Cách kiểm soát giấc mơ tốt giúp bạn cảm thấy bình an

Cuộc sống đôi khi không tuân theo cách bạn muốn nhưng giấc mơ lại có thể làm được.


Làm thế nào để kiểm soát giấc mơ của bạn?



Giấc ngủ chiếm đến 1/3 thời gian trong cuộc sống mỗi người. Có những người có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu, nhưng cũng có những người rất khó đi vào giấc ngủ, họ thường nằm mơ khi ngủ. Có những giấc mơ rất sống động, tuyệt vời, nhưng đôi khi bạn cũng gặp những cơn ác mộng đáng sợ.

Bạn có tin rằng con người có thể điều khiển giấc mơ của mình không? Điều này chắc chắn có thể tồn tại, và nó được gọi là “Giấc mơ sáng suốt”. Giấc mơ sáng suốt là một giấc mơ mà trong đó người mơ biết rằng mình đang mơ. Thuật ngữ này được đặt ra bởi nhà văn, bác sĩ khoa tâm thần người Hà Lan Frederik (Willem) van Eeden (1860–1932). Trong một giấc mơ sáng suốt, người mơ có thể sử dụng một vài cấp độ trong việc kiểm soát vai trò của mình bên trong giấc mơ hoặc có thể điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường mơ. Những giấc mơ sáng suốt có thể rất thực tế và sống động.

Vậy làm cách nào để có được giấc mơ sáng suốt? Nếu có thể tạo ra được giấc mơ sáng suốt thì bạn muốn mơ gì? Trong infographic này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến giấc mơ sáng suốt, và vài bí quyết để bạn có thể điều khiển giấc mơ của mình.
Chuyên đề, Khoa học-Giáo dục

Làm sao để kiểm soát giấc mơ?

Posted on on 29/04/2013

[lược dịch chủ yếu từ tài liệu "How Dreams Work" của tác giả Lee Ann Obringer và từ một vài nguồn phụ khác]

1. Tỉnh Trong Mơ

Cho tới nay con người đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra cảnh làm chủ giấc mơ, đặc biệt là trong lãnh vực “lucid dreaming” (tạm dịch là “tỉnh trong mơ”) và “dream incubation” (tạm dịch là “ủ giấc mơ”). Ở đây, tỉnh trong mơ có nghĩa là bạn nhận ra mình đang mơ ngay khi giấc mơ đang diễn ra và bạn hoàn toàn chủ động kiểm soát giấc mơ đó khi vẫn còn đang say ngủ. Đây được xem là một kỹ năng rất khó, điển hình là chỉ có khoảng 100,000 người trong tổng số hơn 300 triệu dân số mỹ có khả năng này.

Lãnh vực “tỉnh trong mơ” này tuy đã được nhắc đến trong lịch sử từ lâu đời, nhưng mãi đến năm 1959 mới được nhà nghiên cứu Johann Wolfgang tại đại học Goethe University đưa lên thành một kỹ năng có thể tiếp thu được dựa trên một số cách tập luyện nhất định.

Cho tới nay thì cách luyện tập kỹ năng “tỉnh trong mơ” hiệu quả nhất là của nhóm nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Stephen LaBerge tại đại học Stanford, Mỹ. Ông cũng là người sáng lập “The Lucidity Institute.” Nhóm này đề xuất một phương pháp gọi là “Reality Testing” (“kiểm tra thực tại”). Theo phương pháp này, để rèn luyện kỹ năng “tỉnh trong mơ” thì…

- Bước đầu tiên là khi bạn chuẩn bị đi ngủ, bạn phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng mình sẽ nhớ những gì mình sắp mơ.

- Tiếp đó bạn phải tăng cường tập trung để nhớ rằng khi nào mình mơ và cố gắng nhớ rằng đó chỉ là giấc mơ (tham khảo phần “làm sao để nhớ giấc mơ”).

- Bạn sẽ phải cố gắng để cố mơ lại một giấc mơ gần đây nhất, và tìm ra những gợi ý trong giấc mơ đó để nhận ra đó chỉ là một giấc mơ [ví dụ như khi bạn vừa tỉnh dậy ngay sau giấc mơ, hãy cố gắng ngủ lại và tiếp tục mơ giấc mơ đó]. Hãy suy nghĩ trước về việc bạn muốn làm gì trong giấc mơ đó. Ví dụ như bạn muốn bay, thì hãy tưởng tượng rằng mình đang bay trong giấc mơ ấy.

- Lập đi lập lại bước 2 và 3 (nhận ra khi nào bạn đang mơ và đi vào giấc mơ ấy trở lại) mỗi khi bạn ngủ.

Tiến sỹ Laberge đã thành công trong việc sử dụng phương pháp này để có những giấc mơ như mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không đơn giản chút nào vì nó cần một chế độ rèn luyện cao độ cho não bộ. Chính vì thế mà hiện giờ Laberge đang nghiên cứu để tìm ra cách dùng những kích thích từ bên ngoài để tạo ra những giấc mơ như mong muốn cho một người đang ngủ.

“Tỉnh trong mơ” không chỉ đơn thuần là kỹ năng thú vị mà con người muốn có, nó còn có những ứng dụng tốt đẹp khác trong điều trị y khoa. Theo Laberge, kỹ năng “tỉnh trong mơ” hoàn toàn có thể áp dụng trong việc phát triển tư cách, tăng cường khả năng tự tin, loại bỏ ác mộng, cải thiện sức khỏe tinh thần (và thể chất), và giúp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hơn. Laberge cho rằng kỹ năng này có thể giúp những người tàn tật và yếm thế hoàn thành những giấc mơ tưởng chừng như không thể bao giờ thực hiện được của mình: một người bại liệt bẩm sinh sẽ nhìn thấy và cảm nhận được rằng họ đang bước đi, nhảy múa, và bay bổng trong giấc mơ!

Ngoài ra, kỹ năng này còn thú vị ở chỗ nó có thể giúp người ta tạo ra một thế giới ảo cho riêng mình, nơi đó họ có thể làm bất cứ gì và hoàn toàn kiểm soát tương lai của họ trong thế giới đó, thậm chí cả thay đổi tương lai ấy bất cứ lúc nào, bất cứ cách nào họ muốn.

Một nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu Laberge là tìm cách để người đang mơ có thể liên lạc được với người đang tỉnh. Chính ông là người đã thành công trong việc liên lạc với người đang tỉnh qua chuyển động mắt, nhưng cách này vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện giờ ông đang nghiên cứu tìm cách sử dụng găng tay gắn với bộ cảm ứng để thâu lại chuyển động của tay khi ngủ. Bằng cách dùng ngôn ngữ dấu hiệu này, ông hy vọng có thể lấy thông tin về những giấc mơ ngay khi những giấc mơ đang diễn ra.

Một ngày nào đó, có thể con người sẽ hoàn toàn kiểm soát được giấc mơ của mình và thậm chí còn có thể chia sẻ giấc mơ ấy với những người họ muốn khi cả hai cùng đang ngủ [đọc tới đây thấy nổi cả gai ốc :-s... đúng là khả năng của con người vô hạn thật... cả những điều không tưởng thế này mà cũng chẳng còn xa hiện thực là mấy!]

2. Ủ Giấc Mơ

“Ủ giấc mơ” là cách thai nghén ý tưởng cho một giấc mơ nhất định xảy ra. Ví dụ như khi chuẩn bị đi ngủ, bạn lặp đi lặp lại với bản thân rằng mình sẽ mơ về một buổi thuyết trình mà bạn sắp phải làm hoặc về một kỳ nghỉ mà bạn vừa trải qua. Những người tin rằng mình có thể giải quyết vấn đề cá nhân trong mơ thường dùng kỹ năng này để hướng giấc mơ của họ về vấn đề mà họ đang vướng mắc với hy vọng tìm ra cách giải quyết nó trong mơ.

“Ủ giấc mơ” có nét tương tự như “tỉnh trong mơ” nhưng đơn giản hơn vì nó chỉ là hướng sự tập trung về một vấn đề duy nhất và cụ thể khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng đây là một phương phá hiệu quả, điển hình là kết quả nghiên cứu của nhà bác học Diedre Barrett tại trường Đại Học Y Dược Harvard, Mỹ. Bà cho sinh viên của mình tập trung vào một vấn đề trước khi họ đi ngủ và kết quả là khi mơ, nhóm sinh viên này đã tìm ra được những cách giải hoàn toàn hợp lý và thỏa đáng so với những cách giải tìm ra khi thức. Hai phần ba số người trong nhóm nghiên cứu của Barrett đã có những giấc mơ liên quan đến một vấn đề cụ thể mà họ đã chọn ra trước, một phần ba còn lại thậm chí còn tìm ra được giải pháp cho vấn đề của mình trong mơ.

3. Những Giấc Mơ Lặp Lại Và Ác Mộng

Có nhiều người mơ đi mơ lại những giấc mơ tương tự nhau hoặc giống nhau hoàn toàn nhiều lần trong một thời gian ngắn, hoặc trong suốt cuộc đời họ. Những giấc mơ lặp lại thường có nghĩa là có một chuyện gì đó trong cuộc sống của bạn đang gây ra cho bạn những mối lo lắng mà chính bạn cũng chưa nhận ra chuyện đó là gì. Giấc mơ lặp lại vì bạn chưa điều chỉnh và giải quyết được vấn đề ấy. Một giả thuyết khác cho rằng những người có giấc mơ lặp đi lặp lại là vì họ đã trải qua một chấn thương nào đó trong quá khứ và vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Trong trường hợp này, những giấc mơ lặp lại sẽ bớt dần đi với thời gian.

Ác mộng là những giấc mơ căng thẳng và thường đánh thức người ta dậy. Ác mộng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường xảy ra nhất với trẻ nhỏ. Ác mộng thường tạo ra cảm giác mạnh mẽ về nỗi sợ hãi, nỗi buồn, và sự lo lắng. Nguyên nhân của ác mộng thì rất nhiều, ngay cả việc ngưng dùng một loại thuốc điều trị nào đó một cách đột ngột cũng có thể gây ra ác mộng.

4. Điềm Báo Trong Mơ

Khoa học nghiên cứu những giấc mơ rõ ràng còn nhiều tranh cãi. Có nhiều người tin vào giấc mơ và cũng có nhiều người không. Vậy thì bạn nghĩ gì về những giấc mơ đưa ra điềm báo? Có phải chỉ đơn giản là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về giấc mơ và thực tại? Trong luận án tiến sỹ của M.S. Stowell, bà đã phỏng vấn 57 người cho rằng mình đã mơ thấy những giấc mơ đem lại điềm báo về tương lai. Trong số đó, bà đã chứng minh được rằng giấc mơ của 37 người đã hoàn toàn trở thành sự thật trong hiện tại. Trong báo cáo của bà có một trường hợp của Elizabeth cho rằng mình đã mơ thấy một vụ rớt máy bay ở trên đường cao tốc gần một cầu vượt. Trong giấc mơ, Elizabeth thấy mình đang lái xe qua cây cầu ấy và đã thoát chết trong gang tấc khi máy bay rớt xuống trên đầu bà. Chỉ vài tuần sau đó, một vụ rơi máy bay xảy ra ngay tại nơi mà Elizabeth đã mơ thấy.

5. Vui Vui: Những Giấc Mơ Thường Gặp

* Trần truồng giữa nơi công cộng: bạn đang có điều gì cố dấu hoặc bạn chưa sẵn sàng cho một điều gì đó. Nếu bạn cảm thấy không xấu hổ thì có nghĩa là bạn hoàn toàn tự tin với chính mình. Nếu không ai để ý bạn thì có nghĩa là điều bạn đang sợ bị lộ vẫn chưa ai biết cả.

* Rơi, rơi, rơi… và tỉnh dậy: cuộc sống đang nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và bạn không có cách nào để khắc phục; hoặc bạn có cảm giác bất lực và thất bại về một điều gì đó.

* Bạn bị rượt đuổi: thường là khi bạn đang cố gắng chạy trốn khỏi một vấn đề nào đó, có thể là một vấn đề chưa được giải quyết trong công việc, hoặc một điều gì đó bạn biết là hại cho bản thân mà vẫn chưa sửa được (ví dụ như nghiện rượu, thuốc…)

* Đi thi hoặc lỡ một bài kiểm tra vì quên, và cho dù bạn cố gắng thế nào, vẫn không làm được bài kiểm tra đó: bạn đang có cảm giác mình đang bị thử thách, ví dụ như bạn đang phải đối đầu với một thách thức nào đó mà bạn cho rằng mình không có đủ khả năng hoàn thành tốt. Hoặc chỉ đơn giản là bạn đã bỏ sót một chuyện gì đó mà lẽ ra bạn phải quan tâm nhiều hơn.

* Chạy, chạy, chạy… mà không đi tới đâu cả vì chân không nhấc lên được hoặc vì chạy mãi mà chẳng tới đâu: bạn đang tham công tiếc việc, ôm đồm nhiều thức cùng lúc và bạn cảm thấy mình không làm kịp.

* Rụng răng: răng được gắn liền với năng lực và khả năng giao tiếp, vì thế mơ thấy răng rớt ra là bạn đang chưa đủ tự tin vào năng lực và khả năng giao tiếp của mình, hoặc chỉ đơn giản là lo lắng về ngoại hình.

* Bay, bay, bay…: khi mơ thấy mình bay là khi bạn ở trên tất cả, nắm quyền kiểm soát mọi thứ quan trọng với bạn. Hoặc có thể là bạn vừa có một cái nhìn mới về sự việc, cuộc sống xung quanh. Hoặc bạn đang rất mạnh mẽ và quyết tâm cao, không ai có thể đánh bại được. Nếu bạn bay và cảm thấy không giữ được thăng bằng thì có nghĩa là có ai đó đang là cản trở khiến bạn không kiểm soát được cuộc sống của mình hoàn toàn như mong muốn. Nếu bạn bay và cảm thấy sợ thì có nghĩa là bạn đang gặp phải thử thách mà bạn không đủ tự tin cho rằng mình có khả năng vượt qua thử thách đó.

- See more at: http://sinhvienusa.org/2013/04/29/lam-sao-de-kiem-soat-giac-mo/#sthash.sEi2ghIh.dpuf

Biểu đồ giấc mơ

Chào các bạn ! hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn điều khiển giấc mơ của mình . để làm gì ư . câu đấy ắc bạn đã có câu trả lời
Bài viết này gồm rất nhiều yếu tố ! sưu tầm lẫn trải nghiệm của chính tôi ! 

Đầu tiên tôi muốn bạn biết về lý thuyết của điều khiển giấc mơ do tác giả :Anfagic soạn

Có bao giờ bạn nghĩ rằng bạn sẽ muốn mơ gì chưa? Có bao giờ bạn muốn biết rằng mình ở trong mơ sẽ làm được gì chưa? Khả năng nắm bắt và níu giữ giấc mơ sẽ là như thế nào? Và hôm nay tôi sẽ cho ai đọc được bài viết này biết cách: "Làm chủ giấc mơ". Vì tôi cũng đang muốn mơ giấc mơ tôi vừa nghĩ về đây.

 Giấc ngủ có thể chia làm 3 giai đoạn: Mới ngủ, ngủ say, gần tỉnh. Và tỉnh thì không được coi là 1 giai đoạn của giấc ngủ nữa, vì có ngủ đâu =.=

Mới ngủ là lúc chúng ta có thể tỉnh lại chỉ vì một tác động nào đó vào thần kinh của chúng ta thông qua các giác quan. Giai đoạn này thường là lúc giấc mơ được bắt đầu và diễn biến khá nhanh.

Sau đây là biểu đồ ngủ: 

Màu đen là phần ngủ, màu trắng là phần tỉnh. Biểu đồ có ý thể hiện quá trình đi sâu vào giấc ngủ cho đến khi tỉnh lại.

*Bạn có thể vẽ biểu đồ này với 3 vòng tròn trở lên chẳng hạn, chẳng sao cả, miễn nó thể hiện được ý như của tôi.*

Và bây giờ là điều mà tôi muốn các bạn nắm bắt được, những gì mà tôi đã tập được:  Mới ngủ là giai đoạn cực kì quan trọng, tôi bắt đầu tập từ đây, vì đây là lúc ý thức (sự tỉnh táo) vẫn còn một phần nào đó hoạt động. Nghĩa là lúc này bạn phải luôn nghĩ rằng mình đang điều khiển giấc mơ.

 Giải thích cặn kẽ hơn: Khi bắt đầu mơ, ví dụ bạn mơ về một hiện tượng hay sự kiện gì đó đang diễn ra hoặc bạn đang làm 1 điều gì đó, hãy cố gắng nghĩ rằng mình làm chủ được bản thân. Và bạn bắt đầu hành động tiếp những hành động trong giấc mơ đó.

Quá trình đó sẽ ra sao: Bạn sẽ nghĩ rằng tất cả chỉ là mơ, kể cả sự tỉnh táo trong giấc mơ của bạn. Nhưng cứ thử làm thế thêm vài lần nữa. Chính ngay sau đó bạn sẽ cảm nhận được sự níu kéo. Đó chính là ở bước thứ 3, mối quan hệ của Làm chủ giấc mơ mà bạn đã cố gắng làm khi mới ngủ.

Gần tỉnh: Đây là giai đoạn níu giữ cực kì quan trọng. Thời điểm này cơ thể của bạn đã thực sự khoẻ hơn rất nhiều sau một giấc ngủ dài. Khi gần tỉnh thì ý thức sẽ chiếm lĩnh phần lớn tư duy và mơ chỉ là một điều gì đó mờ nhạt. Khi nó nhạt hẳn thì bạn tỉnh. Thời điểm này bạn phải tạo tư duy để giấc mơ trước khi biến mất hoàn toàn được hồi phục.

Thông thường chúng ta sẽ ngủ nướng! Nói cho vui nhưng đó là một điều dễ nhận ra và dễ làm. Từ đó chúng ta sẽ nằm lì (không phải ngồi dậy rồi ngủ lại) và mơ mơ mơ. Giấc mơ sẽ có được sợi dây ngủ lì của chúng ta níu, lúc này ý thức của bạn về kéo dài giấc mơ ra sẽ có hiệu quả. Chẳng hạn bạn làm tiếp thêm vài việc trong mơ hay làm gì đấy trong mơ chẳng hạn. Các chuỗi hành động đó có tư duy của bạn điều khiển. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê đó. Dần dần bạn sẽ hiểu bạn đã làm chủ giấc mơ của mình như thế nào khi tỉnh lại.

Ngủ say và sung sướng! Tại sao tôi không nói đến giai đoạn ngủ say thứ 2 mà chỉ nói hai giai đoạn tỉnh và gần tỉnh trước. Vì ngủ say là giai đoạn bị trạng thái ý thức làm chủ khiến nó hình thành cuối cùng.

  Thông thường khi ngủ say chúng ta không thể làm gì khác ngoài mơ. Và lúc này các yếu tố bên ngoài dù có tác động cũng khó làm ta tỉnh (cũng tuỳ người, tính trên đa số). Và ngủ say được hình thành cuối đang nói tới ở đây chính là ý thức khi ngủ say. Nó được và chỉ được hình thành khi ý thức của bạn đã hình thành một cách chắc chắn như nền móng vững trãi ở hai giai đoạn đầu và cuối. Sự nâng cao của ý thức trong giấc mơ sẽ "chiến thắng" được sự "mất điều khiển" của mình trong mơ. Và khi đó chúng ta mới thực sự làm chủ được cả giấc mơ của mình.

 Mội giấc ngủ thường có nhiều giấc mơ, do quá trình tác động từ bên ngoài quá mạnh khiến mỗi lần ngủ là 1 giấc mơ. Và khi thực sự làm chủ được thì tôi nghĩ bạn sẽ hợp với cụm từ thứ 2 "làm chủ giấc ngủ". Nó bao quát rất rộng khả năng của bạn.

Chúc các bạn thành công (nếu muốn thử). Riêng tôi thì làm được rồi, bởi vậy mới dám viết bài này.

Làm chủ giấc mơ: Cấp độ tối cao.

Tôi phải dùng cụm từ "cấp độ tối cao" vì thực sự nếu bạn làm được điều này thì không có gì bạn không mơ được.

Phương pháp: Sau khi làm chủ được các giấc mơ bạn bắt đầu quá trình sử dụng chúng. Quá trình sử dụng có nghĩ là bạn sẽ làm chủ cả giấc mơ đó, bạn thích làm gì thì làm trong thế giới đó, kể cả những chuyện không ai dám nghĩ tới. Nhưng chỉ trong "thế giới" đó mà thôi. Vậy có khi nào bạn thử nghĩ di chuyển thế giới đó sang một thế giới khác? Như đang đọc một cuốn truyện này thì vất đi lấy cuốn khác đọc? Đây là điều mà tôi muốn nói.

  Vào thời điểm trong giấc mơ chúng ta dùng tư duy làm chủ và đã xác định được sự làm chủ hoàn toàn... thì hãy suy nghĩ. Sự suy nghĩ này gần như là tư duy vô thức, nhưng vô thức có kiểm soát. Tức là bạn chuyển tư duy trong giấc mơ đó sang một ý nghĩ khác, và một không gian khác. Điều này chẳng khác gì tỉnh lại và mơ một giấc mơ khác, chỉ khác là không cần tỉnh lại thôi. Và bạn đã mơ được giấc mơ mình muốn thông qua giấc mơ tự nhiên đầu tiên của giấc ngủ.

 Thật khó khăn vì điều này thuộc vào phạm trù suy nghĩ liên tưởng cực cao. Tuy nó không "không tưởng" nhưng nó rất khó thực hiện. Riêng tôi trong 8 lần thực hiện chỉ làm được đúng 1 lần duy nhất nhưng cũng không được bao lâu. Và từ đó (cách đây gần 6 tháng đến nay không làm lại được). Vậy nếu bạn làm được điều này thì các bạn hơn cả tôi, người viết ra mớ lý thuyết tưởng chừng như không tưởng này.

                                                                                                           

Sau đây là hướng dẫn chi tiếc :

Hãy chọn cho mình 1 tư thế thoải mái nhất khi ngủ . kê 1 cái gói dưới chân chẳng hạn . đừng vì thế ngủ mà làm ban thức giấc lúc đang mơ.
Tip:  Hãy để bụng hơi đói ! khi đấy trong mơ bạn sẽ cảm thấy đói , điều đấy đánh thức ý trí của bạn trong giấc mơ.
Lưu ý :  Trong khi mơ hãy cố gắng suy nghĩ mình ở góc nhình lúc còn thức ! Giống như chơi game bắn súng , hiểu đơn giản là vậy.
Bước 1:
Đầu tiên là lúc bạn tĩnh táo trước khi bước vào giấc mơ . Hãy suy nghỉ như bạn đan ở góc nhình thứ 1, rất có hiệu quả đấy.
suy nghĩ : nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn ở trong 1 căn phòng tối xung quanh 4 bước tường chỉ có 1 cánh cửa và có 1 vài người bạn ! điều quang trọng ở đây bạn phải ở trong góc nhình như lúc bạn đang thức ! điều này rất khó ! có nghĩa là chỉ nhình thấy thân thể của mình .
Bước 2 : Bạn đi dạo xung quanh căn phòng , mở 1 cái cửa sổ chẳng hạn, sao đấy bạn từ từ bước ra khỏi căn phòng ! đây là lúc khó khăn nhất ! bạn phải suy nghỉ kịch bản cho giấc mơ của bạn ! mà vẫn ở trong góc nhình khi thức ! " có thể bước ra đường , tham quang cảnh đêm của thành phố ...v)
bước 3 : sau 1 lúc suy nghĩ bạn sẽ chuyển qua trạng thái chìm vào giấc ngủ .Nếu ngay lúc đấy giật mình , bạn cảm thấy đói bụng là đã nắm được 50%.
bạn sẽ thức giấc nhưng lúc đấy bạn phải cố gắng làm chủ ý trí , để cố rắng mơ tiếp . nếu bạn tiếp tục ngủ là bạn đã làm chủ được giấc mơ.
Nên nhớ : không phải 1 lần là đã thành công , cũng như thể thao bạn phải tập luyện thường xuyên , điều đặn để đạt được cảnh giới cao , khi đấy chỉ cần bình thường bạn vẫn có thể làm chủ được.


Làm thế nào để có một giấc mơ lành mạnh?

“Nghiên cứu cho thấy rằng với các kỹ thuật khác nhau có thể làm tăng những lần mơ đẹp. Ví dụ, bạn có thể nhắc nhở bản thân trước khi đi ngủ rằng mình đang mơ khi giấc mơ đó diễn ra”, Deirdre Barrett, nhà tâm lý học ĐH Harvard và TT Sức khỏe Cambridge đồng thời là biên tập viên của Dreaming: Tạp chí Quốc tế Hiệp hội Nghiên cứu của những giấc mơ.

Bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu mình có ý thức hay đang trôi theo giấc mơ. Theo Viện Lucidity, những điều này bao gồm các từ hay số mà có thể nhìn thấy lại một lần nữa (chúng thường rất dễ thay đổi hoặc kỳ lạ trong mỗi giấc mơ). . Nếu không thuyết phục được bạn, hãy mường tượng mình đang mơ và rồi tưởng tượng rằng bản thân đang có thể thay đổi giấc mơ (không gì xảy ra nếu như bạn đang thức).

Khi giấc mơ đi quá xa

Nếu không phân biệt được đâu là mơ, đâu là thực thì đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt. Nếu bạn biết ai đó như thế thì hãy khuyến khích họ đi khám chuyên khoa.

Bởi nếu không, họ có thể gặp nguy hiểm hay gây nguy hiểm cho bất cứ ai vào bất cứ lúc nào

“Nếu bạn thấy bối rối, không hiểu đó là mơ hay thực khi tỉnh giấc thì chắc chắn bạn đang cần sự giúp đỡ”, nhà tâm lý học Barrett cho biết.

Ngoài bệnh tâm thần, các yếu tố khác như dùng ma túy cũng có thể biến giấc mơ thành cơn ác mộng đối với mọi người xung quanh.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Sự thật đằng sau những giấc mơ của bạn



Bạn thường băn khoăn không hiểu những giấc mơ có ý nghĩa gì không thì đây là đáp án dành cho bạn. Nếu mơ thấy bị rượt đuổi có nghĩa là có một vấn đề nào đó bạn muốn đối đầu nhưng lại thiếu sự tự tin để đương đầu.
 



Ảnh minh họa: Usefilm.


The Telegraph đưa tin, "ngã, bay, chạy trốn" là những môtíp mơ quen thuộc, thế nhưng thực sự thì chúng có ý nghĩa gì?

Chuyên gia tâm lý người Anh, Ian Wallace sẽ tiết lộ cho bạn điều này:

Tất cả chúng ta đều mơ. Mỗi đêm, chúng ta nằm mơ khoảng 5 lần. Nếu bạn ngủ trong 7 hoặc 8 tiếng thì bạn sẽ đi qua 5 chu kỳ giấc ngủ và trong mỗi chu kỳ, bạn sẽ mơ trong khoảng 20-40 phút. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về việc tại sao chúng ta lại mơ nhưng tôi tin rằng chúng ta làm điều này như là một cách để hiểu tất cả những thông tin chúng ta tiếp nhận một cách vô thức vào ban ngày.

Hãy nhớ rằng bạn càng nhớ về giấc mỡ kỹ đến đâu bạn càng dễ nhận ra ý nghĩa của nó. Vì th�� khi thức giấc, bạn không nên bật ngay dậy mà hãy nán lại nằm trên giường trong khoảng một phút. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể nhớ lại được những điều đã mơ.

- Giấc mơ phổ biến nhất là bị truy đuổi, nó có nghĩa là có một vấn đề nào đó bạn muốn đối đầu nhưng lại không đủ tự tin để đối diện.

- Nếu mơ bị rụng răng nghĩa là bạn đang thiếu tự tin.

- Còn mơ thấy mình không thể tìm thấy nhà vệ sinh, điều đó có nghĩa bạn luôn cố gắng chăm lo cho người khác hơn là bản thân mình.

- Mơ thấy mình khỏa thân ở chốn công cộng có nghĩa là bạn đang cảm thấy dễ bị tổn thương.

- Nếu mơ mình đang bay, hàm ý rằng bạn đang cố gắng giải phóng chính mình khỏi điều gì đó đang cố níu bạn lại.

- Hoặc nếu bạn thấy mình ngã trong giấc mơ thì có nghĩa đã đến lúc bạn cần xả hơi.

- Những giấc mơ thường gặp khác là ngồi sau tay lái trên một chiếc xe đã mất kiểm soát, bị muộn (bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành được tham vọng và đang bỏ lỡ cơ hội)...

Hãy viết lại những điểm mấu chốt trong giấc mơ của bạn. Dù mỗi giấc mơ thường có vẻ rất khác nhau.

Bạn có thể học cách kiểm soát giấc mơ của mình. Một giấc mơ tỉnh táo là khi bạn ý thức được trong giấc mơ. Khi bạn chuẩn bị thức giấc, hãy tự nói với bản thân rằng cần phải ở lại trong giấc mơ lâu hơn chút nữa. Từ từ, bạn có thể kiểm soát được giấc mơ của mình.

Nếu bạn đang bị truy đuổi, bạn có thể thay đổi nó để bạn có thể quay đầu lại và hỏi người đang đuổi theo mình rằng họ muốn gì. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng điều gì đang khiến bạn lo lắng trong đời sống thực.

Gặp ác mộng cũng không phải là một điều quá xấu. Điều đó có nghĩa là giấc mơ có một cường độ cảm xúc mạnh và xảy ra khi có những vấn đề khó khăn mà bạn chưa thể giải quyết được. Vô thức của bạn đang cố gắng kéo sự chú ý của bạn bằng cách khiến cơn ác mộng trở nên sống động hơn cho đến khi bạn bắt đầu chú ý đến vấn đề.

5 cách để có giấc mơ đẹp




 





















Nếu đã từng cả ngày trong tình trạng lờ đờ, hoặc bực bội, khó chịu với bất kỳ ai thì hãy giải thích với họ rằng đó là vì bạn rất thèm ngủ chứ không phải bạn "đổi tính". Đừng vội lo lắng vì có tới gần 10% dân số có cùng cảnh ngộ với bạn cơ đấy.

5 cách dưới đây sẽ giúp bạn dần trở lại với những giấc mơ ngọt ngào:

1. SỮA

Nếu bạn cứ trằn trọc khi nằm trên giường, hãy ngồi dậy và thử uống một ly sữa ấm. Sữa rất giàu các vi chất như tryptophan và serotonin, 2 hợp chất giúp ngủ ngon và thư giãn.

Một số người cho rằng điều này thật vô ích đối với một chứng bệnh đáng sợ như mất ngủ bởi yếu tố tâm lý mới là quyết định (như bác sĩ đã nói) thì số khac cho rằng một ly sữa ấm đã tạo cho họ cảm giác thoải mái khi họ còn nhỏ, giúp họ thoát khỏi những lo lắng trong ngày đồng thời mang lại giấc ngủ ngon.

2. TẬP LUYỆN

Nếu muốn ngủ ngon, hãy chắc chắn rằng bạn đã luyện tập trước đó. Các chuyên gi cho rằng luyện tập 30 - 60 phút mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn tạo ra những giấc ngủ ngon.

Luyện tập giúp các cơ bắp thư giãn, tinh thần cân bằng - những yếu tố rất cần để có được một giấc ngủ ngon. Nhưng cần nhớ, nên luyện tập trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng để cơ thể "sản xuất" đủ lượng endorphins, giúp bạn dễ dàng say giấc nồng.

3. LÀM MỚI PHÒNG NGỦ 

Phong thuỷ là một trong những thuật mà người Trung Quốc thường áp dụng để tạo ra một môi trường sống hài hoà với năng lượng tiềm ẩn của trái đất.

Các nhà phong thuỷ tin rằng cách tổ chức, sắp xếp đồ đạc trong nhà ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của gia chủ. Để có một giấc ngủ chất lượng, màu sắc của cửa, tường và trần nhà phải là màu trung lập. Cách âm tốt. Không bao giờ được để đầu hay chân hướng ra phía cửa. Không ngủ dưới quạt trần hay cửa sổ. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng giường ngủ chỉ là chốn để ngủ và yêu.

4. "CĂNG RỒI HÃY TRÙNG"

Có cách khác để cơ thể được thả lỏng hoàn toàn?  Hãy làm căng tất cả các cơ và rồi dần dần thả lỏng, thư giãn, bắt đầu từ chân và kết thúc là các cơ ở mặt. Nhớ là kết hợp cùng với hơi thở chậm và sâu khi thực hiện bài tập. Và rồi bạn sẽ thấy cơ thể dần tĩnh tại, sẵn sàng bước vào thiên đường của những giấc mơ. 

5. DÙNG THUỐC

Thiếu ngủ có thể dẫn tới suy kiệt năng lượng, thiếu động lực, ủ rũ, không nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc, học tập... Vậy nên nếu như bạn đã áp dụng tất cả các cách mà không mang lại kết quả mong muốn thì còn một cách cuối cùng, đó là dùng thuốc. Tuy nhiên, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng nhé.




Giải mã bí ẩn những giấc chiêm bao
Giấc mơ làm giàu của giới trẻ
Cách làm xôi xéo ngon
Tin nhắn chúc ngủ ngon dành cho người yêu
Làm sao để có giấc ngủ ngon
Mẹo giúp bé ngủ ngon giấc cực kì đơn giản
Nguyên nhân trẻ giật mình khi ngủ
Làm sao để trẻ hết giật mình khi ngủ



(ST)