếp đôi được đo bằng cạnh khuôn bánh, ta có thể xén lá nhỏ hơn 1 hay 2 ly cho lá dễ lọt vào khung. - Trước khi gói bánh, đặt 2 sợi dây lạt theo hình chữ thập dưới khuôn bánh.
- Lớp là thứ nhất được xếp vào một góc khuôn. Thay vì để lá tràn đầy khuôn. Nhưng vì mặt lá này là bề mặt của bánh nên ta phải xếp lá cho gọn lại theo đường chéo như lá thứ nhất mà để nguyên cho đầy mặt khuôn.
- Lớp lá thứ hai được xếp vào góc đối diện với lớp lá thứ nhất. Lớp lá này ta không phải xếp chéo như lá thứ nhất mà để nguyên cho đầy mặt khuôn.
- Lớp thứ ba và thứ tư xếp vào 2 góc còn lại và được xếp như lớp là thứ hai.
Lưu ý tất cả mặt láng xanh của lá dong ( hay lá chuối ) được xếp vào trong, mặt mờ ra ngoài.
Sau khi đã xếp 4 lớp lá dong vào khuôn, ta xếp chèn thêm lá chuối ở 4 góc, lá chuối cũng được xếp hình góc như lá dong, chèn thêm lá để bánh không bị bể góc.
Sau cùng cắt một miếng lá chuối hình vuông bằng với diện tích của khuôn bánh lót trên lớp lá dong.
- Đong một chén nếp đổ vào, để cho nếp nằm đều vào các góc, bóp dẹp nắm đậu xanh để trên nếp, kế đến miếng thịt để nằm gọn vào giữa, sau đó đến một lớp đậu xanh , lấy tay đè cho thịt và đậu chặt xuống. Sau cùng, múc một chén nếp đổ lên trên, lùa nếp vào 4 góc cho thật chặt, xếp một lớp lá chuối trên mặt nếp, rồi xếp từ từ các lớp lá dong xuống .
- Rút khuôn bánh ra khỏi tay bên trái, cột sơ hai dây lạt, sau đó lấy khuôn bánh ra khỏi tay, sẽ cột thêm dây và xiết chặt bánh, thường bánh được xiết 3 dây dọc, 3 dây ngang.
- Sau khi gói bánh xong, xếp những cọng lá dong vào dưới đáy thùng để nấu bánh , xếp bánh vào thùng đổ ngập nước .
- Bắc thùng lên bếp đun củi liên tục, tùy theo bánh lớn hay nhỏ, số lượng bánh nhiều hay ít . Nếu làm bánh cở 20cm x 20cm nấu khoảng 5 cái bánh, thì nấu khoảng 4 tiếng .
- Khi thấy nước trong thùng vơi đi, ta phải để nước sôi vào cho ngập bánh, nếu không bánh sẽ bị sượng.
- Bánh chín vớt ra , để cho ngay, sau đó để lên một miếng ván, để vật nặng lên trên miếng ván, cho bánh được ráo nước.
- Ba giờ sau, treo bánh nơi thoáng cho bánh có thể để lâu được.
- Bánh làm khéo hay không là cần nhìn, những góc bánh phải vuông, lá xanh mướt, nhân bánh bùi béo, bánh có hương vị đặc biệt của lá dong và thịt mỡ.
Nói chung , dù làm cách nào cũng được, Bánh chưng vẫn là món bánh đặc biệt của ba ngày Tết dân tộc
1. Chuẩn bị vật liệu
Để gói được bánh chưng bạn cần phải mua những vật liệu sau:
- Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh.
- Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
- Gạo nếp: Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.
- Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là "8 gạo : 2 đỗ". Loại đỗ này bạn có thể mua tại các chợ quê với giá 20- 21.000 đ/kg.
- Thịt lợn: Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
2. Gói bánh
- Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi bạn hãy lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.
- Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá quay ra ngoài; xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói bánh sẽ xanh đẹp hơn. Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo lên. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh; Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho chắc.
- Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ méo mó và nhão.
3. Luộc bánh
- Bánh gói xong xếp vào một chiếc nồi lớn, nên lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc.
- Để có những chiếc bánh xanh rền dẻo thơm bạn phải đun liên tục chừng 10 – 14 giờ đồng hồ.
4. Bảo quản bánh
- Bánh chín, vớt ra, rửa sạch
- Sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng, như cái cối đá to đùng hay thậm chí một chiếc nồi gang to đầy nước, mục đích ép để bánh ráo hết nước, rền và ngon, để lâu không bị mốc.
Cách làm bánh bột lọc ngon không cưỡng nổi
Cách làm bánh gối ngon nhất
Bánh đậu xanh
Cách làm bánh pate chaud ngon ngất ngây
Cách làm bánh pancake ngon chiêu đãi cả nhà
(ST).