Cách dạy con 7 tuổi giúp con vâng lời, ngoan ngoan
Học cách kiềm chế nước mắt hiệu quả
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Những khi dạy học hoặc bảo con làm việc gì mà trẻ không làm được, một số phụ huynh thường quát mắng con. Những câu nói hay buột ra cùng với sự chỉ trích nặng nề như: sao ngu dốt thế, có vậy mà không làm được, đầu bã đậu, học phí cơm… làm cho trẻ hoặc nổi nóng hoặc cãi lại hoặc “chai lì” không chịu tiếp thu. Vậy là việc dạy dỗ con trở nên ầm ĩ khắp nhà mà trẻ chẳng có tiến bộ gì hơn.
CÁCH TỰ KIẾM CHẾ CƠN NÓNG GIẬN KHI DẠY CON
Kìm hãm cơn nóng khi dạy con
Không chỉ thế, có những ông bố, bà mẹ còn đánh con, ấn tay dí vào đầu bé hoặc quăng ném sách vở của con. Phải chăng họ không yêu thương con mình? Có phải bằng cách ấy thì con mới học tốt hơn, mới nghe lời? Có lẽ, đấy chỉ là những hành động bột phát thể hiện sự kém kiềm chế không làm chủ được cảm xúc của bố mẹ. Mỗi trẻ sinh ra có những tư chất khác nhau. Có em thông minh, có em chậm hơn một chút so với bạn bè cùng lứa. Tuổi các bé là tuổi còn vui chơi, còn đang phát triển về thể chất và tâm lý. Những kỳ vọng của bố mẹ là con ngoan học giỏi là điều đương nhiên, nhưng dạy dỗ sao cho con nên người là cả một quá trình lâu dài và cần sự kiên nhẫn.
Chúng ta thử đặt mình vào vị trí của trẻ, khi khó khăn, trẻ cần sự khuyến khích, định hướng nên làm thế nào cũng như sự ân cần chỉ bảo. Bản thân bố mẹ sau khi quát mắng con, nhiều khi cũng chưa nguôi sự giận dữ hoặc có khi lại tự trách bản thân. Khi đã nóng tính, chúng ta không đủ tỉnh táo và sáng suốt để nghĩ ra nên tìm cách nào để giúp đỡ con hiểu ra vấn đề. Nếu bố mẹ nóng tính thường xuyên thì trẻ cũng sẽ học tính đó của bố mẹ và trở thành người nóng tính hoặc bướng bỉnh, lì lợm và chống đối.
Nếu bố mẹ nóng tính thường xuyên thì trẻ cũng sẽ học tính đó của bố mẹ. (Ảnh minh họa).
Một số trẻ trở nên né tránh tiếp xúc, không cởi mở chuyện trò chia sẻ với bố mẹ những khó khăn của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Như vậy do nóng tính, vô tình chúng ta đã đẩy con cái xa rời ta.
Muốn kiềm chế được sự nóng nảy của mình khi dạy dỗ con, bố mẹ phải luôn giữ được sự bình tĩnh và giữ cho cảm xúc thăng bằng. Ví dụ, nếu trẻ mắc một lỗi nào đó, cha mẹ nên xem xét sự việc đã xảy ra như thế nào một cách khách quan bằng việc hỏi con cặn kẽ, nghe trẻ kể lại và giải thích. Mặt khác, có thể tìm hiểu thêm nếu sự việc đó có liên quan đến người khác. Bố mẹ có thể đặt cho con câu hỏi để trẻ tự nhận thức được vấn đề, tự nhận thấy sai sót của mình và hướng giải quyết tích cực, phù hợp nhất. Sau đó, bạn cần bàn bạc với con cùng tìm ra cách khắc phục sai lầm và định hướng cho trẻ tiếp theo nên làm gì.
Nếu dạy con học mà bé kém tập trung chú ý thì nên nhắc nhở con, không nên để những yếu tố xung quanh gây nhiễu khi trẻ đang học. Nếu con không biết cách làm một bài toán chẳng hạn, bạn nên bảo con đọc kỹ đề bài, xem lại kiến thức cơ bản đã học rồi áp dụng vào bài tập con đang làm… Với những trẻ nhỏ, nhận thức còn chưa phát triển thì bố mẹ nên hướng dẫn con cụ thể cách làm một việc theo thứ tự từng bước, vừa làm vừa giải thích cho bé hiểu để làm theo. Mỗi khi thấy trẻ cố gắng hoàn thành một việc gì cha mẹ cần khen ngợi, động viên để con tiếp tục phát huy. Lời khen, lời động viên đối với trẻ em có hiệu quả giáo dục rất nhiều so với những lời chỉ trích mắng mỏ nặng lời. Nếu chẳng may con mắc lỗi làm bố mẹ rất giận dữ thì khi đó, nên tự kiềm chế bản thân bằng cách hít thở sâu, không căng thẳng đầu óc, chùng lỏng các cơ bắp, dừng lại một lúc, không nên nói to và cân nhắc nên nói với con như thế nào cho có tác dụng.
Cha mẹ không nên chê bai, mắng mỏ, cười nhạo hay coi thường con. (Ảnh minh họa).
Tất nhiên, nếu con có hành vi vi phạm nặng nề, chúng ta phải có thái độ kiên quyết và dứt khoát nhưng phải bình tĩnh và lời nói phải mang tính thuyết phục. Đối với trẻ có vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, tăng động, tự kỷ… thì thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng tình cảm của bố mẹ lại càng cần thiết khi dạy dỗ con.
Cha mẹ cần đối xử với con như những gì con vốn có và chấp nhận trẻ. Không chê bai, mắng mỏ, cười nhạo, coi thường trẻ sẽ làm trẻ mất tự tin. Hãy luôn là người bạn của con, người thầy của con với tình cảm của người làm cha mẹ, luôn đồng hành cùng con để giúp trẻ vượt qua những khó khăn và hòa nhập với cuộc sống một cách tốt nhất.
7 cách đơn giản để kiềm chế cơn nóng giận, không quát trẻ
1 Thì thầm
Khi bạn thì thầm với bé điều gì, bé cũng sẽ im lặng và tập trung chăm chú nghe từng lời của bạn như thể đang lắng nghe một bí mật thú vị. Khi bé hỏi lại, bạn cũng hãy trả lời một cách thì thầm, có thể điều chỉnh giọng nói mình to lên một chút nhưng tuyệt đối đừng mắng bé ngay khi vừa nói thầm với bé xong. Việc nghe giọng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng sẽ hình thành cho bé một cách nói chuyện nhẹ nhàng khi lớn lên.
2 Lảng sang việc khác
Có những lúc bạn nhận thấy rằng nếu mình nói ra một câu gì đó với bé thì chắc hẳn đó sẽ là một câu quát mắng ngay lập tức? Vậy thì hãy lảng đi bằng cách đi xuống bếp hoặc ra ngoài để kiềm chế cơn nóng giận của mình nhé. Khi nào bạn cảm thấy đã nguôi ngoai đi một chút thì hãy bình tĩnh nói chuyện với bé. Kiềm chế sự nóng giận của mình cũng là một cách để bạn dạy bé cách bình tĩnh trước những vấn đề trong cuộc sống.
Nói thầm thì với bé để tự kiềm chế sự nóng nảy của mình.
3 Hạ giọng cuối câu
Nhà ngôn ngữ học Heather Summers khuyên các bậc phụ huynh nên hạ thấp giọng nói của mình ở cuối mỗi câu để bé có cảm giác yên bình hơn. Thêm vào đó, sự dịu dàng ấy cũng dễ giúp bé thấm hơn những điều bạn muốn truyền đạt. Việc bạn cứ cao giọng như chì chiết ở cuối câu chỉ làm cho bé sợ hãi chứ chẳng hề mang lai hiệu quả như bạn mong muốn đâu.
4 Không nói kiểu ép buộc
Hãy nói với bé những điều bạn muốn bé làm chứ không phải những điều bạn cấm bé làm. Nếu bạn đưa ra 1 lý do cho sự cấm đoán nào đó, rất có thể bé sẽ bật lại bằng những lý lẽ của riêng mình. Bạn sẽ phủ nhận ý kiến của bé? Chắc chắn bé sẽ cảm thấy không được tôn trọng và không chấp nhận nghe lời bạn đâu.
Những bé bướng bỉnh sẽ tỏ ra chống đối, vậy thì hãy nhắc đi nhắc lại những điều bạn muốn bé làm ít nhất 3 lần. Môt cuộc nghiên cứu xã hội học gần đây đã đưa ra kết luận rằng: người ta chỉ thực hiện theo lời của ai đó khi được nhắc đi nhắc lại 3 lần. Nếu bé vẫn nhất quyết không nghe lời, hãy tước bỏ một số quyền lợi của bé (như đi chơi công viên với bạn, xem phim hoạt hình…) để làm hình phạt.
5 Những điều cần làm
1. Nhận biết điều bé muốn
2. Nói cho bé biết điều bạn muốn
3. Coi những phản ứng chống đối của bé là một dấu hiệu của phát triển nhân cách.
6 Hát lên hoặc đếm nhẩm
Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng là việc bạn lẩm nhẩm hát thay vì quát mắng bé thì cơn giận của bạn sẽ được kiềm chế tốt hơn. Ngoài ra, việc bạn đếm chậm rãi từ 1 đến 10 cũng giúp sự nóng nảy của bạn vơi đi đáng kể thay vì đổ hết lên đầu bé.
7 Nhìn vào gương
Một cách làm rất hiệu quả nữa là khi bạn cảm thấy mình chuẩn bị bực dọc, hãy nhìn vào gương. Thật buồn cười và nhăn nhó đúng không nào? Khi nhìn vào gương, đối diện với chính mình, bạn sẽ nhận thấy việc nổi giận với bé thật là vô lý và… đáng thương cho bé biết bao nhiêu!
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Rèn luyện cách tự kiềm chế cho trẻ
Trẻ em cũng có thể học cách tự kiềm chế từ khi còn rất nhỏ. Ban đầu mục đích chỉ để thư giãn và ngăn chặn sự tức giận. Khi lớn lên, những bài tập này sẽ giúp trẻ làm việc bằng những phương pháp lành mạnh thay vì lãng phí thời gian bực bội, khó chịu.
ảnh minh họa
Diễn đạt cảm xúc thành lời
Trẻ em thường buồn bã và hành động khi chúng không biết làm thế nào để nói lên cảm xúc của mình. Trẻ cảm thấy thất vọng và bị kích động về thể chất. Giáo sư Sal Severe, tác giả cuốn sách “Làm thế nào để cư xử với trẻ mẫu giáo” khuyên rằng: Các vị phụ huynh hãy tìm cách nói chuyện với trẻ về những gì con đang cảm nhận. Hãy dùng những câu hỏi định hướng như: “Con đang cảm thấy tức giận hay chán nản? Bây giờ con đang cảm thấy như thế nào? Cái gì khiến con có cảm xúc như vậy?”… Khi bạn nắm bắt một cách chính xác cảm nhận của con trẻ, bạn sẽ tìm được những giải pháp hiệu quả để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình.
Hít thở thật sâu
Hít thở sâu là một cách để lấy lại bình tĩnh và trẻ có thể học biện pháp này ngay từ nhỏ. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu bằng cách đặt bàn tay trẻ lên lồng ngực của mình khi thực hiện công việc này và yêu cầu trẻ bắt chước. Trẻ lớn hơn có thể đếm đến 5 khi hít thở sâu. Khi hít vào hãy đếm trong đầu và thở ra từ từ trong khi đếm lại từ 1 đến 5. Bạn có thể nói trẻ hình dung những cảm xúc tiêu cực đã theo hơi thở đi ra ngoài.
Rèn luyện sự đồng cảm
Một trang web uy tín liên kết với các chương trình truyền hình cha mẹ hướng dẫn một cách để xây dựng sự đồng cảm với những đứa trẻ buồn bã. Hãy hỏi con trẻ suy nghĩ thế nào nếu cách cư xử của con có ảnh hưởng tới những người khác. Điều này có hiệu quả rõ rệt ngay cả với trẻ nhỏ miễn sao cách bạn truyền đạt có thể giúp trẻ hiểu. Ví dụ: “Khi con buồn, cả nhà đều không vui vì lo lắng cho con”. Với những đứa trẻ lớn hơn có thể hỏi: “Con sẽ làm gì để xử lý tốt hơn vấn đề này” để khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề của mình.
Ngừng suy nghĩ
Trẻ em có thể dùng phương pháp nhận thức để bắt đầu chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Dạy cho trẻ nhận biết dấu hiệu của sự căng thẳng và vẽ trong đầu một biểu tượng “STOP” (dừng lại) màu đỏ, màu xanh hay bất kì màu nào khác có thể nhắc nhở trẻ dừng những suy nghĩ đáng lo ngại của mình.
Sau đó trẻ có thể sử dụng một kĩ thuật khác như hít thở sâu hay thực hiện một hành động khác để tránh những cơn thịnh nộ. Bạn có thể sử dụng một hình thức sửa đổi linh hoạt với trẻ nhỏ, dạy cho chúng một “từ mã” mà bạn hay trẻ có thể sử dụng khi cảm thấy bắt đầu mất kiểm soát. Từ này đóng vai trò gợi ý để chúng ta bình tĩnh hơn. Ví dụ khi bắt đầu thấy mệt mỏi, căng thẳng, mình có thể tự nói (hoặc nghĩ trong đầu): “bình tĩnh nào” hay “mọi chuyện sẽ ổn thôi”…
6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời
Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt... mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng.