Cách là áo dài lụa mượt mà, không bị nhăn

Cách là áo dàu lụa mượt mà, không bị nhăn. Việc ủi quần áo tưởng chừng đơn giản, nhưng có những loại quần áo, những chất liệu phải được ủi theo cách đặc biệt thì mới thẳng thớm, ngay ngắn.





CÁCH LÀ ÁO DÀI LỤA MƯỢT MÀ KHÔNG BỊ NHĂN

Mẹo ủi quần áo tuyệt vời

Sau đây là một số bí quyết bạn có thể ứng dụng.

Quần áo tơ tằm
Quần áo tơ tằm sau khi giặt thường rất khó ủi phẳng. Hơn nữa, khi ủi loại vải này cũng cần nhiệt độ vừa phải. Để khắc phục, hãy cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, cho vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.
Ly quần tây
Khi ủi quần tây, vấn đề đau đầu nhất là nếu không cẩn thận, nếp ly giữa quần sẽ biến thành… hai nếp, thậm chí ba nếp. Để khắc phục điều này, trước khi ủi, bạn nên gấp quần tây thẳng thớm rồi dùng bốn cái kẹp kẹp chặt bốn góc rồi cứ thế mà ủi, quần chỉ có một nếp phẳng lì mà thôi.

Chỗ phồng ở đầu gối quần tây
Quần tây mặc lâu ngày, ở phần đầu gối thường xuất hiện chỗ phồng rất xấu. Để ủi phẳng, trước tiên hãy lộn ống quần lại, lấy bàn chải dấp nước vào chỗ đầu gối, sau đó dùng bàn ủi ủi phẳng. Lặp lại động tác này nhiều lần, chỗ phồng sẽ biến mất.
Váy nhiều lớp
Ủi phẳng một chiếc váy nhiều lớp quả thật rất khó khăn. Váy hay xộc xệch, khó có thể phẳng đều. Để khắc phục, hãy dùng một cọng dây thun, buộc vào tấm ván ủi, sau đó đặt váy lên trên, xếp các lớp cho ngay ngắn rồi dùng dây thun cố định lại (không quá lỏng, cũng không quá chặt) và ủi từ trên xuống dưới. Cuối cùng, tháo dây thun và là nốt phần cột dây thun là xong.

Quần áo len dạ
Quần áo len dạ hay bị co. Trước khi ủi, nhúng một chiếc khăn mỏng vào nước, vắt ráo, trải lên mặt trái của áo len rồi ủi ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, để tiết kiệm điện khi ủi quần áo, hãy chọn những loại quần áo ủi ở nhiệt độ cao trước, sau đó đến các loại quần áo từ sợi tổng hợp hay tơ tằm thì rút phích điện, tận dụng nhiệt độ nóng còn ở bàn ủi để ủi phẳng.

THAM KHẢO THÊM:

Cách ủi Váy Maxi voan mỏng cho chị em



Váy maxi là loại váy có chất liệu vải khá mỏng, mịn làm bằng chất liệu cotton hoặc vải voan. Mặc váy maxi đang là xu hướng thời trang khá hot của chị em vì chúng có rất nhiều thiết kế, kiểu dáng độc đáo, thanh thoát khác nhau từ dài cho tới ngắn, và đặc biệt là cảm giác thoải mái 100% khi mặc.

Thế nhưng các loại váy Maxi vải voan thường có một bất tiện đó là chúng rất dễ dàng bị nhăn. Khi ấy bạn phải ủi, nhưng ủi váy như thế nào để không ảnh hưởng tới chất lượng vải và nét thẩm mỹ của bộ trang phục ?

Vải voan làm


rất mỏng manh và dễ bị quăn hoặc cháy bén ở nhiệt độ cao vì chúng được làm từ những sợi protein vải gần như nguyên chất. Vì vậy, khi ủi bạn cần lưu ý một số điểm và thao tác như sau:

Bước 1 : Căng và đặt váy maxi lên mặt phẳng ủi. Xịt một ít nước bằng bình xịt phun sương lên bề mặt vải.

Bước 2: Đặt lên bề mặt vải một miếng khăn tắm mỏng hoặc một lớp giấy bố để ngăn cách bề mặt bản ủi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vài của váy.

Bước 3: Điều chỉnh bàn ủi về chế độ nhiệt độ thấp nhất hoặc chế độ ủi lụa hoặc nhung. Bạn có mua một số loại bàn ủi hơi nước nếu cần.

Bước 4: Đẩy nhanh bàn ủi theo từng lượt liên tục, qua bề mặt vải đã được phủ khăn hoặc giấy bố dày cho đến khi vết nhăn mất hết. Bạn nhớ hạn chế ấn bàn ủi mạnh xuống lớp vải và kiểm tra nhiệt độ vải trong quá trình ủi, nếu lớp vải quá nóng thì phải hạ nhiệt độ bàn ủi xuống nữa.

Bước 5: Treo váy maxi lên móc. Bạn nên để váy qua đêm để các vết nhăn biến mất hoàn toàn.

Lưu ý: Trong quá trình ủi, bạn nhớ đừng để bàn ủi đứng tại chỗ quá lâu nhé. Đồng thời, trong qua trình ủi nếu lớp vải voan của váy maxi bị khô thì có thể xịt thêm một ít nước lên bề mặt.

Ngoài ra nếu váy maxi của bạn để lâu không mặc, lớp vải voan bị nhăn khá nặng thì việc ủi sẽ tốn khá nhiều thời gian. Lúc đó, bạn cần tăng độ ẩm và hơi nóng cho lớp vải để các sợi vải duỗi ra. Điều đó không có nghĩa là bạn phải đổ cả bình nước sôi lên đâu nhé @_@.

Có một cách nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn thường tắm nước nóng, hãy treo bộ váy maxi của mình ở trong phòng tắm trong lúc bạn đang tắm. Dĩ nhiên là không để nước bắn vào. Hơi nóng của hơi nước sẽ làm những vết nhăn biến mất một cách tự nhiên hoặc giúp bạn rút ngắn thời gian ủi tối đa sau này đấy.



Với những loại váy maxi mỏng, voan này, bạn nên đem ra tiệm giăt khô nếu muốn giặt hoặc tự giặt bằng tay một cách nhẹ nhàng nhất. Ở một số tiệm giặt ủi khô người ta không dùng bột giặt và nước mà dùng một loại dung môi đặc biệt để giặt và sấy khô giúp váy của bạn không hề bị nhăn.


Cách lựa chọn và bảo quản áo dài lụa tơ tằm

Tơ tằm là một chất liệu quý trong ngành dệt may và đã được gắn thương hiệu riêng của nước ta. Bản chất sợi tơ tằm khác hoàn toàn so với các chất liệu vải nhân tạo. Mỗi sợ tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu.

Ưu điểm của vải lụa tơ tằm là sự mềm mại, rủ nhẹ, rất phù hợp để may áo dài. Bên cạnh đó, lụa tơ tằm còn thoáng mát, có sự đàn hồi tốt, ánh sắc ngọc trai tự nhiên tôn lên sự sang trọng, thanh cao của người mặc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều lụa tơ tằm giả khiến người tiêu dùng lung túng khi chọn mua chất liệu vải này. Không chỉ có thế, khi đã mua được vải tơ tằm tốt để may thành áo dài hay các bộ đồ, nhiều người lại chưa biết bảo quản chúng đúng cách.


Lụa tơ tằm mềm, mát, có độ rủ và ánh sắc ngọc trai tự nhiên

Làm sao để mua được lụa tơ tằm “thật”?

Như đã nói ở trên, sợi tơ tằm xét về bản chất tương tự như tóc của con người. Do đó, khi đốt sẽ có đặc điểm: sinh ra mùi khét, tạo thành than vón cục. Khi dùng tay miết nhẹ phần than này sẽ thấy chúng tan rất nhanh. Khi đi mua vải, bạn có thể rút ra một sợi (ngang hay dọc) để thử bằng phương pháp đốt cháy này.
Phân biệt với những chất liệu khác:
•    Sợi len: nhìn bên ngoài đã có thể nhận ra sự khác nhau giữa sợi len và sợi tơ tằm. Sợi len thô ráp và có sợi bông trong khi sợi tơ tằm lại óng ả và mượt mà.
•    Sợi cotton và sợi visco: khi bị đốt, hai loại sợi này đều có mùi khét như tóc cháy nhưng phần than cháy không bị vón cục.
•    Sợi nylon: khi đốt có mùi khét, phần hoá than bị vón lại rất cứng, không miết tan được.
Thêm vào đó, một yếu tố quan trọng khi chọn mua vải tơ tằm chính là xem xét về chất lượng của mảnh vải. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kết cấu các sợi tơ tằm trong quá trình dệt.

Kết cấu của sợi tơ trên bề mặt tốt giúp áo dài không dễ bị xước, rạn vải
Bạn có thể sử dụng ngón tay miết vào đầu vải để kiểm tra các sợi tơ tằm trên bề mặt có chặt không. Nếu như các sợi tơ tằm bị co hoặc xô dạt thì chất lượng của mảnh vải này không thực sự tốt (vải dệt thưa).
Cách bảo quản áo dài tơ tằm bền vững
Không thể phủ nhận sự mềm mại và nữ tính của những chiếc áo dài may từ chất liệu lụa tơ tằm. Thế nhưng, đây lại là những chất liệu cần được chăm sóc khá tỉ mỉ.

Độ bền, đẹp của áo dài lụa phụ thuộc rất lớn vào người sử dụng
Một số nguyên tắc thông thường giúp “tăng tuổi thọ” của những bộ áo dài lụa tơ tằm:
•    Khi giặt: nên giặt bằng tay, không chà xát hoặc vò mạnh. Sử dụng bột giặt/xà phòng nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng ngay lập tức bộ áo dài của bạn. Đối với những bộ áo dài có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu. Hoặc bạn có thể giặt khô để giữ áo dài của mình bền màu.
•    Khi phơi: lưu ý phơi ở nơi thoáng mát và không phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến các sợi tơ tằm bị giòn, khô và cứng. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên phơi áo dài lụa ở nơi có nhiệt độ cao, bạn sẽ nhận thấy áo nhanh phai màu, vải mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn.
•    Khi là/ủi: nên thực hiện khi áo dài còn ẩm. Nếu không có thể sử dụng bàn là hơi và là ở mặt trái của áo dài. Tuy nhiên trong trường hợp áo dài đã khô, hãy thử cho áo dài vào một túi nilon, sau đó giữ trong ngăn đá tủ lạnh cho ẩm lại rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng, mức nhiệt độ thấp.




Cách chọn vải áo dài
Các mẫu áo dài đẹp
Tẩy trắng áo sơ mi
Cách chọn vải may áo sơ mi đẹp rất phong cách
Cách chữa quần áo bị phai màu bằng những mẹo đơn giản
Cách chọn kiểu áo dài đẹp sang trọng và nhã nhặn nhất
Cách mix váy mùa thu đẹp dịu dàng đón gió
Chọn áo dài theo vóc dáng
Trang phục công sở áo sơ mi quần tây thanh lịch nữ tính



(ST)