Cách khắc phục bắp tay to đơn giản

Càng lớn tuổi, da chúng ta càng có xu hướng nhão, xệ và kém đàn hồi. Những điều này khiến cho da của bạn không còn săn chắc. Không còn cách nào khác là bạn phải có chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học để tăng khối lượng cơ bắp, giảm tỷ lệ mỡ có trong cơ thể. 

Cách trực tiếp và nhanh nhất để giúp cơ săn chắc là sử dụng tạ. Với tạ đôi, bạn có thể sử dụng tạ 2-3kg. Để tăng sức bền và độ dẻo dai của cơ bắp, bạn nên sử dụng tạ nhẹ. Còn để tăng khối lượng cơ bắp nhanh bạn nên tập chậm, nhưng sử dụng tạ nặng. 

Kết hợp ăn nhiều chất đạm, giảm tinh bột, bạn sẽ có vùng cánh tay săn chắc như mong muốn. Dưới đây là bài tập giảm mỡ bắp tay, giúp cơ tay phát triển và săn chắc, không còn bùng nhùng não xệ. 

Lưu ý: Mỗi động tác sau đây bạn thực hiện trong vòng 20 giây. Sau khi thực hiện hết một lượt các động tác này, bạn có thể lặp lại bài tập bao nhiêu lần phụ thuộc vào thời gian mà bạn có để dành cho việc tập luyện. 

 

1. Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, cầm tạ, dang hai tay sang hai bên, đưa tay lên xuống cho đến khi hết 20 giây. 

 

2. Hai đầu gối hơi khuỵu xuống, tay cầm tạ, lòng bàn tay hướng về phía trước, nâng tạ lên sao cho tay vuông góc với vai

 

3. Hai đầu gối khuỵu, cúi người về phía trước, mông đẩy về phía sau, hai tay đưa về sau hết mức có thể...

 

...rồi đưa tay trở về trước

 

4. Đứng thẳng, hai tay giơ lên cao. Với động tác này bạn sử dụng tạ 3kg. Đưa từ từ tạ về phía sau đầu rồi đưa thẳng lên trên. Thực hiện động tác một cách chậm rãi.

 

5. Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, Đưa tay chéo sang hai bên

 

6. Vẫn giữ nguyên tư thế đứng, bạn chỉ đổi hướng đưa tạ. Lần này bạn đưa tạ thẳng lên phía trước ngực

 

7. Hai chân đứng rộng bằng vai, cầm tạ trên một tay, tay còn lại thả lỏng. Tay cầm tạ nâng vòng theo chiều song song với cơ thể, gập khuỷu tay vào trong, rồi đưa xuống hông. 

 

8. Đứng thẳng, một tay đưa tạ sang ngang, một tay đưa ra phía trước.

 

9. Hai tay chống xuống sàn tập, lòng bàn tay úp, các ngón tay hướng về phía chân. Bạn tiến hành đẩy hông lên rồi hạ xuống sao cho lực tác dụng vào tay

 

10. Nằm sấp và thực hiện động tác chống đẩy. 

 

 

11. Lúc này, tay bạn đã hoạt động khá nhiều. Bạn nên tập chậm rãi để vừa thư giãn, vừa giảm sự căng cứng cho tay.