Cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nhanh và đơn giản
Cách điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân hiệu nghiệm
Mẹo dân gian chữa bệnh ra mồ hôi tay
Cách điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng phương pháp tự nhiên
Tiết mồ hôi rất cần thiết trong việc điều hòa thân nhiệt trong lúc tập thể thao, lao động hay môi trường chung quanh ấm hay nóng. Tiết mồ hôi được điều tiết bởi hệ thần kinh giao cảm. Trong khoảng 0,6 – 10% dân số, hệ thống thần kinh này hoạt động quá mức gây tiết mồ hôi vào những thời điểm không thích hợp ở một số vùng đặc biệt của cơ thể. Khi tình trạng tăng tiết xảy ra người ta gọi là đổ mồ hôi.
Phân loại |
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi
có thể là tiên phát hay thứ phát |
Các biểu hiện của đổ mồ hôi tiên phát |
Đổ mồ hôi tay :Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn
tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi. Bàn tay được sử dụng trong
giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể.
Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp.
Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh
nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt và mát hay lạnh cả ngày. Một số bệnh nhân
cũng cảm thấy bàn tay mình thay đổi màu sắc trở thành màu xanh tái hay tím. |
Đặc tính |
Bệnh nhân có thể đổ mồ hôi từng đợt hoặc liên tục. Tăng tiết mồ hôi không có triệu chứng báo trước, khi hoạt động thể lực mồ hôi cũng không tiết nhiều hơn. Stress, nhiệt độ ẩm cao là những yếu tố quan trọng gây tăng tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi thường cải thiện trong những tháng trời mát và lạnh, đổ mồ hôi tăng nhiều hơn trong những tháng ấm và nóng. Tiết mồ hôi thường ngưng lại trong khi ngủ. Khoảng 25% bệnh nhân đổ mồ hôi có người thân trong gia đình bị triệu chứng tương tự. |
Điều trị |
Đổ mồ hôi thứ phát được điều trị bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng hoocmôn thì nên điều trị bằng kháng estrogen (ciproterone acetate) có thể làm giảm các cơn đổ mồ hôi. Những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tiên phát hay thứ phát từ vừa đến nặng không cải thiện bằng các phương pháp điều trị khác có thể được điều trị bằng các phương pháp sau : Dùng thuốc chống tiết mồ hôi, phương pháp điện ly, các thuốc kháng cholinergics, phẫu thuật. |
|
Là phương pháp được đề nghị đầu tiên. Chloride
hexahydrate nhôm (20-25%), cồn 90% sử dụng 2-3 lần một tuần vào buổi tối. Tuy
nhiên không có hiệu quả kéo dài. Tỉ lệ da bị kích thích cao. |
|
Sử dụng nếu điều trị với các thuốc kháng mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được sử ddụng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân. Dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) được áp vào lòng bàn tay và lòng bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải. Được lập đi lập lại nhiều lần khởi đầu là mỗi lần 20 phút nhiều lần trong một tuần, dần dần cách khoảng 1-2 tuần. Kết quả thì không hằng định khoảng 70% bệnh nhân đổ mồ hôi nhẹ đến vừa có kết quả tốt, một số bệnh nhân cho rằng phương pháp tốn thời gian, không hiệu quả và đắc tiền. Phương pháp này áp dụng rất khó trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, và không thể được sử dụng trong trường hợp đổ mồ hôi lan tỏa ở thân hay ở đùi. Các hiệu ứng phụ bao gồm bỏng, điện giựt, khó chịu, tê rần, kích thích da (nổi mẩn đỏ hay bóng nước). Tăng tiết mồ hôi xuất hiện ngay sau khi ngưng điều trị. |
|
Không có phương pháp điều trị nội khoa đặc hiệu cho chứng đổ mồ hôi. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc an thần hay các thuốc kháng cholinergic. Có rất nhiều phản ứng phụ như khô miệng, khả năng điều tiết của mắt giảm, và nhiều phản ứng phụ khác. Điều trị nội khoa thường không được khuyến cáo, để đạt được hiệu quả điều trị cần phải dùng liều cao thì bệnh nhân không dung nạp được. Sử dụng các thuốc kháng cholinergic liều thấp có thể làm giảm tiết mồ hôi và không gây phản ứng phụ trong một vài bệnh nhân đổ mồ hôi ở thân. |
|
Đây là độc tố của vi trùngClostridium botulinium,độc tố ngăn chặn tác dụng của acethylcholine ở các điểm nối của thần kinh, gây ra liệt dần dần tất cả các cơ của cơ thể. Độc tố được sử dụng để điều trị co cứng cơ tại chỗ chẳng hạn như sụp mi hay cứng cổ. Các phản ứng phụ bao gồm khô miệng, liệt bàng quang, liệt ruột và phản ứng khác. Thường cần phải lặp đi lặp lại điều trị từ 1-6 tháng |
|
Một số bệnh nhân được sử dụng thôi miên để điều trị chứng đổ mồ hôi ở tay, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan |
|
Một số bệnh nhân tuyệt vọng điều trị thử phương pháp này. Phương pháp chiếu tia laser trực tiếp vào lòng bàn tay gây phỏng độ 3 nhưng không làm cải thiện chứng đổ mồ hôi. |
|
Xạ trị liều cao dễ điều trị đổ mồ hôi nách. Phương pháp có thể gây viêm da nặng nề và co kéo da vùng nách |
|
Có hiệu quả giới hạn trong phần lớn bệnh nhân, các vấn đề về tâm lí thường thường được phát sinh như là hậu quả của chứng đổ mồ hôi chứ không phải là nguyên nhân. Điều trị về tâm thần hay dược lí tâm thần có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi tay nhưng chắc chắn là sẽ không điều trị hết bệnh đổ mồ hôi |
Các phương pháp điều trị khác |
Các loại thuốc, vi lượng đồng cân liệu pháp, xoa bóp, châm cứu, thuốc Đông y không giúp cải thiện bệnh |
|
Cắt bỏ tuyến mồ hôi nách và chỉnh hình da dạng chữ Z. Sẹo phì đại và co rút có thể xảy ra và gây hạn chế cử động của vai |
|
Đây là phương pháp lựa chọn cho những trường hợp đổ mồ hôi nặng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, mặt và nách. Phương pháp sử dụng dòng điện hay dao để cắt các đường dẫn truyền xung động thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở những vùng vừa kể trên. Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực. Trong quá khứ người ta phải cắt bỏ một xương sườn để thực hiện phẫu thuật này. Ngày nay nhờ có phương tiện phẫu thuật nội soi các phẫu thuật viên chỉ cần 2 đường rạch nhỏ từ 3-5 mm ở 2 bên thành ngực là có thể tiến hành phẫu thuật. Hiện nay Bệnh viện Đại học Y Dược đã tiến hành được 132 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm qua lồng ngực để điều trị chứng đổ mồ hôi tay. Kết quả bước đầu rất tốt, tuy phần lớn bệnh nhân có hiện tượng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở những vùng khác như : nách, ngực, lưng và 2 chi dưới, hầu hết bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị vì lòng bàn tay không còn đổ nhiều mồ hôi như trước nữa. |
Tự điều trị
- Tránh ăn những thức ăn cay nóng như hành, cá, tỏi và thức ăn có cho nhiều gia vị. Những loại thức ăn này có thể là nguyên nhân gây nên mùi mồ hôi.
- Với dấm mạch nha: đây là cách chữa trị cổ truyền, bạn có thể kiểm chứng tác dụng của nó. Bằng cách bôi một ít vào nách của bạn vào buổi tối. Rửa sạch vào buổi sáng và sau đó có thể dùng những chất khử mùi thông thường/chất chống mồ hôi.
- Chọn mua chất chống mồ hôi: Bạn có thể mua hầu hết các chất khử mùi và chất chống mồ hôi, nhưng hãy kiểm tra nhãn mác và chọn một loại có chứa nhiều thành phần hoạt tính linh hoạt khác nhau.
- Cạo lông nách: lông mọc ở nách là nguyên nhân tạo nên mồ hôi và là nơi vi khuẩn thường hoạt động nhiều ở đó.
- Nếu những chất chống mồ hôi thông thường không phải là giải pháp hữu hiệu với bạn, hãy dùng thử nhôm clorua 20% xem sao? Tuy vậy phải lưu ý với bạn rằng đây là loại thuốc có thể làm hỏng quần áo của bạn. Loại thuốc này được bán ở các hiệu thuốc (hãy hỏi mua loại Drichlor, Anhydrol Forte, Odaban hay Perspirex).
Trước khi đi ngủ, hãy rửa sạch và lau khô nách hoàn toàn. Nếu như bạn bôi dung dịch lên vùng da ẩm ướt sẽ dẫn tới phản ứng hoá học tạo ra axit clohydric, nó có thể kích ứng da và làm xỉn đồ trang sức. Vậy nên nếu cần thiết có thể sử dụng máy sấy tóc để chắc chắn da bạn đã hoàn toàn khô.
Hãy bôi dung dịch khi bạn nằm trên giường. Điều này nghe có vẻ hơi thừa, nhưng mồ hôi ở nách bạn sẽ bớt đi khi bạn nằm thoải mái, và sẽ hiệu quả hơn nếu bôi dung dịch ngay sau đó. Dung dịch hoạt động bằng cách biến đổi làm cho khe của tuyến mồ hôi mở ra, đây là nguyên nhân làm cho những tuyến mồ hôi phồng lên và bị ức chế nhưng nếu mồ hôi từ các tuyến chỉ chảy ra khi bạn bôi thuốc, thì dung dịch sẽ không thể thấm vào trong được.
Dung dịch này có thể phát huy hết tác dụng nếu nó được ủ lại. Tuy nhiên, do hình dáng của nách khá phức tạp nên để có thể định vị được lớp ni lông (dùng bọc thực phẩm) bạn có thể dùng băng keo y tế rồi sau đó mặc một cái áo thun ngắn tay để kẹp chặt lấy nó.
Không bôi trực tiếp thuốc lên da sau khi vừa cạo lông hoặc vùng da bị tổn thương..
Rửa sạch thuốc vào buổi sáng, và chỉ bôi lại khi đi ngủ.
Nếu hiệu quả của nó giảm xuống ở những lần bôi tiếp theo, hoặc một hai lần trong một tuần thì hay ngưng sử dụng thuốc hằng ngày vì nó rất dễ gây kích ứng da.
Nếu việc bôi thuốc gây nên kích ứng da, bạn hãy dùng kem hydrocortisone 1%- 2 lần một ngày, lưu ý không sử dụng quá hai tuần, hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.
Bác sĩ có thể giúp gì cho bạn khi bạn bị mồ hôi nách?
Tiêm Botulinum (Botox, Dysport):
- Đây là loại thuốc có độc tố mạnh nhưng tiêm một lượng nhỏ ở dưới da có thể làm hạn chế ra nhiều mồ hôi.
Những mũi tiêm thì hơi đau một chút, nhưng bạn hoàn toàn có thể chịu được. Việc điều trị mất khoảng 30 - 45 phút.
Độc tố Botulinum làm cho các dây thần kinh không hoạt động, vì thế các tuyến mồ hôi cũng không tiết ra được mồ hôi.
Một đợt điều trị với khoảng 12 mũi tiêm nhỏ, sau đó dừng lại sẽ cơ bản làm giảm mồ hôi nách trong khoảng 2-8 tháng. Sau đó, điều trị lại nếu bạn thấy cần thiết.
Đây là phương thức điều trị hoàn toàn mới, và những phương pháp này không được áp dụng ở tất cả các bệnh viện, nhưng bác sĩ của bạn có thể sẽ tìm ra vị trí trung tâm điều trị đặc biệt gần nhất.
Nó không được áp dụng với tất cả mọi người, khoảng 9 trong10 người có phản ứng lại với thuốc.
Những người được điều trị bằng phương pháp này cho rằng nó có những đóng góp lớn với cuộc sống của họ bởi nó có thể làm giảm mùi của nách.
Một ca phẫu thuật hệ giao cảm
Để làm cho những dây thần kinh giao cảm không tiết ra mồ hôi, thường là bằng phương pháp phẫu thuật keyhole, đây được xem như là phương sách cuối cùng.
Các dây thần kinh giao cảm nằm trong ngực dưới những xương sườn thứ hai, thứ ba và thứ tư, ở mỗi bên. Ca phẫu thuật tạo thành một vết mổ ở thành ngực và cắt dây thần kinh hoặc là làm chúng không hoạt động, bằng cách sử dụng dòng điện(y học).
Sau ca phẫu thuật khoảng sau1-2 tuần bạn có thể làm được những công việc ngồi một chỗ, và để làm được các công việc hoạt động chân tay thì phải sau 2-3 tuần.
Tỉ lệ thành công trước mắt là khoảng 80%, nhưng một vài ngày sau đó, chỉ có một phần ba trong số đó họ hài lòng với ca mổ.
Trở ngại chính là cơ thể mọi người có thể bù đắp bằng việc tiết ra nhiều mồ hôi ở mọi nơi - thường là ở trên thân mình nhưng đôi khi là ở chân - vì vậy mồ hôi ở nách bạn có thể chấm dứt nhưng thay vào đó là mồ hôi ở bụng. Điều này xảy ra ở khoảng 1/3 đến 3/4 số người phẫu thuật. 1 trong số100 người, mồ hôi còn bù lại nhiều hơn, và họ cảm thấy tiếc là họ đã phẫu thuật. Giá như mà không làm phẫu thuật thì tốt hơn.
Liposuction và nạo dưới da là những phương pháp để di chuyển tuyến mồ hôi xuống sâu dưới da. Chúng sẽ ngừng hoạt động, và có thể để lại những vết thâm tím hoặc sẹo.
Việc phẫu thuật di chuyển một số phần da ở vùng nách là sự lựa chọn cuối cùng. Nó có thể đem lại hiệu quả tức khắc, nhưng có thể để lại sẹo vì thế ngày nay phương pháp này rất ít được tiến hành
Bằng việc gây tê cục bộ, ca phẫu thuật sẽ di chuyển một phần của da với kích cỡ khoảng 4 x 1,5cm, thì hầu hết những vấn đề với những tuyến mồ hôi sẽ không còn nữa.
Lựa chọn quần áo
Quần
áo mặc trong mùa hè bạn nên chọn loại được thiết kế trên chất liệu
cotton để có sức thấm hút tốt, sẽ đem lại chọn bạn cảm giác mát mẻ.
Ngược lại những loại quần áo được làm bằng chất liệu nilon không có khả
năng thấm hút tốt sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.
Vệ sinh thân thể thường xuyên
Có nhiều cách để bạn hạn chế hậu quả của mồ hôi ra quá nhiều. Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
Mẹo hay mách bạn
|
Thế nào là mồ hôi trộm?
Khi trẻ ở trạng thái tĩnh (trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào) đặc biệt là ban đêm mà đổ mồ hôi thì dân gian gọi là mồ hôi trộm. Mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.
Thông thường, khi cơ thể trẻ phát triển nhanh, quá trình trao đổi chất xảy ra dồn dập, nhiệt lượng và cặn bã sinh ra trong quá trình trao đổi chất khá lớn, cho nên trẻ ra mồ hôi nhiều hơn người lớn. Đồng thời, do hệ thần kinh của trẻ chưa kiện toàn, thần kinh giao cảm quản lí việc tiết mồ hôi trong khi ngủ do mất sự khống chế của thần kinh cao cấp đại não, dễ xuất hiện hiện tượng hưng phấn nhất thời, làm cho trẻ khi ngủ hay đổ mồ hôi trộm. Do vậy, việc ra mồ hôi trộm ở trẻ là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi... Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của trẻ để tìm cách khắc phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm
- Nguyên nhân chứng mồ hôi trộm có thể là do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho bé, phòng ngủ ngột ngạt. Nhưng nhiều bà mẹ khi đã cởi bớt quần áo, ngồi quạt cho con rồi mà mồ hôi của bé vẫn đầm đìa. Theo y học cổ truyền, một cơ thể khỏe mạnh cần có sự cân bằng âm dương. Trẻ con thường bị thiếu hụt phần âm, do đó sẽ bị nóng bên trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài là đổ mồ hôi trộm
- Chứng ra mồ hôi trộm thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy, trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do giai đoạn này hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… Ngoài ra, ánh mặt trời có tác dụng tổng hợp vitamin D nên việc thiếu ánh mặt trời có ảnh hưởng lớn đến việc thiếu vitamin D ở trẻ. Nguyên nhân thiếu ánh nắng mặt trời thường do chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo, do thời tiết ở các nước có nhiều sương mù, mùa đông...gây cản trở việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của trẻ.
Biện pháp khắc phục
- Bổ sung vitamin D:Với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát: Ngủ nơi rộng rãi, thoáng, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
- Ăn uống hợp lí: Cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, các loại thảo mộc như actiso, rau má, cải bẹ...Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt như là mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển… Trong các loại trái cây cũng có một số được coi là thức ăn “nóng” như: mít, sầu riêng, xoài…Các thức ăn này nhiều năng lượng, nhưng lại sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da.
- Nhờ bác sĩ can thiệp: Nếu bạn phát hiện hiện tượng ra mồ
hôi trộm của trẻ, kèm theo một số triệu chứng khác như: lên cơn sốt, tinh thần
sa sút, đầu tóc lưa thưa, mọc răng, thóp đầu chậm lấp đầy thì bạn cần đưa trẻ
đến bác sĩ để được kiểm tra, chữa trị.
Cơ thể chúng ta có 2 loại tuyến mồ hôi là mồ hôi thường và mồ hôi dầu.
Tuyến mồ hôi thông thường nằm rải rác khắp nơi trên da, nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân.
Tuyến mồ hôi dầu chỉ có ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu tăng tiết từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ, giảm tiết khi về già.
Trong thành phần mồ hôi dầu của người có các hợp chất amoniac, acid béo chưa no... bản thân các chất này khi vừa mới ra khỏi ống tuyến chưa có mùi hôi. Các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân huỷ các acid béo tạo ra mùi rất khó ngửi và được gọi là hôi nách.
Tuyến mồ hôi dầu chỉ có ở nách, vùng
sinh dục, bắt đầu tăng tiết từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ
tuổi sinh đẻ, giảm tiết khi về già.
Ra mồ hôi nhiều ở nách không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại khiến khổ chủ mất tự tin, gây khó chịu với người xung quanh. Vì vậy để điều trị dứt điểm việc mồ hôi nách quá nhiều, nách có mùi hôi là rất cần thiết.
Hiện nay, có nhiều phương pháp như dùng thuốc bôi tại chỗ, tiêm botox để hạn chế mồ hôi nách và mùi khó chịu. Bên cạnh đó, những người bị mồ hôi nách nhiều nên lưu ý giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chọn các loại vải thoáng mát, thấm mồ hôi khi may mặc.
(ST).