Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Nguyên nhân của bệnh loạn thị và phương pháp luyện mắt hiệu quả
Huấn luyện các động tác cơ bản ban đầu cho chó là có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm rèn luyện cho chó có kỷ luật cao, hạn chế những hành vi hoang dã, rèn luyện cho chó cả về thể lực, cho chó vận động cơ bắp nở nang, phát triển cân đối, có tính linh hoạt, dũng cảm, bền bỉ. Việc huấn luyện các động tác cơ bản cho chó làm cơ sở cho chó tăng thêm mối quan hệ thân thiết giữa chủ và chó. Viêc huân luyên ban đâù cân có xích "kỷ luât" đê đeo vào cô chó làm cho chó học thuôc bài nhanh hơn. Thông thương chó tư 6 tháng tuôỉ là có thê băt đâù cho tâp các đông tác cơ bản. Tuy nhiên tôí kỵ viêc đánh đâp chó.
I. HUẤN LUYỆN ÐỘNG TÁCC ÐI THEO
Mục đích dạy chó căn cứ vào khẩu lệnh, hiệu tay của huấn luyện viên, luôn luôn đi bên cạnh, bên trái huấn luyện viên, không cho chó tiến vượt lên và cũng không tụt lùi phía sau, hoặc tùy tiện bỏ chạy đi nơi khác. Ðộng tác có tác dụng kiềm chế không cho chó tự do, và có tính kỷ luât cao, chó không bỏ vị trí, bảo vệ chủ hoặc chạy đi xa ngoài vòng kiểm soát của chủ.
1. Phương pháp huấn luyện: - Huấn luyện viên tay cầm dây cương tiến lên, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “theo”. Nêú chó đi ngang huấn luyện viên thì hô “giỏi”, khen nó; nếu chó đi vượt lên thì giật khẽ cương, hô khẩu lệnh “chậm”; nếu chó đi tụt xuống, giật khẽ giây cương hô khẩu lệnh “nhanh” và “theo”. Cứ tập đi tập lại nhiều lần như vậy, khi chó đã đi chính xác, dần dần chuyển ra đường hoặc bãi rộng để huấn luyện. - Dắt chó ra bãi tập cho làm quen bãi, sau móc dây cương dắt chó đi theo nhiều lượt. Khi chó đã nghe khẩu lệnh đi theo tốt thì dần dần mở dây cương (móc xích), nếu thấy chó vẫn giữ được vị trí chính xác cùng đi song song bên cạnh huấn luyện viên, thì khen thưởng và cho ăn thịt. Ðồng thời huấn luyện các hình thức đi nhanh, đi chậm, chạy rẽ trái rẽ phải, dừng lại đi tiếp, v.v... Tập cho đến khi huấn luyện viên đi hình thức gì mà chó vẫn tiếp tục chấp hành lệnh đi theo thuan thuc.
2. Uốn nắn sai sót: - Trong khi đi theo thấy chó có hiện tượng chạy vượt lên, hoặc tụt lùi xuống phía sau, hoặc sợ sệt tránh huấn luyện viên, thì cần tìm nguyên nhân do giật cương quá mạnh, kích thích chó đau hoặc việc quản lý hàng ngày gây ra tập quán xấu, cần phải sửa ngay, bằng cách cầm thịt ở tay khen thưởng cho chó, kết hợp vuốt ve ôn hòa làm cho chó hết sợ sệt. - Ðối với những chó thuộc loại hình thần kinh hưng phấn mạnh thường bị ảnh hưởng kích thích ngoài lôi cuốn, có hiện tượng muốn chạy bỏ hoặc giằng dây cương thì khi huấn luyện viên đi theo chưa nên thả móc xích vội, đợi khi nào chó có kỷ luật tốt mới bỏ dây cương.
II. HUẤN LUYỆN ĐỘNG TÁC NGỒI
Huấn luyện cho chó ngồi căn cứ vào khẩu lệnh hiệu tay của huấn luyện viên (ngồi bên cạnh trước huấn luyện viên (HLV)).
1. Phương pháp huấn luyện: - Ðể chó đứng bên trái HLV, tay phải cầm vòng cổ chó khi kéo lên, tay trái ấn mông chó xuống hô khẩu lệnh “ngồi”, khi chó ngồi, thì khen thưởng cho ăn thịt và vuốt ve khuyến khích chó hoàn thành động tác. - Ðể chó đứng phía trước, tay trái nắm dây cương kéo cổ chó ngẩng lên, tay phải cầm miếng thịt dử kích thích kết hợp hô khẩu lệnh “ngồi”, khi chó nghển lên đòi ăn thịt thì tự nó sẽ ngồi xuống, HLV thưởng cho nó ăn và cứ luyện tập nhiều lần như vậy cho đến khi chó nghe lệnh tự ngồi thì thôi. - Hằng ngày cho chó ăn, HLV giơ cao chậu cơm, chó muốn ăn tỏ ra phấn khởi cao độ, đòi ăn nhảy chồm chồm liên tiếp, chân sau chịu sức nặng của toàn thân mông để chấm mông xuống đất muốn ngồi, thì nhân cơ hội ấy hô khẩu lệnh ngồi kết hợp với hiệu tay giơ ngang mặt chó. Khi chó ngồi, HLV khen thưởng hạ chậu cơm cho chó ăn ngay. - Sau khi cho chó dạo chơi, huấn luyện viên gọi chó lại, tay phải vỗ vào ngực chó, tay trái ấn mông chó xuống tay phải ẩy ngực chó lên, hô khẩu lệnh “ngồi” thì chó sẽ tự ngồi xuống.
2. Uốn nắn sai sót: - Một số chó ngồi vẹo mông, hoặc chân sau thò ra ngoài không chính xác, cần phải sửa để tránh tập quán xấu. Huấn luyện viên dùng chân trái khẽ gạt chân chó vào, hoặc lấy đầu ngón chân cái bấm vào chân chó, nó sẽ co lại. Ðối với những con chó sai nhiều, có thể để chó ngồi sát vào chân tường bên trái huấn luyện viên, do vướng tường chó không ngồi vẹo đít ra ngoài hoặc thò chân ra ngoài, dần dần chó thành tập quán ngồi chính xác. - Có trường hợp chó sợ sệt, thường ngồi cách xa hoặc ngoảnh mặt đi nơi khác, thái độ khúm núm. Huấn luyện viên cần kịp thời khen thưởng vuốt xem cho ăn, khẩu lệnh ôn hòa, tránh cưỡng bức chó hoăc đánh đâp.
III. HUẤN LUYỆN ĐỘNG TÁC NẰM :
Mục đích huấn luyện cho chó có tính phục tùng cao, nằm xuống hoặc ngồi dậy theo lệnh.
1. Phương pháp huấn luyện: HLV quỳ xuống để chó ngồi bên trái, tay trái nắm vòng cổ chó, tay phải cầm thịt dử cho chó nhìn thấy, hạ tay thấp xuống đất trước mặt chó, đồng thời hô khẩu lệnh “nằm”. Nếu chó nằm xuống thì lấy thịt ở tay HLV thưởng cho nó ăn và khen “giỏi”. Chờ một lát sau, tay trái cầm lấy giây khẽ kéo cố chó lên, ra lệnh cho chó ngồi. Sau tiếp tục tập nhiều lần như vậy. - HLV để chó ngồi bên cạnh, quỳ chân xuống, tay trái nắm vòng cổ chó và đè khuỷu tay lên lưng chó, tay phải cầm hai chân trước chó kéo từ từ xuống và hô khẩu lệnh “nằm”. Do lưng chó bị đè xuống, chân bị kéo chó sẽ nằm, lập tức khen thưởng. Huấn luyện làm đi làm lại nhiều lần. - HLV để chó ngồi phía trước mặt mình cúi hoặc ngồi xổm. Tay trái cầm dây cương, tay phải cầm thịt để hấp dẫn chó, khi chó nhoài ra lấy thịt ăn thì từ từ nằm xuống. HLV kịp thời hô khẩu lệnh “nằm”, thưởng thịt cho nó ăn. Sau lệnh cho chó ngồi rồi tiếp tục huấn luyện cho đến khi chó tiếp thu được động tác.
2. Uốn nắn sai sót: Khi mới bắt đầu huấn luyện, có một số chó nằm xiêu vẹo hoặc nằm tự do, nằm ngửa giơ 4 chân lên đùa nghịch, trường hợp này HLV cho chó nằm lại và không nhờn với chó, hoặc lợi dụng bờ tường để huấn luyện, một bên là tường, một bên chân HLV ở giữa là chó, do vướng hai bên nên chó không có điều kiện nằm tự do. - Có một số chó khi nằm thường tự do nằm soài, mõm để sát đất, đầu không ngẩng lên. Trường hợp này HLV hô khẩu lệnh chú ý để chó ngóc đầu nhìn phía trước. Hoặc nếu trường hợp chó mệt mỏi thì tạm thời cho nghỉ, sau tiếp tục tập.
IV. HUẤN LUYỆN GỌI CHÓ LẠI
Bồi dưỡng cho chó nghe thấy khẩu lệnh “lại” hoặc hiệu tay chạy đến trước mặt HLV một cách nhanh chóng.
1. Phương pháp huấn luyện:
- Hằng ngày quản lý chó, thả chó dạo chơi, cho chó ăn đều có thể áp dụng phương pháp hấp dẫn hô khẩu lệnh “lại” và làm hiệu tay, khi chó chạy đến trước mặt thì HLV thưởng cho nó ăn hoặc vuốt ve nó.
- Dắt chó đến bãi tập, hạ lệnh cho chó ngồi yên, HLV đi một cự ly 10 - 10m, đứng lại nhìn về phía chó một lát, sau hô khẩu lệnh và hiệu tay gọi chó lại. Chó nhanh nhẹn chạy đến trước mặt HLV thì hô khẩu lệnh ngồi và thưởng cho nó ăn. Tiếp tục tập đi tập lại cho đến khi chó thành thục tiếp thu được khẩu lệnh.
- Nếu hai phương pháp tiêu chuẩn chưa thành công, hoặc chó chạy đến trước mặt HLV có vẻ chậm chạp thì lợi dụng đến bữa ăn khi chó đang đói, huấn luyện viên bưng chậu cơm chưa cho chó ăn ngay, mà ra lệnh cho chó ngồi yên một chỗ rồi bưng chậu cơm chạy về phía trước cách chó khoảng 30 - 40m đặt chậu cơm xuống gọi chó lại, lại... Khi chó nhanh nhẹn chạy đến cho nó ăn cơm ngay chậu cơm. Cứ tập như vậy chó vừa tiếp thu nhanh vừa phấn khởi. Nếu trường hợp có con chó thấy chậu cơm chỉ muốn theo HLV mà không chịu ngồi yên, thì HLV nhờ người khác cầm giây cương giữ chó hộ, khi có khẩu lệnh, gọi lại thì thả chó ra để chó chạy đến HLV
2. Uốn nắn sai sót:
- Trên đường chó chạy đến HLV, rất chậm, hoặc bỏ đi ngửi bậy, chạy đi nơi khác. Trường hợp này, khi gọi chó lại phải có mồi hấp dẫn, cự ly chưa nên kéo dài, vừa chạy lùi vừa gọi chó để chó không có điều kiện tản mạn.
- HLV khi gọi chó đến với mình phải có thái độ thân mật vui vẻ. Khi gọi chó không đến được xử phạt. Nếu phạt chó như vậy làm chó sợ hãi bỏ chạy cự tuyệt khẩu lệnh lại.
V. HUẤN LUYỆN SỦA
1. Phương pháp huấn luyện:
- Hằng ngày những con chó nhốt trong chuồng mong muốn được thả ra ngoài hoặc được gặp chủ nó, hoặc đòi ăn. Khi thấy chủ nó đến gần chuồng (cũi) chó rống rít tỏ ra phấn khởi, lợi dụng thời cơ đó HLV hô khẩu lệnh và làm hiệu tay “sủa”, nhắc lại buổi sáng sớm, HLV đứng ngoài cửa chuồng gọi tên chó, chó sẽ sủa liên tiếp, HLV khen thưởng cho nó ăn, khẩu lệnh sủa sẽ nhanh chóng hoàn thành.
- Ðối với những con chó ham ăn, HLV cầm thức ăn ngon, hấp dẫn làm cho chó hưng phấn cao độ đối với thức ăn, lúc đó hô khẩu lệnh “sủa”… Nếu chó sủa thì thưởng cho một ít thịt, sau lại huấn luyện theo cách đó, làm đi làm lại nhiều lần như vậy chó sẽ lĩnh hội được phản xạ sủa.
- HLV buộc chó vào gốc cây, nhờ người lạ đến cầm roi trêu, chó ghét người lạ sẽ sủa cắn, nhân thời cơ đó HLV hô khẩu lệnh làm hiệu tay sủa...
- Ðối với con chó nuôi trong nhà, khi đến bữa ăn do thức ăn kích thích chó hưng phấn cao độ, nhân lúc đó hô khẩu lệnh "sủa"... Nếu nó sủa thì cho ăn, sau tiếp tục huấn luyện theo cách đó. Phương pháp này có thêt kêt hơp khi huân luyên chó phương pháp bảo vê chủ.
2. Uốn nắn sai sót:
- Ðề phòng chó sủa bậy khi không có lệnh cũng sủa cắn ầm ĩ, nhất là khi thân chhủ đang ngủ hoăc khi đang làm các công tác an ninh, phải ngăn cấm không cho chó sủa bậy nếu có trường hợp sủa bậy phải phạt nghiêm khắc.
- Khi huấn luyện khoa mục này đối với những con chó hung dữ, hạn chế dùng người lạ làm chó tưc, làm cho chó hung tợn quá dễ nguy hiểm.
Người HLV ( Huấn Luyện Viên) tay phải cầm dây dắt, tay trái vỗ nhẹ vào mông chó, ra lệnh “ Ngồi xuống” và giật nhẹ giây dắt ra phía sau, ấn tay vào vùng giữa thắt lưng và mông chó.
Hinh1
Khi chó ngồi xuống, HLV nhắc lại mệnh lệnh “Ngồi xuống” “ Giỏi” Vuốt ve và thưởng.
Sau đó HLV cho chó ở trạng thái tư do. Sau 2-3 phút lập lại động tác này.
Nếu chó tuân lệnh sau đó HLV bước khỏi chỗ chó đang ngồi mà chó vẫn ngồi yên, như vậy là phản xạ có điều kiện ban đầu coi như đã thuần thục.
Sau đó ta chuyển sang tập chó ngồi theo cử chỉ được tiến hành song song với bài tập nằm.
Chó ở tư thế nằm. Người HLV xoay vòng cổ của chó, đứng đối diện với đầu chó ,tay trái cầm dây dắt, tay phải tỳ vào dây dắt đồng thời ra lệnh “ngồi xuống” sau khoảng 1-2 giây bỏ tay xuống.
Hình2
Nếu khi chó không di chuyển, hai chân sau ngồi xuống, hai chân trước chống thẳng thì động tác tập của chó xem là đúng.
Hình 3
Bất kỳ động tác đúng nào của chó, cũng phải thưởng thật xứng đáng.
Tập chó ngồi yên: HLV ra hiệu lệnh cho chó ngồi, từ từ bước khỏi và đề phòng chó đứng dậy, bằng cách nhắc lại mệnh lệnh “ngồi xuống” “ Giỏi” . Nếu chó rời khỏi chỗ ngồi, HLV lại nhắc lại mệnh lệnh với giọng đe dọa và bắt chó vào chỗ cũ.
Trong thời gian đầu, giữ chó ngồi khoảng 15-20 giây, sau đó sau đó phải khuyến khích bằng cách khen thưởng.
Song song với bài tập giữ chó cho ngồi yên, khoảng cách HLV đi khỏi chỗ chó cũng được tăng lên dần. Ban đầu người HLV đi lùi ( quay mặt về phía chó) để theo dõi hành động của chó. Nếu chó rời chỗ của nó phải bắt nó quay trở lại bằng cách nhắc lại mệnh lệnh” về chỗ” với giọng gắt hơn và bắt chó ngồi xuống.
Vào cuối thời kỳ tập luyện cần phải củng cố lại thói quen ngồi đúng khi có lệnh hoặc cử chỉ bất kỳ tình huống nào có kích thích làm lệch hướng
Nếu chó ngồi đúng theo tín hiệu ban đầu trong bất kỳ điều kiện nào trên khoảng cách 25-30m cách chỗ HLV đứng mà chó ngồi yên ít nhất 5 phút, chó coi như thuần thục.
Bắt đầu huấn luyện chó khi chúng còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn, vì lúc đó chúng chưa nhiễm những thói quen xấu. Thời gian tốt nhất để bắt đầu huấn luyện chó là 6 – 8 tuần tuổi, có lẽ sớm hơn một chút nếu chó của bạn đã sẵn sàng cho việc huấn luyện.
Hãy nhớ, các thói quen tốt được hình thành càng sớm càng tốt. Bạn có thể bắt đầu với những mệnh lệnh đơn giản như “đi”, “đứng”, “ngồi”… Ví dụ muốn huấn luyện lệnh “đến”, bạn có thể đứng cách một khoảng xa, hướng về chú chó của bạn và gọi chúng đến một cách thân thiện, cùng lúc bạn cũng nên đưa ra những động tác gợi mở như ngồi xổm xuống và đưa hai tay ra.
Hãy kiên nhẫn lập lại những mệnh lệnh một cách đơn giản, dứt khoát và thường xuyên mỗi ngày. Thêm vào đó bạn cần có thái độ khen thưởng khi con vật thực hành tốt và ngược lại, hãy đề ra một số hình phạt để chúng hiểu chúng đã phạm sai lầm. Tuy vậy, tuyệt đối không dùng những hình phạt bạo lực với chúng như đòn, roi. Giống như trẻ em, các con vật cưng cũng thích thu hút sự chú ý của chủ, bạn có thể áp dụng hình phạt kiểu như bỏ lơ chúng trong khoảng một thời gian ngắn, đủ để chúng nhận ra sự sai lầm của mình.
Muốn huấn luyện con chó đi vệ sinh đúng chỗ bạn cần phải đưa chúng đi đến đó vào những giờ cố định trong nhiều ngày liên tiếp. Các chú chó không thể thích nghi ngay với việc đi vệ sinh đúng chỗ. Mỗi khi chúng “đi bậy”, hãy nói “không” một cách dứt khoát và mạnh mẽ, sau đó dẫn chúng trở lại khu vực vệ sinh của chúng và lập lại nhiều lần đến khi chúng nhớ.
Không có con chó nào thích bị xiềng xích, chúng sẽ phản ứng bằng cách làm ầm ĩ, cào cấu, nhảy loạn xạ cho đến khi bạn để cho chúng yên. Vì vậy, muốn các chú chó quen với việc đeo dây xích, bạn nên cố gắng sử dụng sợi xích cùng với một số hoạt động dễ chịu như khi cho chó ăn, đưa chúng đi dạo… Một khi con vật tiếp nhận được những hoạt động dễ chịu này, chúng sẽ dần quen với việc đeo xích.
Chó có nhiều giống khác nhau và không phải tất cả chúng đều thông minh hoặc lười biếng như nhau. Mỗi con mỗi khác, có con sẽ tiếp thu rất nhanh và bên cạnh đó cũng không thiếu những con chó có bản tính ù lì. Điều đó giải thích tại sao một số con chó có thể học một động tác nào đó chỉ trong một tuần, trong khi một số có thể mất cả một tháng hoặc hơn.
" Bạn thích nuôi chó, và bạn rất quý con chó mà bạn đang nuôi? Tuy nhiên, mặc dù rất yêu quý con vật cưng này nhưng đôi lúc bạn cũng phải bực mình vì những tính xấu của chúng. Vậy bạn có biết cách huấn luyện để chúng ngoan hơn chưa? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài phương pháp huấn luyện chó của các chuyên gia Nhật Bản. Chắc chắn sẽ rất bổ ích đối với những người thích nuôi chó.
Họ là những chuyên gia huấn luyện chó hàng đầu Nhật Bản và từng đoạt chức vô địch trong các cuộc thi huấn luyện những chú chó hư nhất trong lịch sử thành những chú cho ngoan.
Ông Morita Makoto – Nhà huấn luyện chó bằng đôi tay thần kỳ
Năm 2006, ông Morita đã vinh dự nhận chức vô địch về lĩnh vực huấn luyện chó trong game show của đài truyền hình Nhật Bản. Morita là người chủ trương huấn luyện chó bằng đôi bàn tay. Từ sự vuốt ve trên mình chú chó để tạo mối quan hệ thân thiện sau đó phân tích cho chúng biết những gì được và không được làm. Morita đã rất thành công với phương pháp huấn luyện của mình.
Ông đã từng huấn luyện thành công chú chó Cinnamon thuộc giống Labrador Retriever của gia đình Akena chuyên cắn phá các đồ vật, từ vật dụng trong nhà đến cả điện thoại di động. Dù rất yêu chú chó cưng Cinnamon này, nhưng gia đình Akena không cách gì khắc phục được tính xấu của con thú cưng, đành phải nhờ đến đôi tay của ông Morita. Để huấn luyện thành công, Morita đã mất nhiều thời gian quan sát và phân tích những đặc tính riêng của chú chó mà ông huấn luyện.
Khi nói về lần huấn luyện con Cinnamon, Morita cho biết “dùng đôi bàn tay để vuốt ve con vật mà mình huấn luyện là chủ trương của tôi. Đầu, cổ và chân là những bộ phận mà ta cần truyền cảm xúc. Khi vuốt ve cái đầu của nó là mình đang dạy cho nó biết nghe lời.”
Ông cũng lưu ý “chỗ đầu và ở hai bên cổ là những nơi mà chó rất thích khi được vuốt ve. Và sẽ khiến nó nhận thức được rằng đây là mối quan hệ có thể tin tưởng được, từ việc bắt nó phục tùng, sau khi tạo lập mối quan hệ, nó sẽ dễ dàng chấp nhận những mệnh lệnh của người chỉ huy.”
Morita còn cho biết “dùng nắm đấm để huấn luyện chó là một việc làm không nên. Tuy nhiên, đối với những chú chó quá hư đốn đôi lúc cũng cần phải đánh để răn đe. Việc đấm nhẹ vào người nó để cho nó biết làm như vậy là không được không phải là đang ra lệnh mà đang cho nó biết những gì được và không được phép làm.”.
Ông Keiji Kosano – Nhà huấn luyện sử dụng Thiên phạt.
Những con chó được anh Kossano huấn luyện nhiều vô kể và không thể đếm hết được. Tuy nhiên, lần huấn luyện chú chó Panl - một con chó đồng quê thích chạy bừa bãi đã để lại trong anh nhiều ấn tượng hơn cả.
Trong những cuộc đi dạo, Panl luôn làm chủ của mình bực mình vì tính hay chạy bừa bãi của mình và nó luôn đòi tiến lên phía trước.
Để khắc phục tính xấu của chú chó này, Kosano đã đưa ra một phương pháp rất đơn giản “Trước tiên phải kéo dây đeo cổ của nó và nắm gần phần mặt của nó, hướng cho mặt nó quay về phía mình trong lúc đi dạo. Nếu nó cứ cố tình quay đi phía khác thì ta cứ kéo thật mạnh, khi đó có thể chế ngự được nó.”.
Theo anh Kosano thì khi mà đang nắm lấy dây chỗ gần cổ để dắt nó đi dạo. Nếu nó vượt lên trước thì cổ sẽ bị giật quay ngang, việc này lặp đi lặp lại sẽ khiến nó nghĩ đó là một hình phạt nếu nó cứ chạy đi trước. Và dần dần nó sẽ nghe theo. Việc đang đi dạo mà bị ghìm cổ lại sẽ gây cho con chó một cảm giác khó chịu, đồng thời sự khó chịu này lặp đi lặp lại sẽ khiến nó dễ dàng ghi nhớ hơn.
Ngoài ra để việc huấn luyện con chó Panl đạt kết quả tốt hơn, Kosano còn sử dụng một hình phạt khác. Ông cho người cầm những cái hộp lớn đứng núp ở phía trước, khi Panl chạy lên trước sẽ ném ra. “Việc ném những cái bịch như thế sẽ làm cho nó bất ngờ, và sẽ khiến nó nghĩ rằng khi đi bên cạnh chủ sẽ được an toàn hơn. Và khi nó nhận ra sự tự tin và an toàn khi đi bên cạnh chủ, nó sẽ không còn muốn chạy trước chủ trong các cuộc đi dạo bởi nó sẽ nghĩ rằng nếu đi trước chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm.”.
(ST).