Cách khắc phục bàn phím bị liệt sử dụng lại bình thường. Tại các cửa hàng sửa chữa laptop, kĩ thuật viên ở đây cho biết bàn phím là linh kiện gặp nhiều sự cố và hỏng nhất hiện nay. Các nguyên nhân gây ra sự cố cho bàn phím thường là do sự bất cẩn của người sử dụng chẳng hạn như: để cafe, nước ngọt đổ vào, va đập,v.v hướng dẫn các bạn vài thủ thuật đơn giản để tự cứu lây bàn phím laptop của mình.
CÁCH KHẮC PHỤC BÀN PHÍM BỊ LIỆT SỬ DỤNG LẠI BÌNH THƯỜNG
Bàn Phím laptop bị liệt nút, chạm chập
CÁCH 1:
Bàn phím laptop bị liệt và cách khắc phục đơn giản
Để sửa được bàn phím laptop, ta phải biết kỹ thuật điện tử, biết đo chạm chập và nối mạch chính xác.
- Khi test bàn phím, thường ta phải nghe dấu hiệu của nó.
Thông thường bàn phím có 2 lổi thông dụng trên bất kỳ bàn phím nào :
+ Bàn phím laptop đã bị tê liệt
+ Bàn phím laptop đã bị chạm
Ta hãy tháo bàn phím ra khỏi máy, quan sát máy con khởi đọng và chạy bình thường hay không.
Những công cụ cần để sửa bàn phím laptop là:
- Đồng hồ đo điện kế.
- Keo nối mạch phím.
- Tuốc nơ vít nhỏ để nạy phím.
Các bước sửa bàn phím laptop bị liệt như sau:
Bước 1 : Chúng ta tháo rời từng nút phím ra, lấy móng tay, hay tuốc nơ vít nhỏ bật nhẹ từng phím ra, nhớ là phải khéo léo nhẹ nhàng, bên hông của phím dễ nạy phím lên nhất.
Bước 2 : Chúng ta tiến hành gở hết xương của bàn phím ra, nhớ quy tắc nạy từ bên trái qua phải. nhớ phải cẩn thận, vì xương của bàn phím rất mảnh dể bị gãy và đứt chấu ngàm.
Bước 3 : Nhẹ nhàng tách lấy mạch của phím laptop ra khỏi khay nhôm. Thông thường khi bang mach bàn phím lấy ra thường có từ 2 tới 3 lớp mạch.
Bước 4 : Tách mạch bàn phím ra từng lớp nhớ bước này quan trọng nhé, vì tách phải làm từ từ, không là khi tách mạch ra bị đứt nối lại mệt luôn đó.
Xong hết các bước trên chúng ta lấy đồng hồ, vặn đồng hồ về thang đo 100x trên thang đo. Tiến hành đo mạch phím, chú ý nếu đo mạch mà đồng hồ về số 0 thì mạch thông, không bị đứt mạch, nếu kim đồng hồ đứng yên hay lên số 0 rùi về max thì mạch bị đứt, chúng ta phải tìm ra nơi bị đứt nối lại là hoàn tất.
1. Bàn phím bị kẹt nút/liệt phím
Trong trường hợp bàn phím bị kẹt nút/liệt phím, người dùng nên tháo các con ốc ở mặt trước (nếu có) và mặt sau bàn phím laptop bị hỏng một cách cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm rơi linh kiện này. Tiếp đó, gỡ tất cả các phím ra khỏi bảng mạch, làm vệ sinh chúng và lắp các bộ phận lại như ban đầu.
Còn trong trường hợp liệt phím do đứt mạch kết nối thì việc cần tiến hành ngay là vẽ lại mạch cho các nút bấm. Sau khi đã tháo rời các nút bấm, bạn nên đối chiếu vị trí các phím bị liệt trên bảng mạch để dò đường dẫn mạch. Một lời khuyên cho bạn đó là: "bảng mạch là tấm nhựa nên không thể dùng máy để hàn tất cả các mạch phím. Nên dùng bút chì có độ mền thấp (ví dụ như loại 5B hoặc bút chì trang điểm) để tô lại các mạch phím bị đứt. Sau khi tô lại mạch phím bấm, bạn nên dùng keo Siliconne hoặc keo dẫn điện phủ lên các mạch này. Sau khoảng vài giờ khi mạch đã khô hẳn mới tiến hành lắp lại bàn phím laptop."
2. Bàn phím bị vỡ nút bấm
Trong trường hợp này chỉ những nút bấm bị vỡ là không thể sử dụng còn lại tất cả các nút bấm trên bàn phím vẫn hoạt động bình thường. Để xử lý sự cố này người dùng cũng cần tiến hành vệ sinh bàn phím cành sớm càng tốt. Đầu tiên, bạn úp ngược bàn phím và dùng tay lắc mạnh để các mảnh vụn từ phím bấm bị vỡ ra khỏi bàn phím. Tiếp đến, dùng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch các khe, đường nứt giữa các phím. Việc tháo và làm vệ sinh toàn bộ phím bấm cũng rất cần thiết trong trường hợp này.
3. Bàn phím bị dính nước
Nếu vô tình làm đổ nước vào bàn phím, bạn nên tắt máy tính ngay lập tức bởi nước ở bàn phím có thể tiếp xúc với các mạch điện tử và làm hư hại thiết bị điện tử này. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ góp phần ngăn chặn khả năng mất dữ liêu trên máy tính. Sau đó hãy lấy ngay một cái khăn khô lau nước để giảm nguy cơ chất lỏng này rơi vào khe làm liệt bàn phím. Nhưng không nên lắc máy tính mà hãy nghiêng máy thật nhẹ nhàng để nước rớt ra ngoài thông qua khe giữa các phím bấm. Bạn nên sử dụng một chiếc máy sấy tóc để làm khô nước còn đọng lại trên bàn phím laptop. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là nên điều chỉnh máy sấy ở nhiệt độ vừa phải, không sấy quá nóng sẽ làm chảy các phần nhựa bên trong.
Sau đó hãy chờ tiếp 3 – 4 ngày rồi mới bật lại laptop để dùng tiếp nhằm đảm bảo rằng bàn phím đã hoàn toàn khô. Nhưng trong trường hợp này, bạn nên sao lưu tất cả dữ liệu ngay khi máy tính hoạt động trở lại bởi nó vẫn có nguy cơ hư hỏng vĩnh viễn bất kỳ lúc nào.
CÁCH 3:
Bàn phím bị liệt, vỡ nút, điểm chết, máy dính nước… là những sự cố nghiêm trọng có thể khiến chiếc laptop của bạn trở thành phế thải. Dưới đây là thủ thuật cơ bản để khắc phục sự cố bàn phím bị liệt/vỡ nút này.
Hỏng bàn phím là sự cố thường gặp đối với người sử dụng laptop
Trong trường hợp bàn phím bị kẹt nút/liệt phím, người dùng nên tháo các con ốc ở mặt trước (nếu có) và mặt sau bàn phím laptop bị hỏng một cách cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm rơi linh kiện này.
Tiếp đó gỡ tất cả các phím ra khỏi bảng mạch, làm vệ sinh chúng và lắp các bộ phận lại như ban đầu. Trong trường hợp bàn phím bị vỡ nút bấm chỉ những nút bấm bị vỡ là không thể sử dụng còn lại tất cả các nút bấm trên bàn phím vẫn hoạt động bình thường.
Để xử lý sự cố này đầu tiên người sử dụng úp ngược bàn phím và dùng tay lắc mạnh để các mảnh vụn từ phím bấm bị vỡ ra khỏi bàn phím. Tiếp đến dùng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch các khe, đường nứt giữa các phím. Việc tháo và làm vệ sinh toàn bộ phím bấm cũng rất cần thiết trong trường hợp này.
THAM KHẢO THÊM:
Kinh nghiệm khắc phục bàn phím laptop bị “loạn”
Ban đầu tôi cứ nghĩ là do virus. Tìm hiểu trên Internet thì hầu hết đều cho rằng đây là những lỗi “trời ơi” của máy tính, nhiều trường hợp đã thay cả bàn phím mới nhưng vẫn không ăn thua, dùng bàn phím USB vẫn không được. May mắn thay, giờ tôi đã tìm ra nguyên do chính của hiện tượng này. Tôi sử dụng phần mềm On-Screen Keyboard thì thấy phím AltGr trên phần mềm báo màu xanh (đang bị tác dụng), trong khi trên bàn phím thực không có phím này. Hóa ra đây là một phím “ẩn” (hoặc một chức năng ẩn, vô tình bị tác động).
Ngoài việc gây “loạn” phím thì kích hoạt AtlGr còn gây ra tình trạng không mở được chương trình hay thư mục khi click đúp chuột. Và khi nhấn chuột bỏ tác động màu xanh trên phím ảo này, bàn phím thực đã hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách khắc phục tạm thời chứ chưa triệt để vì ngoài DOS, máy vẫn không nhận phím. Tiếp tục tìm cách giải quyết, tôi thử gỡ phím Alt của bàn phím. Hóa ra nó có vấn đề thật! Tức là nhấn mà không tới nên không hiệu quả. Lập tức, tôi khởi đ���ng lại máy, nhấn liền “vị trí” AltGr (lúc này đã tháo phím), thế là tôi đã vào được BIOS (bằng phím F2 liền sau đó). Trong BIOS, tôi đã chỉnh lại thông số Wake on keyboard về giá trị Disable. Thế là mọi việc hoàn toàn ổn định! Như vậy, gặp trường hợp bàn phím bị loạn hoặc không nhận, bạn nên thử các cách khắc phục như sau:
- Cập nhật driver cho máy.
- Thử tính năng bàn phím ảo (có sẵn của Windows hoặc phần mềm bên ngoài).
- Nhận biết quy luật loạn phím: ví dụ khi một phím nào đó bị kẹt thường xảy ra tình trạng kết hợp với phím được nhấn...
- Thử bằng bàn phím USB.
- Cài lại hệ điều hành từ CD/DVD hoặc ổ ảo nếu có thể (vì một số trường hợp bàn phím không hoạt động trong tiến trình cài nên không thể nhập mã key được).
- Thay bàn phím
- Nếu may mắn hơn, bạn có thể khắc phục theo cách tôi đã thực hiện ở trên.
(ST)