Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Cách từ chối tình cảm của một người tránh làm họ tổn thương
Cách bày tỏ tình cảm với người mình yêu chân thành nhất
Vâng chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình, có khá nhiều cách kiểm soát cảm xúc. Đó là một điều có ích cho bạn, điều đó đáng để cho chúng ta làm.
Bạn có biết cách kiểm soát cảm xúc
Thường thì chúng ta vẫn thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh tác động, chỉ có hoàn cảnh mới tạo ra cảm xúc. Có thể trong hoàn cảnh này bạn thấy vui, nhưng đối với người khác họ thấy buồn thì sao. Và thế nào chúng ta cũng sẽ phản ứng, chúng ta là con người chứ không phải là cái máy, tại sao lại phải chọn cách kìm nén cảm xúc của chính bản thân mình mà không cho phép thể hiện cảm xúc.
Vâng không ai cấm bạn, hay cấm chúng ta kìm nén cảm xúc, chỉ là chúng đang học cách kiểm soát cảm xúc. Chỉ là kiểm soát cảm xúc thôi nhé, bạn vẫn có quyền thể hiện cảm xúc của mình mà, nhưng thể hiện ở một mức độ chấp được.
Mục tiêu của cuộc đời bạn là gì, bạn chấp nhận để cuộc đời của bạn bị lèo lái bởi những cảm xúc mà có thể gây ra cho bạn những đau thương, bất hạnh. Thật sự đó là điều không đáng làm, nếu bạn cứ để cảm xúc của bạn rơi tự do, dẫn dắt cuộc đời bạn thì bạn quá nhẫn tâm với chính bản thân mình.
Đã đến lúc chúng ta cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Có khá nhiều cách kiểm soát cảm xúc, và để kiểm soát tốt cảm xúc của mình cũng như làm chủ bản thân. Không quá khó để chúng ta học cách kiểm soát cảm xúc cho chính bản thân mình, chỉ cần bạn lưu ý những bước sau đây nhé.
Học cách kiểm soát cảm xúc thông qua sự nhận thức, sự xuất hiện của cảm xúc, nếu bạn không nhận thức được cảm xúc, chắc chắn rồi cũng sẽ có lúc chính cảm xúc đó gây phiền toái cho bạn.
Học cách kiểm soát cảm xúc thông qua việc thừa nhận, bạn cần phải hiểu được rằng chính bạn là người tạo ra những ý nghĩa đó, chứ không phải một ai khác bất kì.
Học cách kiểm soát cảm xúc thông qua việc chấp nhận, bạn nhận thức được cảm xúc, bạn thừa nhận nó, thì không quá khó để bạn học cách chấp nhận chúng. Không nên che dấu cảm xúc của bạn, nếu như bạn phớt lờ chúng, thì chúng càng làm cho bản cảm thấy khó chịu hơn.
Học cách kiểm soát cảm xúc bằng cách vượt lên, lúc này bạn hoàn toàn tách ra khỏi cảm xúc và nguyên căn của chính nó.
Học cách kiểm soát cảm xúc bằng cách hòa hợp, hãy đưa sự chú ý, sự tập trung của bạn vào trung tâm, nơi bạn có thể tìm thấy sự bình an, sức mạnh nội tâm.
Không quá khó để chúng ta học cách kiểm soát cảm xúc của chính bản thân chúng ta đúng không nè.
Học cách kiểm soát cảm xúc
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
10 cách kiểm soát sự tức giận
1. Thừa nhận sự tức giận như 1 dấu hiệu của tính dễ bị tổn thương – bạn cảm thấy bị dìm hàng theo 1 số cách.
2. Khi tức giận, hãy nghĩ hoặc làm 1 việc gì đó sẽ khiến bạn cảm thấy mình có nhiều giá trị hơn, xứng đáng được đánh giá cao.
3. Đừng tin tưởng sự đánh giá của bạn khi tức giận. Sự tức giận được thổi phồng và phóng đại khi những khía cạnh tiêu cực của 1 vấn đề bóp méo sự đánh giá thực tế.
4. Hãy thử nhìn vào tính phức tạp của vấn đề. Sự tức giận đòi hỏi sự tập trung hạn hẹp và cứng nhắc, bỏ qua hoặc quá đơn giản hóa bối cảnh.
5. Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Khi bạn tức giận, bạn giả định đối tượng của cơn giận của bạn là tồi tệ nhất hoặc là 1 con quỷ.
6. Đừng biện hộ cho cơn giận của bạn. Thay vào đó, xem xét liệu nó sẽ giúp bạn có những hành động vì lợi ích lâu dài của bạn.
7.Biết tình trạng sinh lý và tinh thần của bạn. Sự tức giận có nhiều khả năng xuất hiện khi bạn mệt, đói, ốm, lo lắng, bị sao lãng hoặc quá tải.
8. Tập trung vào việc cải thiện và sửa chữa hơn là đổ lỗi. Thật khó để giữ sự tức giận mà không đổ lỗi và thật khó để đổ lỗi khi bạn tập trung vào việc sửa chữa và cải thiện.
9.Khi tức giận, hãy nhớ những giá trị sâu sắc nhất của bạn. Tức giận tức là đánh giá thấp người khác, điều đó có lẽ không nhất quán với những giá trị sâu sắc nhất của bạn.
10. Biết rằng tình trạng tức giận tạm thời của bạn đã chuẩn bị cho bản chiến đấu trong khi bạn thực sự cần học hỏi nhiều hơn, xử lí 1 vấn đề, hoặc nếu nó liên quan đến 1 người thân yêu, hãy từ bi nhiều hơn.
7 cách kiểm soát cơn ghen
1. Phân tích cảm xúc
Trước khi làm rùm beng mọi việc, hãy phân tích cảm xúc của bạn và xác định lý do tại sao bạn ghen tuông. Tự hỏi xem cơn ghen của bạn xuất phát từ trí tưởng tượng hay dựa trên bằng chứng xác thực. Bình tĩnh kiềm chế những cơn nóng giận để có thời gian nhìn nhận lại mọi thứ một cách khách quan hơn. Còn nếu bạn đã có chứng cớ thực sự, hãy nói chuyện thẳng thắn với đối tác của bạn.
2. Trao đổi với đối phương
Việc trò chuyện hay nói ra cảm xúc của mình là điều không dễ dàng nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Điều hạnh phúc nhất là đối phương thừa nhận vẫn còn tình yêu với bạn. Còn nếu người đó cảm thấy khó chịu về những gì bạn nói, hãy xem xét lại liệu đó có phải người phù hợp với bạn hay không. Nếu họ thực sự quan tâm đến bạn, họ sẽ cố gắng làm dịu, trấn an nỗi lo sợ hay ghen tuông của bạn.
3. Nghĩ đến những chuyện khác
Khi bạn ghen tuông, bạn có thể không nghĩ tới bất kỳ chuyện gì, luôn ở trong tình trạng bất an, lo lắng. Cố gắng gạt đi những cơn ghen, thay thế bằng những suy nghĩ tích cực hơn về mối quan hệ của bạn. Hãy nghĩ lại những kỷ niệm tuyệt vời mà bạn đã có với người đó, hãy nghĩ lại tại sao bạn lại dành tình cảm cho người ta. Những suy nghĩ tích cực sẽ khiến bạn không nhìn mọi chuyện qua một lăng kính méo mó, phiến diện.
|
Ảnh: Internet |
4. Chấp nhận việc không thể kiểm soát
Một người đang có mối quan hệ với bạn, không có nghĩa người đó là của riêng bạn, là tài sản chỉ mình bạn kiểm soát. Người ta cũng có những suy nghĩ, quyền tự do của riêng mình. Nói chuyện với đối phương về những gì bạn nghĩ, những gì bạn nghi ngờ và thử đặt lòng tin thêm một lần nữa. Đừng bao giờ cố gắng kiểm soát đối phương, đó là một sai lầm có thể giết chết tình yêu của bạn.
5. Tránh việc thẩm vấn
Trừ khi bạn có bằng chứng xác đáng, nếu không nên tránh việc hỏi cung đối phương như tội phạm, hay chất vấn quá nhiều. Nếu bạn liên tục hành hạ đối phương với một nghìn câu hỏi như kiểu anh đã ở đâu, làm gì, với ai... nó sẽ mang lại kết quả ngược lại với những gì bạn mong muốn.
Nếu bạn muốn người đó luôn kè kè hoặc nấu cháo điện thoại với mình, người đó sẽ cố tạo ra khoảng cách càng nhiều càng tốt. Khi đối phương bắt đầu thưa dần những cuộc hẹn với bạn, điều đó có nghĩa là mối quan hệ của bạn đang gặp rắc rối nghiêm trọng.
6. Không xâm nhập thông tin đời tư quá sâu
Những nghi ngờ ghen tuông sẽ khiến bạn luôn muốn khủng bố đối phương bất kỳ lúc nào bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin.... Bạn cũng sẽ chẳng khác gì hacker nếu đăng nhập vào email hay tài khoản Facebook chỉ để xác nhận nghi ngờ của bạn. Nếu đối phương biết được việc làm của bạn, chắc chắn mọi việc sẽ đi rất xa, người ta sẽ cảm thấy bạn chẳng còn chút tin tưởng nào vào mối quan hệ này nữa.
7. Giữ mối quan hệ vui vẻ, thú vị
Cố gắng tạo sự bền vững, tin tưởng nhau trong mối quan hệ giữa hai người để không một ai có thể thay thế bạn. Thường xuyên làm mới tình cảm, cùng nhau làm một số việc tăng sự gắn kết như chơi game, xem phim, nghe nhạc...
Nếu bạn không thể kiểm soát nổi những cảm xúc của mình, bạn có thể dễ dàng phá bỏ mối quan hệ. Hãy nhớ rằng mỗi khi bạn buông lời buộc tội đối phương, bạn đang tiêu diệt từ từ lòng tin cũng như sự tin tưởng của họ với mình.
Cảm xúc và tinh thần
“Quản lí” cảm xúc thời kì thai nghén
Cách giải tỏa cảm xúc,
Tăng tốc cảm xúc cho chàng
Những thay đổi về cảm xúc
Sau khi chia tay đàn ông nghĩ gì?
Cách suy nghĩ đơn giản để cảm nhận quy luật
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
(ST)