Hướng dẫn khôi phục lại máy tính đơn giản
Cách sắp xếp tài liệu trong máy tính
Hướng dẫn khóa máy tính khi không sử dụng
Khắc phục tình trạng máy tính tự động tắt nguồn bằng cách đơn giản
CÁCH KHẮC PHỤC ÂM THANH MÁY TÍNH BẰNG CÁC BƯỚC ĐƠN GIẢN
Cách xử lý khi máy tính đột ngột mất tiếng
Một ngày đẹp trời như bao ngày khác, bạn bật máy tính lên và mở các bài hát ưa thích mà mình vẫn nghe để giải trí 1 chút, thì bạn chợt nhận ra rằng bài hát đã chạy quá nửa mà vẫn không có âm thanh gì phát ra. Đừng vội hoảng hốt, hãy làm theo các bước dưới đây để tìm cách khắc phục vấn đề này.
Đầu tiên, bạn hãy khởi động lại máy tính của bạn biết đâu vấn đề sẽ được khắc phục. Rất nhiều trường hợp Windows có thể bị lỗi do các phần mềm xung đột với nhau khiến cho máy hoạt động không ổn định, và khởi động lại máy là cách nhanh nhất để đưa máy về trạng thái ổn định.
Hãy đảm bảo rằng loa máy tính đã được bật lên sau đó hãy kiểm tra nút volume trên loa, có thể ai đó nghịch ngợm đã vặn âm lượng về mức nhỏ nhất. Đặc biệt là khi nhà bạn có trẻ nhỏ.
Nếu loa đã được bật và âm lượng được để ở mức có thể nghe được nhưng chiếc PC của bạn vẫn “im hơi lặng tiếng” thì có thể vấn đề là ở Windows. Bạn hãy bấm vào biểu tượng loa ở góc dưới bên phải của khay hệ thống và xem âm lượng có bị chỉnh ở chế độ Mute hay không, nếu thanh âm lượng để ở mức nhỏ nhất thì bạn hãy đẩy thanh âm lượng lên cao để có thể nghe được. Sau đó hãy thử kiểm tra lại bằng cách cho máy tính chạy thử một tập tin nhạc.
Nếu vẫn không được bạn hãy bấm chuột phải vào biểu tượng loa của khay hệ thống rồi chọn Volume Mixer, bạn hãy đảm bảo là không có bất kỳ ô chọn Mute nào được đánh dấu, nếu có hãy bỏ chọn.
Bạn vẫn không thể nghe thấy gì, hãy thử cắm tai nghe vào máy tính và kiểm tra lại. Nếu bạn nghe được thì hãy thực hiện cách dưới đây:
Bấm chuột phải vào biểu tượng âm lượng một lần nữa và chọn Playback devices. Hãy đảm bảo rằng thiết bị âm thanh của bạn có một dấu kiểm tra màu xanh bên cạnh nó. Bấm vào Properties và chọn chế độ Use this device (enable), cách này chỉ áp dụng với trường hợp laptop có loa ngoài không kêu nhưng cắm tai nghe theo đường line out thì vẫn có tiếng.
Trường hợp khi cắm tai nghe vào mà bạn vẫn không nghe được thì có thể driver âm thanh trên máy tính của bạn đã bị lỗi. Bạn hãy cài lại driver âm thanh theo các bước như sau:
Gỡ bỏ driver âm thanh: Mở Device Manager lên bằng cách gõ Device Manager vào ô tìm kiếm của Windows, sau đó hãy bấm vào mục Sound, video and game controllers, chọn Audio Controller và bấm nút delete trên bàn phím để xóa driver âm thanh.
Khởi động lại máy tính và cài đặt lại driver âm thanh: Sau khi khởi động lại, Windows sẽ nhận biết driver âm thanh bị thiếu và tự động cài đặt. Còn nếu không, bạn hãy download driver âm thanh từ nhà sản xuất card âm thanh và thực hiện cài đặt bằng tay.
Khắc phục các sự cố âm thanh trong máy tính
|
Không có âm thanh; trước có âm thanh nhưng nay bị mất; trước nghe hay nhưng nay nghe dở hoặc bị biến dạng; âm thanh vẫn phát từ các file trên ổ cứng nhưng từ CD thì không; âm thanh bị mất trên một số kênh...
Hầu hết những sự cố về audio trong hệ thống máy tính phát sinh từ việc gắn ráp sai cáp, sai khe cắm, cài đặt driver không đúng phiên bản của nhà sản xuất hoặc do xung đột phần mềm trong hệ thống. Nếu sự cố audio xảy ra mặc dù bạn chưa hề đụng chạm gì đến hệ thống (cài đặt thêm phầm mềm, virus...) thì nguyên nhân có lẽ xuất phát từ chỗ kết nối với mainboard (card rời) hoặc do việc lỗi vận hành (chỉnh âm lượng sounds về 0 hay chưa cắm dây loa).
Mặt khác, vấn đề về audio cũng thường xảy ra khi bạn lắp đặt một card rời hoặc khi bạn tiến hành cấu hình lại hệ thống, nâng cấp driver tổng thể thiết bị dẫn đến xung đột. Mỗi khi gặp sự cố về audio, bạn hãy bình tĩnh và tiến hành kiểm tra theo từng bước liệt kê dưới đây, rất có thể sự cố sẽ được khắc phục một cách dễ dàng:
1. Kiểm tra xem Volume của hệ thống có đang ở mức 0% không?
2. Shutdown và Restart lại hệ thống. Có thể Windows sẽ tự sữa được lỗi này.
3. Shutdown và tắt nguồn, kiểm tra lại dây kết nối từ loa đến lỗ cắm trên mainboard, dây cắm nguồn loa, công tắc nguồn của loa phía sau, núm Volume của loa...
4. Thông thường các sound card đều đi kèm trình kiểm tra thiết bị trong driver. Khởi động nó lên và tiến hành kiểm tra hoàn chỉnh.
Nếu sự cố xuất hiện sau khi bạn cài đặt một hệ thống mới, hoặc bạn thay một sound card khác hoặc nâng cấp sound card thay cho sound onboard:
1. Xác định loa đã được kết nối đúng jack và phần tiếp xúc giữa card và main. Đã vô hiệu hóa sound onboard chưa?
2. Xác định chính xác một lần nữa rằng card bạn vừa gắn có tương thích với mainboard hiện tại không, thông qua tài liệu hướng dẫn đi kèm. Tất cả những thiết bị không được liệt kê trong đó có thể không đảm bảo tương thích.
3. Remove driver, khởi động lại hệ thống và cài driver lại lần nữa từ đĩa driver đi kèm main hoặc sound card.
4. Remove driver, shutdown máy tính, gắn sound card sang một cổng PCI khác, tiến hành cài đặt driver và nhận diện lại thiết bị bình thường.
5. Cuối cùng nếu vẫn không có kết quả thì có thể driver của bạn không đúng với sound card. Nếu đó là driver đi kèm trong bộ sound card thì nguyên nhân còn lại là sound card bị lỗi, bạn cần đem đến nơi bảo hành đ��� được kiểm tra, sửa chữa.
Nếu sự cố xảy ra trong khi hệ thống đang hoạt động tốt trước đó:
1. Có thể bạn đã install thêm một software nào đó gây xung đột. Nguyên nhân là do các thành phần .dll trong software đó không tương thích với audio adapter, hoặc nó cài đè, remove mất file .dll của audio adapter. Để khắc phục bạn hãy thử remove driver của audio adapter và tiến hành cài lại driver.
2. Sau khi bạn cập nhật driver cho rất nhiều thiết bị trong hệ thống hoặc cập nhật thêm một thiết bị nào khác dẫn đến xung đột với audio adapter trong hệ thống, bạn cũng tiến hành tiến hành cài lại driver cho audio adapter. Nếu vẫn không được bạn phải remove tất cả driver vừa cập nhật và cài lại những bản cũ ổn định hơn.
3. Cuối cùng vẫn không khắc phục được sụ cố thì vấn đề thuộc về phần cứng, sound card bị hỏng trong quá trình sử dụng (rất ít khi xảy ra).
Âm thanh trên máy tính vẫn phát nhưng CD thì không:
Âm thanh trên máy tính là âm thanh kỹ thuật số, được truyền trực tiếp đến audio adapter thông qua bus. Một vài ổ đĩa CD-ROM thế hệ cũ đòi hỏi phải có dây kết nối bên trong tức ngõ audio-out phía sau ổ CD-ROM đến ngõ kết nối âm thanh trên mainboard (đối với những ổ CD-ROM hiện nay thì không cần).
Nếu bạn không có sẵn dây để kết nối thì có thể khắc phục tạm thời tình huống này bằng cách dùng jack 3 li cắm vào ngõ headphone trên ổ CD-ROM và cắm trực tiếp vào cổng Line-in trên audio adapter.
Một số kênh (channel) không phát âm thanh:
1. Kiểm tra xem Audio Balance Control trong mục Sounds & Device có bị lệch sang một phía hay không, nó nên được nằm ở giữa để đảm bảo phát đồng đều mọi kênh.
2. Kiểm tra jack nối giữa loa (hay headphone) với Out-line của audio adapter, việc jack cắm lỏng có thể dẫn đến việc loa không nhận đủ tín hiệu để phát đầy các kênh.
3. Bạn đang sử dụng một jack nối, đầu chuyển mono, các jack chuyển đổi, nối dài, 2 li (mm) sang 3 li, hay 3 li nối dài... Có phân biệt 2 loại: một loại đảm bảo chất lượng không đổi, một loại chỉ đạt được chất lượng mono sau khi kết nối, chuyển đổi.
4. Driver thiết bị chưa được cài (mặc dầu Windows XP có thư viện driver rất lớn nhưng nó không thể nào đầy đủ cho mọi thiết bị phần cứng luôn được cập nhật), hoặc cài không đúng phiên bản. Cài bổ sung hoặc cài lại cho hợp lý. Khởi động lại máy để xem kết quả.
5. Một lý do rất hiếm khi xảy ra nhưng cũng phải kể đến đó là việc ampli hay loa bị hư một kênh, mặc dầu những kênh còn lại vẫn hoạt động.
THAM KHẢO THÊM:
5 cách khắc phục tình trạng máy tính chạy chậm
.
Đôi khi bạn cảm thấy khó chịu khi chiếc máy tính của mình chạy một cách chậm chạp? Khởi động ì ạch, xử lý các ứng dụng dù là nhỏ nhất cũng mất nhiều thời gian... Đó là những gì thường xuyên xảy ra đối với những chiếc máy đã cũ, một giải pháp thường được nghĩ đến là thay thế và nâng cấp lên cấu hình cao hơn (xem thêm: Cách chọn mua Netbook / Cách mua một chiếc máy tính để bàn).
Bài hướng dẫn sau đây chúng tôi sẽ trình bày tới các bạn 5 mẹo nhỏ xử lý sự cố khi máy tính của bạn bắt đầu thu thập dữ liệu ở tốc độ của “ốc sên”.
Thao tác “Empty Recycle Bin” tuy rất đơn giản nhưng lại tỏ ra khá hiệu quả. Việc để thùng rác chứa một lượng lớn dữ liệu cũng
3. Chống phân mảnh ổ cứng
4. Xóa các tập tin không sử dụng
Kiểm tra kỹ mọi thứ trên máy tính của bạn, đầu tiên là màn hình desktop, hãy dọn dẹp và xóa các chương trình, tập tin mà bạn không bao giờ sử dụng. Điều này sẽ tạo thêm một số không gian đĩa trên ổ cứng của bạn, và giúp máy tính chạy nhanh hơn. Nếu bạn không muốn xóa đi nhiều hình ảnh và file nhạc làm chậm máy tính của mình, tốt nhất bạn nên mua một ổ cứng ngoài để lưu trữ các mục này. Bằng cách đó bạn có thể giữ lại các tập tin yêu thích mà không phải chịu đựng một chiếc máy tính chậm chạp. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng công cụ có sẵn trong windwos đó là Disk Cleanup để xác định các file Internet tạm thời cũng như file rác khác và xóa chúng để gia tăng không gian trống cho đĩa cứng. Khắc phục tình trạng máy tính chạy chậm đơn giản
Hướng dẫn làm cho máy tính khởi động nhanh
|