Cách làm bánh ướt chả lụa tại nhà chế biến đơn giản ngon miệng.Bạn có thể tự tay làm bánh ướt để đem đến cho cả nhà những bữa điểm tâm nóng hổi, thơm lừng.
CÁCH LÀM BÁNH ƯỚT CHẢ LỤA
CÁCH 1
Nguyên liệu:
- 100g bột năng
- 200g bột gạo
- 200g chả lụa
- 20g hành tím
- 200g giá đỗ
- 100g rau thơm
- Dầu ăn
- Nước mắm chua ngọt
Cách làm
- Cho bột năng, bột gạo, 1 thìa súp dầu ăn vào bát lớn, chế một lượng nước lọc vừa đủ, khuấy nhẹ tay đến khi hỗn hợp tạo dạng hơi lỏng là được.
- Chả lụa bỏ vỏ, cho vào lò vi sóng hâm nóng. Hành tím xắt lát mỏng, phi vàng.
- Làm nóng dầu trong chảo chống dính, múc một lượng bột vừa đủ, tráng nhẹ hết mặt chảo, khi bột chuyển sang màu trong là được, lấy ra (không cuốn lại). Làm lần lượt đến hết.
- Giá đỗ nhặt rửa sạch, chần qua nước sôi. Rau thơm nhặt rửa sạch, xắt nhỏ.
- Cho bánh ướt lên đĩa, để chả lụa lên trên, rắc hành phi, ăn với nước mắm chua ngọt, giá, rau thơm.
CÁCH 2:
Nguyên liệu cần có:
- 500 lạng thịt lợn thăn
- 2 muỗng canh nước mắm
- 1 thìa muối
- 1 thìa bột đao
- 1 thìa bột sắn
- 1/2 thìa đường
- 2 thìa hạt tiêu
- 2 thìa dầu ăn
- 1 chén nước
- 1 lá chuối
Cùng làm nhé:
Bước 1:
Đầu tiên chúng mình sẽ pha nước mắm với muối, đường, hạt tiêu và dầu ăn vào bát nhỏ, khuấy đều.
Thịt lợn sau khi thái nhỏ mình đem ướp với bát nước mắm ở trên rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp khoảng 1 tiếng là được. Làm thế thì thịt mới dai, lúc ăn không bị bở các ấy ạ. ^^
Bước 3:
Sau đó mình đem hòa bột đao và bột sắn vào nước, hòa tan. Tiếp theo cho thịt vào cối xay cùng với một ít nước lạnh, vừa xay vừa đổ bát bột vào. Xay khoảng gần 1 phút rồi cho vào ngăn đá ướp lạnh trở lại. Lặp lại như thế 2-3 lần là được.
Bước 4:
Cuối cùng, mình chỉ cần trải lá chuối sạch ra, cho thịt xay vào giữa, gói lại thành từng miếng dài dài là được. Mình đem chả đi hấp chín khoảng 15-20 phút là ok.
Đấy, vèo cái là xong món chả lụa, cũng không hề khó hay cao siêu gì như mình vẫn nghĩ phải không các teen.
Làm xong món chả lụa tự nhiên thấy nó gần gũi với mình hẳn lên các ấy ạ. ^^
Chả lụa rim mắm ăn cơm cũng ngon nè.
Hoặc kẹp bánh dầy nữa, ăn cũng thích lắm.
Bánh ướt Sài Gòn không có chả lụa thì chán luôn ý. :P
Hoặc gần nhất là món bánh cuốn Thanh Trì nè, không thể thiếu nước mắm chả lụa cắt nhỏ được, nghĩ đến thôi là đã thấy thèm rùi. Măm măm thôi cả nhà. Còn món nào ăn kèm với chả lụa nữa nhỉ? Các ấy mách cho chúng tớ với nhé! :X
CÁC MÓN TỪ BÁNH ƯỚT, CHẢ LỤA KHÁC KHÁC
Nguyên liệu:
- 4 lá bánh ướt tròn,
- 80g thịt vịt quay,
- Rau tía tô,
- Xà lách xoăn,
- Húng cây cắt sợi
Cách làm:
- Thịt vịt quay cắt thành dài 10cm.
- Trải một lớp bánh ướt, cho các loại rau thơm vào, rồi thêm vịt quay cuốn chặt tất cả lại, cắt khúc vừa ăn, dùng chung với nước sốt chấm.
Cách làm món bánh ướt thịt nướng
Nguyên liệu:
- 300g thịt nạc vai, hay thịt nạc mông, thịt có chút mỡ khi nướng sẽ không bị khô
- Bánh ướt
- Rau ăn kèm: xà lách xoăn, rau răm, rau thơm, rau quế
- Nước mắm, ớt quả, mật ong, dầu mè, muối
- 1 thìa canh vừng trắng (mè trắng)
- Hành khô, tỏi và chanh.
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, để ráo, thái miếng nhỏ vừa ăn, ướp vào hành khô và tỏi băm nhuyễn, thêm một thìa canh mật ong, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, vừng trắng và vài giọt dầu mè, trộn đều, ướp trong vòng từ 3 - 4 tiếng.
- Tiếp theo nướng thịt trên bếp than hoa đến khi thịt chín vàng đều, hoặc nướng thịt ở lò nướng nhiệt độ 190 độ C trong vòng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng bạn phết nước ướp thịt lên bề mặt thịt, để thịt không bị khô.
- Rau xà lách, các loại rau thơm rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
- Chanh bổ đôi, tách lấy ít tép chanh, tỏi ớt giã nhuyễn. Bạn có thể đun sôi khoảng nửa bát ăn cơm nước lọc, nửa bát ăn cơm đường cát trắng, nấu sôi để đường tan, đợi nguội thêm vào 1/4 bát ăn cơm nước mắm.
- Khuấy đều để nước mắm tan, nêm vừa miệng, sau đó cho ít tép chanh và tỏi ớt giã nhuyễn lên bề mặt. Khi dùng, bạn múc một ít nước mắm ra bát để riêng, phần nước mắm còn lại bạn cất vào tủ lạnh, khi cần lấy ra dùng.
- Khi dùng bạn cho thịt ra đĩa, bên cạnh để bánh ướt cắt làm đôi, xếp rau xà lách và các loại rau thơm, dùng kèm với nước mắm chua ngọt đã pha. Nếu muốn bạn có thể xếp bánh ướt ra đĩa, bên trên để thịt và các loại rau ăn kèm và cuốn lại. Hoặc có thể cắt ngắn bánh ướt cho vào bát lớn, thái nhỏ các loại ra, bên trên chan nước mắm.
Rửa sạch, để ráo nước các loại rau thơm.
Thải nhỏ nhịt, ướp với gia vị.
Nướng chín thịt trên than hoa.
Pha nước chấm chua ngọt theo khẩu vị.
Cách làm món Bánh ướt hương Cốm
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 0,3 kg
- Cốm tươi: 0,1 kg (hoặc cốm khô)
- Mộc nhĩ: 0,1g
- Thịt cua: 0,7 kg (cua bể)
- Rau thơm: 1 mớ
- Hành hoa: 3 cọng
- Giá đỗ: 0,1 kg
- Rau mùi: 1 mớ
- Chanh: 1 trái
- Ớt đỏ: 1 trái
Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, nước cốt dừa, đường.
Cách chế biến:
- Vo gạo tẻ thật sạch, ngâm nước sạch nhiều lần, xay lấy bột; cốm xanh ngâm nước cho mềm xay lấy bột, pha lẫn bột gạo và cốm với nhau, nêm thêm ít muối và nước cốt dừa.
- Dùng nồi tráng bánh cuốn, tráng từng khổ bánh có đường kính khoảng 15cm.
- Hành hoa băm thật nhỏ; cua bể làm sạch, luộc lấy thịt cua và giữ nước luộc lại; mộc nhĩ ngâm nở, trần qua nước sôi cắt chân băm nhỏ.
- Phi hành hoa thơm đổ mộc nhĩ và thịt cua vào xào chín nêm nước mắm, tiêu vị hơi nhạt.
- Trải từng miếng bánh ra cho nhân cua vào, gấp hai đầu cuộn nhẹ.
- Pha nước mắm vị chua mặn ngọt (dùng nước luộc cua để pha).
- Ăn kèm với giá trần, rau thơm, mùi ta.
Yêu cầu: Vỏ bánh mềm, mỏng, mịn màng hơi dai thơm mùi hương cốm, có độ hơi ngậy. Béo của nước cốt dừa, kết hợp với hương biển mặn mà ngọt ngào của thịt cua.
Làm món Chả lụa kho tương
Làm món chả lụa kho tương đơn giản mà rất ngon lành khi ăn cùng cơm trắng nóng nếu bạn không có nhiều thời gian, có thể làm món cho buổi trưa tại công sở. Thời gian chuẩn bị 5 phút, thời gian thực hiện 10 phút.
Nguyên liệu:
- Chả (giò) lụa 250 gr
- Tương hột 2 muỗng canh
- Tương hột 5 chuỗi
- Hành lá 2 tép, hành tím 2 củ
- Tiêu sọ 1 muỗng cà phê
- Ớt đỏ 1 trái
- Nước mắm, dầu ăn Meizan
- Đường, hạt nêm
Cách làm:
- Chả lụa xắt miếng dài vừa ăn. Hành lá rửa sạch, đập dập. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, bằm nhuyễn. Tiêu chuỗi rửa sạch. Ớt đỏ rửa sạch, xắt lát
- Phi thơm hành tím bằm, cho chả lụa vào nồi, nêm 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tương hột, 1 muỗng canh nước sôi nguội
- Kho trên lửa nhỏ
- Khi nồi gần cạn nước thì cho tiêu sọ, tiêu chuỗi, ớt vào. Tắt bếp. Xếp chả lụa ra đĩa, rắc tiêu xay, hành lá. Dùng nóng với cơm trắng
Mách nhỏ:
- Có thể cho thêm ít nước màu để chả thêm đậm đà
Cuốn chả lụa gói nấm
Nguyên liệu: 100g chả lụa, một búp xà lách xoăn, 200g đậu cô ve, 10 cái nấm đông cô, một củ cà rốt, vài tép tỏi, ít hành lá, một muỗng canh xì dầu, muối, dầu hào, dầu ăn.
Cách làm:
- Nấm đông cô ngâm rửa sạch, bỏ cuống. Xà lách xoăn rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt cây. Đậu cô ve tước sợi, rửa sạch, xắt đôi. Cà rốt, đậu cô ve, nấm đông cô trụng nước sôi. Nấm đông cô xắt dài. Hành lá trụng qua nước sôi.
- Chả lụa xắt cây. Trải hành lá ra đĩa, xếp cà rốt, đậu cô-ve, nấm đông cô và chả lụa rồi dùng dây hành cột lại.
- Phi thơm ít tỏi với dầu ăn rồi cho dầu hào vào, cho ít xì dầu vào khuấy đều nhanh tay cho hỗn hợp trộn đều. Cho lên cuốn chả hoặc cho ra chén nhỏ để chấm kèm.
Chả lụa kho trứng cút
là món ăn mang hương vị mới lạ, đem đến cho gia đình món ăn mới, khẩu vị mới, trong trứng cút chứa nhiều vitamin, phốt pho, sắt và kali bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- Chả lụa: 150g
- Su hào: 1 củ
- Trứng cút: 10 cái
- Sả: 2 cây
- Ngò rí: 2 cây
- Hành tím băm, tỏi băm, ớt sừng băm
- Đường, dầu ăn, tiêu, dầu điều
- Bột ngọt AJINOMOTO
- Hạt nêm Ajingon
- Xốt tương LISA
Sơ chế:
- Chả lụa cắt khối vừa ăn. Su hào gọt vỏ, dùng dao răng cưa cắt khối vuông 1,5cm. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
- Sả băm nhuyễn. Ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.
Kho:
- Phi thơm 1M sả, 1M hành, 1M tỏi và 1M ớt băm với 2M dầu ăn và 1m dầu điều, cho su hào và chả lụa vào đảo đều, xào sơ 1 chút rồi cho nước vào xấp mặt, nước sôi cho trứng cút vào, nêm 1M xốt tương LISA, 1m đường, 2,5m hạt nêm Ajingon và 1 ít bột ngọt AJINOMOTO, đảo đều. Giảm nhỏ lửa, kho đến khi nước gần cạn thì tắt bếp, cho ngò rí vào đảo đều.
Cách dùng
- Múc chả lụa kho trứng cút ra dĩa, rắc thêm tiêu, dùng nóng với cơm.
Mách nhỏ
Nên phi hành tỏi trước rồi mới cho sả vào, vì hành tỏi có nhiều nước hơn. Kho với lửa nhỏ để món ăn thấm gia vị.
(ST)