Cách làm tóc thẳng cho nam cực phong cách
Cách chọn giày da nam cực tinh tế và phong cách
Hình ảnh chiếc bánh Dorayaki hay còn gọi là bánh Doremon gắn liền với hình ảnh của chú mèo máy Đôremon dễ thương được tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới và tất cả các lứa tuổi yêu thích.
Cách làm bánh doremon
Theo tiếng Nhật Dora tức là “cái chiêng” và yaki tức là “nướng”(có thể hiểu Dorayaki là chiếc bánh nướng bằng chiếc chiêng). Bánh “rán” Dorayaki có từ cuối thời Edo ở Tokyo và xuất hiện tại 1 ngôi chùa cổ.
Dorayaki được làm từ các nguyên liệu là trứng, bột mỳ và đậu đỏ. Bánh có “thân hình” không “gầy”, hơi giống bánh bao, gồm hai lớp vỏ tròn dẹt làm từ bột, đem nướng hoặc rán hai mặt, có nhân bên trong. Thông thường, nhân là nhân đậu đỏ, nhưng tùy theo khẩu vị, các bạn có thể chọn khoai môn, đậu xanh hay dâu tây.
Hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có vài nơi bán loại bánh này, đầu tiên là ở nhà hàng Nhật Kuru Kuru.
Nằm ngay quận 1, trung tâm thành phố Sài Gòn, Kuru Kuru có phong cách riêng biệt. Quán bài trí hiện đại, mỗi bàn có băng chuyền chạy với hơn 100 món khác nhau để thực khách thoải mái lựa chọn. Đặc biệt, các bạn đam mê truyện tranh Đôrêmon sẽ được thưởng thức món bánh rán Dorayaki của chú mèo máy thông minh.
Ngoài ra, nơi đây còn có món đặc sản là Okonomiyaki - bánh xèo Nhật. Bên trong nhân bánh phần lớn là bắp cải, bên trên có vài miếng jambon, trình bày khá đẹp mắt. Ngoài ra, quán có phục vụ thực khách trà hoa cúc với hương vị Nhật Bản truyền thống độc đáo. Giá tại Kuru Kuru từ 15.000 đồng.
Ngoài đậu đỏ, nhân bánh Dorayaki có thể thay bằng khoai môn, đậu xanh.
Bánh xèo Nhật là món được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Thực khách còn được phục vụ trà hoa cúc với hương vị Nhật Bản.
CÁCH LÀM Bánh rán Đôrêmon - Dorayaki:
Nguyên liệu:
_140g - 225gr bột mì
_150gr đường (10 muỗng + 2 thìa cafe)
_3 quả trứng
_6gr bột nở
_1 muỗng cafe mật ong
_50ml nước
_30ml sữa.
Cách thực hiện như sau:
_Trứng đánh cho tan đều rồi cho đường vào đánh cho đến khi trứng chuyển màu nhạt hơn và đường tan hết.
_Cho bột nở pha lẫn với nước trộn vào hỗn hợp trứng.
_Cho mật ong vào
_Rây bột mì vào, trộn đều. Nhớ là trộn theo vòng tròn và chỉ theo một chiều thôi, ko được trộn ngược lại, bột sẽ bị vón.
_Bọc kín, bỏ vào tủ lạnh ngăn mát 30'
_Lấy ra, cho sữa vào, khuấy đều.
_Chảo nóng, cho chút xíu dầu láng chảo (chảo chống dính nhá). Múc một muôi bột đổ lên sao cho được một hình tròn đường kính khoảng 9cm. Lửa nhỏ. Khi thấy trên bề mặt bắt đầu xuất hiện những bọt khí thì để thêm một lúc cho bọt khí đều khắp cả miếng. Lật lại rán thêm một chút, xém nâu là được.
_Kẹp nhân vào giữa 2 miếng bánh.
_Trong quá trình rán chỉ nhỏ dầu xung quanh, tuyệt đối ko cho sũng dầu.
*Nhân:
_1/2 bát ăn cơm đậu azuki (đậu đỏ loại nhỏ)
_Đường tùy khẩu vị
_Nước
Bỏ đậu vào bát, cho nước ngập đậu khoảng 2 đốt ngón tay, ngân qua đêm.
Cho cả nước và đậu vào nồi, đun sôi rồi đổ bỏ nước đi.
Đun sôi khoảng 3 bát ăn cơm nước, cho đường vừa khẩu vị, chút xíu muối. Bỏ đậu vào ninh lửa nhỏ nhất.
Cho một chút baking soda vào nồi đậu, đậu sẽ rất nhanh nhừ.
Khi cho hạt đậu giữa 2 ngón trỏ và cái dễ dàng bóp nát là được. Chắt gần hết nước đi. Đậy nắp đun thêm một chút.
Nghiền nhuyễn đậu, để nguội.
Phết nhân vào mặt vàng của bánh rồi úp 2 nửa bánh vào nhau.
Có thể bỏ từng cái bánh vào zip lock bag riêng rẽ để giữ trong khoảng 1 tuần.
Có thể sáng tạo nhiều kiểu nhân khác nhau tùy khẩu vị mỗi người.
Cách làm bánh doremon 2
Vỏ bánh mịn như lụa, khi ăn thì mềm, xốp và vô cùng thơm ngon; không chỉ bố mẹ mà đặc biệt là các bé chắc chắn cũng sẽ thích cho mà xem!
|
Nguyên liệu (5 chiếc đường kính 9~10cm): 1. Phần vỏ bánh
- 150g bột mỳ (bột bánh ngọt)
- 2 quả trứng
- 50g đường
- 25ml mật ong
- 15ml dầu ăn
- 5g bột nở
- 15ml rượu trắng (rượu Nhật thì tốt)
- 50ml nước
2. Phần nhân - 100 g đậu đỏ (loại hạt nhỏ)
- 80g đường
|
|
1. Làm nhân đậu đỏ
Bước 1:
Ngâm đậu đỏ với nước khoảng 8 tiếng.
|
|
Bước 2:
Cho đậu vào nồi luộc đến khi nước sôi, xuất hiện bọt trên bề mặt thì tắt bếp. Bạn đổ đậu ra rổ và xả dưới vòi nước cho bớt vị chát. Tiếp đó, lại cho đậu vào luộc với nước mới và lặp lại quy trình này. Sau khi luộc đậu 2 lần, bạn cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập đậu chừng 2cm và nấu như nấu cơm (hoặc cho vào nồi bình thường để nấu trên bếp ga) cho đến khi đậu chín mềm, cạn gần sạch nước là được.
|
|
Bước 3:
Khi đậu đã chín và còn nóng, bạn cho vào máy xay xay nhuyễn. Nếu đậu quá đặc khiến lưỡi máy xay không quay được thì bạn thêm ít nước nấu đậu còn thừa hoặc nước lọc vào. Bạn lưu ý là cho từng chút một thôi để đậu không bị loãng quá nhé. Có thể thêm nước vài lần, đến khi đậu được xay nhuyễn và hơi sánh.
|
|
Bước 4:
Cho đậu đã xay nhuyễn lên chảo hoặc nồi chống dính, đảo cho bay hơi nước để nhân đậu se lại. Trong quá trình này, bạn thêm đường vào đảo cùng đến khi có hỗn hợp đặc sánh thì tắt bếp (có thể lúc này bạn cảm giác đậu còn hơi ướt, nhưng sau khi để nguội thì đậu sẽ còn khô thêm nữa). Sau đó, bạn lấy đậu ra bát, để nguội, nếu chưa dùng ngay thì bọc kín cất vào ngăn mát tủ lạnh cho đậu đỡ khô nhé.
|
|
2. Làm vỏ bánh Bước 1:
Trộn bột nở với bột mỳ rồi đem rây mịn.
|
|
Bước 2:
Đập trứng vào tô, đổ thêm đường và đánh tan. Tiếp đến, bạn lần lượt cho mật ong, dầu ăn và rượu vào đánh cùng.
|
|
Bước 3:
Chia chỗ bột bạn rây ở bước 1 làm 2 phần, lần lượt trộn vào hỗn hợp trứng - đường ở bước 2.
|
|
Bước 4:
Từ từ thêm nước vào hỗn hợp bột ở trên, vừa thêm vừa đảo đều cho đến khi hỗn hợp mịn, sánh, có thể chảy thành dòng liên tục như hình bên là được. (50ml nước là trường hợp mình làm, tùy nguyên liệu sử dụng khác nhau mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp nhé!).
|
|
Bước 5:
Làm nóng chảo chống dính, rót vài giọt dầu ăn rồi bạn lấy khăn giấy di quanh chảo cho dầu ăn chỉ còn bám lại 1 lớp rất mỏng trên chảo (Nếu cho nhiều dầu ăn quá thì khi rán bánh sẽ không được vàng đều). Khi chảo nóng thì bạn nhấc chảo ra, đặt chảo lên 1 khăn ướt đã chuẩn bị sẵn để làm nguội chảo.
|
|
Bước 6:
Sau đó, bạn vặn bếp về nấc nhỏ nhất, đặt chảo lên và dùng muôi múc bột đổ vào chảo. Sau khi đổ bột, bạn tăng mức lửa lên một chút xíu. Bí quyết để có 1 chiếc bánh tròn trịa là bạn đổ bột từ vị trí cao (khoảng 20cm so với mặt chảo) và đổ liên tục, dứt khoát.
|
|
Bước 7:
Rán bánh với lửa nhỏ - trung bình như vậy trong khoảng 3 - 4 phút, đến khi mặt bánh se lại và xuất hiện các lỗ nhỏ thì lật bánh, rán tiếp khoảng 2 phút nữa là được.
Khi làm những chiếc bánh tiếp theo, bạn cũng làm nguội chảo và vặn lửa nhỏ trước khi đổ bột nhé. Tuy nhiên từ lần thứ 2 mình không cần cho dầu ăn nữa. |
|
Bước 8:
Xếp các miếng bánh đã rán lên vỉ cho nguội. Yêu cầu bánh rán khi nguội có độ đàn hồi tốt, có thể gập đôi mà không bị gãy. Mặt bánh có màu nâu sậm.
|
|
Bước 9:
Bây giờ chỉ cần kẹp nhân đậu đỏ vào giữa là bạn đã có những chiếc bánh ngon tuyệt rồi đấy!
|
Cách 4
Bánh có thể dùng để ăn sáng kèm một cốc sữa hoặc để ăn vặt với 1 cốc trà. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi chiếc bánh mà bên cạnh là một cuốn Doraemon dí dỏm chứ! Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh rán Doremon này nhé
Cách làm bánh dorayaki
Trang trí cầu thang đêm noel
Tận dụng không gian cầu thang hiệu quả nhất
Cách làm bánh đúc truyền thống
Cách làm bánh quai vạc chiên
Cách làm bánh quy bằng lò vi sóng
Cách làm bánh quy mặn