Khi trẻ không bú sữa mẹ chắc hẳn các bậc cha mẹ rất lo lắng về tình hình sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không bú sữa mẹ và cách khắc phục khi trẻ không bú sữa mẹ nhé.
Mời các mẹ tham khảo câu hỏi của một mẹ có con lười bú mẹ với chuyên gia dinh dưỡng nhi nhé:
Bé nhà em được hơn 2 tháng nhưng rất lười bú mẹ, mỗi lần bú mẹ chỉ được 5 phút thôi. Và bé tăng cân rất chậm.
Em mới sinh cháu lần đầu nên chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ và rất lo lắng khi thấy con của mình lười ăn và tăng cân chậm. Bé nhà em là con gái, sinh ra nặng 3200g. Tháng đầu cháu tăng có 800gam, tháng thứ hai cháu tăng có 400gam. Đến giờ cháu được gần 3 tháng nhưng em cân bé mới được 4900g.
Bé nhà em được hơn 2 tháng nhưng rất lười bú mẹ, mỗi lần bú mẹ chỉ được 5 phút thôi. Và bé tăng cân rất chậm. Em sợ sữa mẹ kém nên cho ăn thêm sữa ngoài, nhưng cả tiếng đông hồ mới đút được cho bé 30ml mỗi ngày. Xin bác si tư vấn giúp em cải thiện tình trạng lười ăn của con em với. Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng nhi:
Khi trẻ không chịu bú sữa mẹ thì có rất nhiều nguyên nhân, phải tìm ra đúng nguyên nhân mới có cách khắc phục hiệu quả.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không thích bú sữa mẹ:
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khiến bé chán bú sữa mẹ để có biện pháp thích hợp giúp trẻ bú lại:
Trong trường hợp bị sinh non hoặc khó sinh, bé có thể còn bị đau sau khi chào đời, thường là bị bầm dập, đau xương đòn… vì thế khi bế con bú, mẹ cần nhẹ nhàng, tránh chạm vào các vết đau khiến con quấy khóc và không chịu bú. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con đi khám bác sĩ để có hướng điều trị và được bác sĩ hướng dẫn tư thế bế con bú, giúp bé cảm thấy dễ chịu và không bị đau.
Tư thế cho bú sai cũng khiến bé khó bú đủ lượng sữa, cảm thấy khó khăn khi bú và dần dần chán nản, không thích bú sữa nữa. Vì thế bạn cần chỉnh lại tư thế để bé thấy thoải mái nhất.
Ăn những loại thức ăn bổ dưỡng và ít mùi để tránh tạo mùi khó chịu cho sữa. Cần để ý xem bé thích mùi vị nào để ăn uống theo khẩu vị bé.
Tránh tia sữa chảy ra quá mạnh, gây ngộp thở, bạn hãy dùng 2 ngón tay đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ quá nhiều, bạn có thể vắt bớt ra bình sữa để cho con uống sau đó.
Trẻ không bú mẹ là một vấn đề nghiêm trọng. Thông thường là do lỗi kỹ thuật cho bú. Đôi khi là do trẻ có dấu hiệu bị đau bệnh, ví như bị nhiễm trùng hoặc bại não.
Nếu trẻ có dấu hiệu khác thường như: ói mửa, tiêu chảy, khó ngủ, vàng da, co giật thì trẻ có thể đang bị bệnh nặng.
Hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Nếu trẻ ho, chứng tỏ trẻ bị ngạt mũi: hãy lau mũi cho trẻ sau mỗi lần bú. Có thể dùng tăm bông hay khăn sạch vo thành thanh trụ và cho vào mũi ngoáy nhẹ để sạch mũi.
Nếu trẻ đau họng, chẳng hạn như bị tưa miệng nên mua thuốc loại giọt để có thể nhỏ vào miệng trẻ cho đến khi khỏi hẳn.
Nếu trẻ nhẹ cân hơn 1,8kg, trẻ có thể bú khó. Hãy vắt sữa ra ly và cho trẻ uống sữa bằng muỗng (thìa), trẻ sẽ dễ uống hơn.
Mẹ nên cho trẻ bú ở chỗ yên tĩnh và riêng tư để hai mẹ con thoải mái bên nhau. Người mẹ cần ôm trẻ vào lòng và vui vẻ trò chuyện với trẻ. Đôi khi trẻ từ chối bú là cách trẻ phản ứng với việc người mẹ không quan tâm, trìu mến với trẻ khi cho trẻ bú.
Nếu trẻ bú không đúng cách, sữa xuống ít cũng sẽ làm trẻ không bú được và khóc giận.
Phản xạ xuống sữa quá nhanh, làm trẻ bị sặc vài lần, dẫn đến việc trẻ sợ bú mẹ. Cách xử lý: cần vắt sữa bớt trước khi cho trẻ bú, để bầu vú không quá căng và nhiều sữa quá. Sau một hai tuần sau đó, sữa sẽ bớt ra hơn.
Ngoài ra, phản xạ sữa quá yếu, trẻ không bú đủ sữa, trở nên chán nản và khóc, không chịu bú.