Cách làm bánh ít nhân tôm thịt thơm bùi lạ miệng

Cách làm bánh ít nhân tôm thịt thơm bùi lạ miệng cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé! Sau đây là công thức đơn giản và chi tiết hướng dẫn bạn.





CÔNG THỨC 1

Nguyên liệu

Thịt nạc : 150 g

Tôm : 200 g

Nấm mèo : 3-4 tai (khoảng 20 g)

Cà rốt : 1/2 củ (khoảng 100 g

Hành tím, hành lá, tỏi băm

Bột nếp : 400 g

Nước ấm : 300 ml

Lá chuối : 30 miếng7x15 cm ; 30 miếng 15x15 cm


Các bước thực hiện.

  1. Chuẩn bị nhân:

    Thịt, tôm (lột vỏ, bỏ chỉ, cà rốt (gọt vỏ) : cắt hạt lựu nhỏ

    Nấm mèo ngâm nở, cắt hạt lựu nhuyễn.

    Ướp thịt với 2 muỗng café hành tím (hoặc đầu hành lá) băm nhuyễn, ½ muỗng café muối, 2 muỗng café nước mắm, ½ muỗng café đường, ½ muỗng café tiêu. Trộn đều.

    Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn, phi thơm 2 muỗng canh tỏi (hoặc hành tím) băm, cho thịt đã ướp vào xào săn lại, thêm tôm và nấm mèo đảo cho chín, cho cà rốt vào thì tắt bếp ngay (không cần đợi cà rốt chín). Nêm lại cho vừa ăn và thêm 1 muỗng café tiêu nữa cho thơm.

    Chuẩn bị bột:

    Pha nước ấm với ½ muỗng café muối cho bột được đậm đà.

    Cho bột vào thau, tạo trũng ở giữa, chế nước ấm từ từ và khuấy đều, nhồi bột thành khối dẻo mịn. Lượng nước có thể tăng hay giảm tùy độ hút ẩm của bột, do đó nên cho nước từ từ và nhồi bột.

    Chuẩn bị lá: Trần sơ lá chuối qua nước sôi để lá mềm dễ gói và sạch hơn.

  2. Nặn bánh:

    Chia bột và nhân thành 30 phần.

    Ấn dẹp bột trong lòng bàn tay sao cho rìa mỏng hơn ở giữa, cho nhân vào, gói kín lại.

    Lăn viên bánh qua dầu ăn.

    Sử dụng miếng lá chuối 7x15 cm cho bánh vào giữa, gấp 2 mép theo chiều dài vào rồi gấp 2 đầu lại.

    Làm hai miếng như thế rồi cột 2 miếng lại với nhau bằng lá chuối để khi hấp lá không bị bung. (giống cách vẫn gói bánh bột lọc trong lá chuối ấy)

    Lần lượt làm hết 15 cặp bánh thì đem hấp cách thủy trên lửa lớn khoảng 10 phút thì bánh chín.

    Vớt bánh ra, để hơi nguội là có thể thưởng thức.


  3. Gói bánh lần hai: (để cúng, làm quà, đem đi xa...trông bánh sạch, lá xanh đẹp và tươm tất hơn)

    Muốn bánh trông đẹp và sạch thì ta gói lần hai.

    Cắt bớt 2 đầu phần lá hấp lần một.

    Đặt bánh theo đường chéo của miếng lá vuông (cạnh 15cm), cuộn bánh theo đường chéo, dừng lại khi còn khoảng 1/3 miếng lá.

    Vuốt cạnh để tạo hình khối tam giác.

    Gấp chéo 2 mép 2 bên.

    Lật ngược mép lá vừa gấp xuống dưới.

    1/3 miếng lá còn chừa lại vòng ra sau và luồn vào 2 mép lá vừa gấp xuống để giữ mép lá.

    Nắn lại cho bánh thẳng cạnh.

  4. .



  1. CÔNG THỨC 2:

    Nguyên liệu

    6 tai nấm đông cô

    150 gr tôm đất

    50gr khoai môn

    ½ kg bột nếp

    15 trứng cút

    Muối, bột ngọt

    1 bó tăm

    50gr đậu xanh cà

    1 ấp lá chuối hột

    150gr thịt gà

    4 củ hành tím

    1 muỗng canh dầu ăn

    1củ sắn lớn

    Bột năng

    Cách làm:

      Chuẩn bị:

    Tôm đất hấp chín, bóc vỏ.

    Củ sắn luộc chín nguyên củ cắt hạt lựu.

    Đậu xanh đãi vỏ, nấu chín, xay nhuyễn.

    Nấm đông cô ngâm mềm, xả sạch, để ráo nước, cắt hạt lựu.

    Trứng cút luộc chín bóc vỏ.

    Thịt nạc, thịt gà băm nhuyễn.

    Củ hành tím băm nhuyễn.

      Nhân bánh:

    Bắc chảo nóng, cho dầu ăn, hành tím phi thơm, nấm đông cô vào xào, cho thịt heo, thịt gà xào chín.

    Sau đó cho khoai môn, củ sắn đậu xanh vào xào cho vừa chín, nêm lại vừa ăn.

    Chia nhân làm 30 viên.

      Nhồi bột:

    Bột nếp cho ra mâm, khoét một lỗ trũng ở giữa, chế nước đun sôi từ từ vào bột trộn đều.

    Dùng 2 tay nhào bột liên tục cho đến khi thật mịn.

    Sau khi nhồi xong, se khối bột thành hình trụ dài, sau đó cắt từng phần nhỏ đều nhau.

    Nắn bột mỏng ra, cho nhân vào giữa bao kín lại, áo ngoài viên bột một lớp dầu ăn để khi hấp không bị dính lá.

      Gói bánh:

    Lá chuối trụng sơ nước sôi, lau khô.

    Xé lá chuối bề ngang khoảng 4 cm, dài 12cm cuốn quanh viên bột. Dùng tăm ghim giữ chặt lá

    Vo bột cho tròn, thấm sơ dầu ăn, sau đó cho vào khuôn bánh .

    Trứng cút chín cắt đôi. Nhúng sơ bột năng, đặt lên mặt bánh.

    Hấp bánh:

    Nước nấu sôi, xếp bánh vào xửng hấp, để lửa to cho nước sôi liên tục, hấp khoảng 5 phút xả hơi 1 lần, hấp khoảng 15 phút để bánh chín.

      Yêu cầu thành phẩm:

    Bánh chín phải có màu trắng trong.

    Bột bánh mịn, không nhão và giữ được hình dạng ban đầu

    Nhân có vị vừa ăn.



    CÔNG THỨC 3:


    Nguyên liệu:

    - Bột nếp: 1 gói
    - Thịt nạc cắt hạt lựu: 100 g
    - Tôm bóc nõn cắt hạt lựu: 200 g
    - Cà rốt cắt hạt lựu: ½ củ
    - Nấm hương, mộc nhĩ: cắt nhỏ
    - Hành hoa: cắt nhỏ
    - Dầu ăn
    - Nước
    - Lá chuối: khoảng 20 miếng kích cỡ 7 x 15 cm
    - Hành khô phi thơm, tỏi băm nhỏ

    Cách làm:

    Bước 1: Cho hỗn hợp thịt, tôm, mộc nhĩ nấm hương cùng tỏi vào bát tô ướp một chút xíu gia vị rồi trộn đều.

    Bước 2: Đun nóng một chút dầu ăn cho hỗn hợp tôm thịt vào xào săn lại. Cuối cùng cho cà rốt và hành hoa vào đảo đều cùng một thìa hạt tiêu và tắt bếp ngay.

    Bước 3: Đổ bột nếp vào một thau nhỏ, tạo trũng ở giữa, cho ½ thìa muối để bột được đậm đà. Từ trừ pha nước và khuấy đều, nhào bột thành khối dẻo mịn.

    Lượng nước có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào độ hút của bột.

    Bước 5: Chần sơ qua lá chuối với nước sôi để lá được mềm và dễ gói.

    Bước 6: Viên từng viên bột cho tròn đều.

    Bước 7: Ấn dẹt bột trong lòng bàn tay sao cho mỏng.

    Bước 8: Cho một ít nhân tôm thịt vào rồi viên tròn lại. Làm như vậy cho đến hết phần bột.

    Bước 9: Lăn bột qua dầu ăn.

    Bước 10: Dải lá chuối ra một mặt phẳng đặt nhân bánh vào.

    Bư���c 11: Gấp 2 mép chiều dài vào rồi gấp 2 đầu lại. Làm như vậy cho đến hết. Nếu thích bạn lấy một dây chuối mỏng cột hai chiếc bánh lại cho chặt.

    Bước 12: Khi gói bánh xong xếp vào sửng hấp chín.

    Bước 13: Khi lá chuối chuyển màu, nhân bánh trong là chín. (Khoảng 30 - 45 phút bánh sẽ chín). Lấy bánh ít ra dùng nóng chấm với nước mắm chua cay.

    Trời rét thế này được nhâm nhi bánh ít nhân tôm thịt nóng hổi còn gì ngon bằng.



    QUY TRÌNH LÀM BÁNH ÍT LÁ GAI


    Ngày xưa làm bánh ít lá gai, người ta cho nhân vào bột sống, vo tròn, gói trực tiếp bằng lá chuối, rồi đem hấp. Còn bây giờ hấp chín bột trước rồi mới gói. Gói như vậy rất kỳ công nhưng bù lại bánh để được lâu. Đầu tiên chọn loại lá gai non, tướt bỏ cọng, sống lá, chỉ lấy độc phần lá mềm. Sau khi rửa sạch đem luộc, ép cho ráo nước. Nếu để một hai ngày phải đóng thành từng bánh, bảo quản trong tủ lạnh để giữ màu xanh đặc trưng của lá gai. Nếp là nguyên liệu chính để làm ra bột, phải chọn loại nếp ngon, hạt nhỏ, dẻo, thơm, mới, không lẫn gạo tẻ. Đậu xanh làm nhân bánh cũng chọn loại một, đều hạt, không lẫn hạt vàng, hạt đen, hạt hư. Nếu để lẫn thì nhân bánh làm ra không nhuyễn. Dừa dùng để làm nhân bánh, chọn trái dừa già tới, không già đen (nếu già quá, nhân cứng, xảm, khô, không ngon, mà hôi dầu…).


    Đậu xanh ngâm mềm bỏ vỏ, vo sạch, hầm chín, xay nhuyễn, xào trộn đường, bột va- ni. Dừa đập ra hai nửa đưa vào máy nạo thành sợi nhỏ. Nếp ngâm 4 giờ, xay nhuyễn, đăng khô, sau đó quết với lá gai đã luộc chín với một ít đường cát trắng. Khâu quết rất quan trọng. Phải dùng cối đá, chày tay, cần người lực lưỡng quết liền tay cho nhuyễn mịn, sau đó đem hấp chín, hơ trên lửa than hồng, rồi cho vào những cái khay để nguội.

    Chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu rồi, bây giờ chỉ việc gói bánh, rồi cung cấp cho khách hàng. Từng cục bột được tẽ mỏng, cho nhân vào, vo tròn. Tùy theo yêu cầu người đặt hàng, có thể nhân hoàn toàn dừa, hoặc đậu xanh, có thể hỗn hợp dừa đậu xanh…Lá gói bánh phải là lá chuối chát (chuối hột), không dùng lá chuối khác. Chọn lá chuối thật tươi, cắt tròn, gấp sẵn. Khi gói chỉ cần vài ba động tác là có chiếc bánh ít lá gai xinh xắn, hình tháp. Sau đó chỉ việc vô bao gói trao cho khách hàng.

    Thông thường bánh ít chỉ để được một, hai ngày mà thôi! Nhưng muốn để bánh được thời gian lâu thì phải làm kỹ các khâu, trong đó có khâu làm chín nguyên liệu xong mới gói ra thành phẩm, không phải gói lá chuối xong mới nấu như cách truyền thống.

    Thử một chiếc bánh ít lá gai, dai dai, béo, hơi ngọt, giòn giòn của nhân dừa, rất đặc trưng của loại bánh truyền thống. Chỉ không có mùi lá chuối quyện vào mà thôi. Chưa có phân tích, nhưng với nguyên liệu nếp, đậu xanh, dừa, đường… cũng mang nhiều chất bổ dưỡng cho người dùng.

    Tất nhiên không thể bằng với các loại bánh cao cấp, nhưng người Bình Định vẫn ưa chuộng, bởi đó là loại bánh truyền thống của quê hương. Đi xa ăn bánh để nhớ về nơi cội nguồn, như đang ở nơi mình sinh ra, bình dị an lành. “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”- có một câu hát như vậy.

    Chiếc bánh hình tháp đó tượng trưng cho đất xứ có nhiều tháp Chăm, một hình tượng của xứ Đồ Bàn, thật tiêu biểu và gợi nhớ. Không phải ngẫu nhiên người xưa đặt tên cụm tháp Chăm ở xã Phước Hiệp (Tuy Phước) là tháp Bánh Ít. Đó là 5 ngọn tháp sừng sững hàng trăm năm đứng vững, trường tồn, mặc cho thời gian và phong ba bão táp.

    Người xưa truyền đời câu chuyện huyền thoại về tên bánh ít lá gai. Chuyện kể rằng: Ngày xưa có một người đàn ông thường bán ở chợ loại bánh bằng bột nếp, gói trong lá chuối, nhưng bánh không có tên là bánh gì. Thường các bà, các cô, ai cũng nói với ông: bán cho tôi mấy cái về cho con. Một hôm chỉ duy nhất có một người phụ nữ nói: bán cho tôi một ít bánh về cho mẹ chồng tôi ăn thử. Ông bán bánh ồ lên một tiếng: bánh đã có tên rồi- bánh ít. Theo ông bán bánh, bởi vì lâu nay người mua chỉ nói mua về cho con, không ai nói mua về cho mẹ. Nay có duy nhất một người nói mua về cho mẹ chồng, ít có người hiếu thảo với mẹ chồng như vậy, nên tôi đặt tên là bánh ít, hay bánh hiếu thảo.

    Không biết câu chuyện hư thật ra sao, nhưng cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của chiếc bánh. Mấy khi người ta làm bánh ít để ăn, làm bánh ít thường để cúng giỗ ông bà, cho con gái hồi dâu, làm quà cho người thân,…Vậy đủ biết bánh ít là bánh của người trọng tình nghĩa, của người Bình Định. Do vậy ngày xưa con gái nơi xa phân vân khi lấy chồng Bình Định: “Muốn ăn bánh ít lá gai. Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”.

    Đặc biệt, dân gian dùng ngọn lá gai với một ít muối để chữa sinh hàn (thương thực). Cho nên ăn bánh ít lá gai hạn chế được hàn thực là vậy. Làm ra những chiếc Bánh ít lá gai là một quy trình vô cùng đặc biệt, đòi hỏi người làm bánh phải có sự khéo tay, đam mê và một tâm hồn luôn tràn ngập tình yêu thương quê hương của mình. Những hình ảnh bên dưới cho chúng ta thấy rõ giá trị và sự khác biệt của những chiếc bánh ít lá gai bé nhỏ trong cuộc sống mà không phải ai cũng hiểu được.










    Làm bánh ít nhân đậu xanh ăn vặt Tết này
    Làm bánh ít nhân tôm thịt cực ngon
    Cách làm bánh bột lọc ngon không cưỡng nổi
    Cách làm bánh ít nhân dừa dẻo thơm làm
    Cách làm bánh gai ngon




    (ST)