Cách khử mùi nước tiểu chó đơn giản
Khử mùi hôi của thịt dê cực kì đơn giản
Một chiếc xe mới hoặc những xe đã sử dụng một thời gian luôn có những có những mùi khó chịu .
Các bước khử mùi cho xe ô tô hiệu quả
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Kinh nghiệm khử mùi nội thất xe ôtô
1. Trầm hương! sau mỗi chuyến đi xe bạn nên đốt một mẫu trầm nhỏ để trong xe.
2. Cafe. Bạn nên treo một túi cà fê rang đã được xay nhỏ trước buồng lái trong xe.
3. Than hoạt tính. Than hoạt tính có tính năng hút lọc bụi bẩn và mùi xe làm cho không khí trong lành hơn.
4. Trà khô! Mùa hè về, sau mỗi chuyến vui vu nghỉ mát Mũi Né hay Nha Trang, ra về bạn không thể thiếu chút hải sản biền mang về làm quà và dĩ nhiên chúng xe để lại mùi rất khó chịu trên chiếu xe của bạn. Bạn sẽ rất cần đến Trà khô, nó khử rất tốt mùi các loại hải sản và đặc biệt là mùi nước mắm.
5.Dứa thơm là một ý kiến luôn được rất nhiều bác tài lựa chọn.
Không gian nội thất ảnh hưởng khá lớn đến tâm trạng và sức khỏe của cả người lái lẫn hành khách trong suốt thời gian sử dụng xe hơi. Nếu không thường xuyên vệ sinh, nội thất sẽ bốc mùi khó chịu khiến bạn khó tập trung vào quá trình lái hoặc thậm chí muốn tránh xa chiếc xe của mình. Do vậy, AutoPro sẽ mách bạn một số kinh nghiệm đơn giản và hiệu quả để khử mùi nội thất.
Một số nguyên nhân dẫn đến nội thất bốc mùi
Nguyên nhân khách quan chính là do thời tiết. Khí hậu nóng ẩm và nắng mưa thất thường tại Việt Nam là tác nhân gây ra hiện tượng bạc nội thất, rạn nứt các chi tiết nhựa, sờn hoặc bong tróc da và nỉ bọc ghế. Ngoài ra, độ ẩm cao trong những ngày mưa còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Nguyên nhân thứ hai là do chủ xe. Hầu hết các chủ xe đều có thói quen hút thuốc lá khi ngồi sau vô lăng. Dù bạn mở cửa kính khi hút, mùi thuốc lá vẫn vẫn ám vào trong xe. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như mùi cơ thể, nước hoa, café và thức ăn bị rơi vãi trong xe. Trong không gian kín, chỉ sau một đêm, các mùi kể trên sẽ bám vào trần, ghế, thảm sàn… và gây ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng khi sáng hôm sau mở cửa.
Biên pháp phòng và xử lý “mùi” trong xe
Thường xuyên vệ sinh nội thất vào cuối ngày
Lau vô lăng và cánh cửa
Nếu không có thời gian, bạn cũng nên vệ sinh nội thất ít nhất 3 lần/tuần. Hãy nhớ chuẩn bị một chiếc khăn ướt sạch để lau các bề mặt nội thất bị bám bụi. Sau đó, dùng một chiếc khăn khô sạch, thấm hết hơi ẩm để tránh nấm mốc và vi khuẩn.
Hạ cửa kính
Khi đỗ xe qua đêm, nhất là mùa hè, bạn nên hạ kính xuống khoảng 1-2 cm cho không khí tự nhiên bên ngoài thổi sạch mùi tù đọng trong xe. Không chỉ giúp nội thất thông thoáng, hạ cửa kính còn giảm bớt hơi nóng của máy.
Hạn chế hút thuốc lá trên xe
Cách tốt nhất là bạn nên hút thuốc lá ở ngoài xe. Tuy nhiên, khói thuốc vẫn có thể ám trên người bạn. Vì vậy, sau khi hút thuốc xong, bạn nên đứng ngoài xe khoảng 5-10 phút để chờ mùi khói tan hết.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của dân lái xe, một túi café rang khô đặt trong nội thất cũng có tác dụng khử mùi rất hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm phòng và chống mùi hôi thông thường. Tuy nhiên, nếu chẳng may chiếc xe đang trong tình trạng “báo động” với nội thất xuất hiện nhiều vết bẩn “cứng đầu” và bốc mùi kinh khủng vì lười vệ sinh, bạn cần tiến hành theo các bước dưới đây bằng một số loại dụng cụ và hóa chất chuyên dùng.
Bước 1: Dọn rác
Tháo dỡ thảm trải sàn và dọn sạch rác. Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn bám trên bề mặt các chi tiết, rãnh, khe và trong các ngóc ngách sâu. Đặc biệt chú ý đến thảm trải sàn vì đây là phần đọng nhiều bụi bẩn nhất.
Bước 2: Tẩy các vết bẩn cứng đầu
Bạn có thể dùng các hóa chất dạng xịt chuyên dụng như Sonax Car Interior Cleaner để làm sạch các vết bẩn cứng đầu, ví dụ café, nước cacao và các loại chất bẩn khác. Phun đều hóa chất lên từng phần của ghế, pa-nô cửa và bảng táp-lô rồi dùng một miếng mút mềm cọ nhẹ. Tiếp tục dùng bàn chải nhỏ mềm để làm sạch các khe bên trong, rãnh giữa các đường chỉ may của nội thất da, các chi tiết bằng nhựa, gỗ hay giả gỗ. Các ô cửa kính thì lau sạch bằng nước rửa kính thông thường.
Vệ sinh ghế da
Vệ sinh ghế nỉ
Vệ sinh vô lăng
Vệ sinh bảng táp-lô
Vệ sinh cánh cửa
Chú ý: Riêng với nỉ bọc ghế, các công đoạn vệ sinh lại khác với ghế da. Với chất liệu nỉ, bạn chỉ cần hút bụi rồi dùng hóa chất dạng bọt để vệ sinh. Một số chất liệu nỉ có thể bị phai màu khi dùng hóa chất tẩy bụi bẩn, vì vậy bạn nên thử vào một chỗ kín trước khi dùng cho toàn bộ khoang xe.
Bước 3: Khử mùi và dưỡng bề mặt
Sau khi vệ sinh sạch sẽ các chi tiết, bạn dùng loại hóa chất dạng xịt để phun trực tiếp vào bên trong xe rồi đóng chặt cửa khoảng 5 phút. Tác dụng của hóa chất sẽ giúp bạn khử sạch mùi hôi nội thất. Cuối cùng, dùng hóa chất chuyên dụng bôi lên bề mặt các chi tiết bên trong để bảo vệ đồng thời mang đến không gian nội thất như mới.
Lưu ý về các loại hóa chất
Mỗi loại hóa chất đều có tác dụng khác nhau. Ví dụ, Sonax Smoke-ex có tác dụng khử mùi, Sonax X-Treme dùng để vệ sinh ghế nỉ, Sonax Interior Cleaner được sử dụng trong trường hợp vệ sinh toàn bộ nội thất và Sonax Leather Care là hóa chất dưỡng ghế da. Hóa chất không chỉ xóa sổ bụi bẩn theo cách thông thường mà còn làm sạch các mùi hôi khó chịu trong xe. Để được tư vấn kỹ hơn về các loại hóa chất chuyên dụng cho nội thất xe hơi, bạn có thể đến các trung tâm chăm sóc xe uy tín.
Theo anh Kiên, chủ một trung tâm chăm sóc xe tại Hà Nội, người sử dụng nên vệ sinh tối thiểu 2 lần/năm bằng phương pháp trên nếu ít sử dụng xe. Trong khi đó, nếu thường xuyên đi lại bằng xe hơi, bạn nên vệ sinh nội thất 1 lần sau 3-4 tháng.
Lời khuyên cho bạn: Để bảo vệ nội thất, cách tốt nhất là luôn đỗ xe ở nơi có mái che, trong bóng mát hoặc sử dụng các thiết bị che chắn kính kết hợp với dán kính bằng phim cách nhiệt. Tất nhiên, thường xuyên chăm sóc xe một cách chu đáo luôn là cách tốt nhất để giữ một không gian nội thất sạch sẽ và thơm tho.
Mẹo vặt khử mùi xe hơi cực kì hiệu quả
Khử mùi hôi của thịt bò đơn giản cực kì
Khử mùi hôi của thịt đúng cách
Cách khử mùi trong phòng ngủ và tạo hương
Cách khử mùi trong hộp nhựa bằng những mẹo nhỏ
Mẹo vặt khử mùi hôi trong nhà cực đơn giản
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
(ST)