Cách học IELTS cho người mới bắt đầu cực hay

Rất nhiều người bỡ ngỡ khi mới làm quen với EILTS, không biết luyện thi EILTS cho người mới bắt đầu như thế nào? Cách học như thế nào cho hiệu quả.




Luyện thi EILTS cho người mới bắt đầu

 



Dưới đây là những kỹ năng quan trọng khi luyện thi EILTS cho người mới bắt đầu

Kỹ năng thuyết trình

Một kỹ năng hết sức cần thiết và thật thú vị, đó là kỹ năng thuyết trình. IELTS giúp bạn tự tin khi trình bày một vần đề trước đám đông. Học IELTS, bạn sẽ biết cách trình bày thuyết phục về bản thân mình và cách bố cục ý tưởng dù chỉ nói vài ba phút. Hơn nữa, bạn sẽ học cách diễn đạt và phát âm rõ ràng hơn, sử dụng nhuần nhuyễn các câu từ chuyển ý. Không chỉ vậy, bạn còn có thể xử lý được các câu hỏi tình huống thật nhanh.

Kỹ năng ngheKỹ năng viết

Ngoài ra, IELTS còn giúp nâng cao kỹ năng viết. Từ đó, ta có thể trình bày ý tưởng rõ ràng, súc tích và còn giúp phát triển toàn diện cách hành văn riêng của mình nữa.

Kỹ năng đọc

Chưa hết đâu, kỹ năng đọc riêng của bạn cũng sẽ "lên" rất nhanh, một khi bạn luyện đọc nhiều. Càng học lên cao, kỹ năng tự học càng trở nên không thể thiếu với bạn. Làm thế nào để đọc nhanh một lượng lớn tài liệu tham khảo và nắm được các ý chính cần thiết mà không bị rối bởi lượng thông tin khổng lồ bằng tiếng Anh? IELTS giúp bạn phát triển kỹ năng tự nghiên cứu và trở nên tự tin khi phải đọc nhanh một lượng lớn thông tin từ các giáo trình, sách báo và cả tài liệu tham khảo..

Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn một số mẹo nhỏ làm thế nào để tự ôn tập và thi IELTS đạt điểm tốt.

Bí quyết để Nghe tốt

Mỗi phần trong bài nghe IELTS chỉ được nghe qua một lần. Vì vậy:
Đừng bắt mình nghe và hiểu rõ từng từ một. Hãy tập trung nghe để nắm bắt những thông tin cần thiết.

Đừng quên rằng trong phòng thi, phần hướng dẫn trước mỗi bài nghe chính là kim chỉ nam của bạn đấy!

Cố gắng không để trống câu trả lời nào, cả những câu bạn không chắc chắn lắm. Luôn nhớ:"Còn nước, còn tát!"

Bí quyết để Nói giỏi

Nhiều bạn trong số chúng ta rất có khiếu nói trước đám đông. Thế nhưng, trong một kỳ thi quan trọng như IELTS, việc thực tập và chuẩn bị tốt sẽ càng giúp các bạn tự tin hơn để dành được điểm số cao nhất.

Bài thi nói được chia làm hai phần. Trong phần đầu, bạn sẽ giới thiệu về mình và trình bày về một chủ đề quen thuộc trong cuộc sống. Ở phần thứ hai, chủ đề này sẽ được mở rộng để thảo luận, bạn sẽ phải tranh luận với giám khảo. Chắc chắn lúc đó, bạn sẽ có đất dụng võ, tha hồ phát biểu ý kiến của mình.

Cố gắng nói liên tục và lưu loát. Đừng quá lo lắng phải nói chính xác mà làm bạn mất đi sự lưu loát.

Luôn phát huy tối đa thời gian bạn có.

Cuối cùng , hãy tự tin và thích thú khi nói tiếng Anh như đang nói bằng tiếng mẹ đẻ. Đừng quá lo lắng về kiến thức của bạn, vì giám khảo chỉ muốn biết bạn nói tiếng Anh như thế nào, chứ không hề có ý định đánh giá kiến thức hàn lâm của bạn về đề tài đó.

Học sinh Việt Nam hay khớp, hay run khi nói tiếng Anh, nhưng qua kỳ ôn tập IELTS này bạn sẽ thấy thích tranh luận hơn. Khi ôn thi bạn cũng nên ham đọc hơn và tìm hiểu nhiều hơn để có thể nói lưu loát trong vòng một, hai phút về đề tài nào đó.

Bí quyết để Đọc nhanh

Thông thường, chúng ta có khuynh hướng dễ nản khi phải đọc cùng lúc một khối lượng tài liệu khá nhiều và phức tạp, đằng này lại là tiếng Anh nữa kia. Vậy chúng ta phải làm thế nào để vượt qua cảm giác này và lấy điểm số thật tốt cho môn đọc hiểu?

Đừng cố gắng đọc cặn kẽ từng từ một.

Bài kiểm tra IELTS được thiết kế lên đến 2.000 từ, cố tình để bạn phải chạy đua với thời gian. Do vậy, chỉ cần nắm bắt chính xác thông tin để trả lời được câu hỏi. Muốn vậy, trước tiên các bạn cần đọc kỹ câu hỏi.

Nhớ lưu ý phần tiêu đề chính và phụ, các câu mở đầu bài, câu kết đoạn, những cụm từ in hoa, từ được gạch dưới, từ in nghiên, in đậm... Chúng vô hình giúp bạn nắm bắt ý chính đấy!

Chỉ có 60 phút dành cho ba bài đọc, vì vậy, việc phân chia thời gian một cách khôn ngoan và hiệu quả sẽ giúp bạn làm bài tốt hơn rất nhiếu.

Bài học IELTS gồm hai phần: Bài viết số 1 trong 20 phút và bài viết số 2 trong 40 phút còn lại. Điều quan trọng là bạn sử dụng thời gian thế nào cho phù hợp.

Đã 20 phút trôi qua mà bạn vẫn còn cặm cụi cho bài viết đầu thì không được đâu. Phải chuyển ngay sang làm bài viết tiếp theo! Nếu không, bạn sẽ cuống cuồng lên vào giờ chót vì không kịp hoàn tất bài cho mà xem.
Vì thời gian rất hạn chế, nên tuy được phép viết nháp vào sách câu hỏi, cách hữu hiệu nhất bạn nên tranh thủ trả lời trực tiếp trên giấy làm bài của mình.

Cuối cùng, tương tự như ở bài thi môn Nghe, dù bạn không chắc chắn ở một câu trả lời nào đó, hãy viết ra những gì bạn nghĩ. Bởi lẽ, giám khảo đâu có trừ điểm bài của bạn khi câu trả lời chưa chính xác.

Bí quyết để Viết hay

Muốn viết hay, trước tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần sắp xếp bố cục thật chặt chẽ. Kế đến là giai đoạn viết, và sau cùng là xem lại bài viết cho hoàn chỉnh.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Kinh nghiệm học đạt IELTS 7.0 trong 6 tháng


Bài viết này dành cho những ai tự học, chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc những ai đang học và thiếu nguồn tài liệu, những ai không muốn tốn quá nhiều tiền vào vụ thi IELTS này... bla bla... 

Quy trình g���m 2 giai đoạn :

GIAI ĐOẠN 1: 2,5- 3 THÁNG, GIAI ĐOẠN CỦNG CỐ NỀN TẢNG. 

GỒM: cải thiện PRONUNCIATION, VOCABULARY, GRAMMAR

* PRONUNCIATION: 

- Học lại cách phát âm các âm trong tiếng anh ( Sounds of English) cho thật chuẩn : Vào trang web của BBC : http://www.bbc.co.uk/worldservice/le...r/pron/sounds/ sẽ thấy phần hướng dẫn của Ms. Alex Bellem – cực kỳ chuẩn mực luôn.

-Thực hành phát âm các âm đó cho nhuyễn : Dùng sách English Pronunciation in Use- Tập đọc các đoạn văn dài (các bài Reports của Voa learning English), đặc biệt thích bài đọc của bác Steve Ember Cách học là in transcript của bài mình quan tâm ra 1 tờ giấy A4, để font chữ to, giãn rộng, sau đó nghe từng câu một, đánh dấu cách ngắt nghỉ, lên xuống, nối âm, trọng âm... rồi đọc theo chậm rãi. Học đọc kiểu này lâu nhưng có cái ưu điểm tuyệt vời là đã học từ nào thì sẽ không bao giờ quên được cách phát âm của nó, và khi nghe nó sẽ nhận ra ngay.

* VOCABULARY: Học từ vựng, làm bài tập nhỏ (cả nghe và đọc) trong các quyển sách sau (xếp theo độ khó tăng dần) :

- Cambridge vocabulary for IELTS ( Pauline Cullen)

- Achieve IELTS Grammar and Vocabulary 

- English Vocabulary in Use Advance ( Michael McCathy – Felicity O’Dell)

- English Collocation in Use (Michael McCathy – Felicity O’Dell). Quyển này rất khó nhưng cực hay, rảnh thì hãy làm.

Học hết mấy quyển vừa rồi thì từ vựng của bạn đỉnh cao luôn.

* GRAMMAR:

- Hệ thống toàn bộ ngữ pháp căn bản : Cái này có rất nhiều sách, nhưng mình dùng 1 website này, nó hệ thống rất trực quan và dễ hiểu dễ nhớ : 

www.englishpage.com/

- Ngữ pháp tiếng anh Diễn Giải ( Lê Dũng) 

- Chuyên đề ngữ pháp tiếng anh và bài tập trắc nghiệm thực hành ( Lê Dũng)

- English Grammar in Use ( Raymond Murphy) Quyển này rảnh thì làm thêm cũng được

Trong vòng 3 tháng này, phải thực hành và chiến đấu cả 3 mảng này cùng lúc, ví dụ buổi sáng học phát âm khoảng 20-30 phút ( đọc xong 1 bài VOA cho chuẩn mực là mỏi nhừ mồm luôn), xong làm vocabulary và grammar, trong khi làm 2 cái này thì luyện Listening luôn vì bài tập nghe khá nhiều, đến tối luyện giọng lần nữa bằng 1 bài trong cuốn English pronuncation in use là được.

GIAI ĐOẠN 2: 2,5-3 THÁNG, LUYỆN KỸ NĂNG, LÀM ĐỀ

I. LUYỆN KỸ NĂNG

Cái này làm trước khoảng 1 tháng hoặc song song với phần làm đề thi IELTS, vừa làm đề vừa củng cố kỹ năng cho chắc)

1. Listening:

Sách: Listening Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5) – Sách này ở Vn do bọn NTV phát hành, bán đắt lắm, ~100k cơ, nhưng vẫn nên mua để luyện nghe. Nhớ làm vào đó bằng bút chì nhé, để còn tẩy đi làm lại. Chỉ cần mua sách thôi, CD lên thằng google có đầy.

Radio/Video

Mình cứ nghe ngày nghe đêm, cứ rảnh là nghe, nếu có thể thì các bạn đăng ký 3G trọn gói trên điện thoại ấy, nghe rất tiện mà nghe xả láng luôn.

Nên nghe 1 số kênh sau:

- BBC World ServiceBBC 4: Intelligent SpeechCNN Student News ( video 10mins

Những kênh trên nên nghe vì nó có nhiều đoạn Introduction & Interview, Individual long turn & Two-way ( or more) discussion – cái mà rất hay gặp trong bài thi Listening, và mình phải nói theo kiểu như thế trong phần Speaking nữa.

2. Reading:

Sách: Reading Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5) – của NTV, giá 98k, làm bằng bút chì nhé, ko đến lúc muốn làm lại là lại tốn tiền đấy.

Đọc các đoạn văn và làm tasks trên trang web của

Britishcouncil

Link: http://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine 

3. Writing: 

Sách:

Academic Writing for IELTS ( Sam McCatter) Quyển này rất hay.

VISUAL IELTS Gabi Duigu Quyển này cũng hay luôn, luyện viết Task1.

Lưu ý là quyển : Writing Strategies for the IELTS test (của NTV) thì không nên mua, mình dùng không thấy hiệu quả cho lắm, nó còn dài dòng nữa.

4. Speaking

Cứ tự luyện xong ghi âm rồi nghe lại, kiếm được bạn bè hay ai đó mà luyện cùng thì tốt. Có thể nói trực tiếp hoặc qua Skype cũng tiện.

II. Làm đề IELTS

Bước 1. Học trong quyển Ready for IELTS ( Sam McCatter) ( 1 tuần)

Làm quen với cấu trúc đề thi IELTS ( ai quen rồi thì bỏ bước số 1 này)

Trong quyển này sẽ trình bày cấu trúc đề thi, có 14 units để tập luyện các dạng bài cơ bản, và các kỹ năng cơ bản của từng dạng bài. Làm quyển này cố gắng trong 1 tuần phải xong.

Bước 2. Tham khảo tips để củng cố kỹ năng thông qua các sách : ( 1 ngày để đọc, áp dụng lâu dài) IELTS TARGET BAND 7 của Simone Brave (Quyển này ngắn gọn, hữu dụng, nên đọc)

IELTS SURE SUCCESS của cái trường NICON nào đó, ( Quyển này dài dòng hơn chút, có thêm 1 số lời khuyên để thi, nên đọc)

Bước 3. Làm bộ đề Cambridge IELTS nổi tiếng (4 quyển,16 đề, 3 tuần)

Tính đến thời điểm này thì có tổng cộng 9 quyển, nhưng dựa trên những gì mình đã làm và chắt lọc ra, thì bạn chỉ nên làm các quyển Camb 5, 6, 7, 8, 9 thôi. Lý do là các quyển Camb 1,2,3,4 đã xuất bản quá lâu rồi, mình làm xong chúng thì thấy nó có nhiều khác biệt so với cách tư duy của thời điểm hiện tại, và đề trong các quyển đó cũng không “gần” với những đề thi mới này.Đó là nhận định chủ quan của mình thôi, các bạn có thời gian thoải mái thì cứ làm cho tăng exp, bác nào đã vội rồi thì không cần động vào mấy quyển đó làm gì cho mệt. (đến thời điểm này, 7/2013 thì có thêm cuốn 9 rồi nhé mem.:D)

Nên chia ra làm mỗi ngày 1 đề, ví dụ buổi sáng làm , buổi chiều chữa bài. Nhớ là phải chữa thật kỹ, khi review lại kết quả thì phải đếm số câu sai rồi lật lại xem tại sao lại thế, có vậy mới hoàn thiện được kỹ năng và tăng độ chuẩn xác.

>>> CHÚ Ý

1.Khi làm đề thì nên thống kê lại các dạng bài nào hay sai, để còn sửa kịp

Cứ đề nào bị sai câu gì nhiều thì make note 1 phát cho dạng câu hỏi đó, ví dụ như làm đề 1 quyển camb 6 bị sai nhiều câu ở dạng Summary của bài listening và sai nhiều câu Heading ở reading chẳng hạn. Sau 3-4 đề thì thống kê lại xem ta sai cái gì nhiều nhất. Sau khi đã tìm ra điểm yếu rồi thì quay lại bước 2 đọc lại và thực hành lại tips nó dạy.

2. Làm đề vào sách thì nên làm bút chì, làm xong, thống kê chữa lỗi xong thì tẩy luôn đi, để về sau làm lại ( cái việc làm lại quan trọng lắm đấy) Ai cẩn thận hơn thì foto ra 2 bản làm cho tiện)

3. Sau khi làm xong 4 quyển lần 1 mà điểm trung bình khoảng 7.0 – 7.5 là ok rồi, còn nếu thấp quá, khoảng 5.5- 6.0 thôi thì tốt nhất là quay ngay lại bước 2 mà đọc tips, quay lại mấy cuốn sách luyện kỹ năng mà luyện, xong xuôi rồi làm lại 4 quyển này, trước khi làm nhớ đọc nhanh lại tips cho mỗi phần thi. Đến khi điểm tăng lên rồi thì chuyển sang bước tiếp theo

Bước 4: Làm bộ sách IELTS PRACTICE PLUS 1,2,3 ( 3 tuần)

Bộ này rất khó, làm xong cực kỳ nản luôn, ví dụ bạn làm bộ cambridge được trung bình là 7.0, làm sang bộ plus nó giảm xuống còn 6.0 là cùng.

Có mấy lưu ý thế này: 

Ielts Practice plus 1 (Vanessa Jakeman, Clare McDowell) Xuất bản đã lâu, đề thi hóc búa như kiểu đánh đố, làm quyển này xong thì nhuệ khí của các bác tụt xuống chỉ còn 1 nửa là may.

Vậy nên, quyển này làm thì cứ để tinh thần thật thoải mái, thi đấu cọ sát thôi chứ đừng ham hố đặt mục tiêu gì, được ít điểm thì cũng đừng buồn mà bỏ cuộc. Đừng dành quá nhiều thời gian cho quyển này.

Ielts Practice plus 2 (Morgan Terry, Judith Wilson)

Quyển này mới hơn chút, vẫn khó nhăn răng nhưng không đến nỗi là không lấy điểm cao được. Ở quyển này nên chú trọng đọc các chỗ nó giải thích cho câu trả lời, phải cố gắng hiểu bằng được lý do trả lời ấy.

Ielts Practice plus 3 (Margaret Matthews , Katy Salisbury)

Quyển này khá gần với hiện tại, mình đánh giá rất cao quyển này, đề thi nó gần với những gì ở thời điểm bây giờ hơn, và độ khó nó chỉ nhỉnh hơn quyển Camb 8 một chút.

Vẫn dùng chiến thuật như quyển Plus2 thôi, cố gắng đừng để có đáp án nào mình không hiểu.

Các sách nói trên, nếu có đủ thời gian thì nên làm lại ít nhất 1 lần, 1 phần là để test trình độ, 1 phần nữa là để kiểm tra xem mình đã fix thành công các lỗi hay gặp chưa.Về việc làm lại đề thì các bác tự sắp xếp, nên quay vòng đề thi mà làm cho đỡ bị tình trạng “nhớ đề”.




Kế hoạch luyện thi Ielts cực chuẩn cho bạn
Kinh nghiệm học và thi IELTS hữu ích
Cách tự học IELTS hiệu quả
Kinh nghiệm học tốt tiếng anh
Cách cải thiện kỹ năng reading cho người học tiếng Anh



(ST)